Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: NHẬT và TA
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Cử lái xe uống rượu bia ở Nhật:
Cứ ‘đồng chí thông cảm’ là xử không thương tiếc

Từ hôm qua đến giờ, rất nhiều người bàn chuyện siết chặt phạt những ai uống rượu bia lái xe và ở Nhật thì sao.

Thiết nghĩ, bia rượu là sở thích cá nhân, nếu uống bằng tiền cá nhân và không làm phiền ai thì cứ thoải mái, trách nhiệm xử các bác bia rượu trong trường hợp này thuộc về bố mẹ, vợ con… của các bác.

Tuy nhiên, uống rượu lái xe lại là chuyện khác. Nó không chỉ tiềm ẩn nguy cơ cao giết chính người uống mà còn tàn hại cả gia đình họ và những ai là nạn nhân bị họ gây tai nạn.

Đã uống bia rượu là tuyệt đối không được lái xe. Đấy là quy tắc ứng xử cũng như luật pháp ở Nhật. Không có ngoại lệ kể cả đối với xe đạp. Riêng đi bộ thì thoải mái, say mèm cũng được.

Luật pháp Nhật và cảnh sát không khoan nhượng với người uống rượu lái xe. Dư luận xã hội cũng vậy. Hậu quả của nó rất khủng khiếp vì thế mà sau nhiều năm đấu tranh, giới hoạt động xã hội Nhật đã làm cho các nhà lập pháp Nhật coi uống rượu lái xe là "tội" chứ không phải là lỗi. Vì vậy mà ngoài phạt tiền, tước bằng lái còn có cả hình thức phạt tù hay lao động cưỡng bức. Số tiền phạt rất lớn.

Người Nhật nhất là trung niên trở lên lái xe rất cẩn thận vì họ nhận thức về an toàn đã ăn vào máu và họ sợ trách nhiệm. Nếu gây tai nạn, mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người vi pham luật giao thông. Nếu chưa vi phạm hình sự, họ sẽ phải bồi thường dân sự thông qua công ty bảo hiểm mà họ tham gia. Mức tiền bảo hiểm mà họ nộp sau vụ tai nạn sẽ tăng cao.

Để chống nạn uống rượu lái xe, ở các quán nhậu nhân viên sẽ thường cẩn thận hỏi thực khách rằng "Quý khách có đến đây bằng ô tô không?". Họ hỏi như vậy có hai ý. Vừa là nhắc nhở khách, vừa là xác nhận để yên tâm về trách nhiệm. Nếu như quán bán cho khách rượu trong khi biết rõ khách lái xe hoặc vị thành niên, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm liên đới.

Có nhiều quán có luôn dịch vụ lái xe đưa khách say xỉn về nhà. Nhiều bác Nhật cuối tuần đi nhậu bằng xe buýt, tàu điện cũng cẩn thận mang theo mẩu giấy có ghi địa chỉ nhà để lúc say xe taxi đưa về tận nơi.

Nước Nhật cũng có dịch vụ đưa khách nhậu về gọi là "daiko" (nghĩa đen là lái thay). Khi khách có nhu cầu (thường là sau khi đã uống rượu) công ty này sẽ có hai nhân viên đến. Một người lái xe của khách và một người lái xe chở khách về.

Nước Nhật cũng có bán nhiều loại bia, rượu không cồn (0 độ) để khách có thể vui vẻ dô dô mà không lo phạm luật.

Không chỉ người người uống rượu lái xe bị xử mà những người ngồi trên xe đã trưởng thành mà không ngăn cản người lái cũng sẽ bị xử theo.

Quán nhậu ở Nhật nhiều. Người Nhật làm việc hăng mà nhậu nhẹt ăn chơi cũng dữ. Tuy nhiên cái đáng nể ở họ là hai việc tách bạch nhau. Một ông giám đốc có thể đi nhậu bét nhè rồi đi karaoke với nhân viên thâu đêm suốt sáng vào ngày cuối năm tổng kết công việc. Nhưng rất có thể chính ông là người đến sớm nhất và về muộn nhất công ty, thậm chí thẳng tay đuổi việc bất cứ nhân viên nào uống bia, rượu trước và trong giờ làm việc kể cả giờ nghỉ trưa.

Những ai là công vụ viên (nhân viên nhà nước) và các chính trị gia - quan chức thì càng phải giữ gìn. Cách đây lần 10 năm ở thành phố Otsu, tỉnh Shiga, thị trưởng thành phố này đã phải lên truyền hình xin lỗi vì khi ông ngồi trên xe đi công tác, xe của ông do lái xe riêng lái va vào làm bị thương một người đi bộ.

Nghiêm là thế nhưng ở Nhật không có chuyện cảnh sát dựng chốt hay kiểm tra xét hỏi ngay cạnh quán nhậu. Ăn uống, vui chơi là quyền tự do của con người được pháp luật bảo đảm. Cứ nhậu thoải mái nếu có tiền nhưng nếu trèo lên xe lái ra đường là... xử.

Chuyện "xử lý tại chỗ", "xử lý nhanh", "đồng chí ơi tôi là A công tác ở…, đồng chí thông cảm..." là hãn hữu gần như không có. Nếu có cũng nhanh chóng bị lộ và bị xử không thương tiếc cả hai bên trong con mắt soi mói của người dân và báo chí.
( theo Vnn)
GIÁO DỤC TỪ CĂN BẢN CHO TRẺ NHẬT

Giáo dục Nhật Bản là cả một quá trình và cũng rất toàn diện. Bên cạnh phổ cập kiến thức cơ bản, các kỹ năng sống cũng rất được coi trọng và được lồng ghép vào những hoạt động tưởng như vô cùng đời thường. Chính từ nền giáo dục toàn diện ấy, người dân Nhật Bản mới có tinh thần trách nhiệm cao và sức cống hiến hết mình, tạo dựng một cường quốc Châu Á như ngày nay.

