Gốc Quê

Phiên bản đầy đủ: SỐNG CHUNG VỚI DỊCH
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
KHI tp bắt đầu quyết định cho con cháu đi học trực tiếp là lúc mà cha mẹ đấy lo lắng trong khi học sinh đều vui mừng. Vất vả nhất là nhà trường lo cơ sở vật chất quan trong là đối phó tình trang Ngừa, Chống, Phản ứng với nhiểm.
Gia đình mình cũng không thoát khỏi tình trang lo nghỉ này khi mà có 2 cháu học 2 cấp khác nhau, con dạy hoc và làm công việc tiếp xúc với nhiều người.
CHẤP NHẬN thôi.
TÌNH CỚ ĐOC BÀI THƠ SAU của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội cảm thấy nao lòng phải copy gừi lên cho chủ đề mới.


KHI EM LÀ F0

Đằng sau màn hình kia là những thầy cô giáo của tôi
Không đến trường vì cách ly Covid

Sợ học trò không theo học kịp

Nên miệt mài -không nghỉ, dạy học Zoom.

Bục giảng ngày nào không bóng dáng thân quen
Bảng trầm ngâm không dòng phấn viết
Những con chữ, bức tranh, hình, nét
Chỉ hiện lên qua chia sẻ màn hình.

Tiếng giảng bài bỗng chốc lặng thinh
Cơn sốt đến, những trận ho không báo trước
Cái mệt mỏi chẳng trò nào biết được
Nên giấu khuôn mặt mình dưới tấm ảnh thật xinh.

Em không là chiến sĩ áo trắng, áo xanh
Không hồi sinh cho những bệnh nhân Covid
Em chỉ có trái tim yêu tha thiết
Em là cô giáo F1, F0…"

Thực tế là cháu ở nhà dù kg bị là F1 nhưng mổi khi đi học về lại nhận thêm tin bạn con là F0 hết đứa này đến đứa khác ! Rồi lại nhin tin báo qua fone cháu học sinh này là F1 phải ở nhà 5 ngày , ngày cuối text âm tính trước khi đi học lại. Thế mới có chuyện như đùa: cháu chỉ là F1 mà ngỉ dài hạn vì xg 5 ngày học 1 ngày lại nghỉ tiếp vì bạn khác lại F0 mà cháu ngồi gần.
Không thể nói bức xúc của phụ huynh là sai mà không thể nói cách sử lý của nhà trường theo chỉ thị của sờ là sai.
Cái LÝ DO CÁ NHÂN và LÝ DO XÃ HỘI ít khi hòa hợp, nó chỉ có thể trộn lẫn với nhau bắng cách thông cảm trong cách suy nghĩ mà thôi, Chấp nhận sống chung nàng Covi đỏng đảnh hiện nay là biện pháp để sống và vượt lên vì nào có thể chớ cho hết dịch. Miền Tây ta sống chung với lũ bao đời nay, nay thêm sống chung với dịch nào có khó khăn chi,nên > sau khi dịch bủng nổ sau Saigon người miếnTây ta lại dễ dàng sống cùng dịch nên chỉ số nhiểm hàng ngày luôn coi như kg đáng kể Tongue . Saigon lại nổ lực thành miền đất vượt dịch , xây dựng lại và lại là đầu tàu dù rắng hàng ngày đã vượt qua con số 2 ngàn F0.

CHẤP NHẬN & CỐ GẮNG & THÔNG CẢM.
COPY 2

Giáo viên hụt hẫng vì những lớp học vắng trò

Từ đầu tháng 2, hơn 600.000 học sinh lớp 7-12 ở Hà Nội trở lại trường. Thời gian này, số ca mắc ở thành phố tăng nhanh, các trường khó duy trì sĩ số ban đầu vì nhiều học sinh F0, F1.

Vốn đã quen với tình trạng lớp học 43 em thường xuyên trống chỗ, cô Giang vẫn không tránh khỏi cảm giác hẫng. "Hôm đó là lần đầu tôi dạy một lớp ít học trò như vậy", cô Giang chia sẻ.

Cô giáo dạy Hóa từng đề nghị nhà trường cho lớp chuyển về học trực tuyến hoàn toàn nhưng trường thực hiện chỉ đạo "vẫn dạy dù còn một học sinh". "Thấy lèo tèo vài em đến lớp, tôi cũng thấy nản. Giờ học hôm đó ảm đạm, không khí buồn bã, học sinh mất hứng thú với bài vở", cô Giang kể.

Lớp không có wifi, cô chỉ có thể giảng bài cho sáu em học trực tiếp, số còn lại "chịu thiệt". Cô giảng xong phần nào, các em ở lớp sẽ chụp lại và gửi qua Zalo cho các bạn học ở nhà.

Vài tuần qua, cô Ngọc Minh, giáo viên Văn THPT, cũng lên lớp trong tình cảnh tương tự vì hầu hết học sinh thuộc diện F0, F1. Có thời điểm, số vắng mặt lên tới ba phần tư. "Tôi từng dạy một lớp 12 mà chỉ có bảy em học trực tiếp, hơn 30 em khác ở nhà theo dõi livestreams. Khối 10 ban đầu còn đông học sinh nhưng chỉ sau vài ngày, F0 liên tục xuất hiện, các lớp chỉ còn vài chục em", cô Minh nói.

Mỗi lần nghe học sinh báo F0, cô giáo 35 tuổi lại thấy trĩu nặng. "Lớp ít, học sinh không hào hứng. Các em vừa học vừa phòng dịch, phải đeo khẩu trang và ngồi giãn cách nên việc tương tác với cô giáo và các bạn cũng hạn chế", cô Minh chia sẻ.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến 27/2, trong số hơn 600.000 học sinh thuộc diện được đến trường, có khoảng 17.400 em F0. Trong số đó, gần 600 em phải nhập viện, chiếm 3,4% số ca nhiễm; còn lại không triệu chứng và triệu chứng nhẹ nên điều trị tại nhà.

Ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn, kéo theo số lượng F1 tăng cao, cần cách ly theo quy định, khiến nhiều lớp không đủ một nửa học sinh. Theo cô Minh, tình trạng lớp chỉ vài em đi học xảy ra ở nhiều trường. Một số đồng nghiệp của cô lên lớp và dạy duy nhất một học sinh.

Cô Thu Nga, giáo viên một trường THPT ở Thanh Trì, chia sẻ, điều quan trọng nhất lúc này, khi dạy những lớp vắng học trò, là tìm cách khuấy động, xốc lại tinh thần cho các em.

