Gốc Quê
NEW TOPIC'S DQ - Phiên bản có thể in

+- Gốc Quê (http://gocque.com)
+-- Diễn đàn: Phòng sinh hoạt (/forumdisplay.php?fid=4)
+--- Diễn đàn: Học (/forumdisplay.php?fid=11)
+--- Chủ đề: NEW TOPIC'S DQ (/showthread.php?tid=2375)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-09-2015 01:53 PM

MỜI XEM PPS * HÃY *

[attachment=11685]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-10-2015 02:43 PM

MỜI XEM * XÃ *

[attachment=11700]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015 03:52 PM

[Hình: attachment.php?aid=11716]

[Hình: attachment.php?aid=11717]

[Hình: attachment.php?aid=11718]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015 03:54 PM

[Hình: attachment.php?aid=11719]

[Hình: attachment.php?aid=11720]

[Hình: attachment.php?aid=11721]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015 04:22 PM

[Hình: attachment.php?aid=11722]

[Hình: attachment.php?aid=11723]

[Hình: attachment.php?aid=11724]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-10-2015 03:49 PM

TRONG NHIỀU BÀI KINH CÓ NÓI NHIỀU VỀ QUÍ TƯỚNG CỦA ĐỨC PHẬT: 32 TƯỚNG TỐT,80 VẼ ĐẸP . NHƯNG ĐỂ BIẾT CHI TIẾT THÌ...
DQ XIN MỜI BÀ CON NÀO THÍCH TÌM HIỂU XEM QUA

CÁC QUÝ TƯỚNG CỦA ĐỨC PHẬT

Theo các sách từ điển về Phật giáo, Đức Phật là thuộc hạng người siêu nhân, điều đó được biểu hiện bằng những quý tướng: 32 tướng tốt và và 80 vẻ đẹp.

1.BA MƯƠI HAI TƯỚNG TỐT (Tam thập nhị tướng)

Gọi đầy đủ là "Tam thập nhị đại nhân tướng" tức 32 tướng của bậc đại nhân, như vậy 32 tướng này không riêng gì Đức Phật mới có, mà là tướng chung của bậc đại nhân. Người có tướng này nếu tại gia thì là bậc Luân vương, nếu xuất gia thì khai Vô lượng giác. Đức Phật vẫn căn dặn các Phật tử điều đó.
Ba mươi hai tướng đó là:

1. Bàn chân bằng bặn vững chãi.
2. Chỉ dưới bàn chân có xoáy tròn như hình bánh xe có ngăn nan hoa.
3. Ngón tay thon dài, trước đầu ngón tay nhỏ và nhọn.
4. Tay chân đều dịu mềm.
5. Trong kẽ tay, kẽ chân có da mỏng như giăng lưới.
6. Gót chân đầy đặn.
7. Mu bàn chân nổi cao đầy đặn.
8. Bắp chân tròn như bắp chuối.
9. Khi đứng hai tay dài quá đầu gối.
10. Nam căn ẩn kín (Đó là các căn tính nam giới như hình dáng, âm thanh, hành vi, ý chí, lạc thú v.v... ).
11. Thân hình cao lớn và cân đối.
12. Những lỗ chân lông thường ánh ra sắc xanh.
13. Những lông trên mình uốn cong lên về bên phải.
14. Thân thể sáng chói như vàng thắm.
15. Quanh mình có hào quang chiếu ra một trượng.
16. Da mỏng và mịn.
17. Bảy chỗ là các lòng bàn tay, lòng bàn chân, hai vai và đỉnh đầu đều đầy đặn.
18. Hai nách đầy đặn.
19. Thân thể oai nghiêm như sư tử.
20. Thân thể chuông chắn ngay ngắn.
21. Hai vai tròn trịa cân phân.
22. Có bốn mươi cái răng.
23. Răng trắng, trong, đều nhau và khít.
24. Bốn cái răng cửa trắng trong và lớn nhất.
25. Hai gò má nổi cao đầy đặn như hai mép sư tử.
26. Nước bọt thơm ngon.
27. Lưỡi rộng, dài và mềm mỏng.
28. Giọng nói thanh nhã, vang xa như giọng nói của Đức Phạm Thiên.
29. Mắt xanh biếc.
30. Lông mi dài đẹp.
31. Có chòm lông trắng thường chiếu sáng ở giữa hai lông mày (gọi là bạch hào).
32. Trên đỉnh đầu có cục thịt nổi cao như hình búi tóc (gọi là nhục kế).

