Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: CÂY THẦN KỲ
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
ĐỀ CẬP VỀ CÂY THẦN KỲ SAU KHI DQ ĐÃ TRỒNG, ĐỢI, VÀ THỬ THAY ĐỔI CÁCH CHĂM SÓC > TỪ KHI CÂY NHỎ KHOẢNG 6 THÁNG TUỔI ĐỀN XUÝT DIE VÌ GẶP CHUYÊN GIA TRẢM CÂY DO TÒ MÒ THỬ CÁCH CHĂM SÓC VÀ GIỜ THÌ TRÁI TO VÀ ĐỎ RỰC CÀNH LÁ XUM XÊ . QUAN TRỌNG LÀ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN NÊN MẠNH DẠN ĂN THỪ> MỜI NHAI : VỊ CHUA RỒI NGỌT HẬU CẢM GIÁC NHƯ NẾM ĐƯỜNG HÓA HỌC, UỐNG NƯỚC CHANH NGỌT LỊM , NẾM THỨC ĂN CŨNG NGỌT , CHỈ CÒN CẢM GIÁC NGỌT KHÁ LÂU.
VÀ MỜI BÀ CON NÀO THÍCH THAM KHẢO, ( dq đã kiểm chứng cá nhân xong) XIN MỜI XEM QUA . TRỒNG TRONG CHẬU CỞ KÍNH 4 TẤT ĐƯỢC RỒI : LÀM KIỂNG LUÔN.

[Hình: attachment.php?aid=11547]

Thần kỳ, danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum, là một loài thực vật thân tiểu mộc, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6 m. Quả khi chín có màu đỏ và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tên cây được gọi là thần kỳ (trong tiếng Anh miracle fruit hay miracle berry), vì quả của nó khi nếm sẽ làm cho các vị khác như chua, đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt. Ở Tây Phi nơi phát sinh loài, nó còn có tên địa phương là taami, asaa hoặc ledidi. Nhà thám hiểm Des Marchais (người Pháp) khi thám hiểm vùng tây châu Phi năm 1725, đã viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông ta thì các thức ăn của họ đều rất chua và không hề có đường, nhưng sau khi nhai một loại trái cây màu đỏ thì các vị chua này đã trở thành ngọt.

Theo "Pharmaceutical Journal", Tiến sĩ W.F. Daniel đã nghiên cứu về đặc tính cây này và phát hiện ra rằng, thành phần chính của cây là miraculin, cây được định danh là Synsepalum dulcificum, họ hồng xiêm (Sapotaceae) và ông đặt tên là "cây kỳ diệu".

Theo quyển "Science" thì Giáo sư Kenzo Kurihara và Tiến sĩ Lloyd Beidler (đại học Florida) đã phân tích chất Miraculin vào năm 1968. Tính chất của miraculin được miêu tả rõ vào năm 1989. Theo đó Miraculin là một glycoprotein có PM ~ 44.000 dalton với hai phân tử đường kết nối với 1 chuỗi protein gồm 191 axít amin. Miraculin là một bazơ lưỡng tính tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ; không bền trong môi trường axít hay bazơ mạnh. Trong dung dịch axít yếu và nhiệt độ 4 °C, miraculin có thể bền trong khoảng 1 tháng.

Cơ chế tác dụng của miraculin chưa được làm sáng tỏ. Có giả thuyết rằng, chất miraculin phản ứng với axít trên bề mặt gai vị giác do đó vị chua sẽ thành thành vị ngọt. Người ta còn cho rằng, tác dụng này chỉ có thể kéo dài khoảng hơn 1 giờ và sẽ biến mất nhanh chóng hơn nếu ta dùng các đồ uống nóng khác, thí dụ như nước trà.