Là giáo viên Văn, cô Nga cho rằng cảm xúc trong khi giảng bài rất quan trọng. Thấy học sinh ỉu xìu vì lớp thưa thớt, cô tổ chức trò chơi và cho các em thảo luận nhóm để tạo không khí. "Nhìn lớp ít, tôi còn thấy chán nói gì đến học sinh. Tuy nhiên mình phải cố gắng gạt cảm xúc tiêu cực đi để tạo hứng thú cho các em. Tôi luôn động viên học sinh rằng bất đắc dĩ lắm thì mới nghỉ, vì học trực tiếp dù sao vẫn tốt hơn", cô Nga nói.

Được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, mỗi tiết dạy, cô Nga đều đặt máy livestream cho học sinh ở nhà. Dù vẫn gọi các em học trực tuyến phát biểu, việc này gặp nhiều hạn chế. Cô giáo giải thích, học sinh ở nhà có thể gặp trục trặc đường truyền. Có lúc cô gọi nhưng không kết nối được hoặc âm thanh từ phía trò không rõ. Trong khi đó, một tiết học chỉ kéo dài 45 phút nên giáo viên thường ưu tiên tương tác với học sinh trên lớp.

Đánh giá học online kém hiệu quả, lại giảm tương tác xã hội, tiềm ẩn những hệ lụy về tâm lý, sức khỏe với học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương mở cửa toàn bộ trường học từ sau Tết. Tuy nhiên, với sự gia tăng ca nhiễm cộng đồng sau kỳ nghỉ Tết, số ca nhiễm trường học vì thế cũng tăng mạnh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ 27/4/2021 đến tháng 2/2022, toàn ngành ghi nhận hơn 162.000 trường hợp nhiễm Covid-19.

Tuân thủ quan điểm duy trì mở cửa trường học của Bộ, nhiều trường vẫn nỗ lực xoay xở tổ chức song song hai hình thức giảng dạy trực tiếp và trực tuyến.

Dạy học trong bối cảnh số ca mắc chưa có dấu hiệu giảm và mô hình kết hợp không đạt hiệu quả như mong đợi, cô Minh chỉ hy vọng tình hình cải thiện dần để các em quay trở lại lớp nhiều hơn.
COPY 3

Trường học thiếu kinh phí để test nhanh toàn bộ F1

TP HCMQuy định phải xét nghiệm toàn bộ F1 khi phát hiện F0 khiến nhiều trường rơi vào tình trạng khó khăn vì không đủ tiền mua kit test, thiết bị y tế.

Khoảng một triệu trẻ mầm non, học sinh phổ thông TP HCM bước vào tuần học thứ tư sau kỳ nghỉ Tết trong bối cảnh thành phố ghi nhận hơn 7.500 ca nhiễm trường học, gồm hơn 700 giáo viên và gần 6.800 học sinh.

UBND TP HCM tuần trước ban hành hướng dẫn mới về xử lý F0, F1 trong trường. Theo đó, nếu phát hiện F0, nhà trường phối hợp với trạm y tế địa phương xác định các F1; tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu gộp (không quá ba mẫu) cho toàn bộ F1.

Sĩ số lớp học trung bình các trường ở TP HCM khoảng 40-45 em. Khi phát hiện F0 ở một lớp, các trường phải dùng 10-20 kit test nhanh.

Lãnh đạo một trường tiểu học ở quận Gò Vấp cho biết sau hai tuần học trực tiếp, trường ghi nhận hơn 30 F0, một số phát hiện tại trường. Nhà trường rà soát để xác định và test nhanh học sinh F1 bằng nguồn kit test tự túc. Trường chuẩn bị hơn 100 kit test nhanh, giá mỗi chiếc 70.000 đồng, hiện đã dùng hết 30 chiếc.

Để có thể chi dùng dè sẻn như vậy, vị lãnh đạo cho biết: "Chúng tôi chỉ test gộp những em có biểu hiện bất thường, còn lại nhờ phụ huynh test khi các em trở về nhà, học trực tuyến. Nếu phải test hết F1, chắc chắn không đủ kit".

Theo thông báo của phòng giáo dục quận, trường sử dụng kit test nhanh tự chuẩn bị để xác định ca nghi nhiễm. Khi xác định được F0, nhà trường phối hợp với trạm y tế phường để kiểm tra các F1.

"Quy định là vậy, nhưng số lượng học sinh F1 là rất lớn, trường vẫn cần có nguồn kit để chủ động. Nếu không được cấp, về lâu dài chúng tôi không đủ kinh phí mua sắm, sẽ rất khó khăn trong chi tiêu", lãnh đạo trường cho biết.

Tại THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh) tuần qua, sáu lớp phải dừng học trực tiếp vì có F0, trong đó hai lớp phát hiện F0 trong giờ học. Toàn bộ học sinh liên quan được đưa đến lớp dự phòng, test gộp ba mẫu.

Hiệu trưởng Hứa Thị Diễm Trâm cho biết, quận có chủ trương hỗ trợ kit cho các trường khó khăn nhưng nguồn lực hạn chế. Do trường chưa ở mức quá khó khăn nên vẫn chủ động nguồn kit để sử dụng khi cần. Hiện số lượng kit chuẩn bị vẫn đủ dùng nếu tiết kiệm nhưng về lâu dài, trường sẽ gặp khó.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du, quận 10, nhận định việc xét nghiệm toàn bộ F1 khi trong lớp có F0 là tốn kém, không hiệu quả.

Thầy Phú nêu ví dụ, trường có 4-5 lớp xuất hiện F0, số kit test cần thiết lên đến hàng trăm; trong kịch bản xấu nhất, các lớp đều xuất hiện F0, số kit test cần dùng lên đến hàng nghìn.

"Số tiền dùng để mua kit lúc này có thể hàng trăm triệu đồng, sử dụng một lần. Câu hỏi khác đặt ra là kit này ở đâu, bởi không phải muốn là mua được. Y tế địa phương có hỗ trợ chăng nữa cũng không đủ nhân sự, nguồn lực, vì họ còn rất nhiều việc khác", thầy Phú nói.

Tương tự các trường khác, THPT Nguyễn Du chuẩn bị số lượng kit đủ dùng trong ngắn hạn. Số lượng F0 ở trường vẫn trong tầm kiểm soát nhờ sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Trước khi đi học vào đầu tuần, cha mẹ sẽ test nhanh cho con và báo kết quả về cho giáo viên.

"Về lâu dài, cách làm này không ổn, các trường sẽ rất bị động. Nếu thiếu kit test, không có kinh phí, khó tránh khỏi việc nhiều trường sẽ làm qua loa", thầy Phú cho biết.

Do không có kinh phí mua kit, một số trường phải kêu gọi phụ huynh ủng hộ. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường ngại việc này không "lâu bền" bởi phụ huynh cũng khó khăn vì dịch bệnh. Chưa kể, việc huy động kinh phí dễ gây tiêu cực về thu chi.