Ba mươi hai tướng tốt ấy là do phước báo của lòng đại bi của Đức Phật mà có được. Chuyển Luân Thánh Vương cũng có 32 tướng ấy, song không được rõ ràng như của Đức Phật. Rất nhiều chúng sinh chỉ vừa thấy 32 tướng thắng diệu của Phật mà phát tâm tu hành theo Phật, thọ giới xuất gia hoặc tại gia.

Ngoài 32 tướng chính, Đức Phật còn có 80 vẻ đẹp phụ theo, phân tích tỉ mỉ thêm 32 tướng ấy, tất cả làm trang nghiêm cái thân thể ứng hóa của Phật, khiến cho chúng sinh thấy đem lòng tôn kính và hoan lạc.

2. TÁM MƯƠI VẼ ĐẸP (Bát thập tùy/chủng hảo).

Tám mươi vẻ đẹp này dựa theo ba mươi hai tướng tốt mà hiện ra, nên gọi là chủng hảo hoặc tùy hảo. Tuy nhiên, mỗi từ điển đều nêu đủ 80 nét tốt đẹp của Đức Phật, nhưng sắp xếp không theo thứ tự và không trùng nhau, ngay trong một từ điển lại có nét trùng nhau, bên cạnh đó giữa các từ điển lại có nhiều nét khác nhau, vì thế nếu tổng hợp đầy đủ thì sẽ vượt số 80 khá nhiều.
Ở đây hệ thống dựa theo Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn, Sài Gòn, 1966) và Từ điển Phật học Hán Việt (Phân viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội, 1992) đi từ cái chung đến cái riêng với số 80:

1. Tướng quý nhất của Đức Phật là chữ Vạn ở ngực.
2. Thân mình tỏa hào quang dài 1 trượng.
3. Khi đi có hào quang chiếu trên thân.
4. Dáng điệu, dung mạo, cử chỉ như sư tử.
5. Đi đứng đằm thắm, oai nghiêm như voi chúa.
6. Tướng đi như ngỗng chúa.
7. Dung mạo ngay chính không lệch lạc.
8. Hình thể tốt đẹp đủ đều.
9. Khi trở mình, xoay người như voi chúa.
10. Thân không vật gì làm lu mờ hoặc lem luốc được.
11. Mọi thành phần cơ thể đều đầy đủ và hoàn thiện.
12. Thân trì trọng, không khuynh động.
13. Thân mình cao lớn, rắn chắc.
14. Coi chúng sinh bình đẳng như nhau.
15. Tuần tự ứng với nhân duyên mà thuyết pháp.
16. Thuyết pháp chẳng chấp trước.
17. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp.
18. Âm thanh tùy theo chúng sinh chẳng tăng chẳng giảm.
19. Pháp âm ứng với thanh của chúng sinh.
20. Tiếng nói vang trầm.
21. Thân trong sạch, mềm mại, không cong vẹo.
22. Thân bóng bẩy mượt mà, không uốn éo.
23. Trụ xứ yên không động.
24. Oai chấn hết thảy.
25. Mọi chúng sinh thấy đều vui mừng.
26. Chẳng khinh chúng sinh.
27. Chúng sinh có ác tâm khi thấy Ngài cũng đều hòa nhã, vui vẻ.
28. Chúng sinh ngắm thân tướng Phật mà chẳng thể ngắm hết.
29. Chúng sinh ngắm mãi không chán.
30. Nói năng hòa nhã vui vẻ với chúng sinh đúng theo ý thích họ.
31. Khi đi chân cách mặt đất 4 tấc và hiện ấn văn.
32. Khối xương chắc như móc khóa.
33. Lỗ chân lông tỏa ra mùi thơm.
34. Miệng tỏa ra mùi thơm tuyệt vời.
35. Lông mềm mại, sạch sẽ.
36. Lông xoắn theo chiều bên phải.
37. Lông màu hồng.
38. Mạch máu sâu ẩn kín.
39. Không thấy đỉnh tướng. Chỏm đỉnh đầu Phật ngẩng nhìn càng nhìn càng cao, nên không thấy đỉnh.
40. Đầu rất nở nang.
41. Tóc xoăn đẹp, có hình những chữ Thánh như chữ Vạn, chữ Kiết / Cát, chữ Đức.
42. Tóc màu ngọc xanh đen.
43. Tóc có hàng ngũ vén khéo, rất đều, không rối.
44. Tóc có mùi thơm, sợi không cứng.
45. Mặt và trán đối với nhau rất cân phân.
46. Mắt rộng dài, như cánh hoa sen xanh
47. Mắt sáng, trong, vui.
48. Lông mày như trăng non.
49. Lông mày màu đen.
50. Cặp lông mày đều nhau, cân phân đều đặn.
51. Cặp lông mày châu vào nhau.
52. Mặt mũi thanh tịnh đầy đặn như vầng trăng tròn.
53. Mũi cao, lỗ mũi không lộ.
54. Dái tai rủ xuống.
55. Hai gò má đầy đặn.
56. Môi đỏ như quả tần bà.
57. Mấy răng cửa thì bầu tròn.
58. Mấy cái răng cửa trắng và sắc nhọn đằng đầu.
59. Mấy cái răng cửa đều với nhau hết.
60. Lưỡi màu đỏ hồng.
61. Lưỡi mềm.
62. Bụng thon.
63. Bụng chẳng lộ.
64. Bụng hình cây cung.
65. Rốn đều.
66. Rốn sâu tròn đẹp.
67. Tay chân trắng đỏ như màu hoa sen.
68. Tay chân tròn trịa.
69. Tay chân sáng bóng.
70. Tay chân mịn màng.
71. Tay chân rất cân phân với nhau.
72. Tay chân mềm mại, sạch sẽ.
73. Cánh tay dài.
74. Ngón tay tròn thon nhỏ.
75. Móng như màu đồng đỏ, mỏng và láng bóng.
76. Vân tay sáng thẳng.
77. Vân tay dài không dứt.
78. Xương đầu gối rắn chắc tròn đẹp.
79. Mắt cá ẩn sâu.
80. Gót chân rộng rãi.

