Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: ĐÔI ĐỦA
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
MỜI XEM THỬ NHÉ

ĐÔI ĐŨA

[Hình: attachment.php?aid=5353]
Dù tự ái dân tộc có nở lớn đến thế nào đi chăng nữa, cũng chẳng thể nói đũa là thứ quốc hồn quốc túy của đất nước ta. Chung quanh ta, người Hoa, người Nhật, người Cao Ly... cũng dùng đũa. Nhưng đi vào nếp sống văn hóa của dân Việt Nam thì đũa có lẽ là một cái gì không thể thiếu. Vơ đũa cả nắm. Đũa mốc đòi chòi mâm son. Những câu tục ngữ đã nâng cấp cho đôi đũa lên hàng tinh thần. Như trong cuốn tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai một từ Hà Nội: Bánh mì đũa cả.

Đời sống tình cảm của người dân Việt trong ca dao cũng dính vào đôi đũa khá nhiều.
Tôi đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa.
Đũa lệch thì nản chết. Nó gợi lên một sự so le thảm thương. Lệch nhau cũng hình dung bằng đôi đũa, bằng nhau khít khao cũng đũa một đôi.
Đôi ta như đũa trong kho
Không tề, không tiện, không so cũng bằng.
Đũa mốc không được nằm trên mâm son. Trèo cao quá coi không được mắt.. Phải ngang hàng với nhau, xứng hợp với nhau, con mắt mới vừa.
Đôi ta là bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trên mâm vàng
Bởi chưng thày mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.
Vui cũng đũa, buồn cũng đũa, trách móc cũng đũa. Đũa dính vào cái ăn nên đũa cũng nằm dềnh dang trong đầu. Cứ nghĩ tới đôi tới cặp, người Việt chúng ta nghĩ ngay đến đũa. Nghĩ tới nữa, bàn tay cầm đũa còn mách bảo tính tình, tư cách của người cầm đũa. Có những ngón tay khéo léo tháp vào đôi đũa như ngàn đời ăn ý với nhau đẹp thùy mị như một bức tranh, có những ngón tay xuôi nhịp nhàng theo đũa chân thật như canh với cà.

Nhưng cũng có những ngón tay cứng cáp dằn vặt như đanh đá hành hạ đôi đũa, có những ngón tay vụng về e dè xoay xoay lưỡng lự như ngượng nghịu với đũa. Và nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã vẽ ra đôi tay bối rối tập tành biết yêu như tập tành cầm đũa.
Tình mới lớn, phải không em, rất mỏng?
Cách tập tành nào cũng dễ hư hao
Thuở đầu đời cầm đũa thấp cao
và nâng chén, dĩ nhiên, đổ vỡ

Ta sinh ra hình như đã biết cầm đũa. Không biết thì... đói. Tta cầm đũa tự nhiên, như thở. Nhưng, trong tiệm ăn, thấy tây đầm cầm đũa hẩy hẩy thức ăn lên miệng mới biết cầm đũa chẳng phải là chuyện dễ. Huống chi cầm đũa cho đẹp, cho quý phái, cho ra dòng ra giống. Nhưng cái lọng cọng của đôi đũa trong những bàn tay chuối mắn của tây đầm cộng với những đôi mắt xanh ánh lên nét hào hứng như đang tham dự vào một trò chơi thích thú thấy cũng có nét dễ thương. Cái dễ thương mà chúng ta cảm thấy một cách kẻ cả, như một đấu thủ thuộc hạng chuyên nghiệp nhìn xuống một đấu thủ mới tập tễnh ra lò. Nó như một thứ... tự hào dân tộc!

MẸ, VÀ ĐÔI ĐŨA

Thuở còn thơ bé, những ai từng được bà, được mẹ kể cho nghe câu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" hẵn đều thương anh Khoai thật thà, chăm chỉ bị lão phú ông thách cưới bằng việc vào rừng tìm về cây tre trăm đốt. Cây tre ấy sẽ dùng để vót đũa cho đám cưới anh Khoai với con gái phú ông. Những đôi đũa cưới có thể đem lại niềm hạnh phúc mà cũng có thể làm mất đi giấc mơ đẹp nhất cuộc đời anh. Ông Bụt tốt bụng thương người hiền lành đã giúp anh Khoai biến giấc mơ đó thành sự thật với câu thần chú "khắc nhập, khắc xuất" diệu kỳ. Tưởng tượng trong ngày đám cưới anh Khoai, những đôi đũa vót từ cây tre trăm đốt sẽ được đặt trang trọng trên mỗi mâm cơm, là minh chứng cho hạnh phúc của chàng trai nghèo khó ấy.