Phó giám đốc Sở, cho biết thành phố đã thống nhất, y tế địa phương là đơn vị hỗ trợ thiết bị này cho các trường. Nhà trường chỉ chuẩn bị que test dự phòng để tầm soát F0, các trường hợp nghi nhiễm; việc tầm soát các ca liên quan do y tế địa phương hỗ trợ. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở cũng cho rằng, nhà trường phải chủ động sử dụng nguồn lực của mình để linh động giải quyết, "không nên ngồi chờ".

* * *

Hơn 50.000 bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh Covid-19 được cấp về cho trường học để tầm soát các ca nghi nhiễm.

Ngày 3/3, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM triển khai phân bổ trung bình mỗi trường 20 bộ sinh phẩm, theo chủ trương của UBND thành phố.

Ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết, nguồn kit test này sẽ được phân bổ về các quận, huyện, TP Thủ Đức theo số lượng trường. Địa phương có trách nhiệm điều phối, sử dụng hợp lý, đúng mục đích.

Theo ông Dũng, kit test này được sử dụng để tầm soát F0 tại trường, tức chỉ dùng cho những người có dấu hiệu nghi nhiễm trong giờ học. Nếu phát hiện F0, nhà trường phối hợp với trung tâm y tế để tầm soát F1. Lúc này, nguồn kit test để tầm soát F1 do địa phương hỗ trợ. "Khi sử dụng hết kit test, các trường chủ động đề xuất cấp bổ sung", ông Dũng cho biết.

Các ca nghi nhiễm trong trường là những người có các biểu hiện lâm sàng: sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, giảm hoặc mất khứu giác, đau, nhức đầu, tiêu chảy, khó thở, viêm đường hô hấp hoặc có yếu tố dịch tễ.

Ngoài số kit được cấp phát, phần lớn trường đều chuẩn bị 50-100 kit test nhanh bằng kinh phí tại chỗ; một số trường huy động từ phía hội phụ huynh.

Việc cấp bộ sinh phẩm diễn ra sau khi nhiều trường rơi vào tình trạng khó khăn do thiếu kinh phí mua kit test nhanh để tầm soát F0, F1.

Hôm qua, UBND TP HCM điều chỉnh một số nội dung hướng dẫn kiểm soát F0, F1 trong trường. Theo đó, nếu phát hiện F0, nhà trường sử dụng kit test dự phòng để tầm soát F0 với các trường hợp nghi nhiễm.

Học sinh được xác định là F1 sẽ ở nhà, cách ly năm ngày (nếu đã tiêm đủ hai mũi vaccine) hoặc bảy ngày (nếu chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều) và được học trực tuyến. Hết thời gian cách ly, cha mẹ tự xét nghiệm nhanh cho con, thông báo cho giáo viên chủ nhiệm bằng hình ảnh kết quả xét nghiệm qua email, tin nhắn.

Nếu không có điều kiện xét nghiệm tại nhà, phụ huynh đưa con đến trạm y tế để nhân viên y tế thực hiện. Kết quả được báo về trường tương tự như trên.

Tại TP HCM, trẻ mầm non từ ba tuổi trở lên và toàn bộ học sinh phổ thông đang ở tuần học trực tiếp thứ tư từ sau Tết. Hiện, số F0 trong trường học ghi nhận gần 10.000 em và tiếp tục tăng, khiến phương thức dạy học liên tục thay đổi. Toàn thành phố có 2.353 trường, gồm 1.346 trường mầm non, 500 trường tiểu học, 280 trường THCS, 199 trường THPT và 28 trung tâm giáo dục thường xuyên.
COPY4

Giáo viên F0 quay cuồng giữa dạy online - offline

ắt đầu tiết Hóa học được hơn 10 phút, cô Nguyễn Minh Hạnh, giáo viên THPT ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thấy khó thở và mệt.

Cô Hạnh nói nhỏ và chậm lại nhưng vẫn hụt hơi, giọng thều thào. Cố gắng giảng thêm 20 phút nữa, cô đành xin lỗi học sinh, cho các em làm bài tập rồi ngồi nghỉ. "Tôi đã không thể tiếp tục giảng vì không đủ sức. Cũng may, hôm đó tôi chỉ có một tiết dạy", cô Hạnh nói.

Cô Hạnh trở thành F0 từ cuối tuần trước, sau khi con trai sổ mũi và xét nghiệm nhanh dương tính. Không xuất hiện triệu chứng và cảm thấy sức khỏe bình thường, cô báo với nhà trường có thể tiếp tục dạy ở nhà. Nhưng không ngờ, việc giảng bài liên tục khiến cô kiệt sức. Hôm sau có bảy tiết, cô Hằng xin nghỉ vì không cố nổi.

Trường đang thiếu giáo viên giảng dạy vì nhiều người thành F0. Ngoài một số thầy cô có triệu chứng nhẹ vẫn cố dạy để đảm bảo chương trình, số khác phải điều trị. Tổ bộ môn của cô Hạnh có chín giáo viên, gần một nửa là F0.

Ở nhà nhưng cô Hạnh cho biết các giáo viên đang "chóng mặt" vì phải cố gắng hoàn thành hai đề kiểm tra, cho học sinh học trực tiếp và online, để nộp cho trường trong tuần này. Số lượng học sinh trong trường mắc Covid-19 ngày càng đông. Cả trường có 45 lớp, lớp nào cũng vắng, nghỉ "già một nửa", vì thuộc diện F.

Từ nửa cuối tháng 2, cô Hoa, 37 tuổi, giáo viên một trường tiểu học ở huyện Đông Anh, Hà Nội cũng gần như phải "phân thân" để dạy cả trực tiếp và trực tuyến.

Buổi sáng, cô dạy trực tiếp cho khoảng 25 học sinh trên tổng số hơn 40. Vì đường truyền mạng tại trường không tốt, lại thiếu thiết bị, cô Hoa không thể livestream buổi dạy cho học sinh F0, F1 đang ở nhà. Do đó, cô phải kèm riêng những em này vào chiều hoặc tối, nghĩa là khối lượng công việc tăng gấp đôi. "Để dạy được hai hình thức, tôi cũng phải thiết kế lại bài giảng cho phù hợp. Việc này mất thời gian và vất vả hơn nhiều so với học trực tuyến hoàn toàn như trước", cô nói.

Duy trì được gần một tuần, hai con của cô Hoa nhiễm Covid-19. Cảm thấy mình là F1 nguy cơ cao, cô xin nhà trường cân nhắc cho cả lớp học trực tuyến. Lúc đó, số lượng học sinh F0, F1 của lớp cũng đã chiếm gần một nửa. Trường quy định, lớp nào hơn 50% học sinh F0, F1 có thể chuyển trực tuyến hoàn toàn. Nhận thấy tỷ lệ ở lớp cô Hoa cũng tiệm cận mức này và để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, trường chấp thuận.