(Theo Khaiphong/Cmoney)


Bữa ăn trưa ở trường học Nhật Bản là một niềm tự hào của quốc gia này. Các bữa ăn không chỉ được nấu theo một thực đơn lành mạnh, bổ dưỡng mà còn chứa đựng rất nhiều bài học nhân văn cho các em học sinh.
“Nhật ký ảnh: Ăn trưa cùng các em nhỏ Nhật Bản” là câu chuyện của một giáo viên người Đài Loan trong một lần đưa các em học sinh của mình sang thăm đất nước mặt trời mọc.

Cùng ăn một bữa trưa với các em nhỏ Nhật Bản, tôi thấy đó là một sự khác biệt quá lớn. Có lẽ, chúng tôi đã thua ngay từ vạch xuất phát

[Hình: attachment.php?aid=12747]
Một bát cơm, một tô súp, vài miếng thịt và thêm một ít rau.

Tuy bữa trưa rất đơn giản, chế biến không có gì phức tạp nhưng mọi người đều cảm thấy ngon miệng vì thức ăn rất tự nhiên và cơm thì đặc biệt ngon. Khi chúng tôi vừa đến căng-tin thấy một vài em nhỏ mặc áo khoác trắng, đeo khẩu trang và đội mũ trắng; đang khiêng thùng sữa bò. Tôi vô cùng ngạc nhiên vội hỏi phiên dịch:

“Bọn trẻ đang làm gì thế?”.

Phiên dịch nói:

“Mấy em là những học sinh làm bếp, mỗi ngày đều có một lớp đến phụ giúp, bất kể là học sinh nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều phải tham gia, chủ yếu là phụ giúp nhà bếp làm cơm, chuẩn bị dụng cụ và những công việc vặt khác”.

[Hình: attachment.php?aid=12748]
Đến phòng học …

[Hình: attachment.php?aid=12749]
Những bạn nhỏ Nhật Bản đã hoàn thành xong công việc nhưng không ăn cơm trước mà đợi cho đến khi những học sinh của chúng tôi đều ngồi xuống rồi mấy em mới cầm đũa.

[Hình: attachment.php?aid=12750]
Đây là những món quà mà học sinh Nhật Bản gửi tặngi, là những bức tranh mà các em đã vẽ và làm thành cái mũ nhỏ đặt ở trên bàn.

[Hình: attachment.php?aid=12751]
Trước một bé gái rất đáng yêu, rất lễ phép cô bé giúp tháo dây thừng trên lọ sữa bò ra.

[Hình: attachment.php?aid=12752]
Ngay sau đó, cô bé phân dây thừng và túi bóng bọc trên miệng bình thành hai phần, cho vào hai bình khác nhau.

[Hình: attachment.php?aid=12753]
Lúc các bạn học sinh trong đoàn của chúng tôi mở nắp bình thì ngay lập tức có bạn nhỏ Nhật Bản đến giúp đỡ mở dây cột và giấy bóng phủ ở trên ra.

[Hình: attachment.php?aid=12754]
Rác được phân loại ra, tại sao những đồ nhỏ bé này lại cần phân ra?

[Hình: attachment.php?aid=12755]
Ban đầu, bao bì ni lông cho vào thùng rác bên trái, nắp giấy ở bên phải cho vào bên phải. Đây chính là cách dạy phân loại rác, và học sinh phải áp dụng cách phân loại rác này ngay từ tiểu học.

( tiếp sau)
( tiếp)


Các bạn học sinh trong đoàn của chúng tôi hỏi: “Các bạn cảm thấy vui không?”Tất cả đều đồng thanh trả lời: “Vui”.
Nhưng …
Khi các bạn nhỏ Nhật Bản hỏi lại chúng tôi câu hỏi đó, tất cả chúng tôi đều trầm lặng, có một tiếng trả lời rất nhỏ: “Không vui”. Lúc này, phiên dịch của chúng tôi nói một câu tiếng Nhật gì đó, rất nhiều em hào hứng giơ tay lên. Sau đó, các em học sinh Nhật Bản chạy về phía trước xếp thành một vòng tròn chơi đoán số và oẳn tù tì.
[Hình: attachment.php?aid=12756]

Từng bạn từng bạn bị loại ra, cuối cùng chỉ còn lại vài bạn thắng, những bạn này vô cùng mừng rỡ hớn hở chạy đến chỗ cái thùng lấy một bình sữa uống. Những bình sữa lúc nãy còn thừa chưa phát hết, các em đã dùng các chơi trò chơi xem ai thắng thua để phân phát.
[Hình: attachment.php?aid=12757]

Trong khi ăn cơm, tôi thấy các em học sinh Nhật Bản rất cố gắng tập trung, một miếng cơm thừa cũng không thấy.
Đây là kết quả sau bữa ăn của các em nhỏ Nhật Bản.
[Hình: attachment.php?aid=12758]

Bạn nhỏ này vừa thắng được bình sữa bò thứ hai, uống xong bạn bỏ vào trong khay thức ăn của mình. Những chi tiết nhỏ này cho chúng tôi thấy học sinh Nhật Bản đã được giáo dục rất nghiêm túc về vấn đề coi trọng những tiểu tiết trong cuộc sống. Uống sữa xong, các bình sữa đều được để nằm xuống, như thế này thì khi bê khay cơm đi bình sẽ không bị đổ
[Hình: attachment.php?aid=12759]

đây là những học sinh trong đoàn của chúng tôi. Bởi vì trong nền giáo của chúng tôi, không triệt để quan tâm đến những chi tiết này.
[Hình: attachment.php?aid=12760]

