Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: SO SÁNH
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
MỜI XEM, bài sưu tầm

SO SÁNH

Những khi bạn tự so sánh mình với người khác, thì thường thường bạn có khuynh hướng cảm thấy là mình hay hơn hay dỡ hơn? Nếu như trong sự so sánh bạn ưa chuộng mình hơn, bạn có cảm thấy hảnh diện không? Và nếu ngược lại thì bạn có cảm thấy khổ đau không? Nhưng thật ra thì cả hai lối phản ứng ấy đều ngăn chận không cho ta thấy được chân tướng của sự vật. Và nếu như bạn là người có cảm nhận hay so sánh, thì câu hỏi thật sự là: Ai là người so sánh? Bạn cũng đừng nên chối bỏ cảm nhận này, hoặc tự trách mình là xấu, nhưng bạn hãy nhìn cho kỹ đi vì thật ra ta cũng quý mến nó lắm.

Thiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, người sáng lập dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, "Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị kẹt vào một cuộc tranh luận? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh cãi ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình đúng?" Thiền sư Đạo Nguyên đáp, "Ta không cần phải theo hai con đường ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng." Và chúng ta cũng có thể áp dụng lời khuyên ấy cho cảm nhận ganh đua, hơn thua của mình trên con đường thực tập: buông bỏ cái ý niệm rằng mình là người thắng, là người "thực hành đúng nhất."

Ta hãy thực tập với những gì đang xảy ra với chính ta ngay trong giây phút này, với tư tưởng của mình, cảm xúc của mình, với những bất an, và với cả những suy nghĩ vẩn vơ của ta. Nó có nghĩa là ta hãy thực tập bằng con người thật của chính mình, ngay nơi đây, ngay trong giây phút này. Đó mới thật sự là một công phu chân thật.