Không còn phải dạy sáng trực tiếp, chiều trực tuyến như trước, cô Hoa "dễ thở" được vài hôm thì thấy người mỏi mệt, đau họng. Tự test nhanh Covid-19 thấy hai vạch, cô báo cáo hiệu trưởng và được động viên "nếu không mệt quá thì duy trì dạy, trường không đủ giáo viên để thay người nữa".

"Lúc đó, nhiều đồng nghiệp cũng vẫn phải dạy cả ngày với hai hình thức như tôi lúc trước nên tôi rất thông cảm với đề nghị của hiệu trưởng. Dù mệt, tôi nghĩ mình vẫn có thể dạy trực tuyến", cô Hoa nói.

Cố gắng được vài ngày, cô gần như gục ngã khi bắt đầu ho "tưởng muốn nổ phổi". Mỗi buổi dạy trực tuyến kết thúc, cô "nằm vật ra giường không thiết ăn uống gì".

Tại TP HCM, trẻ mầm non từ ba tuổi trở lên và toàn bộ học sinh phổ thông đang ở tuần học trực tiếp từ sau Tết. Hiện, số F0 trong trường học ghi nhận gần 10.000 em và tiếp tục tăng, khiến phương thức dạy học liên tục thay đổi. Chưa xuất hiện tình trạng những lớp học vài em như Hà Nội, nhưng tỷ lệ học sinh online - offline ở nhiều nơi tại TP HCM là 50:50.

Sáng 2/3, lớp 4/7, Tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3 do cô Hoàng Thụy Lan Anh chủ nhiệm vắng 28 học sinh, do lớp ghi nhận bảy em diện F0. Tại lớp, cô dạy trực tiếp cho 21 em trước chiếc máy tính đang mở Zoom, phát trực tiếp cho các em ở nhà theo dõi. Thỉnh thoảng, giờ học trực tiếp tạm ngưng để cô giáo hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho các em ở nhà học online. Sau bốn tiết buổi sáng, cô chụp hình, hướng dẫn bài vở, gửi cho nhóm ở nhà.

"Việc dạy kết hợp hai hình thức này rất vất vả bởi không thể kiểm soát hết việc học của các em. Phương thức học online không mấy hiệu quả, nhiều em chưa tự giác", cô Lan Anh cho biết.

Dạy nửa lớp trực tiếp, nửa lớp gián tiếp hai buổi mỗi ngày, cô Lan Anh còn phải đảm nhiệm nhiều công việc phát sinh khác, trong đó có chuyện trao đổi, giải đáp các thắc mắc của học sinh và phụ huynh. Trong bối cảnh dịch, số lượng các câu hỏi cô nhận được tăng lên nhiều lần. Ngoài ra, các thầy cô cũng được yêu cầu thường xuyên liên lạc với gia đình, nắm tình hình, ghi nhận diễn biến sức khỏe của các em để báo cáo với nhà trường. Bên cạnh việc chuyên môn, việc nhà, những công việc không tên này xảy đến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

"Từ ngày học trở lại, mỗi ngày tôi tiếp 2-3 phụ huynh gọi điện, trao đổi về việc học của các em. Nhiều phụ huynh cũng mệt mỏi vì con mới học được ít ngày lại phải ở nhà. Tôi trấn an phụ huynh và các em trên lớp, cùng nhau vượt qua khó khăn", cô kể.

Do đợt dịch thứ tư bùng phát, từ 27/4 năm ngoái, cả nước đã trải qua hơn chín tháng ở nhà, học online. Đánh giá học online kém hiệu quả, lại giảm tương tác xã hội, tiềm ẩn những hệ lụy về tâm lý, sức khỏe với học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương mở cửa toàn bộ trường học từ sau Tết. Tuy nhiên, với sự gia tăng ca nhiễm cộng đồng sau kỳ nghỉ Tết, số ca nhiễm trường học vì thế cũng tăng mạnh.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ 27/4/2021 đến tháng 2/2022, toàn ngành ghi nhận hơn 162.000 trường hợp nhiễm Covid-19; trong đó cán bộ, giáo viên hơn 27.600 người trong tổng số khoảng một triệu giáo viên.

Bộ vẫn duy trì quan điểm mở cửa trường học, trong đó tổ chức song song hai hình thức giảng dạy trực tiếp và trực tuyến. Tuy vậy, trong bối cảnh ca nhiễm cả nước tăng mạnh, mô hình dạy học này đang được đánh giá gây tốn sức lực cho giáo viên, học sinh và phụ huynh, mang lại hiệu quả không cao.
COPY 5

TP HCM bỏ yêu cầu giấy chứng nhận âm tính với học sinh F1

Phụ huynh test nhanh cho học sinh F1 khi đủ thời gian cách ly, thông báo cho giáo viên chủ nhiệm kết quả qua tin nhắn là đủ điều kiện đến trường.

Chiều 2/3, UBND TP HCM điều chỉnh một số nội dung hướng dẫn kiểm soát F0, F1 trong trường học, theo đề xuất của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, học sinh F1 không cần phải ra trung tâm y tế địa phương, bệnh viện để lấy giấy xác nhận. Cha mẹ tự xét nghiệm nhanh cho con vào ngày thứ năm (nếu học sinh đã tiêm đủ hai mũi vaccine), ngày thứ bảy (nếu chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều); thông báo cho giáo viên chủ nhiệm bằng hình ảnh kết quả xét nghiệm qua email, tin nhắn, Zalo.

Nếu không có điều kiện xét nghiệm tại nhà, phụ huynh đưa con đến trạm y tế để nhân viên y tế thực hiện. Kết quả được báo về trường tương tự như trên.

Ngoài ra, UBND TP HCM cũng thay đổi quy trình xử lý F1 tại trường. Khi xác định được F0, trạm y tế hoặc cơ sở y tế phối hợp với trường xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR cho học sinh, giáo viên có triệu chứng nghi nhiễm.

Quy định trước đó yêu cầu trạm y tế, nhà trường phải xét nghiệm nhanh cho toàn bộ F1 học sinh, giáo viên của lớp có F0.

Quy trình theo dõi sức khoẻ của học sinh cùng lớp F0 cũng được thay đổi. Thay vì nhà trường phải lập danh sách học sinh mắc bệnh nền để theo dõi sức khoẻ trong 10 ngày, nay chỉ áp dụng cho học sinh thuộc nhóm nguy cơ (béo phì, bệnh mạn tính, bệnh lý bẩm sinh).