Cơm thừa được phân loại cho vào thùng, phải xếp hàng theo thứ tự để cho dụng cụ ăn vào chỗ cũ. Sau khi đã xếp dụng cụ vào đúng vị trí, các bạn nhỏ Nhật Bản ngay lập tức đi đánh răng, trong căng-tin có nhiều vòi nước rất tiện lợi.
Điều này đã trở thành thói quen ngay từ khi các em còn nhỏ. Mặc dù, không có giám sát và cũng không có quản lý nhưng các bạn học sinh Nhật Bản đều tự giác lau bàn và dọn dẹp. Có bạn phụ trách xếp khay cơm, đĩa,… rất ngăn nắp và gọn gàng. Một bé gái lau từng bàn, từng bàn rất chăm chỉ.
[Hình: attachment.php?aid=12761]

Hai em học sinh Nhật Bản đang khiêng khay vỏ chai sữa.
[Hình: attachment.php?aid=12762]

Một bé gái tự giác khiêng một cái nồi lớn xếp gọn lên giá.
[Hình: attachment.php?aid=12763]

Các bạn nhỏ này đang thu dọn bát.
[Hình: attachment.php?aid=12764]

[Hình: attachment.php?aid=12765]
VietNamNet giới thiệu chia sẻ của ông Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ.

Lần cuối tôi đi Nhật đã khá lâu, cách đây 15, 16 năm gì đó. Ấn tượng lớn nhất đọng lại trong tôi đến tận bây giờ là hình ảnh một nhân viên nhà ga trẻ măng hướng dẫn người đi tàu xuống và lên tàu.

Do lượng người quá đông vào giờ đi làm buổi sáng nên cần có người hướng dẫn và duy trì trật tự đi tàu.

Nhìn nhân viên đó làm việc tôi quả thực nể, rất cần mẫn, nhiệt tình, liên tục nói - đúng ra phải nói là gào lên nhắc nhở mọi người mỗi khi tàu đến, mà tàu thì liên tục đến, đi.

Tôi để ý xem sự nhiệt tình, cần mẫn ấy ra sao, nhưng cái rút ra chính là vẫn như vậy, không thay đổi. Quả thực là cảm phục.

Lần này trở lại sau ngần ấy năm để xem có gì hay không. Nhưng trước hết hãy bắt đầu từ Hà Nội.

Đến sứ quán Nhật làm thủ tục visa. Đã từng đến vài sứ quán các nước làm visa và cũng đánh giá cao sự phục vụ tại đó, nhưng đến sứ quán Nhật mới thấy mức độ phục vụ là như thế nào.

Tôi đến hơi muộn, lấy số thứ tự xong, nhìn phòng đợi đông nghịt, nghĩ chắc buổi sáng không thể đến lượt. Quan sát hai nhân viên làm việc, tôi nhận thấy mình vẫn đến lượt vì tốc độ xử lý của nhân viên cực nhanh, họ đứng, không có ghế để ngồi, làm việc cần mẫn, lịch sự, thân thiện. Sự thân thiện từ ngoài thường trực tiếp tục được duy trì tại đây.

Lúc xong thủ tục của mình, tôi nhẩm tính mỗi nhân viên trong buổi sáng giải quyết được cỡ 150 đến 200 số - mà có số làm cho cả chục trường hợp. Năng suất lao động và thái độ phục vụ đáng nể. Điều mà Chính phủ Việt Nam, các cơ quan công quyền đang ra sức làm là nâng cao tính phục vụ của nền hành chính chính là đây, khỏi phải đi đâu nghiên cứu. Quả thực là cảm phục.

Sau mấy ngày ở Tokyo, cả nhà tôi đi Kyoto. Chiều hôm đó đi thăm một di tích nổi tiếng của cố đô. Đi xe buýt, đến nơi, sau một tiếng tôi phát hiện điện thoại di động của mình đã mất. Không biết mất lúc ăn trưa ở nhà hàng trong nhà ga chính Kyoto hay lúc đi xe buýt.

Tham quan xong, trở về nhà ga Kyoto đến nhà hàng hỏi không có kết quả. Đến bộ phận đồ bị mất trong nhà ga cũng không. Cuối cùng, đến Trung tâm thông tin du lịch. nhân viên rất thân thiện. Tôi nói đi chuyến xe số đó, hướng đó, thời gian khoảng đó. Nhân viên gọi điện liên hệ, sau một phút mỉm cười nói đã thấy và hướng dẫn đi đến trụ sở công ty xe buýt cách đó độ 45 phút đi xe buýt để nhận lại.

Họ không nói, nhưng tôi phỏng chừng có người đi xe nhặt được điện thoại, chuyển người lái xe, người này chuyển lại công ty và cuối cùng tôi liên hệ để nhận lại. Tính trung thực của người Nhật, sự tận tình của nhân viên lái xe và sự phục vụ của Trung tâm thông tin du lịch thật là đáng nể. Quả thực là cảm phục.

Và cái cảm phục của tôi về sự tận tâm, cần mẫn, chuyên nghiệp trong công việc của người Nhật cách đây mấy chục năm vẫn luôn hiện hữu lần này khi trở lại. Người nào việc nấy, không phân biệt việc lớn, việc nhỏ, việc sang, việc hèn, việc vất vả hay nhàn hạ, mỗi người đều làm đúng chức trách, phận sự của mình. Tôi nhìn thấy trong họ sự trân trọng nghề nghiệp, công việc, sự thể hiện hết sức để làm tốt việc được giao, công cũng như tư.

Cái đáng nể cuối cùng muốn nêu ở đây, đó là câu chuyện cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Ai hút thuốc lá mà đến Nhật thì là một thảm họa. Dạo trên các đường phố của Tokyo và Kyoto không thấy mẩu thừa thuốc lá nào. Mọi người thực hiện triệt để việc cấm hút ở nơi công cộng.