Trên đã nói rõ 32 tướng tốt,80 vẽ đẹp của Đức Phật, như trong kinh đã ghi chép, tuy có chút thêm bớt nhưng kim dung của Ngài khác với phàm nhân, bất khả tư nghì.

Kỳ thật, Kim dung của Phật có thể hình dung trong 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp, đó cũng là cách nói Phật có sắc tướng thân vàng cao 6 mét. Lúc đó có ngoại đạo hoài nghi nên dùng thước đo thử Phật cuối cùng cao bao nhiêu nhưng đo mãi mà vẫn không hết.

Trong 32 tướng tốt có tướng lưỡi rộng dài, đó là hình dung âm thanh thuyết Pháp của Phật, ở rất xa cũng có thể nghe. Âm thanh của Ngài có thể truyền đi xa bao nhiêu? Trong kinh Bảo Tích nói: “bậc đại thần thông đệ tử của Phật là ngài Mục Kiền Liên, có một lần muốn đo thử âm thanh thuyết pháp của Phật, liền bay đến Đông phương Phật quốc cách thế giới Ta bà xa vô cùng tận để đo lường âm thanh của Phât, và vẫn nghe được Phật thuyết pháp.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-10-2015 06:22 AM

THỌ QUY Y NGŨ GIỚI

Có lẽ bà con từng đi chùa đã nghe và biết, dq đưa lên trong Topic này , như cập nhật kiến thức phổ thông về đạo mà thôi, bà con nào rảnh mời xem lại.

QUY Y TAM BẢO

Đa phần các tín đồ theo Phật giáo thường là không có quy y Tam bảo. Bởi vì người đã quy y Tam Bảo thời thường lễ Phật, nhưng người biết lễ Phật đốt hương thì chưa chắc đã quy y Tam Bảo. Tuy nhiên người chưa từng quy y Tam Bảo họ vẫn có thể xưng mình là tín đồ của Phật giáo mà không thể phủ nhận sự tín ngưỡng của họ.Sống trong cuộc đời nầy đầy sự khổ đau và dục vọng, đang trôi lăn trong dục vọng mà không biết đâu là đường sáng để quay về. Tìm cho mình bực minh sư, chính là đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni từ đó quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng để vượt qua sư đau khổ đi đến an vui, giải thoát .

