Gốc Quê
NEW TOPIC'S DQ - Phiên bản có thể in

+- Gốc Quê (http://gocque.com)
+-- Diễn đàn: Phòng sinh hoạt (/forumdisplay.php?fid=4)
+--- Diễn đàn: Học (/forumdisplay.php?fid=11)
+--- Chủ đề: NEW TOPIC'S DQ (/showthread.php?tid=2375)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015 06:46 AM

MỜI XEM THÊM TÀI LIỆU DQ SƯU TẬP ( lỡ quên tên tác giả,so sorry)


HÀNH TRẠNG BỒ-TÁT QUAN THẾ ÂM
(AVALOKITESVARA)

[Hình: attachment.php?aid=11308]

Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vị Bồ-tát có đầy đủ phẩm chất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái tim của những người con Phật thuần thành - nhất là giới Phật tử bình dân - không ai là không không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ-tát giàu lòng từ bi . Mỗi khi nói về Ngài, tựa hồ ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai dám cho là mình đã hiểu biết đầy đủ tất cả. Thế nên, trong bài nầy xin giới thiệu đôi nét về Bồ-tát để giúp bà con hiểu thêm.

Trước hết hãy nói về danh hiệu của Bồ-tát.

Thông thường các kinh điển kể về 8 danh hiệu của Ngài như sau:
1/. Quan Thế Âm Bồ-tát;
2/. Quán Tự Tại Bồ-tát;
3/. Quan Thế Tự Tại Bồ-tát;
4/. Quan Thế Âm Tự Tại Bồ-tát;
5/. Hiện Âm Thanh Bồ-tát;
6/. Quan Âm(*) Bồ-tát;
7/. Cứu Thế Bồ-tát;
8/. Quan Âm Đại Sĩ.

Trên đây là những danh hiệu phổ biến mà nhiều người thường biết đối với vị Bồ-tát nầy. Những kinh điển chủ yếu nào đề cập đến xuất xứ, vị trí và những hoạt dụng của Ngài?

I. Qua các kinh:

1. Theo kinh Đại A-di-đà thì Ngài là Thị vệ bên trái, còn Bồ-tát Đại Thế Chí là Thị vệ bên phải của đức Phật A-di-đà lo việc cứu độ chúng sinh trong thế giới Ta-bà. Cả 3 vị được gọi chung là Tây phương Tam Thánh (3 vị Thánh ở phương Tây). Và trú xứ chính thức của các Ngài là cõi Tây phương Tịnh độ. Phàm khi chúng sinh gặp tai nạn mà chí thành niệm danh hiệu Quan Âm Bồ-tát, thì lập tức Ngài đến nơi cứu giúp. Do thế mà Ngài được đức hiệu là Quan Thế Âm Bồ-tát (Vị Bồ-tát chuyên lắng nghe âm thanh - cầu cứu - của thế gian).

2. Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Ngài có 33 hóa thân, từ thân Phật, Độc giác… đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài.

3. Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì pháp môn tu của vị Bồ-tát nầy là Nhĩ Căn Viên Thông, nghĩa là tai Ngài có thể được sử dụng như năm căn khác. Ngài phát tâm tu hành nơi pháp hội của đức Phật Quan Thế Âm, và đức Phật nầy đã thọ ký cho Ngài khi thành Phật sẽ có Phật hiệu giống như mình. Do đó mà Ngài có hiệu là Quan Thế Âm. Đồng thời vị Bồ-tát nầy cũng có 32 ứng thân giống như kinh Pháp Hoa đã mô tả.
Chỗ khác nhau là kinh Pháp Hoa kể đến 33 ứng thân, còn kinh Lăng Nghiêm thì liệt kê 32 ứng thân. Ngoài ra, hai kinh nầy còn giống nhau một điểm nữa là cùng mô tả về 14 đức vô úy của vị Bồ-tát nầy. Số lượng và nội dung của các đức vô úy nầy gần y hệt như sau.

4. Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-la-ni thì Ngài đã thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nên Ngài hiện thân Bồ-tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danh hiệu Bồ-tát Quan Âm như chúng ta thường nghe, có đôi chỗ còn gọi là Phật Quan Âm là vì vậy.

5. Theo kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương thì Ngài là Thị vệ của đức Phật Thích-ca.

6. Theo Mật giáo thì Ngài là hóa thân của đức Phật A-di-đà.

7. Theo kinh Hoa Nghiêm thì đạo tràng của Ngài ở núi Bồ Đà Lạc trên biển Nam Hải. Đó là đôi nét sơ lược về hành trạng của Bồ-tát Quan Âm mà các kinh đã đề cập đến. Bây giờ chúng ta sẽ bàn rõ thêm một số vấn đề cụ thể khác.

II. Cuộc đời Ngài qua các phương diện:

1. Về tín ngưỡng Quan Âm

Tín ngưỡng nầy phát xuất từ Ấn Độ, Tây Vực, sau đó nhờ công tác phiên dịch kinh điển mà nó được truyền sang Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam v.v… Bản kinh có đề cập đến Bồ-tát Quan Âm là kinh Pháp Hoa Tam Muội, gồm 6 quyển, do Chi Cương Lương Tiếp dịch vào năm Ngũ phụng thứ 2 (255) triều đại nhà Ngô thời Tam Quốc. Đây là bộ kinh được dịch sớm nhất là loại nầy. Sau đó, Trúc Pháp Hộ dịch Chánh Pháp Hoa Kinh Quan Thế Âm Phổ Môn phẩm vào năm Thái Khang thứ 7 (286). Rồi Cưu-ma-la-thập dịch Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn phẩm vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần.