Và năm điều sau đây có thể giúp chúng ta thực hiện được việc ấy:
1. Giây phút hoàn hảo nhất để thực tập là ngay bây giờ - chứ không phải là ngày mai hay tuần tới, cũng không phải là khi nào ta bớt bận rộn hơn, nhưng phải là ngay lúc này. Trong giây phút này ta đâu có thiếu thốn một điều kiện nào đâu? Pháp môn lúc nào cũng rộng mở. Tất cả những "nhưng mà", "tại vì" trên cuộc đời này chỉ là những sự bào chữa giữ cho ta không gặp gỡ và tiếp xúc được với giờ phút hiện tại.
2. Nơi chốn hoàn hảo nhất để thực tập là chính ngay nơi mà ta đang có mặt - chứ không phải là trong một thiền viện nào ở Thái lan hay Nhật bản, cũng không phải ở một trung tâm tu học, hay trên tọa cụ của mình. Ta thì lúc nào cũng muốn so sánh. Nhưng thay vì đòi hỏi, bạn hãy thực tập ngay ở đây, ở nơi bạn đang đứng, đang đi, hay đang ngồi. Hãy bắt đầu thực tập.
3. Lời dạy hoàn hảo nhất là những gì đang có mặt ngay ở trước ta - Thiền sư Richard Baker Roshi có lần kể lại một giấc mơ của ông. Trong mơ ông thấy mình đang suy nghĩ cố tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó, và ngay lúc ấy điện thoại reo vang. Ông làm lơ đi, không trả lời, và tiếp tục cố gắng tập trung tìm cho ra câu trả lời. Đến cái reng thứ ba mươi thì ông nhấc điện thoại lên, bên kia đầu dây có người nói cho ông biết câu trả lời mà ông đang mãi mê tìm kiếm.
Cái có mặt ngay trước mắt mà ông cho rằng không cần thiết, lại chính là điều mà ông đang tìm kiếm.
4. Vị thầy hoàn hảo nhất là người đang có mặt với ta - Vì đó là một mối tương quan có thật, chứ không phải là một sự so sánh, hơn thua. Chúng ta vẫn có thể học được rất nhiều từ những vị thầy hay những người bạn vẫn còn có những lầm lỗi.
5. Người học trò hoàn hảo nhất chính là ta - Ta có hết tất cả trong ta những điều kiện và yếu tố cần thiết cho sự thực tập. Bạn là một người hoàn toàn có đầy đủ khả năng, và khi bạn ý thức được điều này, bạn sẽ tìm thấy được những sự hỗ trợ cần thiết cho sự thực tập của mình. Và đây là điều quan trọng nhất trong năm điều. Tuy vậy, đôi khi, biết so sánh mình với người khác cũng có thể thật sự mang lại cho ta ích lợi. Trên con đường tu tập, sẽ đến một lúc mà bạn đã sửa đổi hết những điều dễ cần được sửa đổi trong bạn, nhưng những vấn đề chánh cơ bản thì ta vẫn chưa thể chuyển hóa được. Khi bạn có cảm tưởng như mình đã đi vào một ngã bí, không tiến thêm được nữa, và nhìn lại sự tu tập của mình thấy dường như không còn tiến bộ, lúc ấy bạn có thể khơi lại niềm tin bằng cách quan sát những người bạn cùng đi trên con đường tu học với mình. Bạn sẽ nhận thấy được rằng, thật ra chúng ta cũng vẫn đang tiến triển, một cách chậm rãi và kín đáo. Và bạn cũng nên nhớ rằng, "Ai là người so sánh?" Khi ta càng nhìn thấy được những người khác trong ta bao nhiêu, thì ta lại càng có thể dùng những gì có mặt và xảy ra chung quanh để tự hiểu rõ mình hơn. Và khi ta càng chuyển hóa được mình bao nhiêu thì ta lại càng có thể trở thành một nhân tố chuyển hóa của người chung quanh.
Tất cả chúng ta đều có những liên hệ rất mật thiết với nhau, và ta rộng lớn hơn mình nghĩ.
Giác ngộ là một sự cố gắng nhưng không hề bợn chút ham muốn
Mặt nước trong xanh đến tận đáy hồ,một con cá bơi lội thong dong như cá
Bầu trời trong xanh mênh mông vô cùng tận,một con chim bay lại tự tại như chim
Rất tâm đắc:
Ta hãy thực tập với những gì đang xảy ra với chính ta ngay trong giây phút này, với tư tưởng của mình, cảm xúc của mình, với những bất an, và với cả những suy nghĩ vẩn vơ của ta. Nó có nghĩa là ta hãy thực tập bằng con người thật của chính mình, ngay nơi đây, ngay trong giây phút này. Đó mới thật sự là một công phu chân thật.
Giác ngộ là một sự cố gắng nhưng không hề bợn chút ham muốn
Mặt nước trong xanh đến tận đáy hồ,một con cá bơi lội thong dong như cá
Bầu trời trong xanh mênh mông vô cùng tận,một con chim bay lại tự tại như chim
Hay, Cảm ơn anh hai
S O S Á N H

Khỏe không phải là nhấc lên Mạnh , mà là để Nhẹ xuống .
Kính không phải là đối với Trên , mà là xử với Dưới .
Đẹp không phải là Hút người vào , mà là giữ người ở lại .
Xấu không phải là tại gương mặt , mà ở tại Cách sống .
Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ .
Hay không phải là Ngạc nhiên , mà là sự Thú vị .
Buồn không phải là Bên ngoài , mà là ẩn Bên trong .



Mười nghịch lý thời đại .



1/- Ngày nay ta có nhà cửa to hơn, nhưng gia đình bé lại.
2/- Bây giờ là thời “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.
3/- Ta có nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự.
4/- Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại.
5/- Ta có nội thất cao cấp, nhưng đạo đức thấp tè.
6/- Ta lên Cung trăng và trở lại, nhưng ngại băng qua đường thăm hàng xóm.
7/- Chúng ta quá vô tư và quá ít cười.
8/- Nhà cửa khang trang hơn, nhưng nhiều tổ ấm tan vở.
9/- Ta học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống.
10/- Ta bận lo nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.

