Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: MẬT ONG TRỊ HO
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
ĐỌC ĐƯỢC ÍT LIÊN QUAN DÙNG MẬT ONG MỜI BÀ CON LÀM KG CHỬA BỊNH HẾT CŨNG KG HẠI , XEM NHƯ LÀM THỨC GIẢI KHÁT VẬY.

TRỊ HO

1/ MẬT ONG NGÂM CHANH ĐÀO

Nguyên liệu: 1kg chanh đào, nên chọn những quả tươi, chín, mỏng vỏ, 1 lít mật ong rừng, 1/2kg đường phèn.

[Hình: attachment.php?aid=11734]

Cách làm:

- Chanh đào mua về ngâm với nước muối khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo.

- Cắt bỏ cuống, thái chanh thành từng lát mỏng hoặc cắt đôi quả chanh cũng được.

- Sau đó, xếp chanh vào lọ thuỷ tinh, từng lớp một, cứ một lớp chanh thì lại rắc lên một lớp đường phèn, lần lượt như vậy cho đến hết.

- Cuối cùng, đổ mật ong cho ngập hỗn hợp chanh đường phèn. Dùng vỉ nén chặt lên trên bề mặt để tránh cho chanh không bị nổi lên, gây mốc hỏng. Sau đó đậy nắp cẩn thận và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay người tiêu hóa kém nên hấp trước khi dùng.

MẬT ONG HẤP TỎI

Cách làm: 4-5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được.

[Hình: attachment.php?aid=11735]

Sau đó để nguội, uống từ 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

MẬT ONG HẤP GỪNG

Cách làm: Vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh (hoặc vỏ cam), mỗi loại từ 5-10g, cùng 3 quả ô mai, 30g mật ong. Cho tất cả vào chung rồi đem chưng cách thủy lấy nước uống trong ngày.

[Hình: attachment.php?aid=11736]

Uống nước gừng mật ong lúc còn ấm, bã gừng ngậm như mứt gừng. Có thể làm một lần để tủ lạnh rồi làm ấm trước khi dùng.

MẬT ONG NGÂM TẮC

Cách làm: Quất khoảng 500g, mật ong 200ml. Quất rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng miếng mỏng, bỏ hạt. Sau đó, xếp từng lát quất vào lọ thủy tinh, xen kẽ giữa các lớp quất các bạn đổ mật ong lên sao cho mật ong phủ kín quất. Để vài ngày quất sẽ ra nước hòa quyện với mật ong.

[Hình: attachment.php?aid=11737]
Có thể ngậm trực tiếp cả miếng quất và nước quất mật ong trong miệng một lúc rồi nhai, nuốt. Hoặc hòa nước quất mật ong với nước ấm uống dần ngày 3-4 lần tùy thuộc vào ho nặng hay nhẹ.

LƯU Ý KHI DÙNG MẬT ONG

Mật ong rất tốt cho phổi, cho người bị đau họng, khản tiếng, ho có đờm… Tuy nhiên nếu bạn đang dùng các loại thuốc trị sốt, chữa cảm lạnh thì không nên dùng mật ong mà chờ đến khi ngưng thuốc. Tương tự như vậy, các loại kẹo ngậm hay siro chữa ho… cũng không nên dùng kết hợp với mật ong nếu không bệnh sẽ càng nặng.

Vì thành phần của mật ong gồm các chất đường gồm fructozơ, glucozơ, saccharozơ, dextrin và rất nhiều loại axit, enzyme, vitamin…nên với người lớn liều dùng không quá 20-50g/ ngày cho các bệnh suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng.

Còn với trẻ nhỏ, do sức đề kháng còn chưa hoàn thiện, khi ăn mật ong dễ xảy ra ngộ độc hoặc xuất hiện các biểu hiện như táo bón, kém ăn, bỏ bú… Vì vậy, trước khi cho trẻ uống mật ong chúng ta nên cẩn thận, không dùng mật ong để ngoài không khí hay trong tủ lạnh một thời gian dài. Với trẻ dưới 6 tuần tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng mật ong.

XEM THÊM

CHANH ĐÀO
[Hình: attachment.php?aid=11738]

Chanh đào có hơn chanh thường?

