Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: ĐI MỸ LÀM GÌ ?
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
XEM CHƠI NHÉ BÀ CON

ĐI MỸ LÀM GÌ?

[Hình: attachment.php?aid=5463]
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy 'hối hận' vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại. Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó. Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng!

1. Công nghiệp: Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển. Hồi ở Trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ Cờ hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào; Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi. Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông. Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa. Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!

2. Kinh tế: Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế. Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào. Thế là mất toi cả núi vàng! Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ… Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế chút xíu nào!

3. Xây dựng: Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác. Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của quốc gia này còn thua xa trình độ của của ta ấy chứ!

4. Văn hóa: Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo. Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô-la, nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô-la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa. Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không. Thế đấy! Ở nước chúng ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời xa xưa lắm tức là vào những năm 1970 của thế kỷ trước thôi - còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. . Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo đức giả” nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ người chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ. Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả!

5. Ẩm thực: Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng. Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy. Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền. Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai!

6. Phong cách: Người Mỹ làm như không biết tự trọng! Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D. chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về Chương Tử Di. Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm! Các nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây. Còn ở ta, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy. Một công dân hạng ba có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy.

7. Học đường: Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất. Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền. Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có nhiều bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh ta là khá xa lạ ở Mỹ. Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe cổ hủ làm sao!

8. Y tế: Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh. Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… Ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở ta… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền. Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ ? … Chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà. Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi.

9. Báo chí: Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao. Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ‘ngu dốt’ và ‘khờ khạo’ của người Mỹ. Nghe mà bực… Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chưởi” cả Tổng Thống nữa cơ đấy. Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!

10. Tâm linh: Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo. Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu cầu nguyện nghe hết sức khờ khạo: “Cầu ơn trên phù hộ nước Mỹ!”. Thật là buồn cười quá đi. Nếu ơn trên phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu nguyện có ích lợi gì cơ chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng. Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!

11. Lối sống: Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian. Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoản đứng vào hàng chờ đợi… Còn người chúng ta – như bạn biết đấy - khôn hơn nhiều. Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ. Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa. Thế mà dân Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!

12. Mua bán: Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: Bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò đấy chứ!

13. An toàn: Nước Mỹ không an toàn. Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân trên nước Mỹ không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là: Chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ?

14. Giao thông: Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết. Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế trên nước Mỹ không dám vượt đèn đỏ. Và mặc dù 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế im lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được những con phố ồn ào và náo nhiệt ở của ta cơ chứ.

15. Tình cảm: Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc. Có tới 95% nhân viên làm việc ở Mỹ không cần nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới hay sinh nhật của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở ta liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo!

16. Nhạy bén: Người Mỹ không nhạy bén chút nào. 99% người Mỹ đi học, đi làm, thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa...sau.

THẤY ĐẤY NƯỚC MỸ THUA TA LÀ PHẢI .
Đọc và suy nghĩ nhé bà con và đọc để hiểu vì sao nước mình chậm tiến dù rất nhiều người tài giỏi
ĐI MỸ ĐỂ LÀM GÌ?
Chị Oanh đã đọc và đang suy gẫm đây Mỹ Hằng ơi.
Cũng có dự định đi Mỹ mà chắc Mỹ Tho rồi, hì hì
DQ MỚI VỬA ĐỌC ĐƯỢC MỘT BÀI VIẾT VẾ GIÁO HOÀNG MỚI CỦA TÒA THÁNH VATICAN , XIN GỬI LÊN ĐỂ THẤY TẠI SAO NGƯỜI TA CHỌN ÔNG VÀ CHỌN KHÔNG SAI. MỜI ĐỌC.

NHỘT QUÁ

Cha mới lên ngôi giáo hoàng mấy ngày mà chúng con thấy nhột quá. Báo đài càng khen cha nhiều chừng nào, chúng con càng nhột chừng đó. Chúng con không thể nào bịt miệng được báo đài. Chúng vớ được đức tính lạ, chúng ra rả suốt ngày và dù một người có đui điếc thế nào, cứ nghe, cứ đọc bài vở về cha thì họ không thể nào không so sánh chúng con. Này nhé:

Cha đi xe buýt, chúng con đi xe hơi xịn. Quận lỵ chúng con không có đường xá tốt để đi, chỉ cần đi xe hai bánh là được rồi, nhưng chúng con cũng thường lên xe 4 bánh, lại còn thích mua xe Đức. Chưa mua được xe Đức lòng còn ấm ức. Khi xuống xe, lại có người chạy nhanh xuống mở cửa. Chúng con chẳng mắc cở gì cha ạ. Kệ, giáo dân cày bừa thì đó là việc của họ, chúng con lo việc trên trời!