Mỹ là nước có ý tưởng đầu tiên trong việc sử dụng miraculin cho thực phẩm công nghiệp, nhưng giai đoạn này, chỉ có Nhật là đang sử dụng hạn chế. Tại Tokyo, Nhật Bản, có quán cà phê phục vụ món "cà phê miraculin". Khách uống không cần dùng đường hoặc chất tạo ngọt tổng hợp khác mà dùng trái cây kỳ diệu do hãng "Namco" cung cấp. Các nhà khoa học Nhật Bản đang có dự tính ghép gene miraculin vào giấp cá để sản xuất đại trà sau khi thí nghiệm ghép gene miraculin trên vi khuẩn E. coli bị thất bại.
Tại Mỹ, do miraculin chưa được FDA chấp thuận nên việc sử dụng và trồng cây Thần Kỳ chỉ là cây cảnh. Có ý kiến chỉ trích FDA khi cơ quan này chưa cho phép lưu hành miraculin trên thị trường là do muốn bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất chất tạo ngọt nhân tạo. Lý do FDA đưa ra là miraculin chưa được chứng minh độ an toàn khi dùng trong thực phẩm.Các nhà chỉ trích cho rằng, các chất tạo ngọt nhân tạo như saccarin, aspartame thì được FDA công nhận độ an toàn và cho phép lưu hành trên thị trường, dù trong thực tế có một số tai biến đã được ghi nhận, trong khi đó, miraculin đã được thổ dân châu Phi dùng hàng trăm năm nay và là hợp chất thiên nhiên thì bị coi là có vấn đề.

PGS.TS Bùi Văn Lệ, khoa sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết thật ra cây thần kỳ chỉ là một cây cho vị ngọt, giúp giảm say rượu bia. Đây là loài thực vật thân tiểu mộc, tối đa có thể đạt chiều cao 6-10mTác dụng chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp của cây này hiện vẫn chưa được chứng minh. Có chăng nó chỉ biến đổi vị giác của người bệnh, giúp họ hấp thu ít đường hơn so với cách dùng thực phẩm thông thường.

Theo DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cây thần kỳ có tên khoa học là Synsepalum dulcif cum, thuộc họ Sapotaceae, được phát hiện bởi nhà thám hiểm Chevalier des Marchais vào năm 1725 khi ông đi du ngoạn đến vùng đất Tây Phi. Trong quả của loại cây này chứa hợp chất polyphenol có tác dụng chống oxy hóa tế bào. Hàm lượng đường trong quả không cao nhưng vị ngọt rất dịu và đặc biệt. Sự kỳ diệu của quả được đánh giá cao vì khi ăn vào thì nó khiến cho toàn bộ các vị chua, cay, đắng của các loại quả hoặc thức ăn, thức uống kế tiếp đi vào miệng sẽ trở nên ngọt. Ví dụ, sau khi nếm quả thần kỳ rồi ăn quả chanh thì sẽ thấy chanh trở nên ngọt vô cùng.

Chất Miraculin trong quả cây thần kỳ là một protein không bền ở nhiệt độ cao, nó sẽ bị phân hủy khi đun nóng. Vì vậy khi nấu chín, quả sẽ không còn tác dụng trên vị giác nữa. Theo các nhà nghiên cứu, đối với bệnh nhân tiểu đường và người ăn kiêng, quả của cây thần kỳ không có tác dụng làm hạ đường huyết nhưng vì độ ngọt của quả khiến cho bệnh nhân không muốn sử dụng thêm các chất ngọt khác. Nhờ vậy lượng đường hấp thu vào cơ thể sẽ giảm, điều này cũng tốt cho những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng.
Đối với bệnh nhân ung thư đã và đang ứng dụng hóa trị liệu pháp, do hiệu ứng phụ của hóa chất trong máu khiến cho họ mất cảm giác ngon miệng, vị giác của họ chỉ toàn mùi và vị kim loại làm họ chán ăn. Quả cây thần kỳ có khả năng che lấp hoàn toàn vị giác khó chịu này. “Thành phần Miraculin trong quả cây thần kỳ chỉ đánh lừa vị giác chứ không làm thay đổi cấu trúc hóa học của các thực phẩm. Do đó khi chúng ta sử dụng những chất có tính acid như chanh, giấm… với số lượng lớn (mặc dù vị giác thì nhận cảm giác ngọt nhưng bản chất nó vẫn là acid) sẽ gây tổn thương trong niêm mạc miệng và dạ dày, dẫn đến loét miệng, vòm họng và dạ dày. Vì thế cần thận trọng khi sử dụng” - DS Phụng cảnh báo.