Bắt nguồn từ các kinh được phiên dịch ra chữ Hán kể trên mà sự tín ngưỡng Quan Âm dần dần phát triển mạnh. Tại Tây Tạng, nền tín ngưỡng nầy rất thịnh hành. Lạt-ma giáo cho rằng đức Đạt-lai-lạt-ma được tái sinh nhiều đời chính là hình ảnh hóa thân của Bồ-tát Quan Âm. Ngoài ra, các nước khác tại Châu Á, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc truyền thì hình ảnh Bồ-tát Quan Âm tượng trưng cho mẹ hiền cứu khổ, được nhiều người thành kính tin tưởng và rất mực tôn sùng.

2. Về diệu dụng của Quan Âm

Về sức uy thần diệu dụng của vị Bồ-tát nầy theo kinh Pháp Hoa thì thường có 33 hiện thân như sau:
1/. Thân Phật; 2/. Thân Độc Giác; 3/. Thân Duyên Giác; 4/. Thân Thanh Văn; 5/. Thân Phạm Vương; 6/. Thân Đế-Thích; 7/. Thân Tự Tại Thiên; 8/. Thân Đại Tự Tại Thiên; 9/. Thân Thiên Đại Tướng quân; 10/. Thân Tứ Thiên Vương; 11/. Thân Thái tử của Tứ Thiên Vương; 12/. Thân Nhân Vương; 13/. Thân Trưởng giả; 14/. Thân Cư sĩ; 15/. Thân Tể quan; 16/. Thân Bà-la-môn; 17/. Thân Tỷ-kheo; 18/. Thân Tỷ-kheo-ni; 19/. Thân Ưu-bà-tắc; 20/. Thân Ưu-bà-di; 21/. Thân Nữ chúa; 22/. Thân Đồng nam; 23/. Thân Đồng nữ; 24/. Thân trời; 25/. Thân Rồng; 26/. Thân Dược-xoa; 27/. Thân Càn-thát-bà; 28/. Thân A-tu-la; 29/. Thân Khẩn-na-la; 30/. Thân Ma-hầu-la-già; 31/. Thân Người; 32/. Thân Phi nhân; 33/. Thân Thần Cầm Kim Cương.

Đó là những hóa thân của Quan Âm Bồ-tát. Đồng thời Ngài còn có 14 năng lực Vô úy khác nữa phát sinh hiệu dụng khi nào chúng sinh thành tâm niệm danh hiệu của Ngài, mà kinh Pháp Hoa cũng như kinh Lăng Nghiêm đã mô tả như sau: 1/. Chúng sinh khổ não trong 10 phương thành kính niệm danh hiệu Ngài, liền được giải thoát; 2/. Chúng sinh gặp lửa dữ…, lửa không thể thiêu đốt; 3/. Chúng sinh bị nước cuốn trôi…, nước không thể nhận chìm; 4/. Chúng sinh vào xứ ác quỉ…, ác quỉ không thể làm hại; 5/ Chúng sinh gặp đao trượng…, đao trượng liền gãy; 6/ Chúng sinh gặp ác quỉ, ác thần…, thì chúng khôngg trông thấy; 7/. Chúng sinh bị gông cùm, xiềng xích…, thì xiềng xích được tháo ra; 8/. Chúng sinh khi vào đường nguy hiểm…, giặc cướp không thể cướp đoạt; 9/. Chúng sin tham dục…, liền dứt khỏi tham dục; 10/. Chúng sinh nóng giận…, liền dứt hết nóng giận; 11/. Chúng sinh mê ám…, liền dứt hết mê ám; 12/. Chúng sinh muốn cầu con trai…, liền được con trai; 13/. Chúng sinh muốn cầu con gái…, liền được con gái; 14/. Chúng sinh niệm danh hiệu Quan Âm thì được lợi ích bằng niệm tất cả các danh hiệu khác.
Đó là 14 diệu dụng mà đức Bồ-tát nầy dùng để hóa giải ách nạn, ban phát ân huệ cho những chúng sinh nào có lòng thâm tín đối với Ngài.

3. Về hình tượng Quan Âm

Thông thường được thể hiện qua 2 hình thức, hoặc là Nam tính, hoặc là Nữ tính.

- Nam tính: Phật giáo Tây Tạng thờ Bồ-tát Quan Âm theo hình thức Nam tính. Đồng thời tương truyền từ đời Đường trở về trước các nước Phật giáo khác tại Châu A cũng tạc tượng Ngài theo hình thức Nam tính.
- Nữ tính: Theo sách Trang Nhạc Ủy Đàm thì từ đời Đường trở về sau, các nước chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa, khi tạc tượng Ngài đều dùng hình thức Nữ tính.

Ngoài ra, 3 chi phần khác là đầu, mắt, và tay của Bồ-tát thông thường được minh họa như sau:
Đầu: Từ một đầu, 3 đầu, 5 đầu, nghìn đầu, cho đến 84.000 đầu.
Mắt: Từ 2 mắt, 3 mắt, cho đến 84.000 mắt.
Tay: Từ 2 tay, 4 tay, cho đến 84.000 tay.

4. Về những ngày kỷ niệm

Như tất cả chúng ta đều biết, đặc biệt vị Bồ-tát nầy hằng năm có đến 3 ngày kỷ niệm, đó là kỷ niệm các ngày sinh nhật, xuất gia và thành đạo:
Ngày sinh nhật: nhằm ngày 19-2 âl.
Ngày xuất gia: nhằm ngày 19-9 âl.
Ngày thành đạo: nhằm ngày 19-6 âl.