Đầu tuần này, phụ huynh ở nhiều trường bức xúc với quy định phải có xác nhận âm tính của trạm y tế, bệnh viện, học sinh F1 mới được đi học trực tiếp trở lại. Việc này khiến nhiều người tốn công sức, thời gian, tiền bạc. Quy định phải xét nghiệm toàn bộ F1 khi phát hiện F0 cũng khiến nhiều trường rơi vào tình trạng khó khăn vì không đủ tiền mua kit test, thiết bị y tế.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM cho rằng, việc test nhanh toàn bộ F1 là không cần thiết, có thể tạo áp lực lên đội ngũ y tế địa phương.

Theo ông Khanh, chỉ test nhanh cho F1 nếu học sinh có dấu hiệu bất thường; còn lại, các em chỉ cần ở nhà cách ly 5-7 ngày theo quy định, nếu khỏe mạnh, có thể đi học bình thường.



TP HCMQuy định học sinh F1 phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính mới được trở lại học trực tiếp khiến phụ huynh bức xúc vì gây mất thời gian, tốn kém.

Sáng 28/2, chị Chi, phụ huynh lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 đưa con trai đến phòng khám đa khoa từ sớm để test nhanh Covid-19. Năm ngày trước, con chị trở thành F1 khi lớp có một học sinh F0. Theo quy định, con trai chị cùng các bạn tiếp xúc gần F0 phải cách ly tại nhà năm ngày. Sau đó, các em phải test nhanh, có chứng nhận âm tính mới được trở lại lớp.

Để có chứng nhận này, phụ huynh phải đưa con đến trạm y tế hoặc một phòng khám, bệnh viện. Một số người đề nghị được tự test nhanh tại nhà, báo kết quả cho trường nhưng không được chấp nhận. Giáo viên giải thích, đây là quy định của ngành và được ban giám hiệu triển khai.

Vào chủ nhật, trạm y tế phường ít người làm việc, khó chờ được xét nghiệm nên chị Chi phải đến phòng khám vào thứ hai, 28/2.

Theo hướng dẫn xử lý F0, F1 trong trường của UBND TP HCM, khi học sinh được xác định là F1, nhân viên y tế trường hoặc giáo viên lập danh sách, cung cấp thông tin dịch tễ cho trạm y tế địa phương.

Để quay lại học trực tiếp, học sinh phải được xét nghiệm âm tính vào ngày thứ năm (nếu đã tiêm đủ hai mũi vaccine), ngày thứ bảy (nếu chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều). Việc này do nhân viên cơ sở y tế thực hiện hoặc học sinh tự thực hiện dưới sự giám sát từ xa.

"Cách làm này sẽ thuận lợi cho cả nhà trường lẫn phụ huynh. Sao lại đẩy học sinh là F1 phải ra ngoài xét nghiệm, mang giấy chứng nhận về, tăng thêm nguy cơ mắc bệnh", phụ huynh nói.

Bức xúc với quy định trên, chị Chi quyết định cho con ở nhà học online, chờ ổn định mới đi học trực tiếp. Tuy nhiên, vì con trai muốn đến trường nên chị đành cho con đi xét nghiệm dịch vụ.

"Hiện F0 ở trường học ngày càng nhiều, số lượng F1 theo đó tăng gấp nhiều lần. Nếu buộc phải ra phường hoặc trạm y tế sẽ gây ra áp lực lớn cho họ, mất rất nhiều thời gian chờ đợi, mệt mỏi vô cùng", chị Quỳnh nói.

Cũng theo phụ huynh này, việc test nhanh cho trẻ gây ra tác động tiêu cực đến sức khoẻ và tâm lý. Con trai chị khóc thét mỗi lần được test nhanh trong khi nhiều bé khác ở lớp bị tổn thương ở mũi.

Một phụ huynh khác, là công nhân ở quận 12, cho rằng, quy định trên gây tốn kém, tạo gánh nặng không nhỏ với gia đình khó khăn kinh tế. "Để có giấy chứng nhận, test nhanh bên ngoài cũng tốn trên dưới 200.000 đồng. Giả sử một tháng mà con bị dính F1 vài lần thì phụ huynh cũng bí", anh nói.

Hiện, cách xử lý, tầm soát F1 ở mỗi trường một khác. Ngoài các trường thực hiện đúng quy định, một số trường "linh động" để phụ huynh tự test cho con ở nhà sau khi hết thời hạn cách ly, báo kết quả bằng hình chụp que xét nghiệm cho giáo viên. "Nếu thực hiện đúng quy trình của Bộ Y tế thì rất nhiêu khê, phụ huynh than phiền", một hiệu trưởng trường THCS nội thành cho biết.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM cho rằng, nên xem lại quy định xử lý F0, F1 tại trường học hiện nay. Việc test nhanh toàn bộ F1 không cần thiết, gây tốn kém và phiền hà với phụ huynh; tạo áp lực lên đội ngũ y tế địa phương.

Theo ông Khanh, không cần test nhanh cho F1 nếu học sinh không có dấu hiệu bất thường. Các em chỉ cần ở nhà cách ly 5-7 ngày theo quy định, nếu khỏe mạnh, có thể đến lớp bình thường.

"Trước đây, khi các em đi học trực tiếp trở lại, trường không quy định phải test nhanh, có giấy chứng nhận mới được học. Các em F1 hiện nay, nếu đã cách ly đúng quy định, cần được chào đón như lần đầu trở lại trường"
COPY 6

TTO - Tổ toán có 18 giáo viên, 8 người là F0. Giữa lúc ban giám hiệu liên tục nhận tin "F0 rồi", nhiều thầy cô đã xung phong dạy thay, choàng gánh cho đồng nghiệp.
Chỉ vài ngày thôi mà, để F0 được nghỉ ngơi", để học sinh tiếp tục đến trường. Mỗi lần nghe giáo viên nói thế, lòng tôi lại thấy rưng rưng", hiệu trưởng một trường trung học ở TP.HCM kể với giọng xúc động.

F0 tăng lên, không chỉ ngành y và giáo dục mà nhiều ngành nghề khác cũng "bỗng nhiên" thiếu lao động. Nhưng có lẽ mọi người không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Nhiều giáo viên F0 phải ở nhà cách ly nhưng vẫn dạy online. "Tôi bị sốt nhẹ, ho và rát họng nên tôi uống thật nhiều nước để kìm cơn ho và có thể giảng bài. Bậc tiểu học không như trung học, giáo viên lớp nào dạy học ở lớp đó nên tôi không muốn học trò của mình phải nghỉ buổi nào" - cô Trương Thị Bích Ngọc, giáo viên lớp 5/4 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 (TP.HCM), chia sẻ.