Thành phần Miraculin trong quả cây thần kỳ chỉ đánh lừa vị giác chứ không làm thay đổi cấu trúc hóa học của các thực phẩm.

CÁCH TRỒNG

1. Chọn cách nhân giống

Cây thần kỳ có thể trồng nhân giống bằng hạt hay giâm cành, tuy nhiên đơn giản nhất là gieo hạt. Chọn trái thần kỳ to tròn nở nang có tỷ lệ nẩy mầm cao, không chọn trái nhỏ ốm dài do cây thiếu dinh dưỡng .

2. Chọn đất và cách gieo hạt

Chọn đất để gieo hạt có độ tơi xốp thoát nước tốt, có thể dùng đất có tỷ lệ tro trấu kha khá, sau đó lấy trái thần kỳ vừa hái còn đỏ tươi vùi vào đất sâu 1-2 cm, phủ nhẹ một lớp đất bên trên.
Để chậu gieo nơi mát hay dưới bóng cây, tưới nhẹ nước bằng vòi phun sương vừa đủ ẩm ngày 2 lần ( sáng và chiều mát), không tưới bằng vòi nước mạnh.

3. Sang chậu cây con

Sau 15 – 20 ngày trái thần kỳ sẽ nẩy mầm với tỷ lệ 60-70 phần trăm, lá non có màu nâu sậm, Khi thấy cây con ra được hai cặp lá (thời gian khá lâu khoảng 3 tháng) thì bứng cây con ra nhớ giữ nguyên bộ rễ và trồng vào chậu mới có kích thước chậu 18-20 cm, để chậu cây con trong mát dưới lưới che hay bóng cây. Khoảng 6 tháng sau có thể sang tiếp qua chậu lớn hơn để cây mau lớn.

4. Chăm sóc bón phân

Cây thần kỳ rất thích hợp với phân hữu cơ hoai mục nhất là phần bò hoai, phân dơi hay bánh dầu thủy phân nên bón phân hữu cơ vào mặt chậu một lớp 1-2 cm và chan thêm nước ngâm bánh dầu, hàng tháng nên bón bổ sung luân phiên thêm NPK 16.16.8,DAP hay phân trùn nguyên chất để giúp nhánh cây mau phát triển, lá xanh hơn. Cây thần kỳ cần tưới nước đầy đủ không nên để cây khô héo, lá sẽ dễ bị rụng làm giảm sức sống của cây.
Cây thần kỳ lúc còn nhỏ trong năm đầu có chế độ ánh sáng từ 60- 70 phần trăm ánh sáng, đến khi cây được hai tuổi có thể đưa ra nơi có ánh sáng đầy đủ để cây mau phát triển hoàn chỉnh bộ khung thân và cây có đủ ánh sáng cho hoa cho trái.

Cây thần kỳ có thể cho hoa lúc cây được hai tuổi và vài trái lưa thưa nhưng để có thể ra trái hàng loạt thì cây phải đạt 4 – 5 năm tuổi thì cây mới đủ sức cho nhiều trái. Để đảm bảo cây tập trung sức ra trái cần phải tỉa bỏ những cành nhánh bên trong thân hay phía dưới tán cây ( cành không có tác dụng sinh trưởng) làm thông thoáng khung tàn để lá cây dễ dàng quang hợp.

Chính vì cây thần kỳ chậm lớn cần nhiều phân bón nước tưới và lâu ra trái nên giá thành cây thần kỳ khá cao.
URL chuyển đến