Không phải ngẫu nhiên mà đôi đũa thường được dân gian ví với hình ảnh đôi vợ chồng. Hai chiếc đũa luôn đi liền với nhau thì mới làm được điều có ích, cũng như hai vợ chồng khi đồng tâm cộng lực thì có thể cùng nhau tát cạn cả biển Đông. Người con gái bị mẹ ép gả vào nơi không tương xứng, phải lấy người mình không yêu thương đã thốt lên lời than cay đắng:

"Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng"

Chuyện vợ chồng trăm năm quan trọng là thế, vậy mà có khi dân gian đánh giá không bằng chuyện một đôi đũa: "Vợ dại không hại bằng đũa vênh". Thế mới biết người dân mình cẩn trọng trong việc lựa chọn những chiếc đũa sao cho tương xứng với nhau. Rất nhiều những lời khuyên bổ ích khác được xây dựng bởi hình tượng đôi đũa như: "So bó đũa chọn cột cờ", "Vơ đũa cả nắm", "Đũa mốc lại chòi mâm son"…

Bài học đầu tiên được học khi ngồi trong mâm cơm là bài học về đôi đũa. Phải cầm đũa sao cho đúng, gắp được thức ăn mà không làm rơi vãi lung tung. Ngày đầu tiên được cầm đôi đũa là một ngày khá trọng đại với một đứa bé "thích làm người lớn" bởi chỉ người lớn mới đủ khéo léo để điều khiển đôi đũa thật nhanh nhẹn, nhịp nhàng. Cầm đũa tay trái nên thường ngồi đầu nồi hoặc ngồi cách xa người bên cạnh để hai bên không chạm vào nhau. Những đôi đũa không chỉ có một loại mà bao gồm đũa để ăn cơm, đôi đũa dài cho mẹ nấu nướng, đôi đũa cả dùng để xới cơm.
Ngày nay khi nhà nhà đều dùng nồi cơm điện có lẽ nhiều đứa trẻ lớn lên mà không biết về những đôi đũa cả đã từng tồn tại. Như khi xưa được mẹ dặn rất kỹ rằng trước khi xới cơm thì nhúng đũa sơ qua vào nước cho khỏi dính. Xới cơm xong dùng chiếc nọ gạt cơm khỏi chiếc kia chứ không được gõ vào nhau thành tiếng bởi âm thanh ấy là dấu hiệu gọi ma đến nhà. Đũa ăn cơm không được cắm thẳng lên trên bát bởi người ta chỉ làm thế trong đám ma. Đứa trẻ con khi ấy nghe nói đến ma là khiếp vía, chẳng bao giờ dám không làm theo lời mẹ.

Nhớ những ngày về thăm quê, vẫn thường muốn ngồi xem một ai đ ó vót đũa,với bàn tay nhanh thoăn thoắt tài tình.. Bây giờ mỗi lần đi siêu thị, mắt hoa lên với hàng chục loại đũa không chỉ từ tre mà còn làm bằng nhựa, bằng i-nốc, bằng gỗ mun, gỗ kim giao, gỗ dừa…, không chỉ đũa Việt Nam mà còn nhập về từ các nước, tất cả đều làm bằng máy, thẳng đều tăm tắp , tôi lại nhớ về những đôi đũa tre mộc mạc năm xưa

và khi đoc bài thơ về đôi dép tự lúc nào lại liên tưởng đến;

ĐÔI ĐŨA

Đọc bài thơ em viết cho anh
Kể chi li em nói về đôi dép
Là vật dụng song hành thật đẹp
Anh liên tưỏng về: "Đôi đũa" chẳng kém chi.

Đôi đũa kia trông có vẻ nhu mì
Nhưng quấn quýt bên nhau, sao mà chặt thế
Dao, rĩa, môi, thìa cũng đành vị nể
Thoăn thoắt, nhịp nhàng, không thể rời mâm.

Sánh gắp bên nhau đôi lúc cũng âm thầm
Để hưởng thụ nhâm nhi cùng chén rượu
Rơi một chiếc coi như là bất hiếu
Số phận chiếc còn đành lặng lẽ nằm im.

Tiệc muốn ngon lại phải kiếm tìm
Một chiếc khác để giúp mình gắp tiếp
Hai chiếc cạnh nhau, luôn là thông điệp
Gánh vác hết mình cho đến lúc tàn mâm.

Với như ta, đôi lúc cũng còn nhầm
Chọn chồng thấp, vợ cao là khập khễnh
Khi đôi đũa kia, không bằng mà lệch
Chắc chắn đau lòng người dự tiệc khi ăn.

Đôi đũa vô tri: tre, gỗ khô cằn
Nhưng khăng khít bên nhau không ganh tị
Hai chiếc đũa cùng nhau chung một ý
Bữa ăn nào cũng phải có mặt cả đôi.

Cùng với nhau theo ta trọn cuộc đời
Dẫu bằng: gỗ, tre, ngà,...hay bằng nhựa
Nhưng vẫn bên nhau cùng giữ gìn lời hứa
Gắn bó cả đời suốt bữa tiệc cùng mâm.