Hay cô bạn tôi là nhân viên quầy thực phẩm tươi sống ở một siêu thị kể rằng nhóm cô có 6 người thì 4 người đã F0. Nghe tôi hỏi "Vậy rồi sao?", cô cười vang: "Thì người khỏe gánh việc cho người bệnh chứ sao. Khối lượng công việc vẫn thế, giờ chỉ còn 2 người vẫn phải hoàn thành. Vì cuộc sống vẫn tiếp diễn mà, đâu thể nào nói với khách hàng hãy nghỉ ăn vài ngày!".

Rồi đến ngày bản thân người viết và những người trong gia đình cũng là F0.

Ừ thì F0 phải ở yên trong nhà. Nhưng thời kỳ này đặt mua hàng qua mạng cũng khá dễ dàng và nhanh chóng. Vậy nhưng lòng tôi vẫn thấy ấm áp lạ thường khi cô em đồng nghiệp nhắn rằng: "Chị cứ nghỉ ngơi đi, việc dang dở để em lo cho. Chị cần mua thực phẩm, thuốc men gì cứ nhắn em".

Nhiều nhà xã hội học đã nhận định trên các phương tiện truyền thông rằng đợt dịch lần này người dân có vẻ bình tĩnh hơn.

Quả đúng như vậy! Người ta bình tĩnh vì được chia sẻ và có điều kiện để chia sẻ, đỡ đần nhau. Trên Facebook và Zalo, hàng loạt các nhóm "bệnh nhân F0" được tạo ra để chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh của những người đã từng nhiễm COVID-19.

Đặc biệt, hầu hết các nhóm này đều có bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng giải đáp thắc mắc, đồng thời tư vấn miễn phí cho bệnh nhân về các loại thuốc, hướng điều trị bệnh…

"Chưa bao giờ được nói chuyện với bác sĩ và được bác sĩ điều trị lại dễ như thế" - đồng nghiệp của tôi ở phường 3, quận Phú Nhuận (TP.HCM) đúc kết khi được bác sĩ trong group Zalo tận tình hướng dẫn. Và cô cho biết đã sẵn sàng tiếp nối một hành trình: "Tôi đã thắng con virus mà không phải đến bệnh viện. Phòng tôi vừa có người F0, mai tôi sẽ đi làm lại, lại choàng gánh cho nhau để vượt qua giai đoạn khó khăn này".

Chúng ta không thể quên những hình ảnh mọi người cùng giúp nhau trong đợt dịch thứ 4 hoành hành ở phía Nam. Các hoạt động này đã góp phần giảm bớt thiệt hại, xoa dịu nỗi đau trong những ngày phong tỏa. Nay con virus vẫn thử thách chúng ta. Trở lại sống bình thường mới, chúng ta lại phải đối mặt với F0 ở khắp nơi. Và tinh thần chia sẻ, choàng gánh, lo lắng cho nhau ấy lại là hành trang để mọi người nhẹ nhàng vượt qua những ngày số F0 ở mức 6 con số.

Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn khi có sự sẻ chia…

Thế nên, cây đời vẫn mãi xanh tươi…

***

Vẫn đứng lớp

Có kết quả dương tính với COVID-19 vào ngày chủ nhật (20-2), cô Trương Thị Bích Ngọc, giáo viên lớp 5/4 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM, vẫn quyết định dạy trực tuyến cho học sinh vào ngày 21-2.

"Tôi thương học sinh của mình vì năm nay là năm cuối cấp, các em cần học tập thật tốt để tạo nền năm sau vào học lớp 6. Nhà trường không ép giáo viên phải dạy trực tuyến nhưng tôi tự thấy mình chỉ sốt nhẹ, đau họng... nên vẫn đảm đương được nhiệm vụ" - cô Ngọc chia sẻ.

Cô cho biết: "Giáo viên F0 mà dạy trực tuyến cũng có niềm vui riêng. Vì tôi cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng mà học sinh dành cho mình, các em cứ liên tục hỏi tôi: "Cô ơi, cô đỡ chưa cô?", "Sao em thấy cô ho nhiều thế?"... Tôi phải uống rất nhiều nước để kìm cơn ho và giảm bớt triệu chứng rát họng".

Tương tự, tại Hà Nội hiếm có trường nào không có giáo viên trong diện F0, F1. Có những trường con số giáo viên F0, F1 đã đến hàng chục. Tuy nhiên, chưa chờ đến sự vận động của lãnh đạo trường, nhiều giáo viên đã chủ động tiếp quản công việc chỉ sau 1 - 2 ngày sốt cao. Có người không nghỉ buổi dạy nào.
Thầy Đặng Việt Hà, hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội), cho biết trường hiện có 7 thầy cô là F0 nhưng vẫn tham gia dạy trực tuyến.

"May là các thầy cô không ai bị nặng nhưng mệt mỏi thì không tránh khỏi. Trong tình trạng đó vẫn lên lớp là một cố gắng. Nhất là có thầy cô phải dạy ở 3 "điểm cầu". Có nghĩa thầy, cô ở nhà dạy trực tuyến với 1 nhóm học sinh cũng đang phải cách ly tại nhà và một nhóm học sinh đến trường" - thầy Hà thông tin.

Tại Hải Phòng, nơi có gần 1.300 giáo viên là F0 và nhiều giáo viên F1, hầu hết giáo viên trong diện F0, F1 vẫn dạy trực tuyến.

Một giáo viên F0 ở Trường THPT Ngô Quyền chia sẻ: "Nếu mệt quá mới báo ban giám hiệu bố trí người thay, còn không thì hầu hết giáo viên F0 vẫn dạy bình thường bằng hình thức trực tuyến. Tôi vừa là chủ nhiệm lớp cuối cấp vừa dạy môn học sinh bắt buộc thi tốt nghiệp nên nếu nghỉ, học sinh sẽ lo, phụ huynh cũng lo".

Đa số giáo viên bị F0 đều cố gắng giảng dạy trực tuyến chứ các thầy cô không nghỉ ngày nào. Tất cả vì các thầy cô lo lắng cho học sinh của mình, sợ sau này học sinh phải học bù bài.
(Cô Phạm Thúy Hà (phó trưởng Phòng giáo dục và đào tạo quận 4, TP.HCM)

Trong khi đó, nhiều trường tiểu học ở quận 1, quận Phú Nhuận đã thực hiện việc dồn lớp khi dạy online. "Vì học sinh nên các thầy cô giáo sẽ không than vãn gì đâu. Tuy nhiên làm sao giáo viên giữ gìn được sức khỏe khi phải dạy 3 ca/ngày: sáng, chiều, tối?

Đặc thù của bậc tiểu học là mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ dạy 1 lớp. Bình thường sáng và chiều họ sẽ dạy trực tiếp với lớp của mình phụ trách. Riêng những học sinh ở nhà sẽ học trực tuyến vào buổi tối, học sinh các lớp sẽ học cùng với nhau ở lớp này.