Đến các nước khác, ra khỏi nhà ga, nhà hàng... là có thể vô tư hút, nhưng ở đây là không thể. Chỉ được hút ở một vài địa điểm đã xác định. Ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật ở đây dường như ăn sâu vào tâm trí mọi người. Quả thực là cảm phục.

Có người có thể sẽ bảo, có gì mà cảm phục, Nhật mà lại.

Thì đúng là Nhật, nhưng đằng sau những cái nho nhỏ này lại toát nên nhiều cái lơn lớn làm nên những kỳ tích của người Nhật và đấy là cái đáng để khâm phục, học hỏi.
NGƯỜI NHẬT BIẾN ĐIỀU HOANG TƯỞNG THÀNH SỰ THẬT

Applause Thumbs Up Applause

Khi đọc xong một tờ báo Mainichi thì bạn đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau bạn sẽ có một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ.
Những tờ giấy quen thuộc mà chúng ta dùng hàng ngày được chế biến từ nguyên liệu chính là gỗ từ các cây xanh sống trong tự nhiên, điều này chắc chẳng có ai còn lạ lẫm gì nữa. Thế nhưng nếu ai đó nói với bạn rằng giấy khi được "gieo" xuống đất vẫn có thể “mọc” trở lại thành cây thì bạn có tin?
Nghe có vẻ “hoang đường” nhưng đó là sự thật khi tại Nhật Bản, đất nước luôn luôn gây bất ngờ với thế giới về những phát minh công nghệ cao tiên tiến và hữu ích của mình, một trong những tờ nhật báo nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào, tờ Mainichi Shimbunsha đã phát minh và đưa vào sản xuất loại giấy báo “ngàn năm”.

[Hình: attachment.php?aid=12972]
Từ một tờ báo có thể mọc lên hàng trăm cây con.

Nói vậy bởi loại giấy này có thể được “tái chế” theo cách rất đặc biệt và vô cùng sáng tạo. Khi bạn đọc xong một tờ báo Mainichi thì đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, sau đó tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau đó bạn sẽ bất ngờ vì những gì mà tờ báo có thể làm, có thể là một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ. Còn tờ báo bạn mua sẽ mọc lên cây gì thì đó là bí mật cho đến khi cây lớn lên...

[Hình: attachment.php?aid=12973]

Những hạt giống đã được đặt sẵn trong các tờ báo, sau khi tờ báo không còn giá trị sử dụng nữa, chúng được "gieo" xuống đất để mọc thành cây con.
Vì khả năng “có một không hai”, những số báo do The Mainichi Shimbunsha xuất bản được gọi là “Tờ báo xanh”.
Giấy báo có thể “hồi sinh” thành thực vật giờ đây không còn là điều lạ lẫm bởi nó đã xuất hiện trên thị trường Nhật Bản trong vài năm nay, bất cứ người dân Nhật Bản nào, ngay cả những đứa trẻ, cũng có thể dễ dàng thực hiện gieo mầm cây từ giấy báo với vài bước đơn giản tại nhà.

[Hình: attachment.php?aid=12974]
Cách làm này của người Nhật thật khiến cả thế giới phải "ngả mũ bái phục".

Ý tưởng “Tờ báo xanh” do The Mainichi Shimbunsha hợp tác với Dentsu Inc, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất tại Nhật Bản đưa ra. Đây không phải lần đầu The Mainichi cho ra đời những giải pháp kinh doanh bền vững như vậy.
Trước đây, cam kết bảo vệ môi trường của tờ báo này cũng được thực hiện một cách nhân văn và hiệu quả thông qua chiến dịch quảng cáo tài trợ nước cho những người dân ở những vùng khan hiếm nguồn nước.

[Hình: attachment.php?aid=12975]

[Hình: attachment.php?aid=12976]
Ngay cả các em nhỏ cũng có thể trồng được cây xanh theo cách không thể dễ hơn thế này.

Thử nghĩ xem, nếu hàng tỉ tờ báo trên khắp thế giới có thể làm được điều này mỗi ngày... Vậy thì chẳng mấy chốc mà Trái đất của chúng ta được bao phủ một màu xanh kỳ diệu.

[Hình: attachment.php?aid=12977]

Sáng kiến vô cùng thân thiện với môi trường của tờ báo đã giành được thành công rất lớn sau vài năm đưa vào thực hiện. Mỗi ngày, tờ báo này có khoảng hơn 4 triệu bản được phát hành và có mặt trên tất cả các kệ báo của đất nước mặt trời mọc góp phần đem lại khoản doanh thu khổng lồ, khoảng 80 triệu Yên tương đương với hơn 15 tỷ đồng.
Sáng kiến này cũng đã có mặt tại rất nhiều các trường học của Nhật Bản nhằm nâng cao nhận thức của các em học sinh về các vấn đề môi trường và tầm quan trọng của việc tái chế rác thải.
'Người Nhật lạ vô cùng'

- “Hồi mới sang Nhật, đường sá, xe cộ, đi lại, ngôn ngữ… cái gì tôi cũng lạ và bỡ ngỡ. Tuy nhiên, cách ứng xử của người Nhật còn khiến tôi thấy lạ hơn …” - anh Lê Minh Sơn (công nhân xuất khẩu lao động đang làm việc tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản) chia sẻ.

Anh Sơn cho biết, công ty anh được đặt ở một vùng nông thôn. Nơi đây, đường sá, xe cộ không đông đúc. Ngay cả siêu thị cũng không nhiều. Muốn đi chợ chọn đồ nấu ăn theo món Việt Nam, các công nhân phải đi từ sớm.

Sau 15 phút đi xe đạp, họ mới đến được trạm xe điện ngầm. Từ đây đến siêu thị, họ mất thêm khoảng 10 phút nữa.