Cha ở nhà tầm thường, chúng con ở nhà cao cửa rộng. Khi mới chịu chức, mới đi xứ, việc đầu tiên là chúng con xây nhà thờ, nhà xứ. Của đáng tội, giáo dân thương chúng con lắm, chúng con chỉ cần đăng đàn khơi lên niềm tự hào có một giáo xứ đẹp là bổn đạo người giúp công, người giúp của, chúng con có cơ ngơi tốt đẹp. Kệ, có thực mới vực được đạo. Chúng con khổ cực lâu rồi.

Cha tự nấu ăn, chắc cha có nhiều nữ tính, đàn ông chúng con không ai vào nhà bếp. Bà bếp phải thay đổi món thường xuyên mà cha ơi, không nói, các bà giáo hữu cũng tự động đến nấu. Đồ ăn chúng con ăn không hết. Chúng con chưa có văn hóa từ chối. Cha trốn các bữa tiệc linh đình, dùng thì giờ đó để đi thăm giáo dân nghèo. Còn chúng con... ai quên mời là khốn cho họ!

Cha ngồi ở hàng cuối, khi nào đi họp chúng con cũng ngồi theo phẩm trật. Quen rồi cha ạ! Thói quen làm nên cá tính. Con đứng hạng nhất trong giáo xứ thì phản xạ tự nhiên của con là lên ghế nhất. Xuống ngồi hàng dưới là phản đổi cả một phong cách sống... Khó quá cha ơi! Ngựa theo đường cũ! Với lại thói quen này không có trong bản chất. Bây giờ mà con giả bộ xuống ngồi hàng cuối, chính con cũng cảm thấy lúng túng.

Cha tự làm lấy hết các công việc. Tự điện thoại (không nhờ thư ký) đến văn phòng cha giám tỉnh để chào cha giám tỉnh. Chúng con có thư ký làm hết. Với lại nhiều khi chúng con cũng không nghĩ đến chuyện chào thuộc cấp, họ phải đến chào mình trước.
Không phí phạm, cha dặn em ruột của cha ở nhà, đừng qua Rome dự lễ lên ngôi của cha, cha dặn các giáo hữu Á Căn Đinh đừng qua Rome , để dành tiền đó cho người nghèo. Chúng con gởi giấy mời khắp xứ, khắp tỉnh hết cha ơi. Ai không đi dự là chúng con vô sổ đen. Chờ đó... Rồi thì thuộc hạ chúng con làm việc rất sáng tạo, họ nghĩ đủ cách làm vui lòng khách đến, làm vừa lòng khách coi. Lắm lúc chúng con cũng bắt chước vua Tàu, mình ngồi trên ngai chễm chệ xem bọn con nít múa. 10 năm, 25 năm, 50 năm... một đời một lần, không làm thì còn dịp nào để làm? Tốn kém là chuyện nhỏ cha ạ.
Chúa Giêsu cũng có nói người nghèo thì lúc nào cũng còn đó... Còn vuột dịp 25 năm uổng lắm cha ạ! Giáo xứ kia còn làm hoành tráng hơn con nữa đó. Với lại con cũng không biết có sống thêm 25 năm nữa để làm 50 năm không. Cha thông cảm nhé.

Cha tự trả tiền phòng. Chuyện lạ với chúng con! Các đại gia trong giáo xứ dành làm hết mấy chuyện này, không có đại gia thì trung gia, không trung gia cũng tiểu gia. Chúng con quen rồi, gần như không bao giờ xuất tiền riêng để chi vào một việc gì hết. Chuyện này không có trong văn hóa tiêu pha của chúng con. Đi ăn, đổ xăng, mua thuốc lá, mua rượu, mua đồ lặt vặt... trừ khi chúng con đi một mình; một khi chúng con đi chung với người thứ hai thì không bao giờ chúng con móc ví hết. Tụi chúng con tối thiểu một người cũng có vài điện thoại cầm tay, vài iPod... Không nhận giáo dân cũng dí vào tay, cái này đời mới hơn này, cái này nhiều chức năng hơn nè... Con mà dùng quà của ai thì người đó hân hạnh, mừng lắm lắm, từ chối sao đành. Chúng con lại nghĩ từ chối là chạm đến đức ái.