Và thay vì mỗi giáo viên phải dạy tất cả các buổi tối trong tuần thì mỗi tổ, khối sẽ phân công các giáo viên lần lượt dạy trực tuyến cho lớp này. Như vậy sẽ đỡ mất sức hơn cho các giáo viên" - hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 phân tích.
COPY7

TTO - Đêm muộn 11-3, khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 vẫn còn đông trẻ nhỏ đến khám vì có triệu chứng nghi ngờ COVID-19 hoặc có kết quả dương tính tại nhà nhưng chuyển nặng. Phụ huynh lo lắng, trẻ nhỏ mệt lả, nhân viên y tế làm không xuể.

Có mặt tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong đêm muộn 11-3, phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận rất đông phụ huynh đưa con nhỏ đến khám bệnh, trong đó có nhiều trẻ gặp triệu chứng nghi ngờ COVID-19 hoặc đã có kết quả test nhanh tại nhà dương tính.

Khuôn mặt phụ huynh nào cũng mệt mỏi, lo lắng. Trẻ nhỏ thì khóc thét khi phải lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Có trẻ mệt lả, mắt đờ đẫn, trán dán miếng hạ sốt, không còn ý thức.

Trong bộ đồ bảo hộ bít bùng, nhân viên y tế từ khâu sàng lọc, đăng ký khám bệnh, test nhanh đến bác sĩ khu vực khám sàng lọc COVID-19 cần mẫn làm việc quên thời gian. Họ cho biết ca trực bắt đầu từ 7h tối 11-3 và kết thúc lúc 7h sáng 12-3. Riêng nhân viên y tế trực tại khu khai báo y tế làm việc 24/24 giờ.

Có những thời điểm đông bệnh nhi, các bác sĩ, nhân viên y tế xoay xở công việc không xuể, đặc biệt khu vực test nhanh. Tuy vậy, khi tiếp nhận bất kỳ bệnh nhi nào, các nhân viên y tế đều niềm nở, pha trò để trẻ không sợ hãi, giúp việc khám bệnh hay test nhanh diễn ra thuận lợi hơn.

Đôi mắt chị Trần Thị Út lộ rõ sự hoang mang, lo lắng khi bác sĩ thông báo con trai 3 tuổi Huỳnh Phát nhiễm COVID-19, kèm sốt cao, co giật không kiểm soát. Bế con trong lòng, chị Út yêu cầu bác sĩ cho con nhập viện: "Em nghĩ cho con em nhập viện ngay bây giờ đi bác sĩ ơi. Ban đêm nó hay sốt co giật, nguy hiểm lắm. Em với con nằm ở đây một đêm xong ngày mai về".
Bác sĩ thăm khám trấn an, tư vấn: "Bé nhiễm COVID-19, đã nhập viện rồi không xuất viện ngay được, phải chờ đến lúc âm tính. Phương án khác, gia đình có thể đưa cháu theo dõi, điều trị tại nhà". Chị Út đồng ý cho con nhập viện ngay trong đêm.

Sau bệnh nhi Phát, còn rất đông phụ huynh và trẻ đã có kết quả test nhanh dương tính cũng đang chờ tới lượt khám. Đêm muộn, kèm bệnh, nhiều bệnh nhi ngủ thiếp trong vòng tay bố mẹ. Hai phòng khám bệnh thuộc khu khám sàng lọc bệnh nhi nhiễm/nghi nhiễm COVID-19 vẫn luôn sáng đèn, hai vị bác sĩ vẫn tiếp tục công việc của mình.

Nhọc nhằn hơn là khu test nhanh COVID-19, bao nhiêu trẻ và phụ huynh có triệu chứng nghi ngờ nhưng chỉ có một nhân viên y tế Phạm Thị Rành (khoa tâm lý). Đây là khu vực ám ảnh nhất với trẻ vì bị test nhanh. Trẻ vùng vẫy, la khóc, phụ huynh thì cố gắng giữ tay chân con, chị Rành cố gắng lấy mẫu nhanh nhất, nhưng không quên kèm hát hò, pha trò để trẻ không quá hoảng sợ.

Dù có thông báo "Bệnh nhân vui lòng quay lại lấy kết quả xét nghiệm sau 45 phút" nhưng không ít phụ huynh nóng lòng nên liên tục hỏi chị Rành tại sao lâu có kết quả xét nghiệm. Có người không giữ được bình tĩnh nên đã nặng lời.

Việc nhiều, chị chỉ kịp đưa tay chỉ vào thông báo rồi lặng lẽ tiếp tục công việc của mình. "Chị kệ thôi. Chị hiểu phụ huynh ai cũng lo lắng mà. Mà đêm nay là đỡ đông hơn, có đêm phụ huynh xếp một hàng dài", chị Rành tranh thủ chia sẻ.

Chị Rành cho biết trong số các mẫu được lấy có nhiều mẫu có kết quả dương tính. Những trẻ dương tính sẽ tiếp tục vào khu khám sàng lọc. Trường hợp nặng thì nhập viện, nhẹ thì thường được bác sĩ tư vấn, chăm sóc, theo dõi tại nhà.

Gần 22h, phía trước khu khám bệnh vẫn còn rất đông phụ huynh và trẻ em. Những ngày qua, khu vực này luôn trong tình trạng đông nghẹt bệnh nhi đến khám, đặc biệt là ban ngày.

BS.CKII Nguyễn Thanh Hải - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết bắt đầu từ tháng 3, số bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng lên, kéo theo đó nhiều trẻ nghi ngờ mắc COVID-19 tăng theo. Theo đó, mỗi ngày có 400 - 500 trẻ nghi ngờ mắc COVID-19 cần sàng lọc, trong đó có khoảng 80% trẻ nhiễm COVID-19. Khoa khám bệnh bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi 24/24h.

[Hình: attachment.php?aid=14544]

[Hình: attachment.php?aid=14545]
COPY8

TTO - Những ngày qua, các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP.HCM tiếp nhận rất đông bệnh nhi đến khám có triệu chứng nghi ngờ COVID-19, trong số này nhiều trẻ nhiễm COVID-19. Từ khu vực khám sàng lọc, đến test nhanh đều phải làm việc hết công suất.
Có mặt tại khoa khám bệnh từ lúc 9h kém, nhưng đến hơn 10h, con trai 7 tháng tuổi của chị Nguyễn Thị Thắm (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) chỉ mới đang chờ kết quả test nhanh COVID-19. Chị Thắm cho biết, khi có kết quả âm tính, con của chị mới tiếp tục khám bệnh.

"Bé mới nhiễm COVID-19 vào đầu tháng 3 này. Hết COVID-19 nhưng con vẫn còn triệu chứng ho có đàm kéo dài, ăn kém, hay khóc. Tôi đưa con đi khám thì phải test nhanh vì có triệu chứng nghi ngờ, mà chờ lâu quá, chắc tới xế mới xong", chị Thắm chia sẻ.