“Mấy hôm đầu tôi mới sang, anh em người Việt cùng công ty hỗ trợ chỉ đường. Tuy nhiên sau đó, ai làm việc người ấy, mỗi người tự đi chợ nên có hôm tôi phải đi một mình. Chưa quen đường, có lần tôi đi lạc. Đang lo lắng vì không tìm được đường thì tôi gặp một người đàn ông Nhật Bản. Ông ta khoảng 65 tuổi.

Thấy tôi hỏi đường đến trạm xe điện bằng tiếng Nhật chưa thành thạo, người đàn ông ấy dừng hẳn xe rồi chỉ đường cho tôi rất tỉ mỉ. Sau đó, nhìn khuôn mặt chưa mấy tự tin của tôi, ông ta ra hiệu cho tôi đi theo.

Tôi cứ thế đi theo ông ta mà trong lòng không hết hoài nghi. Tôi chỉ sợ ông ấy đùa, sợ ông ấy hiểu sai ý mình và sợ vô vàn thứ khác. Tuy nhiên, vì đường sá vắng vẻ, không biết dựa vào ai nên tôi cứ liều mình đi theo. Không ngờ, ông ấy dẫn tôi đến tận trạm xe điện rồi mới quay về.

Quãng đường hôm ấy khá xa, chắc phải 10 phút đi xe đạp mới hết nhưng ông ấy không tiếc thời gian và công sức để dẫn tôi đi. Điều đó khiến tôi ấn tượng mãi”, anh Sơn kể.

Anh Sơn nói tiếp: “Một lần khác, tôi đi siêu thị. Vì siêu thị rất rộng nên tôi tìm một chai nước mắm và các nguyên liệu nhưng tìm mãi không ra.

Tôi rón rén ra hỏi nhân viên siêu thị nhưng trong lòng không mấy tự tin. Tôi chỉ sợ nhân viên cau có khó chịu, hoặc thể hiện thái độ khinh khỉnh thì sẽ làm hỏng tâm trạng mua sắm ngày hôm đó của mình.

Tuy nhiên, khác hẳn với lo lắng của tôi, cô nhân viên siêu thị không những chỉ dẫn nhiệt tình mà còn đưa tôi tới tận quầy. Thái độ của cô nhân viên vô cùng nhẹ nhàng khiến tôi thấy rất thoải mái.

Lúc đó tôi vẫn chưa thực sự tin rằng, đó là cách ứng xử đặc trưng của người Nhật ở vùng nông thôn này. Tôi cho rằng, hai người đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình kia chỉ là những trường hợp đặc biệt và tôi là người may mắn nên đã gặp họ.

Nhưng, sau gần 2 năm sống ở đây, có cơ hội đi đây đi đó nhiều hơn để gặp gỡ và tiếp xúc với người Nhật, tôi mới nhận ra rằng, 90% số người Nhật mà tôi gặp, họ lịch sự và nhiệt tình vô cùng”, anh Sơn hào hứng kể.

Khi anh Sơn và các công nhân người Việt ở đây cần sự giúp đỡ hay hỏi đường, hầu hết người Nhật đều hướng dẫn rất cặn kẽ. Nhiều người còn sẵn sàng bỏ ra vài chục phút để giúp đỡ người kia.

Trong siêu thị, nếu một người không rõ vị trí của một món hàng nào đó thì từ tầng 1, nhiều khách hàng cũng sẵn sàng dẫn họ lên đến tầng 2, tầng 3 để chỉ cho người mua thứ họ cần.

“Khi nhận ra những sự nhiệt tình đó, nhiều anh em người Việt cứ thắc mắc bảo, sao người Nhật lạ thế. Họ không sợ muộn giờ làm, muộn giờ đón con, muộn giờ đi chơi… hay sao mà khi mình hỏi, họ lại tận tình đến vậy? Nhưng bây giờ sống ở đây lâu, tôi mới thấy, đó là một phần trong văn hóa ứng xử, giao tiếp của người Nhật. Và chúng tôi cũng đã học được rất nhiều từ sự văn minh, lịch sự đó của họ” - anh Sơn nói thêm.
NỀN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở NHẬT

Nhìn hậu quả của hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, không ai có thể tưởng tượng được rằng chỉ sau chưa đầy 20 năm, nước Nhật đã trỗi dậy thành một cường quốc kinh tế. Càng ngoạn mục hơn vì sự trỗi dậy đó được diễn tiến trong bầu không khí thanh bình của một xã hội tràn đầy tính nhân văn, đạo đức.Nhiều người cho rằng Nhật Bản có được sự thành công kỳ diệu là nhờ rất nhiều vào sự giúp đỡ của Mỹ cũng như căn bản kỹ thuật sẵn có của người dân Nhật. Điều này chỉ đúng một phần. Nguyên do quan trọng nhất vẫn là Chính phủ Nhật thời hậu chiến đã dựa vào phẩm chất của dân tộc với những đức tính cần cù, đoàn kết, lòng tự trọng... để đưa ra một chính sách giáo dục rất hợp lý, đóng góp vào sự phục hưng của Nhật Bản.

Có thế nói, ngành giáo dục đạo đức của Nhật Bản đã có được kết quả tốt trong việc giảng dạy và thực hành là nhờ sự kết hợp hài hoà của năm yếu tố sau:

Giáo viên

Trong cuốn “Về đạo đức học”, Giáo sư Oshima Yasumasa (Doutoku) đã viết: Thầy cô giáo về đạo đức phải là một khuôn mẫu cho học sinh noi theo. Bề ngoài phải là người có lời nói, cử chỉ đoan chính, bên trong phải là người có lòng bác ái, công minh không thiên vị. Cuộc sống phải lấy sự đơn giản đạm bạc, tránh sự xa hoa, phung phí. Phải có những đức tính sáng suốt, cương nghị, tính dân chủ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Phải làm cho học trò tin tưởng, dễ gần và nương cậy khi cần thiết.