Hai chiếc đũa bên nhau có vẻ âm thầm
Sẽ ngừng gắp khi mất đi một chiếc
Chỉ còn một là mất đi bữa tiệc
"Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia".
Đủa hay Dép cũng cần CÓ ĐÔI, chúng ta phải làm sao cho ko bị lệch, nếu có 1 chiếc thì ko được rồi, 2 chiếc phải cạnh nhau, đúng ko bà con.
Đọc ĐÔI ĐŨA nhắc đến việc ông bà xưa chỉ dạy con cháu cách cầm đủa khi ngồi ăn trong mâm cơm. Phải cầm đũa sao cho đúng, gắp được thức ăn mà không làm rơi vãi lung tung. Nhớ lúc nhỏ được cầm đôi đũa rất thích thú vì được gắp như người lớn. Ko hiểu sao cô Oanh nhà ta thuận tay trái nên cầm đũa tay trái nên thường bị ngồi đầu nồi phải ngồi cách xa người bên cạnh để hai bên không chạm vào nhau. Nên cô Oanh phải luân phiên bới cơm cho 6 thằng em trai đến nổi ko ăn được cơm do trò tinh nghịch của chúng, nên sau đó nghĩ ra cách để nồi xa chỗ ngồi bắt mỗi đứa tự bới thế là khoẻ re luôn (thông minh nhất NỮ TỬ mà, hì hì)
Đúng, không chỉ có một loại đủa mà gồm đũa để ăn cơm, đôi đũa dài cho Má nấu nướng ko bị nóng tay, đôi đũa bếp (đũa cả) dùng để xới cơm.
Ngày nay mặc dù dùng nồi cơm điện nhưng cô Oanh vẫn dùng các loại đũa trên và đôi đũa bếp để xới cơm khi vừa sôi cho cơm chín đều. Nhớ khi xưa được Bà ngoại dạy trước khi xới cơm thì nhúng đũa sơ qua vào nước cho khỏi dính. Xới cơm xong dùng chiếc nọ gạt cơm khỏi chiếc kia chứ không được gõ vào miệng nồi.... Nay dạy lại cho các cô dâu và cháu Hiểu Lam cách vo gạo nấu, xới cơm, so đũa trước khi ăn, cách bày biện thức ăn...và bây giờ các con của Cô Oanh khi bới cơm cho cha me đều đưa bằng hai tay... cũng là một nghệ thuật đó chứ.
khi viết bài này thật tình dq nhớ nhiều đến những đôi đủa của chính tay ba Sáu Hòa Lạc vót , dieu nhớ có lần mang lên saigon được đôi đủa cái sới cơm quê nhà cho má Ba dq sử dụng trong việc nấu nướng đấy.Giờ nhà quen nếp vẫn thích dùng đủa tre hơn các đủa cây khác.
EM cũng vậy đó anh hai, vẫn thích sử dụng đũa tre. Dễ gấp thức ăn hơn đũa khác, nhất là đủa nhựa của TQ hay đũa inox. Nhớ ngoại chỉ cách rửa đũa, phơi chén đũa ngoài nắng chiều phải đem úp vô tủ. Ăn cơm phải rửa ngay ko được ngâm, cách rửa và úp chén dĩa sao cho ráo nước, chỉ dạy cách làm nước chấm, ăn món nào thức chấm đó nên trên bàn ăn bày nhiều chén dĩa. EM thích nhất là món bánh xèo tôm thịt đánh kèm hột gà vào bột chiên lên thơm lừng chấm nước măm tỏi ớt đậm đà làm sao. Lúc đó Em nghĩ NGOẠI là người khéo léo nhất, tết là làm bánh phồng tôm, nem. lạp xưởng, các món dưa, bánh bột đậu mở, bánh champal, mứt bí, mứt chanh, mứt thơm, mứt me, mãn cầu trông thật bắt mắt.
Thích nhất là lúc Ngoại phơi mứt được 1ngày, Em lén Ngoại ăn thử mỗi thứ 1 miếng ngon ơi là ngon, nghĩ Ngoại ko phát hiện được đâu vì em đã xếp lại ko có chỗ trống mà, nhưng đến chiều bưng vô nhà Ngoại nhìn mâm mứt nói mứt ngon lắm phải ko con, em ngạc nhiên hỏi sao Ngoại biết, Ngoại nói: NGOẠI LÀ NGOẠI CỦA CON mà, rồi ôn tồn dạy cháu HÃY ĐỂ MỨT CÚNG ÔNG BÀ xong mới ăn con nhé. Nên giờ đây cũng vậy, khi cúng xong mới cho con cháu ăn là vậy.
Đủa là vật dụng phổ biến trong mỗi gia đình VN dù ở hải ngoại hay ở trong nước. Đủa có thể giúp gắp thức ăn, cắt (vẻ) thức ăn, và cơm, v.v... Người phương Tây họ dùng nĩa để lấy thức ăn, muỗng để múc cơm, dao để cắt, trong khi chúng ta chỉ với một đôi đủa đã có thể làm mọi việc. Ngày nay ở nước Mỹ có rất nhiều người Mỹ bản xứ dùng đủa rất thuần thục trong các nhà hàng Việt nam. Đó cũng là điều hãnh diện Việt.
Đôi đủa tre cũng là nét đặng trưng riêng làng quê, có dịp nhìn người vót đủa mà cô Oanh nổi gai óc, ko hiểu sao kỳ vậy, đến việc róc mía cũng vậy, ai róc sẳn thì ăn chứ kêu cô róc mía để ăn thì ko làm được. Có ai lý giải dùm tại sao ko nhỉ?
À há, QB biết nè. ý mà quên, hỏng biết...
URL chuyển đến