BSCKII Nguyễn Thanh Hải - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết bắt đầu từ tháng 3, số bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng lên, kéo theo đó nhiều trẻ nghi ngờ mắc COVID-19 tăng theo.

Theo quy trình, tất cả bệnh nhi và phụ huynh đến khoa khám bệnh đều phải thực hiện khai báo y tế, phân luồng, test nhanh nhằm nhanh chóng tách nhóm bệnh nhi có nguy cơ cao ra khỏi nhóm ít nguy cơ để phòng ngừa lây nhiễm chéo. Theo đó, mỗi ngày có 400 - 500 trẻ nghi ngờ mắc COVID-19 cần sàng lọc, trong đó có khoảng 80% trẻ nhiễm COVID-19.

[Hình: attachment.php?aid=14546]

Trong số những bé nhiễm COVID-19 thì rất ít trẻ phải nhập viện điều trị; đa số được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc, theo dõi trẻ và uống thuốc theo kê đơn bác sĩ.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1,ThS.BS Dư Tấn Quy - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết tại khu khám sàng lọc COVID-19 trong gần một tuần nay có số trẻ là F0 đến khám bệnh tăng cao.

Bệnh viện bố trí 4 bàn khám cho bệnh nhi là F0, trung bình một bàn khám khám cho hơn 100 bệnh nhi F0/ngày. Số lượng này tăng hơn nhiều so với những tuần trước Tết (khoảng 20-30 trẻ là F0 đến khám/tuần).

Theo bác sĩ Quy, hiện các bàn khám này đều trong tình trạng quá tải. Dù đông bệnh nhi là F0 đến khám nhưng hầu hết trẻ đều có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng, nhưng vì gia đình lo lắng nên đưa đi khám. Những trẻ này hầu hết đều được theo dõi, điều trị tại nhà, rất ít trẻ phải nhập viện.

Tương tự, tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 số giường bệnh dành cho F0 chỉ có 4 giường nhưng hiện thực kê đã là 6 giường. Những trẻ em là F0 phải nhập viện đều là những trẻ có bệnh nền trước đó như đái tháo đường, động kinh, béo phì…
Tuỳ bút:

Tuỳ bút:
Tuỳ bút: CÂU CHUYỆN MÙA DỊCH VẬT


Tôi thuộc tuýp người ít nói, nhưng thích giao tiếp. Tôi không có nhiều bạn, dù là ở ngoài đời hay trên mạng xã hội Facebook, Instagram, ...... Công việc của tôi chỉ có tiếp xúc với máy computers, trao đổi công việc cũng online từ trang nhóm mà chúng tôi đã mở hồi mùa Covid-19 lan tràn khắp thế gian qua Facebook. Mỗi đứa chúng tôi như một thế giới riêng biệt ở trong phòng làm việc của mình, nhìn thấy mặt nhau qua hệ thống camera. Ngoại trừ giờ nghỉ giải lao và đi ăn cơm là có thể tụ tập tán gẫu, còn lại suốt thời gian làm việc tôi chỉ chơi với keyboards và computers cùng những hệ thống trên ấy.



Lúc lũ dịch vật tràn về, công ty tôi cũng như bao công ty khác đều đóng cửa, cũng chính vì thế mà tôi trở nên người có "bảy nghề" bất đắc dĩ. "Bảy nghề tức thất nghiệp". Nằm nhà chơi chừng một tháng thì Rick, bạn tôi, gọi điện thoại rủ đi làm thiện nguyện. Ban đầu tôi cũng lưỡng lự vì sợ con covi bé tý tẹo, nhưng bạn động viên, thế là tôi tham gia và trở thành một thiện nguyện viên. Rick là một bác sĩ nên tôi cũng an tâm mà đi theo nó. Thú thật là trước giờ tôi không thích làm việc ở bệnh viện hay viện dưỡng lão vì thấy người bệnh, người già, người sắp ra đi, là tôi xúc động đến rơi lệ, và cảm thấy cuộc đời buồn chán. Chỉ cần mỗi khi nghe bà xã tâm sự về việc ông A, bà B nằm ở giường bệnh, hay cô C, chị D, đã ra đi, là tôi cảm thấy xót xa cho một phận người, huống hồ chi chứng kiến. Và đó cũng là một trong những lý do khiến tôi do dự khi Rick rủ tham gia nhóm của nó.




Cuối cùng thì tôi cũng tham gia với Rick cùng những người bạn mới qua sự động viên của bà xã và bạn Rick. Công việc hằng ngày tại Viện dưỡng lão là chăm sóc các ông bà cụ, kiểm tra sức khoẻ cho họ, và nhiều việc lặt vặt khác. Do tôi không có chuyên môn về ngành Y, nên những gì liên quan đến y khoa đều do những người trong nghề đảm trách. Bọn ngoài nghề như tôi thì lo nhiều việc khác nhau, nhưng tựu chung cũng là phục vụ về vấn đề sức khoẻ cho quý ông bà lão nơi đây



Những ngày làm việc cận kề với quý ông bà cụ, cái tình cảm giữa người và người nó phát triển, và chúng tôi xem nhau như người thân trong gia đình. Một hôm có một cụ bà đã ngoài 80 chẳng may bị dương tính, phải đưa đi bệnh viện, cách ly, và sau đó qua đời. Chúng tôi khóc nức nở. Tất cả mọi người ai cũng buồn rầu, biếng ăn, và chẳng muốn nói chuyện. Cái tình cảm thiên liêng của con người khi ấy nó sâu đậm mà không bút mực nào có thể tả hết được. Sau vài ngày, mọi thứ đã nguôi ngoai, toàn bộ chúng tôi đều phải làm kiểm tra coi có ai bị covy ghé thăm hay không. May quá, không ai bị dương tính với loài vi khuẩn này hết.



Việc gì cũng vậy, có bắt đầu và kết thúc. Một năm, kể từ khi chúng tôi vào đây làm việc đã trôi qua, và điều may mắn nhất là chỉ có một người ra đi vĩnh viễn vì con covid, chúng tôi lại phải chia tay nhau, ai về nhà nấy. Tôi trở lại nhiệm sở của mình. Và cũng từ hôm đó, tôi cảm thấy cuộc đời thật nhiều ý nghĩa, tâm hồn tôi cũng cởi mở hơn, điều quan trọng là cái nhìn của tôi đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Có lẻ trong một năm làm việc ấy đã cho tôi thêm sức mạnh để dễ dàng chấp nhận cái quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" mà tạo hoá đã ban ra cho thế gian này.

Quốc Thái
URL chuyển đến