Học sinh

Nền giáo dục đạo đức của Nhật hướng dẫn trẻ em sinh hoạt cũng như học tập trong tinh thần tập thể, sự hiểu biết đến từ sự hoà nhập, noi theo gương mẫu của bạn bè hay những đứa trẻ đi trước. Tinh thần học hỏi và tuân theo luật lệ của đoàn nhóm không chỉ thể hiện trong cấp mẫu giáo và chín năm cưỡng bách giáo dục mà còn được duy trì dưới nhiều dạng ở các cấp cao hơn.

Giáo khoa thư

Giáo dục ở Nhật Bản được chia ra làm năm nhóm: Trí dục (môn học chuyên về việc nâng cao kiến thức về xã hội, kinh tế, quản trị); Kỹ nghệ (các ngành khoa học thực nghiệm, sản xuất); Thể dục (môn học về sức khoẻ, thể thao, vệ sinh…); Nghệ thuật (âm nhạc, kịch nghệ, văn hoá, thẩm mỹ); Đức dục (giúp con người hiểu và sống theo luân lý, đạo đức).

Gia đình

Sự liên hệ giữa giáo viên (thường là giáo viên chủ nhiệm) với gia đình rất được chú ý, ngay từ khi đứa bé được 4,5 tuổi. Cha mẹ đều là hội viên của hội Phụ huynh để kết nối thầy cô giáo với gia đình trong vấn đề giáo dục trí dục cũng như đức dục của đứa bé trong thời gian đến trường.

Xã hội

Với sự liên kết khá chặt chẽ và hữu hiệu giữa thầy cô giáo, nhà trường và gia đình trong khoảng 11 năm của trẻ em Nhật Bản (2 năm mẫu giáo và 9 năm cưỡng bách giáo dục). Có thể nói trong khoảng thời gian đó, yếu tố xã hội tương đối ít ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của đứa trẻ so với nhiều quốc gia khác...

Bước sang lĩnh vực giáo dục cao hơn như cấp cao đẳng (Koto gakko, tương đương cấp 3 tại Việt Nam) hay cấp đại học, ngành giáo dục đạo đức Nhật Bản đã có một giải pháp rất hữu hiệu, đó là sự xuất hiện các hội đoàn như âm nhạc, hội hoạ, quốc ngữ, phim ảnh, thể thao, du lịch, tennis, võ thuật... Những hội đoàn này có tổ chức rất quy củ, dưới sự điều hành của những người có kinh nghiệm, tư cách đạo đức tốt và trình độ cao về chuyên môn. Học sinh hay sinh viên vào hội đoàn này phải chịu luật lệ của nhóm nhưng được đối xử hoàn toàn công bằng.

Chi tiết thực hành giảng dạy đạo đức

Trong tập san Giáo dục Đạo đức của Bộ Giáo dục quốc gia Nhật Bản năm 1958 có đưa ra những chi tiết của từng chủ đề giáo dục đạo đức giúp cho thầy cô giáo noi theo trong việc thực hành giảng dạy.

Tập quán lễ nghi

Không có lễ nghi căn bản này là một thiếu sót không thể chấp nhận được trong một xã hội rất chuộng hình thức và lễ nghĩa như Nhật Bản. Bậc cha mẹ và thầy cô phải có trách nhiệm dạy bảo cho đứa bé nằm lòng như một phản xạ khi nhận vật gì hay giúp đỡ từ người khác luôn phải có lời cám ơn. Trước khi ăn cơm phải nói câu xin mời (Itadakimasu), khi ăn xong để đũa xuống có thể khen ngon miệng nhưng không thể thiếu câu đã ăn xong (Gochisosama). Khi rời nhà phải nói câu “xin rời nhà” (Ittekimasu) và sẽ nhận được câu “xin cứ đi” (Itterasai). Khi về nhà với câu “đã về nhà” (Tadaima) sẽ được chào đón “xin cứ về” (Okaerinasai), khi gặp ai quen biết hay thầy cô phải chào hỏi. Bên cạnh đó, đứa bé phải chỉnh tề trong ăn mặc lúc đến trường, giữ gìn vệ sinh chung, không được nói dối...

Quý trọng sự sống và sức khoẻ

Thầy cô giáo dạy cho học sinh yêu sự sống của mình, coi đó là một gia sản của cha mẹ, của đất nước mà mình có nhiệm vụ gìn giữ cho khoẻ mạnh để đền đáp lại cha mẹ và phục vụ xã hội nơi mình đang sống. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao hay giải trí có tính văn hoá như âm nhạc, hội hoạ, du lịch khám phá thiên nhiên... Thầy cô giáo phải tìm cách nâng đỡ, an ủi học sinh khi gặp buồn phiền, tuyệt đối không được mang sự chán chường, tiêu cực trong đời sống riêng của mình vào giờ giảng dạy.

Hoà nhập, ý thức trách nhiệm và sáng tạo

Hướng dẫn cho học sinh những đức tính để hoà nhập vào sinh hoạt của tập thể là một bài học luôn luôn được đề cao, thể hiện rất rõ trong trường lớp, trong công sở, đoàn nhóm ngay cả trong giải trí, vui chơi....

Bài học đạo đức giảng dạy cho học sinh có tinh thần trách nhiệm trong việc làm, tôn trọng giá trị cần lao, phát triển khả năng sáng tạo trong công việc không chỉ thu nhỏ trong môi trường học đường mà còn liên tục và cần thiết cho học sinh bước vào việc làm tại các hãng xưởng trong xã hội.