Chanh đào có vỏ mỏng (ngả vàng khi chín), ruột hồng, mọng nước, mùi thơm hơi hắc, được trồng phổ biến ở phía Bắc và Đà Lạt. Mùa chanh đào tháng 10-11 , các chợ lẻ đều có bán loại quả này. Giá chanh đào luôn cao gấp đôi, gấp rưỡi, thậm chí có chợ bán với giá cao gấp ba lần chanh thường khoảng 75ng/kg.
Trên các diễn đàn, chị em hô hào nhau “nhanh nhanh mua chanh đào về ngâm làm thuốc thôi, mỗi năm chỉ bán khoảng 1,5 tháng, mua không nhanh là hết”. Thông tin đó cứ truyền từ người này sang người khác, khiến chanh đào “được giá”.
Để làm sáng tỏ tác dụng của chanh đào, theo các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền từ bệnh viện : Bệnh viện Bạch Mai, Viện Quân y 103, Bệnh viện E, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, ĐH Dược Hà Nội. Ba bác sĩ chuyên khoa trong số đó đã trả lời rằng: Họ chưa nghiên cứu và cũng chưa nghe nói về công dụng của chanh đào. Chưa có tài liệu y khoa nào nói riêng về chanh đào!

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông Dược , Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Bác sỹ Hằng khẳng định: "Chanh đào cùng nhóm với chanh thường. Chúng có cùng thành phần hóa học. Trong danh mục thuốc của Đông y, chanh chỉ có một loại bởi chúng có tác dụng như nhau".

Chanh đào hay chanh thường đều có thể làm thuốc trị nhiều bệnh. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông. Ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng.

Tuy nhiên, với những người đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì dùng riêng chanh cũng không hiệu quả mà cần điều trị theo phác đồ có kháng sinh.
Đặc biệt khi sử dụng chanh, nên lưu ý khi bị đi ngoài, trướng bụng thì tránh dùng. Chanh kích thích tiết tân dịch nên có thể khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn. Việc lạm dụng chanh ngâm mật ong để trị ho cũng gây tác hại cho đường tiêu hóa.

Chanh ngâm với mật ong hay muối đều có tác dụng chữa ho, sát khuẩn tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt nhất định:

- Chanh + muối chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và giải nhiệt.

- Chanh + mật ong chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và đường tiêu hóa.

MẬT ONG

Nếu uống mật ong, chọn cho mình thời gian tốt nhất tùy theo mục đích . Lưu ý rằng, mật ong chỉ nên pha với nước ấm dưới 50 độ để tránh phá hủy những enzym, làm mất những tác dụng quý của nó.

1. Uống mật ong vào sáng sớm - để làm sạch dạ dày

Uống một cốc nước mật ong vào sáng sớm giúp làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ chất thải. Hình thành được thói quen như vậy sẽ giúp cơ thể luôn được làm sạch kịp thời. Nếu thường xuyên uống nước mật ong vào buổi sáng sẽ thấy mình đi tiêu gần như đều đặn mỗi ngày.
Năng lượng do mật ong tạo ra cao hơn so với sữa khoảng năm lần. Nhờ vậy, nó có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể người trong khoảng thời gian rất ngắn, loại bỏ cảm giác mệt mỏi và đói bụng thường xuất hiện vào sáng sớm. Buổi sáng uống mật ong, còn có thể nhanh chóng bổ sung vật lý, vì vậy tinh thần cũng thoải mái và hưng phấn tích cực hơn.
Thực hiện: Uống một cốc nước ấm có pha một thìa nhỏ mật ong trước bữa sáng.

2. Uống mật ong vào buổi chiều - giúp bổ sung năng lượng

Vào buổi chiều, khoảng giao thoa giữa bữa trưa và bữa tối cũng là thời điểm cơ thể mệt mỏi nhất và “đòi” tiêu thụ năng lượng rất lớn. Lúc này, cơ thể đang trạng thái “đói”, bổ sung một cốc mật ong ấm sẽ xóa đi sự hỗn loạn của não bộ, đồng thời giúp tinh thần tỉnh táo hơn.

Các chất đường trong mật ong được cơ thể hấp thu rất nhanh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong máu. Một cốc nước mật ong đúng lúc giúp bổ sung năng lượng và là nền tảng cung cấp cho các hoạt động của 2 – 3 giờ tiếp theo. Đặc biệt, đối với vận động viên hay những người hoạt động thể chất cường độ cao thì uống một cốc nước mật ong trước và sau khi làm việc căng thẳng cũng rất hữu ích.
Thực hiện: Uống một cốc trà mật ong hoặc sữa mật ong vào bữa chiều.