5. Về nơi cư trú

Tất nhiên, do sức thần thông diệu dụng và do bản hoài cứu khổ chúng sinh nên vị Bồ-tát nầy luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi mỗi khi có người thành tâm cầu nguyện, nghĩa là có cảm thì có ứng. Nhưng theo lẽ thông thường, chúng ta thấy các kinh ký tải về nơi cư trú của Ngài như sau:

Ở Tây phương Tịnh độ: theo kinh A-di-đà.
Ở núi Bồ-đà-lạc trên biển Nam Hải: theo kinh sớ Hoa Nghiêm sớ
Ở núi Phổ Đà, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc: theo kinh Quan Thế Âm Bồ-tát cứu khổ.

III. Quan Âm liên hệ với Chuẩn-đề

Mối quan hệ giữa Bồ-tát Quan Thế Âm và Bồ-tát Chuẩn-đề:

Chuẩn-đề là từ phiên âm của chữ phạn Cundi, chữ nầy còn được phiên âm là Chuẩn-chi, Chuẩn-nê, có nghĩa là thanh tịnh; nói cho đủ là Chuẩn-đề Quan Âm, Chuẩn-đề Phật Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn-đề hay Thất Cu-chi Phật Mẫu. Như vậy, Chuẩn-đề hay Chuẩn-đề Quan Âm chính là một trong những danh hiệu của Quan Âm Bồ-tát. Theo Thất Cu-chi Phật Mẫu Chuẩn-đề Đà-la-ni kinh thì Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc, có 18 tay đều đeo vòng xuyến, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha".( trong cúng quá đường thọ trai có dùng bài chú này,dq)

Nếu ai chí thành trì tụng bài chú trên thì sẽ tiêu trừ tai họa, dứt hết bệnh tật, đạt được thông minh…, nhận được một luồng hào quang chiếu đến làm tiêu tan tội chướng, thọ mạng lâu dài, tăng trưởng phước đức: đồng thời được chư Phật, Bồ-tát gia bị, đời đời kiếp kiếp xa lìa ác thú, mau chóng chứng đắc Vô thượng Bồ-đề.

Thiên tông xem vị Bồ-tát nầy chỉ là một danh hiệu khác của đức Quan Âm nên rất tôn sùng.. Còn tông Thai Mật ở Nhật Bản thì xếp Ngài vào địa vị Phật, xem là Phật mẫu. Nhưng tông Đông Mật ở Nhật thì thừa nhận Chuẩn-đề là một trong 6 danh hiệu Quan Âm, thuộc Liên Hoa bộ. Sáu danh hiệu nầy là: 1/. Thiên Thủ Quan Âm; 2/. Thánh Quan Âm; 3/. Mã Đầu Quan Âm; 4/. Thập Nhất Diện Quan Âm; 5/. Chuẩn-đề Quan Âm; 6/. Như Ý Luân Quan Âm.

Theo Chuẩn-đề Đại Minh Đà-la-ni kinh thì vì để hóa độ chúng sinh mà đức Quan Âm ứng hóa thân vào trong lục đạo. Ngài ngự trị ở Biến Tri Viện thuộc Hiện đồ Thai tạng giới Mạn Trà la.

Giải thích thêm về từ "Phật Mẫu" :

Phật Mẫu (Buddha-màtri, Budhdha-màtar) bao gồm 4 nghĩa như sau:
1/. Chỉ cho Ma-da phu nhân (Mahà-màyà) thân mẫu của Phật, hoặc chỉ cho Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahà-prajàpatì) di mẫu của đức Thích-ca;
2/. Chỉ cho Bát-nhã-ba-la-mật (pan??-paramita). Vì Bát-nhã (trí tuệ) có thể sinh ra tất cả chư Phật, nên Thiền tông xem Bát-nhã là Phật mẫu (mẹ của chư Phật);
3/. Chỉ cho pháp. Vì chư Phật lấy pháp làm thầy, do pháp mà thành Phật, cho nên gọi pháp là Phật mẫu;
4/. Chỉ cho Phật nhãn tôn. Theo Mật giáo, đây là một trong những hình thức thần cách hóa.
* * *
Qua cách nhìn về Bồ Tát Quan Thế Âm trên đây hơi khó thuyết phục đối với nhãn quang của giới khoa học.

TIN HAY KHÔNG TIN là quyền của mỗi người.
ĐIỀU QUAN TRỌNG Ở ĐỜI MẠT PHÁP NÀY ÍT RA CẦN CÓ MỘT ĐỨC TIN ĐỂ TỒN TẠI,DQ.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015 04:23 PM

MỜI XEM PPS * TÌNH BẠN*

[attachment=11370]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015 04:26 PM

MỜI XEM PPS * KHÔNG CÓ TÌNH YÊU *


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-08-2015 05:56 AM

MỜI XEM QUA Ý NGHĨA NGUỒN GỐC LÁ CỜ PHẬT GIÁO
( bà con Phật tử rảnh mời xem qua,để biết chút ít về lá cờ đạo của mình, thanks)

Ý Nghĩa cờ Phật Giáo

[Hình: attachment.php?aid=11405]

I.- Nguồn gốc:
Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Độ.
[Hình: attachment.php?aid=11406]
Ông nguyên là Đại Tá Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.
Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Độ ( 1 ).

[Hình: attachment.php?aid=11404]
Đại tá Henry Steel Olcott. Với bà Helena Petrova Blavatsky sau khi trở thành Phật tử

Henry Steel Olcoott là ai ?

