Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: CÔNG DỤNG CỦA DẤM
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
HẢY THỬ ĐI , NÀO TỐN KÉM.

Giấm là gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong nấu nướng. Loại chất lỏng lên men tự nhiên này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc chế biến món ăn.

Có bị ngứa ở đầu chót mũi mà gãi hoài không hết, ngứa da vì làm sau vườn hoặc da tay bị nóng (khi cắt ớt hay gừng), bị ngứa (khi cắt củ khoai môn), dùng giấm để tẩy rửa những nơi đó, thì nó sẽ hết khi nào không hay.

Nếu lỡ ăn quá cay, ngậm một hớp giấm rồi súc miệng sau đó thì sẽ hết cay.
Nếu nấu bị khét ở đáy nồi, đổ giấm vào và pha một chút nước rồi đem đun sôi, sẽ rửa nồi dể dàng
Cũng có thể khử mùi hôi chân bằng cách ngâm chân vào giấm pha với nước ấm.

Sau đây là những công dụng khác của giấm

1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết.
2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh.
3. Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò
4. Đánh bóng xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe.
5. Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.
6. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi không muốn con mèo mon men tới gần.
7. Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà.
8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.
9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa giấm vào chỗ bị đốt để giảm đau và ngứa.
10. Chữa da bị cháy nắng: dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.
11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh giấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc.
12. Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm.
13. Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội.
14. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống.
15. Trị viêm xoang và viêm phế quản: hòa ¼ tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.
16. Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách giấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó giội sạch lại bằng nước.
17. Khử mùi hành: thoa giấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành.
18. Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng giấm nguyên chất để rửa thớt.
19. Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ.
20. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa.
21. Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp giấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch.
22. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm.
23. Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm.
24. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách giấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng.
25. Rửa và khử mùi chai lọ: dùng giấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại.
26. Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách giấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần.
27. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không gỉ: dùng khăn nhúng giấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại.
28. Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh giấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất.
29. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.
30. Tẩy vết hoen gỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất.
31. Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.
32. Làm thông bàn ủi hơn nước: cho hỗn hợp gồm ½ giấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bài ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút.
33. Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp giấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen.
34. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách giấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn.35. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách giấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy.
36. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt.
37. Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn tắm, cho thêm 1 tách giấm rồi cho quần áo vào.
38. Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm giấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với giấm trước khi giặt.
39. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt giấm sau đó lau sạch lại bằng vải.
40. Giữ hoa tươi lâu: hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa.
41. Dập lửa: đổ giấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa
42. Làm sảng khoái tinh thần: cho 1 muỗng giấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.
URL chuyển đến