I. Định Nghĩa Và Giải Thích:

Quy là trở về; y là nương tựa, Quy y là trở về nương tựa với chính mình để bỏ đi cái si mê phóng dật, bỏ đi sự lầm đường lạc lối quay về nương tựa với chánh bảo. Chữ Quy y nguyên dịch nghĩa chữ Nam mô của phạn ngữ. Quy y cũng có nghĩa là kính vâng hay là phục tùng
Tam là ba, bảo là báu. Tam bảo là ba ngôi báu là Phật Pháp và Tăng.
1/. Phật: là bậc toàn trí, toàn giác, từ bi vô lượng trí tuệ khôn lường, dứt sạch hết phiền não nghiệp chướng, chứng được tam minh lục phong trên thế gian này ít có, khó gặp nên được gọi là quý báu.
2/. Pháp: là những pháp môn tu hành, do Đức Phật đã tu chứng rồi đem giải dạy cho chúng sanh, y theo đó tu tập sẽ được giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
3/. Tăng:Là những đệ tử của Phật xuất gia tu hành theo giáo pháp của Phật, có đời sống lục hòa, giữ gìn giới luật trang nghiêm. Làm bậc gương mẫu cho chúng sanh, thay thế Phật hoằng hóa đạo pháp trong dân gian.

Quy y tam bảo là quay về nương tựa ba ngôi báu là phật bảo, pháp bảo & tăng bảo.

- Quy y Phật: Phật là người dẫn đường, chỉ lối cho chúng sanh trong cuộc đời,Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn, trí và bi viên mãn.
- Quy y Pháp: Pháp là phương pháp của Phật có đầy đủ công năng đưa chúng sanh ra khỏi bể khổ, đi đến sự giác ngộ giải thoát
- Quy yTăng: Tăng là người đã hi sinh gia đình; tiền của; danh vọng của thế gian để đi theo con đường tình nguyện thay thế Phật dẫn dắt chúng sanh vượt qua bể khổ.

II. Ba Bậc Tam Bảo:

1/. Đồng Thể Tam Bảo:
- Đồng thể Phật bảo: Tức là tất cả chúng sanh cùng với chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt.
- Đồng thể Pháp bảo: Là nói tất cả chúng sanh cùng với chư Phật đồng một pháp tánh từ bi, bình đẳng, vô ngã, vị tha.
- Đồng thể Tăng bảo: Là tất cả chúng sanh cùng với chư Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự, lý, hòa hợp viên dung.

2/. Xuất Thế Gian Tam Bảo:

- Xuất thế gian Phật bảo: Là chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức A Di Đà, Chư Phật trong mười phương ba đời đã giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian.
- Xuất thế gian Pháp bảo: Là chỉ ra giáo pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của Thế gian như: Tứ đế, Lục độ vv…
- Xuất thế gian Tăng bảo: Là những Thánh Tăng đã thoát khỏi sự ràng buộc của Thế gian. Chư vi Thánh Tăng xuất thế như: Quán Âm, Thế Chí, Xá Lợi Phất vv….

3/. Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo:
- Thế gian trụ trì Phật bảo: Là chỉ cho xá lợi của Phật, tượng Phật đúc bằng xi măng, đất sét, hay là vẽ trên giấy…
- Thế gian trụ trì Pháp bảo: Là Tam Tạng giáo điển kinh, luật, luận
- Thế gian trụ trì Tăng bảo: Là những vị tỳ kheo tu hành chơn chánh giới luật trang nghiêm trong đời sống hiện tại.