H.S.Olcoott thực ra cũng không phải là một người hoàn toàn vô danh. Ông sinh ngày 2tháng 8 năm 1832 tại New Jersey (Hoa kỳ) trong một gia đình Tin lành rất kỷcương và ngoan đạo. Ngay từ ngày còn nhỏ, cha mẹ ông đã khuyến khích ông quan tâm đến những vấn đề tâm linh. Cha của ông là một thương gia, nhưng vào năm 1951thì gia đình bị phá sản và ông phải rời bỏ nhà trường. Sau một thời gian giánđoạn học hành và sống nhờ họ hàng ở tiểu bang Ohio, ông trở lại đại học và trở thành một chuyêngia canh nông. Ông viết báo và khảo cứu khoa học. Lấy vợ năm 1860, sinh được bốn con, nhưng sau đó thì hai vợ chồng lại ly dị vào năm 1874.
Khi cuộc nội chiến ở Mỹ bùng nổ thì ông gia nhập quân đội liên bang, giữ những chức vụ hành chính khá quan trọng. Đến năm 1865, ông xuất ngũ và quay ra học luật rồi trở thành luật sư và lại tiếp tục viết báo.

Năm1874 đánh dấu một khúc quanh lớn trong cuộc đời của ông. Năm đó đã 42 tuổi, sau khi ly dị vợ, ông gặp một người phụ nữ rất lạ lùng và đặc biệt và hai người kếtbạn với nhau. Đó là bà Helene Petrovna Blavatsky, một phụ nữ gốc người Nga, thuộcmột gia đình thật quý phái – có lẽ còn quý phái hơn cả gia đình của Nga hoànglúc bấy giờ. Bà rất quan tâm đến những vấn đề thần bí, đã từng chu du nhiều nơitrên thế giới, kể cả Ấn độ và Tây tạng và viết khá nhiều sách. Bà Blavatsky vàông Olcoott cùng với một người bạn nữa là William Quan Judge đứng ra thành lập hội Thông thiên học, một truyền thống bao gồm tất cả các tôn giáo. Ông Olcoottđược bầu làm chủ tịch của hội này.

Năm1878, trụ sở chính của hội Thông thiên học được chuyển từ Mỹ về Adyar, một vùngngoại ô của tỉnh Madrasở Ấn độ. Trụ sở này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Tuy nhiên điều đáng nêu lên hơn hết là khi ông Olcoott và bà Blavatsky đến Tích lan ngày 16 tháng 5, năm1880 thì họ được dân chúng thủ đô Colombo tiếp đón rất trọng thể vì họ đã được nghe danh ông từ trước.

Dư luận thời bấy giờ thường gán cho ông cái biệt danh là người « Phật tử da trắng». Thật vậy ông là một trong những người Mỹ đầu tiên đã quy y. Sau đó, mặc dù ôngđến Tích lan nhiều lần và mỗi lần chỉ lưu lại trong một thời gian ngắn, ông đã thành lập được nhiều trường đại học Phật giáo, chẳng hạn như các Đại học Anandavà Nalanda, các trường Cao đẳng Phật học Dharmaraja và Visakha Vidyalaya…, tổngcộng gần 400 trường Phật học. Ông giúp người Tích lan phục hồi truyền thốngPhật giáo, chống lại ảnh hưởng ngoại lai do thực dân Anh du nhập vào Tích lan.Ngoài ra ông lại còn cổ động cả phong trào chống lại thực dân Anh trên phần đấtnày. Tháng 7 năm 1880, ông rời Colombonhư một vị anh hùng dân tộc của Tích lan. Sau đó ông quay trở lại vào những năm1881, 1882 và 1884. Năm 1884, khi rời Tích lan ông đi thẳng đến Luân đôn và đòichính quyền Anh phải thực thi sáu điều khoản ông đưa ra trong mục đích bênh vựcngười Phật giáo Tích lan bị ức hiếp và bị hạn chế sinh hoạt Phật sự ngay trên chính quê hương của họ. Chính quyền Anh quốc chỉ chấp nhận hai điều khoản mà thôi. Chẳng những ông có công bênh vực và giúp hồi phục nền Phật giáo Tích lan mà lại còn mở đường cho Phật giáo trên đất Mỹ nữa.

Ông mất ngày 17 tháng 2 năm 1907 tại Adyar. Người ta đã đắp lên người ông một lá cờ Mỹ và một lá cờ Phật giáo rồi mang đi hỏa táng. Từ đó đến nay, 17tháng 2 đã trở thành một ngày lễ của Tích lan. Học sinh, sinh viên, Phật tử cùngvới các nhà sư cầm cờ Phật giáo đi diễn hành, đặt vòng hoa và lễ vật dưới chân đài tưởng niệm ghi nhớ công đức của ông. Ngày nay, một đường phố lớn ở Colombo thủ đô Tích lan vẫn còn mang tên ông.
Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Độ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda vào 25 tháng 5, xướng lên bằng tiếngPa-li những câu thệ nguyện về Tam quy và Ngũ giới, có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ.

Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ .
Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.

Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, Phỏng theo sáu mầu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo, về ý nghĩa ông phát biểu như sau : Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo .

Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Đản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Đại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự ( 2 ), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hànội làm đại biểu ( 3), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới ( The World Fellowship of Buddhist ), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Đến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Đàm cố đô Huế, một Đại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Đại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.

Bằng một tâm hồn thiết tha với Đạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Đức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo:

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của PhậtTử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật .
Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Đạo Pháp và dân tộc.
Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trương cho hào quang chư Phật .
Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.

Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:
1.- Xanh đậm: Tượng trưng cho Định căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt .
2.- Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Định và phát Huệ.
3.- Đỏ: Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .
4.- Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.
5.- Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Định đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
6.- Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

Ghi chú :
(1) Hội Thông Thiên Học Mỹ hiện nay vẫn còn hoạt động, trụ sở chánh ở tại thành phố Wheaton, Illinois
(2) 26 nước tham dự Đại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Độ, Bhutan, Đức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Điển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.
(3) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-08-2015 04:28 PM

MỜI XEM QUA PPS * DƯỢC SƯ QUANG NHƯ LAI*

( xem qua kg uổng công đâu, vì tuy dựa theo kinh Dược Sư nhưng dq thêm hình ảnh & lời nguyện khác trongkinh)
KINH DƯỢC SƯ GỒM CÓ HAI TÁC GIẢ DỊCH THUẬT:
MỘT LÀ HT THÍCH HUYỀN DUNG (vừa viên tịch kg lâu bên Mỹ) MỘT LÀ THẦY TUỆ NHUẬN ( dùng nhiều trong các chùa )

[attachment=11410]

THÊM MỘT CHÚT LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀN TRÀNG DƯỢC SƯ:

Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá. Với truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, ngày xuân các chùa thường tổ chức những lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc.Trên tinh thần cao quý đó các chùa lớn tổ chức Pháp hội Dược Sư diên thọ kỳ quốc
thái dân an.

Đàn tràng được thiết kế theo đồ hình Dược Sư Mạn-đà-la với hình ảnh như một hoa sen nở trọn tám cánh. Mỗi cánh sen có một Đức Phật được bố trí theo chiều thuận nghịch như sau:

1. Đức Thiện Danh Xưng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Quang Thắng, cách thế giới Ta-bà 4 hằng hà sa Phật độ; 2. Đức Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, ở quốc độ tên là Diệu Bảo, cách thế giới Ta-bà 5 hằng hà sa Phật độ; 3. Đức Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Như Lai, ở quốc độ tên là Viên Mãn Hương Tích, cách thế giới Ta-bà 6 hằng hà sa Phật độ; 4. Đức Vô Ưu Tối Thắng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Vô Ưu, cách thế giới Ta-bà 7 hằng hà sa Phật độ; 5. Đức Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, ở quốc độ tên là Pháp Tràng, cách thế giới Ta-bà 8 hằng hà sa Phật độ; 6. Đức Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, ở quốc độ tên là Thiện Trụ Bảo Hải, cách thế giới Ta-bà 9 hằng hà sa Phật độ; 7. Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, ở quốc độ Tịnh Lưu Ly, cách thế giới Ta-bà 10 hằng hà sa Phật độ.

Bảy Đức Phật này đều ở về phương Đông.

Ngụ ý sâu xa ở Pháp hội Dược Sư Thất Châu này là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo ánh giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông.

Phương Đông là nơi mặt trời xuất hiện, xua tan bóng tối đêm dài. Càng gần Ta-bà bao nhiêu thì càng cách xa mặt trời bấy nhiêu. Trái lại, càng xa Ta-bà bao nhiêu thì càng lại gần mặt trời bấy nhiêu.

Đó là ý nghĩa vi diệu của Pháp hội Dược Sư mà chúng ta cần phải quán niệm:
Muốn gần ánh sáng giác ngộ thì phải tránh xa với hắc ám vô minh. Học Phật là bắt chước cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói luôn tỉnh thức của Đức Phật, để chuyển hóa cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói thường mê lầm của chúng sanh. Tu tập theo đạo Phật là phải đem tuệ giác tỉnh thức của Đức Thế Tôn để chiếu soi lại cuộc sống của phàm tình để thấy rõ mình là ai, mình đang bước đi trên con đường nào, con đường đó có đưa mình đến cung điện Niết-bàn, an vui hạnh phúc không?

Dược Sư là thầy thuốc; Dược Sư cũng có thể hiểu là một phương thuốc.
Lưu Ly Quang là ánh sáng trong suốt như ngọc lưu ly, tượng trưng cho ba nghiệp thân khẩu ý hoàn toàn thanh tịnh.

Danh hiệu của bảy Đức Phật chính là bảy phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sanh bằng sự thanh tịnh. Nói theo tinh thần Phật học thì hồng danh đức hiệu của mỗi Đức Phật là một phương thuốc; là một pháp hành mà người học Phật phải ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày để chuyển hóa khổ đau đem lại an vui hạnh phúc.

TÓM TẮT SƠ VỀ TÁM BỐ TÁT PHỤ TRÌ HÀNH GIẢ TU TẬP THEO KINH DƯỢC SƯ ( trong pps DQ kg cập nhật được nên ghi chú thêm sau đây)

1/ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát:

Tiếng Phạn là Manjusri, dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, Mãn Tổ Thất Lý, nghĩa là Diệu Thích, Diệu Cát Tường, Diệu Lạc, Pháp Vương Tử…Là 1 trong Tứ Đại Bồ tát của Phật Giáo, có liên hệ mật thiết với kinh điển Bát Nhã (trí tuệ). Vị Bồ tát này thành Phật đã lâu, nhiều kiếp lâu xa trong quá khứ đã gieo trồng hạt giống Phật, đã thành Vô Thượng Chánh Đẳng Giác ở thế giới Bình Đẳng phương Nam, hiệu là Long Chủng Thượng Như Lai, có tuổi thọ bốn trăm bốn mươi vạn tuổi, Đức Phật đó nay gọi là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử.
Theo hệ thống kinh điển Đại Thừa Phật Giáo như kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, kinh Duy Ma Cật, kinh Bảo Tích Tam Muội Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp Thân, kinh Pháp Hoa… đều lấy Văn Thù Bồ tát làm thượng thủ, cho Văn Thù Bồ tát là mẹ sinh ra chư Phật, Bồ tát (vì Phât Giáo lấy trí tuệ làm căn bản). Văn Thù Bồ tát và Phổ Hiền Bồ tát là 2 vị Bồ tát đứng hầu Đức Phật Thích Ca, thế gian thường gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh, biểu thị cho trí huệ của Phật. Ngài thường ngồi trên Sư tử tượng trưng cho oai thế dũng mãnh của chư Phật, Bồ tát. Tiếng rống của sư tử biểu thị sự vô úy, có công năng trấn tỉnh những chúng sanh trầm luân mê muội, tay cầm kim cang bảo kiếm biểu thị đoạn trừ phiền não của chúng sanh.