Tâm hồn trong sáng và hướng thiện

Phương pháp để phát triển tâm hồn trong sáng, lý tưởng là giúp đỡ học sinh đến thăm hay tiếp cận cơ sở từ thiện (cơ sở nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi, tật nguyền... ) hay tham gia hoạt động từ thiện (thiên tai, hoả hoạn...).Bên cạnh đó, học sinh còn được khuyến khích tham dự những môn giải trí có tính nghệ thuật nhằm nâng cao trình độ văn hoá, nhân bản;

Tinh thần “hoà hiếu hạnh” trong gia đình

Ngày nay, môn giáo dục đạo đức gia đình của Nhật dựa vào ba tiêu chí “Hoà, Hiếu, Hạnh”:

- Tinh thần hoà thuận: Các con phải biết vâng lời, kính yêu cha mẹ và thương yêu anh chị em trong gia đình. Cha mẹ phải có nhiệm vụ nuôi dưỡng, thương yêu và lo việc học hành sinh sống tốt cho các con.

- Tinh thần hiếu kính: Các con cũng phải có lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ốm đau, già lão.

- Tinh thần tạo dựng hạnh phúc gia đình: Cha mẹ, vợ chồng, con cái phải tôn trọng phẩm giá cũng như ý hướng của nhau.

Can đảm khi hành động và phục vụ chính nghĩa

Để chuẩn bị cho học sinh, nhất là khi chuẩn bị rời ghế nhà trường để bước vào xã hội, giáo viên phải hướng dẫn học sinh có tính phân tích và phán xét sự kiện một cách chính xác nhờ kiến thức đã thu được và biết lắng nghe phê phán của người khác một cách khôn ngoan. Sau khi đã tìm ra một giải pháp, phải can đảm thực hiện trong tinh thần chủ động, không ỷ lại người khác, hãy tự tin nhận lấy trách nhiệm.

Lòng yêu nước và cộng đồng quốc tế

Ngày nay, lòng ái quốc ở Nhật Bản được dựa trên bản hiến pháp hoà bình năm 1947 với tiêu đề “Quốc gia độc lập và quốc tế thân thiện trong một thế giới hoà bình”. Với tinh thần đó, đối với cộng đồng quốc tế, ngành đạo đức giáo dục của Nhật Bản được định hướng rất rõ ràng. Đó là đào tạo những con người lý tưởng. Với bản thân phải học hỏi để có đức tính tốt của một con người khỏe mạnh về thể lực, trong sáng về tâm hồn. Với gia đình, xã hội và đất nước phải là thành viên có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm. Phải biết trau dồi tài năng, giữ gìn và làm giàu cho nền văn hoá của dân tộc. Với thế giới, phải mang lý tưởng cao cả thoát ra khỏi cái chật hẹp của địa giới quốc gia để hoà nhập vào sự tiến triển và an ninh chung cho xã hội loài người.

News.skydoor.net
KAIZEN là một phương pháp học tập bắt nguồn từ Nhật Bản.

Kaizen theo triết tự từ được ghép bởi hai từ Kai và Zen. Trong đó, Kai nghĩa là cải cách liên tục, Zen nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn. Kaizen có nghĩa là Cải cách liên tục để tốt đẹp hơn.

1. Hai tính chất của phương pháp Kaizen

Thứ nhất, Kaizen là những thay đổi nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong những vấn đề cần giải quyết. Có nghĩa là, khi gặp phải một vấn đề lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ và đi vào giải quyết từng phần.

Chia một lần chưa thấy hướng giải quyết thì tiếp tục chia thêm lần thứ hai, lần thứ ba,… đến khi tìm được hướng giải quyết. Tất nhiên việc chia phần nhỏ cũng yêu cầu sự tư duy và suy nghĩ của người tham gia. Bạn hãy chia sao cho hợp lý, chứ không phải là khiến nó phức tạp lên.

Thứ hai, Kaizen là làm liên tục và liên tục không ngừng. Nghĩa là những thay đổi nhỏ nhưng phải làm liên tục, có sự kết nối với nhau mà không bị ngắt quãng. Bởi một lí do đơn giản là vì những vấn đề đã được chia nhỏ và đã nhỏ thì cần phải giải quyết thật nhanh và liên tục, nếu không thì sẽ rất mất thời gian.

Tóm lại, phương pháp Kaizen thú vị vì các vấn đề nhỏ, đến mức khiến cho người giải quyết không gặp nhiều khó khăn và không còn cảm thấy sợ hãi.

2. Áp dụng Kaizen vào học tập và ôn thi

- Mỗi ngày một câu hỏi

Có thể bạn đã biết, não là một bộ phận đặc thù của cơ thể, nó bị kích thích bởi những câu hỏi và các mệnh đề cần hướng giải quyết. Chính vì thế hãy đặt ra những câu hỏi để kích thích trí não sáng tạo để trả lời câu hỏi.

Nhưng không phải là những câu hỏi lớn lao, trừu tượng,… khiến chính ta không biết bắt đầu từ đâu. Mà hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn, đơn giản hơn để giải quyết nó.

Ví dụ: thay vì câu: Làm sao để học giỏi? Hãy chia câu hỏi đó ra thành những câu nhỏ hơn như: Làm sao ta có thể dậy sớm hơn? Làm sao ta chịu khó làm bài tập hơn? Làm sao ta đến lớp đúng giờ hơn? Làm sao ta tập trung nghe giảng hơn?...

- Hành động liên tục trong ngày

Đừng chỉ đặt ra quyết tâm “ảo” bằng lý thuyết, hãy hành động ngay khi đặt ra vấn đề để giải quyết nó.

Việc hành động liên tục sẽ tạo nên những hiệu quả nhất định. Nhưng quan trọng hơn nhất là nó giúp chúng ta hình thành những thói quen tốt và tích cực.

Đầu tiên là về bộ não, việc hành động tư duy liên tục sẽ giúp hàng tỉ nơ-ron thần kinh có thể tạo liên kết với nhau, giúp bộ não hoạt động hiệu quả và bền hơn khi có áp lực.