III. LÝ SỰ QUY Y TAM BẢO:

1/. Sự Quy y Tam Bảo:
- Sự Quy y Phật: Là hằng ngày chúng ta phải nhớ tưởng đến Phật, niệm dâng hiệu của Phật chí tâm lễ bái để tỏ lòng sùng kính ngài, nguyện suốt đời đi theo con đường của Ngài ấy là sự quy y Phật.
- Sự Quy y Pháp: Là hằng ngày chúng ta đọc tụng kinh, luật, luận. Sớm hôm 2 thời công phu, tìm hiểu nghĩa lý thâm sâu của giáo Pháp. Có như vậy chúng ta trừ bỏ được sáng suốt, an lành & thanh tịnh của nội tâm.
- Sự Quy y Tăng: Là hằng ngày chúng ta phải biết kính Phật, trọng tăng. Chúng ta thanh tâm thờ Phật bao nhiêu thì phải kính trọng tăng bấy nhiêu xem chư Tăng là vị đại diện cho Phật để dẫn dắt chúng sanh làm phật sự.

2/. Lý Quy y Tam Bảo:
- Lý Quy y Phật: Là tự mình đối với tâm mình tự Quy y Phật là tự mình trở về với Phật tánh sáng suốt của mình mỗi người đều có Phật tánh sáng suốt & đều có thể thành Phật.
- Lý Quy y Pháp: Là chúng ta theo Pháp tánh của mình. Trong tâm có đầy đủ Pháp từ bi, trí tuệ bình đẳng nhẫn nhục…chúng ta cần phải phát huy những đức tính sáng suốt ấy
- Lý Quy y Tăng: Là vâng theo thầy trong tâm mình. Thầy trong tâm mình là đức tính thanh tịnh hòa hợp của mình của nhưng tăng già là hiện thân của sự hòa hợp thanh tịnh bên ngoài.

IV. NGHI THỨC QUY Y:

1/. Trước tiên phải tắm gội thanh tâm cho sạch sẽ. Buổi lễ Quy y rất quan trọng nhất trên đường tu tập. Khi muốn Quy y phải y tràng chỉnh tề, thỉnh chư Tăng đến Phật đường, đảnh lễ và cầu xin chư Tăng rủ lòng từ bi truyền trao quy giới cho mình. ( các chùa hàng năm đều có truyền thụ quy y Tam Bảo theo sự sắp xếp riêng, thường là theo các ngày lễ, vía lớn Phật giáo)

2/. Phát nguyện:
Phát nguyện Quy y Phật, Pháp và Tăng.
- Đệ tử xin phát nguyện suốt đời Quy y Phật.
- Đệ tử xin phát nguyện suốt đời Quy y Pháp.
- Đệ tử xin phát nguyện suốt đời Quy y Tăng.
Chúng ta phát nguyện Quy y Phật, Pháp và Tăng rồi khỏi đọa 3 đường ác: Địa Ngục, Ngã Quỷ, súc sanh.

Người Quy y phải tự nguyện 1 cách mạnh mẽ và thành khẩn.

- Đệ tử Quy y Phật, nguyện trọn đời không Quy y Thiên, thần , quỷ vật.
- Đệ tử Quy y Pháp, nguyện trọn đời không Quy y ngoại đạo, tà giáo.
- Đệ tử Quy y Tăng, nguyện trọn đời không Quy y tổn hữu, ác đảng.

Như thế lễ Quy y đã hoàn tất.

V. LỢI ÍCH CỦA QUY Y TAM BẢO:

Ích lợi của việc quy y Tam Bảo rất nhiều, có thể cầu được hiện thế an lạc, có thể cầu cho đời sau an lạc, càng có thể từ đây mà được sự an lạc cứu cánh của Niết Bàn tịch tĩnh, tổng hợp lại có tám điều lợi ích như sau :
1/ Trở thành đệ tử của Phật.
2/ Là nền tảng của việc thọ giới.
3/ Có thể tiêu trừ nghiệp chướng.
4/ Có thể tích tập phước đức to lớn.
5/ Không đọa ác đạo.
6/ Người và phi nhơn không thể làm hại.
7/ Có thể thành công trong mọi việc lớn.
8/ Có thể thành Phật.