2/ Quán Thế Âm Bồ tát:

Tiếng Phạn gọi là avalokite’svara, dịch âm là A Bạc Chỉ Để Thấp Phạt La. Bổn nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát là lấy Từ Bi để cứu giúp chúng sanh. Còn gọi là Quang Thế Âm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Quán Tự Tại Bồ tát, Hiện Âm Thanh Bồ tát… gọi tắt là Quán Âm Bồ tát, hay còn có tên gọi khác là Cứu Thế Bồ tát, Cứu Thế Tịnh Thánh, Thí Vô Úy, Đại Bi Thánh Giả, Liên Hoa Thủ Bồ tát, Viên Thông Đại Sĩ… Quán Thế Âm Bồ tát đã sớm thành Phật trong quá khứ hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.
Quán Thế Âm Bồ tát cùng Đại Thế Chí Bồ tát là 2 vị bồ tát đứng hầu Đức Phật Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, thế gian thường gọi là Tây Phương Tam Thánh. Quán Thế Âm Bồ tát cũng là 1 trong Bát Đại Bồ tát xuất hiện trong kinh Dược Sư, nếu ai nghe được danh hiệu của Đức Phật Dược Sư, khi lâm chung sẽ được các vị Bồ tát tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Hễ có chúng sanh nào gặp các khổ nạn, nếu nhớ niệm danh hiệu của Bồ tát, thì Bồ tát liền nghe tiếng mà đến cứu giúp được giải thoát, cho nên gọi là Quán Thế Âm Bồ tát. Qua đó có thể thấy được pháp môn và từ bi nguyện lực của Ngài rất quảng đại hoằng thâm. Vì Ngài đối với các cảnh giới đã thông đạt lý sự viên dung nên còn gọi là Quán Tự Tại Bồ tát.

3. Đại Thế Chí Bồ tát:

Tiếng Phạn là Maha-sthama-prapta, nghĩa là Đắc Đại Thế, Đại Thế Chí, Đại Tinh Tấn. Gọi tắt là Thế Chí Bồ tát. Thế Chí Bồ tát cùng Quán Âm Bồ tát đứng hầu 2 bên Đức Phật Di Đà mà người đời thường gọi là Tây Phương Tam Thánh. Quán Âm Bồ tát đại biểu cho Từ Bi, Đại Thế Chí Bồ tát tượng trưng cho Trí Huệ. Kinh Vô Lượng Thọ thuyết rằng: Bồ tát dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp tất cả, khiến chúng sanh xa lìa 3 đường ác, được sức mạnh Vô Thượng, khi Bồ tát đến đâu thì 10 phương thế giới đều chấn động, nên gọi là Đại Thế Chí.
Đại Thế Chí Bồ tát cũng là 1 trong 8 vị Bồ tát được kể trong kinh Dược Sư, tiếp dẫn chúng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đại Thế Chí Bồ tát dùng tâm niệm Phật thành tựu chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn nên Ngài có thể nhiếp thọ chúng sanh thế giới ta bà tu tập niệm Phật, sanh về Tịnh Độ. Vô lượng kiếp về sau sẽ thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai.

4/ Vô Tận Ý Bồ tát:

Tiếng Phạn là Aksaya-mati, gọi là Vô Tận Huệ Bồ tát, Vô Lượng Ý Bồ tát, theo Mật giáo là 1 trong 16 vị bồ tát trong Hiền Kiếp. Vô Tận Ý Bồ tát đến từ chỗ Phật Phổ Hiền nước Bất Tuần ở phương đông. Thuyết 80 pháp môn vô tận. Vì sao có tên là Vô Tận Ý? Vì Bồ tát quán sát tất cả nhơn duyên quả báo muôn sự muôn vật là vô tận, tất cả các pháp cũng vô tận, do đó Ngài phát Bồ đề tâm trên cầu công đức của chư Phật vô tận, dưới dùng phương tiện độ chúng sanh vô tận. Cho nên có tên gọi là Vô Tận Ý.
Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn thuyết rằng: Bồ tát Vô Tận Ý tu hành Lục Độ ( Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Tuệ) Tứ Nhiếp (Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự).v.v…tất cả diệu hạnh, thệ độ tất cả chúng sanh, khi nào chúng sanh các cõi hết thì ý của Bồ tát mới tận, nếu chúng sanh chưa hết thì ý của Bồ tát cũng vô tận, cho nên gọi là Vô Tận Ý.

5/ Bảo Đàn Hoa Bồ tát:

Đây là vị Bồ tát chỉ thấy xuất hiện trong Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Kinh Thất Phật dược Sư của Ngài Nghĩa Tịnh dịch rằng: có 8 vị đại Bồ tát tên là Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Chí Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Bảo Đàn Hoa Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát. Kinh Dược Sư cua ngài Huyền Trang cũng dịch rằng: Nếu nghe được danh hiệu của Đức Phật Dược Sư, khi lâm chung sẽ có 8 vi đại Bồ tát dùng thần thông đến đưa đường chỉ lối.