- Đơn giản hóa vấn đề

Kaizan nghĩa là chia nhỏ vấn đề hay đơn giản hóa các vấn đề. Khi làm một công việc, để hoàn thành nó, không nhất thiết phải lao vào làm nó ngay lập tức và hoàn hảo ngay. Hãy từ từ nhìn lại và làm nó từ từ, làm từng phần một.

Ví dụ trong chi tiêu hàng tháng, bạn cảm thấy việc chi tiêu cần phải cắt giảm. Tháng trước bạn tiêu 2 triệu 500 ngàn đồng, tháng này bạn muốn giảm 500 ngàn đồng. Đừng ngay lập tức cắt lại 500 ngàn đồng lúc đầu tháng mà hãy từ từ giảm mỗi ngày một ít. Việc cắt giảm mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn không bị "ngợp".

Hay việc ngủ dậy buổi sáng, vì đã quen với việc dậy vào lúc 9h. Thay vì ngay lập tức thức dậy lúc 5h30 sáng, bạn hãy từ từ tập luyện mỗi hôm dậy sớm hơn một chút (khoảng 15 đến 30 phút), việc này sẽ giúp cơ chế hoạt động cơ thể không bị đảo lộn và giúp bạn khỏe hơn.

- Tự thưởng

Hãy thưởng cho mình khi thành công, đó là động lực chính mình tạo ra. Nhưng tất nhiên nó cũng dựa trên tiêu chí “nhỏ và ý nghĩa” như tôn chỉ của phương pháp Kaizen vậy.

- Để ý và trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ bằng “cuốn sổ hạnh phúc”

Hãy để ý và trân trọng những điều tưởng như nhỏ và tất yếu trong cuộc sống. Và một lời khuyên dành cho các bạn là hãy có một cuốn sổ mang tên: Cuốn sổ hạnh phúc!

Cuốn sổ này ghi lại tất cả những niềm vui, hạnh phúc lớn, vừa, bé, thậm chí là rất bé trong cuộc đời bạn. Một buổi học tốt, một lần giơ tay lên bảng, một lần điểm cao khi thi, một lời khen của cô,… hay “đời’ hơn là: một bữa cơm gia đình, (hay bữa cơm với bạn cùng phòng, nếu ở trọ), một chuyến đi chơi mang lại cho bạn nhiều cảm xúc,...
CẬU CHUYỆN ĐỌC VỀ NHẬT CÙNG NGẨM ( theo một người ghé qua Nhật)

Năm 2009 tôi đi qua nước Nhật từ Osaka, Nagoya rồi lên Tokyo trong chuyến quảng bá du lịch, có hai chuyện nhỏ xảy ra nhưng bộc lộ khá rõ về cấp văn hóa của người dân gây ấn tượng mạnh với tôi.

Chuyện thứ nhất: Trước hôm kết thúc chuyến đi, đội trưởng đội nhạc của Nhà hát ca múa nhạc Trung ương đi siêu thị định mua cho con chiếc xe đạp. Sau 8 giờ tối anh cùng hai đồng nghiệp xuống tàu điện ngầm. Trời nóng, anh mặc quần soọc, chiếc ví đựng giấy tờ, hộ chiếu cùng tiền dự phòng cho cả đoàn có 4.000 USD cộng với cả đồng yên, tương đương khoảng 150 triệu đồng. Đi qua ba chặng ra khỏi ga, anh sờ vào túi thì cái ví rơi đâu không biết. Không biết mất lúc nào, đội trưởng muốn ngất. Hai đồng nghiệp đi cùng bảo phải báo cho cảnh sát thì anh lắc đầu, làm sao mà thấy, rơi đâu không biết, chẳng phải bị móc túi, tìm làm sao? Nhưng mất hộ chiếu là phiền hà nhất.

Cuối cùng đành đến đồn cảnh sát gần nhất khai báo. Sau khi nhận đủ thông tin, họ bảo ngồi chờ. Bất ngờ là chỉ sau ba tiếng các anh đã nhận lại được chiếc ví, kiểm tra không suy suyển gì. Hỏi thì họ cho biết có một người dân nhặt được đem nộp lại.

Chuyện thứ hai: Trong chuyến đi, có mấy em diễn viên vào cửa hàng mua đồ, trả tiền xong để quên ví trên mặt quầy, hàng giờ sau hớt hải quay lại thì người bán hàng đưa chiếc ví ra, vẫn đủ giấy tờ và nguyên vẹn 300 USD trong đó.

Nghe chuyện đó, một người anh đã đi nhiều nơi bảo tôi, nếu ở châu Âu hay là nước Mỹ thì cũng tiêu thôi, khó mà tìm.

Hai chuyện đó rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi khiến tôi ngẫm nghĩ rằng nền giáo dục của họ đã thành công trong việc tạo dựng nhân cách con người, không cầm cái gì khi nó không phải của mình.

Qua câu chuyện nhỏ này, tôi ngẫm nghĩ nhiều về định nghĩa cường quốc. Giàu có chưa đủ cho tiêu chí là một cường quốc nếu trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân chưa được đào luyện, chưa được xác lập.

Nhớ vào giữa những năm 60 thế kỉ trước, có một đoàn ngoại giao sang công du bên Nhật để tìm sự ủng hộ cho công cuộc chống Mỹ, đã đến thăm một thiền sư. Ông ấy đã nhấc bút tặng một thư pháp cho đoàn bốn chữ: “Đức tất hữu lân” (có đức thì tất nhiên có bạn bè). Bức thư pháp ấy sau được in trên tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn VN.

Nhìn vào một dân tộc như thế thì thấy chuyện động đất sóng thần như trời sập cũng không thể đè bẹp được họ.
URL chuyển đến