NGŨ GIỚI

Sau khi quy y Tam bảo rồi, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử. Khi đã quy y Tam bảo, chính thức là đệ tử của Phật, phải học theo hạnh Phật, Phật là người đạo đức mẫu mực, đạo đức có từ oai nghi giới luật. Do vậy, người Phật tử phải giữ gìn năm giới cấm căn bản là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Năm giới cấm này là nền tảng xây dựng tòa nhà hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
( 5 giới cấm thực hành trông dễ mà không dễ vì chỉ trong một giới cấm, nghĩ sâu, áp dụng theo nhận thức của từng cá nhân mà có hành khác nhau , có trường phạm hợp phạm giới mà theo quan niệm có thể chấp nhận tạm,dq. )


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-10-2015 02:32 PM

MỜI BÀ CON THAM KHẢO TIẾP * THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI*

Theo được biết thì những Phật tử Đã Quy Y rồi thì mới nên Thọ Bát Quan trai.

Thọ Ngũ giới , do điều kiện sinh hoạt, giao tiếp, thói quen mà Thực hành Ngũ giới đôi khi không hoàn toàn theo nghĩa đen & nghĩa bóng, đôi lúc người thọ giới tự du di và điều chỉnh như thế nào để có phạm giới cũng không đến đại tội phạm giới.
Riêng Thọ Bát thì khác: không chùa, thầy nào bắt buộc Phật tử Thọ Bát cả. Đây là cái ý thức muốn thực hành Một ngày Tu như đã xuất gia, để tự tu tập , rèn bản ngã, của cá nhân mà thôi. Vì thế khi Thọ bát, điều bắt buộc phải nghĩ được , đây kg còn là Tu chơi, kg thực hành được thì bỏ ngang, hay tự ý phạm giới mà GIỚI SƯ TRUYỀN TRAO.
Dq chỉ xin ghi thêm để bà con nào chưa từng dự, hiểu thêm về nguyên tắc Thọ bát ( có thể có thay đổi chút ít tùy theo nơi tu tập)

MỜI XEM

BÁT QUAN TRAI GIỚI

Tu tập Bát quan trai là thực hành hạnh xuất gia trong một ngày một đêm. Do vậy, thọ trì Bát quan trai giới là một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp tu tập của người Phật tử hướng đến giải thoát, giác ngộ. Bát quan trai giới, tiếng Pàli là Uposatha Sila, chữ Phạn là Posadha Hán dịch là Cận trú giới, Cộng trú giới, Thiện túc giới, Bát giới và Trai giới… Sở dĩ gọi là Cận trú giới hay Cộng trú giới vì người thọ trì giới này phát nguyện sống một ngày một đêm gần gũi các bậc Thánh giả để học tập hạnh thanh tịnh, ly dục và giải thoát.

Nghĩa hai chữ Hán Việt: Bát là tám, Quan là cửa, còn Chữ Trai hay Chay nguyên, có nghĩa là khi đã qua giờ Ngọ (12 giờ trưa) thì không ăn nữa. Có nghĩa là tám cửa ngăn cản tội lỗi và không ăn quá Ngọ của người cư sĩ. Thọ trì trai giới này tức là đóng bít cửa ác đạo mà mở cửa nhân thiên diệu thiện niết bàn, nên gọi là tám cửa trai giới. Tám giới này lấy trai làm bản thể, nghĩa là lấy sự thanh tịnh làm bản chất của giới. Mặt khác, trai là cửa ải của giới, do đó thọ trì tám giới này mà vượt qua cửa ải của trai thì giới thể bị vỡ vụn, mục đích hướng tới thanh tịnh và giải thoát của ngày tu tập Bát quan trai bị phá hỏng. Ðức Phật đề ra Bát Quan Trai để cho hàng cư sĩ tại gia thực hành hạnh xuất gia.

(Kinh Tỳ-Ni Tam Muội có giải thích như sau: "Buổi sáng là giờ chư thiên ăn, buổi trưa là chư Phật ăn, buổi chiều là súc sanh ăn, và buổi tối là giờ quỷ thần ăn. Ngày nay, để tạo nhân duyên cho sự thoát ly sáu nẻo và noi gương chư Phật ba thời, việc ăn vào lúc giữa trưa được xem là đúng lúc để ăn (chánh thời)."