Sự Khác Biệt

Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt. Ở Mỹ : Ngược lại.
Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố. Ở Mỹ : Ngược lại.
Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt. Ở Mỹ : Ngược lại.
Ở Việt Nam: (Phi Châu, cùng các nước Á Châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn. Ở Mỹ : Nhiều người chết vì ăn nhiều.
Ở Việt Nam: Khen đẹp, không chịu. Ở Mỹ : Khen đẹp, thank you!
Ở Mỹ : Lady first! Ở Việt Nam: Ngược lại.
-Mỹ , phụ nữ độc thân , đến 99 tuổi vẫn phải gọi "Miss" "Cô"
-VN , phụ nữ lớn tuổi , độc thân , vẫn thành "Bà"
-Mỹ , đổi xử với trẻ nhỏ , người lớn vẫn lắng nghe , đối thoại bình đẳng để học hỏi
-VN , trẻ nhỏ nói nhiều , đưa ý kiến này nọ , dễ bị phiền lòng người lớn
-Mỹ , khi ly dị đàn ông rất "lỗ"
-VN , ly dị thường tổn hại phụ nữ nhiều hơn
-Mỹ , những dịp Holidays , đại hạ giá thực phẩm , làm phước thiện nhiều hơn , giúp dân nghèo hưởng chung vui
-VN , tăng máy chém giá lên cao , dân nghèo, buồn ,càng khổ.
- Ở Việt Nam , bà xã là giám đốc ngân hàng và kiêm luôn nhân viên kế toán .
- Ở Mỹ , vợ chồng 50-50 , tiền ai nấy giữ .
- Ở VN , sau lễ cưới cô dâu không bị mất Họ .
- Ở Mỹ , phải đổi theo Họ của chồng , theo luật chung qui định - trừ khi cô dâu không muốn .
- Ở VN : Bệnh nhân sợ BS
- Ở Tây Phương : BS sợ bệnh nhân tố cáo vì không có lương tâm nghề nghiệp, có thể bị cấm hành nghề và tù tội.
- Ở VN, gặp con nít hàng xóm - có quyền ẳm bồng hôn nựng .
- Bên Mỹ , gặp trẻ con phải tránh, không nên đụng chạm - Nếu quên , có thể bị Ủ -Tờ như chơi

Ở Việt Nam ăn thịt chó thì không sao , ở Mỹ mà nhậu thịt chó là ủ tờ .
Ở VN hỏi tuổi phụ nữ không sao , ở Mỹ mà hỏi tuổi phụ nữ coi chừng bị xách guốc rượt chạy.
Ở VN có thể mặc đồ bộ ra đường, ở Mỹ thì chỉ mặc đồ bộ lúc ngủ.
Ở VN đôi bạn nam hoặc nữ có thể nắm tay bát bộ, ở Mỹ thì chỉ khi nào bồ bịch.
Ở VN có thể vừa ăn vừa nói, ở Mỹ thì không.
Ở VN người vợ ở nhà giữ con cho chồng đi chơi với bạn bè, ở Mỹ thì ngược lại.
Ở VN đàn bà rửa chén, ở Mỹ thì ngược lại.

Enjoy.

Người Tây: - Ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.
Người Việt: - Ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai!
Người Tây: - Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, triển khai thì nhất trí.
Người Việt: - Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc triển khai thì mỗi người mỗi ý !
Khỏe không phải là nhấc lên Mạnh , mà là để Nhẹ xuống .
Kính không phải là đối với Trên , mà là xử với Dưới .
Đẹp không phải là Hút người vào , mà là giữ người ở lại .
Xấu không phải là tại gương mặt , mà ở tại Cách sống .
Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ .
Hay không phải là Ngạc nhiên , mà là sự Thú vị .
Buồn không phải là Bên ngoài , mà là ẩn Bên trong
Dì tâm đắc sự so sánh nầy ghê , cám ơn Quốc Bảo nhé
URL chuyển đến