3. Uống mật ong trước khi đi ngủ - Hỗ trợ giấc ngủ và an thần

Người Trung Quốc có câu: Nước muối mỗi sáng, nước mật ong mỗi tối. Câu đó có nghĩa là: Nước muối uống lúc đói khi dậy sớm mỗi ngày, mỗi đêm trước khi đi ngủ uống nước mật ong.
Mật ong, đường, vitamin có thể điều chỉnh chức năng hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng thần kinh, thúc đẩy giấc ngủ và không có tác dụng phụ. Một cốc mật ong trước khi ngủ có thể giúp giảm bớt căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4. Uống mật ong sau bữa ăn – Thúc đẩy tiêu hóa

Mật ong có tác dụng điều tiết chức năng tiêu hóa khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn bình thường. Sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn no, chức năng tiêu hóa của dạ dày dễ bị suy giảm, đi tiêu khó. Một cốc mật ong giúp tăng cường vai trò của nhu động ruột, có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày bình thường, rút ngắn thời gian đại tiện một cách đáng kể khiến bạn có cảm giác "nhẹ bụng” hơn. Như vậy giúp hạn chế bớt được những tác động xấu của những bữa ăn tối quá đà.
Thực hiện: Uống một cốc nước mật ong 1-2 giờ sau bữa ăn.

5. Uống mật ong trước bữa ăn - Ngăn chặn acid dạ dày

Mật ong có thể đóng một vai trò điều tiết trong việc bình thường hóa hoạt động tiết axit của dạ dày. Trước bữa ăn nửa giờ, một cốc nước mật ong có thể ức chế tiết axit dạ dày, do đó làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày. Đối với những người bị viêm loét dạ dày thì uống một cốc nước mật ong ấm mỗi ngày (10ml mật ong pha với một cốc nước ấm), sau một thời gian tình trạng viêm sẽ giảm đáng kể, thậm chí khỏi hẳn.
Thực hiện: Uống một cốc nước mật ong chừng nửa giờ trước bữa ăn.

THỬ MẬT ONG

Mật ong giả là loại mật ong đã bị hòa lẫn với các loại: nước đường, muối ăn, đạm hóa học, tinh bột, đường mạch nha...
Mật ong chính hiệu đặc quánh, độ kết dính cao, có mùi thơm, có các màu trắng, vàng nhạt hay hồng nhạt, trông rất trong. Dưới đây, vài cách nhận biết:

- Hãy múc một ly nước trong rồi lấy chiếc đũa nhúng vào chai mật ong, nhỏ một giọt vào ly nước, nếu giọt mật rơi ngay xuống đáy ly là thật.

- Cũng có thể thử bằng cách khác: nhỏ một giọt lên tờ giấy trắng rồi cầm nghiêng tờ giấy, nếu mật ong không chảy là thật. Mật ong chính hiệu sẽ thấm vào giấy rất chậm, còn loại giả thì chỉ vừa phết lên giấy là đã thấm ướt ngay.

- Hãy dùng một que tre sạch khuấy đều lên. Nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì sẽ thấy màu đùng đục hiện lên, còn mật chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.

- Hãy dùng chiếc đũa tre sạch chấm một ít mật ong rồi kéo thành sợi, sợi kéo dài thì sẽ đứt, nếu bị đứt mà nó co lại thành hình cục tròn thì đấy là loại hảo hạng. Loại này, khi sợi kéo lên mà chảy xuống thì sẽ xếp nếp hình chóp.

- Mật ong nguyên chất thì khuấy thấy rất mềm, thò ngón tay vào không thấy cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng nếm thì tan rất nhanh. Còn mật ong "chế biến ma" thì khi khuấy có cảm giác cưng cứng, đưa ngón tay vào day day thì thấy có cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng nếm thấy tan rất khó.

- Mật ong nguyên chất thì khi nhấm có vị ngọt đậm, mùi thơm đậm, ngọt nhưng không ngấy. Còn mật ong giả thì độ ngọt và mùi thơm đều nhạt, có thể có mùi lạ, khi nuốt thấy có cảm giác vương vướng ở cổ.

MONG TÀI LIỆU NÀY GIÚP THÊM BÀ CON,dq
URL chuyển đến