Kinh Xứ Xứ có liệt kê năm loại phước đức có được do không ăn sau giờ ngọ: “1. Ít dục vọng (thiểu dâm); 2. Ít ngủ (thiểu thùy); 3. Tâm định (đắc nhất tâm); 4. Không bị vấn đề đầy hơi trong bụng (thiểu hạ phong); 5. Thân thể yên ổn và không bệnh (thân đắc an ổn diệc bất tác bịnh).” Từ đó chúng ta có thể thấy rằng không ăn sau giờ ngọ thì có thể được phước. Ngoài ra trong Luận Đại Tỳ-Bà-Sa cũng cho rằng: “Không ăn sau giờ ngọ làm bớt ngủ mê, giảm đi vấn đề giữ thức ăn qua đêm, giúp tâm dễ nhập định, và do có những lợi ích như vậy, nên chỉ ăn vào lúc giữa trưa.” Trong Kinh Trường Trảo Phạm Chí Thỉnh Vấn có nói: "Lý do bốn mươi cái răng của Như Lai sạch, trắng và thẳng tắp là do sự nghiêm ngặt tránh ăn phi thời mà ngài đã thọ trì trong những kiếp trước." )

* Thọ trì trai giới đã có trong truyền thống tu tập của Bà la môn giáo nhưng duyên khởi của việc tu tập Bát quan trai giới nhờ sự phát nguyện thọ trì trai giới của nữ cư sĩ Visàkha. Lúc Đức Phật trú tại thành Sàvathi ở Pubbàràma, nữ cư sĩ Visàkha vào buổi sáng trong ngày rằm đi đến đãnh lễ Đức Thế Tôn xin thọ trì trai giới. Do nhu cầu tu tập của hàng Phật tử tại gia mà Đức Phật chế định Bát quan trai giới. Đối tượng tham gia thọ trì trai giới phải là Phật tử, tức đã thọ Tam quy và trì ngũ giới. Vì chưa thọ Cận sự giới (Tam quy, ngũ giới) mà thọ Cận trú giới (Bát quan trai giới) thì Biệt giải thoát luật nghi không thể thành tựu. Mặt khác, thọ Cận trú giới không có trường hợp thọ thiểu phần, bán phần, đa phần hay mãn phần giới như thọ Cận sự giới mà phải thọ đủ cả tám chi phần mới thành tựu Cận trú giới. Nếu không thọ đủ tám chi thì Cận trú giới không thành. Phải có ít nhất một vị Thầy truyền giới, không có trường hợp tự thọ Bát quan trai giới. Nếu hội đủ các yếu tố trên thì giới thể vô biểu của Cận trú giới mới phát sinh ở thân tâm người thọ và có khả năng phòng hộ cho người thọ giữ gìn viên mãn Bát quan trai giới.

* Trong ngày tu tập Bát quan trai giới, người đệ tử Phật phát tâm thọ trì tám giới, nổ lực nhiếp tâm bằng cách niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí và niệm Thiên. Trong tám giới của Bát quan trai giới, bốn giới đầu thuộc về tánh tội tức các tội thuộc về bản chất. Hành trì bốn giới này giúp tránh được khổ báo trong tam đồ, ác đạo. Bốn giới sau dùng để phòng hộ, bảo vệ người tu không phạm vào tánh tội. Hành trì giới thứ năm Không uống rượu là để phòng hộ sự phóng dật, buông lung của thân tâm. Giữ gìn ba giới còn lại là để phòng hộ tâm kiêu mạn, phóng đãng. Vì khi những tâm này khởi dậy dễ đưa đến chỗ hủy phạm giới thể. Thực hành song song với trì giới là tu tập chánh niệm. Ngoài “lục niệm” như đã trình bày, người Phật tử còn tụng kinh, nghe pháp, kinh hành và lễ bái… với mục đích thanh tịnh thân tâm, ly dục và giải thoát.

Tám giới gồm có :

1.-Không giết hại.
2.-Không trộm cướp.
3.-Không tà dâm.
4.-Không nói sai sự thật.
5.-Không được uống rượu.
6.-Không trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem nghe múa hát.
7.-Không được nằm ngồi giường cao,rộng đẹp đẽ.
8.-Không được ăn quá giờ Ngọ.