6/ Dược Vương Bồ tát:

Tiếng Phạn gọi là Bhaisajya-raya, dịch âm là Bệ Thệ Xá La Nhạ. Kinh Pháp Hoa thuyết rằng: Bồ tát đốt thân mình cúng dường chư Phật để cầu pháp, là vị đại sĩ ban cho chúng sanh lương dược để trị bịnh khổ của thân và tâm.
Căn cứ theo Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ tát thuyết rằng: trong quá khứ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, có Đức Phật hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai, nước của Đức Phật đó tên là Huyền Thắng Phan, có vị Tỳ Kheo tên Nhựt Tạng, thông minh đa trí, vì đại chúng rộng nói pháp Đại Thừa Vô Thượng Bình Đẳng Đại Trí của Như Lai, lúc ấy trong chúng có vị trưởng giả tên là Tinh Tú Quang nghe pháp Đại Thừa Bình Đẳng Đại Trí, tâm rất hoan hỷ, đem thuốc quý ở núi tuyết cúng dường cho Tỳ Kheo Nhựt Tạng cùng chúng Tăng, phát tâm bồ đề thệ nguyện diệt trừ 3 loại bịnh khổ của chúng sanh. Lúc bấy giờ đại chúng tán thán vị trưởng giả là Dược Vương. Bồ tát nhiều đời tu hành phạm hạnh, các hạnh nguyện đã viên mãn, trong đời vị lai Dược Vương Bồ tát sẽ thành Phật hiệu là Tịnh Nhãn Như lai.

7. Dược Thượng Bồ Tát:

Tên Phạn là Bhaiṣaijya-samudgata hay Bhaiṣajya- samudgata, dịch âm là Bệ Sái Thệ Tam Muột yết đa.
Theo Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ tát chép rằng: trong vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp đời quá khứ, có Đức Phật hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai, nước của Đức Phật đó tên là Huyền Thắng Phan, có vị Tỳ Kheo tên Nhựt Tạng, thông minh đa trí, vì đại chúng rộng nói pháp Đại Thừa Vô Thượng Bình Đẳng Đại Trí của Như Lai. Khi ấy có vị trưởng giả tên Điện Quang Minh, nghe pháp Đại Thừa này tâm sanh hoan hỷ, đem lương dược đề hồ cúng dường cho Tỳ Kheo Nhựt Tạng cùng chúng Tăng, phát đại bồ đề tâm nguyện tu hành thành Phật. Lúc ấy đại chúng tán thán trưởng giả Điện Quang Minh là Dược Thượng. Bồ tát nhiều đời tu hành phạm hạnh, các hạnh nguyện đã viên mãn, trong đời vị lai Dược Thượng Bồ tát sẽ thành Phật hiệu là Tịnh Tạng Như lai.

8/ Di Lặc Bồ tát:

Tiếng Phạn là Maitreya, còn gọi là Mai Hằng Lệ Dược, Vị Hằng Lý Dược, Di Đế Lễ, Di Đế Khang, hoặc là Mai Nhậm Lê, dịch là Từ Thị, là vị Bồ tát sẽ thành Phật trong tương lai sau Đức Phật Thích Ca, nên còn gọi là Nhứt Sanh bổ xứ Bồ tát, Bổ Xứ Tát Đỏa hoặc Di Lặc Như Lai.
Kinh Hiền Ngu chép rằng: Di Lặc Bồ tát thuộc dòng dõi Bà la môn, cha là Tu Phạm Ma, mẹ là Phạm Ma Đề Bạt, người nam Thiên Trúc. Vì mẹ của Bồ tát Di Lặc sau khi mang thai Ngài thì tính tình trở nên từ hòa bi mẫn, cho nên khi sanh Ngài đặt tên là Từ Thị.
Theo Kinh Di lặc Thượng Sanh và Di Lặc Hạ Sanh thuyết rằng: Di Lặc Bồ tát là đệ tử của Đức Phật thích Ca, nhập diệt trước Đức Phật, Ngài sanh lên cung trời Đâu Suất ở đó thuyết pháp cho chư Thiên.
Trong Kinh Nhứt Thiết Trí Quang Minh Tiên Nhân Từ Tâm Nhơn Duyên Bất Thực Nhục chép: Di Lặc Bồ tát phát tâm không ăn thịt, vì nhơn duyên này mà có tên là Từ Thị. Từ Thị Bồ tát còn có nghĩa là Từ đứng đầu trong Tứ Vô Lượng Tâm của Phật, Từ là chủng tánh sinh ra chư Phật, khiến cho tất cả thế gian không đoạn mất hạt giống Phật nên gọi là Từ Thị.
Như vậy tên Di Lặc Bồ tát được kiến lập trên căn bản bổn nguyện từ bi do nhiều đời nhiều kiếp Ngài tu tập Từ Bi Tam Muội, cũng chính là Đức hạnh từ bi cứu độ đem đến sự an lạc cho chúng sanh của Bồ tát. Ngài được Đức Phật thọ ký trong tương lai khoảng năm mươi bảy ức sau ngàn vạn năm sẽ thành Phật hiệu là Di Lặc Phật, Di lặc Như Lai. Hình tượng Di Lặc Bồ tát mà chúng ta thấy là hình tượng của Bố Đại Hòa Thượng, vì khi thị tich Ngài có nói bài kệ: Di Lặc chơn Di Lặc, hóa thân thiên bá ức, thời thời thị thời nhơn, thời nhơn tự bất thức. Căn cứ vào bài kệ đó thế gian cho rằng Bố Đại Hòa Thượng là hóa thân của Phật Di Lặc.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015 05:28 AM