Cha có óc hài hước. Hài hước là đặc nét của người có óc thông minh cao độ. Không dễ cha ơi! Con không được thông minh, con không dám cười trước người khác. Lâu dần không cười thì thành nghiêm, đừng ai giỡn trước mặt con. Cha ơi, chúng con có những người không nhếch được một nụ cười, đến mức giáo dân thầm thì sau lưng, ai bắt cha đó đi tu mà trông khổ ải thế. Chẳng ai hết nhưng chúng con không vượt lên được số phận, bởi vì chúng con nghĩ số phận bắt mình đi tu!

Có một chuyện con chưa hiểu cha ạ. Khi vào y khoa, phải thi tuyển rất khó, phải là những người rất giỏi mới đậu; nhưng khi ra hành nghề, tìm một bác sĩ giỏi rất khó cha ạ. Muốn vào chủng viện cũng phải có một trình độ thông minh, thánh thiện trên trung bình nào đó, nhưng khi ra làm cha, tìm một cha giỏi và thánh thiện thì cũng khó như Diogène đốt đuốc ban ngày đi tìm người. Vì sao cha vẫn giữ thông minh và thánh thiện lâu như vậy, đó là câu hỏi mà khi có dịp con sẽ hỏi cha. Con biết cha sẽ trả lời cha dùng thông minh thánh thiện của quả tim. Nhưng chúng con, chúng con cũng có những người có quả tim tốt vậy mà sao giáo dân than phiền rằng họ không có được một mục tử thánh thiện.

Cha đơn giản, chúng con rắc rối cầu kỳ. Chúng con vừa chịu chức là bố mẹ chúng con - dù còn trẻ - đã vội lên chức ông cố, bà cố và họ thích lắm vì được vị vọng, được nhiều bổng lộc. Chính chúng con cũng chưa hiểu vì sao có văn hóa lên chức cố như vậy. Cha là linh mục chứ cha có phải là cha gia đình đâu mà cha mẹ lên chức ông bà cố có cháu, có chắt.
Cứ mỗi lần cha đi ra ngoài, gặp gỡ ai đó là mỗi lần cha tạo một sự kiện mới.
Hôm thứ bảy 16-03-2013, cha đi gặp 3000 ký giả, ngay lập tức họ khen cha là bậc thầy của truyền thông.
Được ký giả Tây phương khen không phải dễ. Họ không có văn hóa nhận phong bì. Họ là những người bỏ lên bàn cân cân từng chữ trước khi hạ bút và họ khen ngay “cha đã tìm đúng chữ để nói chuyện với ký giả.”

Từ khi Đức Giáo hoàng Bênêđitô từ chức, các bạn có nhiều việc để làm hen, tôi cám ơn các bạn đã làm việc rất chuyên nghiệp.

Xong! Thu được cảm tình rồi (biết nghĩ đến người khác trước...)! Sau 15 phút nói chuyện, cha được 3000 ký giả vỗ tay “Đức giáo hoàng muôn năm! Viva il papa!” đúng kiểu các buổi hòa nhạc rock!

Được con cái thương rồi, cha như người cha nhắn nhủ con: “Nhớ nhé, chú ý đến sự thật, đến cái thiện, đến cái đẹp nhé. Chính lúc đó, lúc con cái đã lắng nghe, cha mới kể chuyện mật viện và lựa chọn tên Phanxicô: “Khi tình thế trở nên nguy hiểm vì số phiếu sắp đến bờ. Đến khi nguy hiểm thật sự, bạn thân của tôi là Hồng y người Brasil, cha Hummes, ngài ngồi bên cạnh ôm tôi thật lâu để nâng đỡ tôi: “Đừng quên người nghèo nghe”, tôi nghĩ ngay đến Phanxicô Át-xi-di, đến chiến tranh. Phanxicô là nghệ nhân của hòa bình. Và cái tên Phanxicô đến ngay trong quả tim tôi.” Và thế là cả phòng xúc động ngay lập tức.

Có hơn 3000 ký giả nhưng chỉ có hơn một trăm ký giả bốc thăm trúng để lên chào cha. Ai có vẻ như muốn quỳ gối là cha đỡ lên ngay, và cũng tỏ ra không muốn để bị hôn nhẫn.

Trọng kính cha, chúng con biết chúng con để cả đời cũng không học xong gương của cha. Xin cha ôm chúng con vào lòng, cầu nguyện cho chúng con.

De Mateo
Đi Mỹ làm gì? Tác giả bài viết đã nói lên một sự thật về nếp sống văn minh lịch sự, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, và bảo vệ môi trường.
URL chuyển đến