ĐỔI KK MỘT TÍ XIN GỬI MỘT PPS VUI DÀNH CHO TEENS KHÁ HỢP

[attachment=11445]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015 05:41 AM

THÚ THẬT DQ RẤT THÍCH HỌC HỎI BẤT CỨ VIỆC GÌ CÓ ÍCH , DUY CHỈ CÓ CÁI HỌC TRONG PPS * HỌC * SAU LÀ ĐÚNG HỌC ĐỂ SỬA , MÀ SỬA HOÀI THÌ THẤY THẬT NÀO DỄ DÙ ĐỌC QUA THÌ DỄ.

[attachment=11446]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-08-2015 09:34 PM

TÙY DUYÊN TRONG ĐỜI SỐNG

Mùa hè với cái nóng oi bức nhất trong năm, cả vườn cỏ của thiền viện đã trở thành một thảm cỏ khô vàng.
"Phát dọn cho sạch sẽ đám cỏ này đi, thế này thì thật là khó coi quá!" Chú tiểu nói.
"Đợi trời mát đã." Sư phụ vẫy vẫy tay, "Tùy thời".
Trung thu, Sư phụ lại mua về một bao hạt cỏ giống, gọi chú tiểu đem bao hạt giống này đi gieo. Gió mùa thu trỗi lên và cuốn đi những hạt giống vừa gieo. "Không xong rồi! Các hạt giống bị gió thổi bay đi cả rồi", chú tiểu kêu la.
“Thôi đi con, không sao đâu, hạt giống vẫn còn rất nhiều, gió cuốn đi cũng không mọc được.” Sư phụ nói, "Tùy tính".
Sau khi cơn gió đã lấy đi những hạt giống, tiếp theo lại có mấy chú chim đáp xuống mổ ăn. "Chết rồi! Hạt cỏ giống lại bị chim ăn hết rồi!" chú tiểu vừa nhảy vừa la.
"Không sao! Hạt giống còn nhiều, ăn không hết đâu!" Sư phụ nói, "Tùy ngộ".
Nữa đêm lại bị một trận mưa dữ dội. Vừa mờ sáng chú tiểu vội vã chạy vào phòng thầy: "Sư phụ, lần này thì xong thật rồi! Những hạt giống bị mưa cuốn trôi hết rồi"

"Trôi đến đâu, thì nó sẽ mọc ở đó." Sư phụ nói, "Tùy duyên".

Hơn nữa tháng sau, một vùng đất trơ trụi lúc trước giờ lại mọc lên những mầm cỏ non xanh biên biết, có một số ngốc ngách không hề gieo trồng nhưng vẫn mọc lên xanh rờn. Chú tiểu vỗ tay và vô cùng vui sướng.
Sư phụ gật gật đầu: "Tùy hỷ".

[Hình: attachment.php?aid=11528]

Lời bàn:
Tùy duyên trong cuộc sống không có nghĩa là phó thác cuộc đời mình cho tự nhiên, cho xã hội quyết định. Không phải như những cành cây khô mặc tình cho dòng nước cuốn trôi, vùi dập để rồi một lúc nào đó dòng nước lại dạt chúng vào bờ, đây là sự biểu hiện vô ý thức, không định hướng. Mà tùy duyên là sự hòa mình vào tự nhiên để cải thiện tự nhiên, là sự dấn thân vào xã hội để góp phần điều chỉnh những hành vi xấu, bất thiện đang tồn tại trong xã hội.
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệ và chấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống. Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống đều là những bài học làm tăng thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay thất bại.
Con người, xã hội và điều kiện cuộc sống luôn thay đổi và vận động, đây là sự tồn tại hoàn toàn hiện thực và khách quan. Bởi lẽ, mọi việc trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có thể sắp đặt được, có những sự việc do mình thiết lập, nhưng cũng có những việc do điều kiện tự nhiên và nhân duyên kết hợp tạo nên. Vì thế, không thể trốn tránh những gì đang diễn ra trong cuộc sống, phải đối diện, phải tiếp nhận và giải quyết trên những điều kiện vốn có và đang diễn ra.
Cuộc sống là mãnh đất để sống với chính mình và thực hiện lý tưởng của chính mình. Đây chính là giá trị thực tiễn của sự "Tùy duyên".

Sự biểu hiện của nước là hình ảnh, là tấm gương của lối sống tùy duyên. Nước dù ở điều kiện nào, môi trường nào chúng vẫn thích ứng "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", dù thay đổi hình thức, tướng dạng nhưng không hề thay đổi bản chất của nó. Đây là tinh thần "Tùy duyên bất biến", tùy duyên là để thuận theo nguyên lý cuộc sống, bản chất cuộc sống; sống Đời mà không mất Đạo.Tinh thần này có thể hiện hữu khắp nơi, hiện hữu trong từ ý niệm, trong từng cử chỉ hành vi, luôn luôn duy trì được ánh sáng của tự tâm, sẽ không bị những cám dỗ, không hiện tượng sự vật nào cản trở hoặc đánh mất giá trị cuộc sống, con đường lý tưởng đã vạch ra.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015 08:45 PM

MỜI XEM QUA PPS * PHÓNG CUỒNG NGÂM * QUA BÀI THƠ CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

[attachment=11534]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015 08:47 PM

NGẨU HỨNG

[Hình: attachment.php?aid=11535]