THẦY KHAI THỊ GIỚI TƯỚNG

Phật tử! Đã truyền cho các người pháp Tam quy xong là giới thể đã chu toàn. Nay vì các người sẽ nói rõ các giới tướng, để cho các người hộ trì và không hủy phạm. Vậy các người hãy nói theo thầy (thầy đọc trước, giới tử đọc theo sau):
1. Như chư Phật suốt đời không sát sanh, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không sát sanh.
2. Như chư Phật suốt đời không trộm cắp, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không trộm cắp.
3. Như chư Phật suốt đời không dâm dục, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không dâm dục.
4. Như chư Phật suốt đời không nói dối, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không nói dối.
5. Như chư Phật suốt đời không uống rượu, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không uống rượu.
6. Như chư Phật suốt đời không thoa ướp hương hoa vào mình và không trang sức sắc phục, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không thoa ướp hương hoa vào mình và không trang sức sắc phục.
7. Như chư Phật suốt đời không ca múa xướng hát và không đi xem nghe, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không ca múa xướng hát và không đi xem nghe.
8. Như chư Phật suốt đời không ngồi giường cao ghế đẹp, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không ngồi giường cao ghế đẹp.
9. Như chư Phật suốt đời không ăn phi thời, chúng con (xưng tên họ) xin một ngày một đêm không ăn phi thời.

Thọ Bát Quan Trai Giới :

Vì là giới cho nên người cư sĩ thọ giới phải có Giới sư, vã lại Bát quan trai giới là tập cho người cư sĩ tu tập như tu sĩ, do vậy muốn thọ giới nầy, phải đến chùa xin chư tăng truyền giới cho và phải ở trong chùa, có như vậy công đức tu tập nầy mới tốt.(Tuy nhiên thường Phật tử tho bát xong chiều về nhà và áp dụng như giới đã thọ: Kg ăn Phi Thời> cái khó đấy cho nam nhân, Kg xem TV,nghe Nhạc ca múa, giới hạn chuyện trò nếu tịnh khẩu được quá tốt....)
Muốn cho việc Thọ Bát quan trai của mình được thù thắng hơn, còn Tịnh Khẩu (không nói), trừ khi vào khóa lễ phải tụng Kinh mà thôi.
Thọ Bát Quan Trai là tu tập trong 24 giờ, cũng như tu sĩ đã xuất gia, mà xuất gia thì có nghĩa là cắt ái ly gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia (cắt đứt sự thương mến gia đình, ra khỏi các sự phiền não, ra khỏi cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới), cho nên trong khi Thọ Bát Quan Trai, chỉ chuyên tâm tu tập, không bận bịu lo nghĩ việc gia đình, công ăn việc làm, bán buôn và nhất là những chuyện chánh trị, thời sự mọi chuyện đó đều phải bỏ lại bên ngoài cổng chùa thì tốt nhất, tu tập sẽ được thành tựu viên mãn.
Ở chùa tổ chức Bát Quan Trai Giới thường có Nội Quy và Chương trình tu học.

Nội Quy
1.- Không ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa hoặc vườn nhà)
2.- Phải theo đúng chương trình.
3.- Phải gìn giữ cẩn thận oai nghi, cử chỉ.
4.- Không nên nghĩ đến việc nhà, việc thế gian.
5.- Không nên đem việc thế gian ra mà nói.
6.- Phải nhứt tâm niệm Phật.
7.- Phải áp dụng Lục hòa trong đời sống tu học:
a) Thân hòa đồng trú: Sống chung phải hòa đồng, san sẻ với nhau.
b) Khẩu hòa đồng vô trách : Không cãi lẫy, trách cứ với nhau.
c) Ý hòa đồng duyệt : Có ý kiến nên cùng nhau thảo luận.
d) Kiến hòa đồng giải : Hiểu điều gì về tu học nên giảng giải cho nhau biết.
e) Lợi hòa đồng quân : Có được lộc gì nên chia đều với nhau.
g) Giới hòa đồng tu : Nên nhắc nhở cùng nhau tinh tấn tu học.
Có thể thay đổi phần Kinh tụng, chẳng hạn như thay vì tụng Kinh Phổ Hiền có thể tụng Kinh Kim Cang, Dược Sư.., nội dung tu học gồm đủ: Thiền, Tịnh, Giáo, Mật.

Lợi Ích Của Việc Thọ Bát Quan Trai:
Nếu có một mình, muốn tu rốt ráo nên chọn cách Nhập thất, trong trường hợp có nhiều người nên Thọ Bát Quan Trai, nhờ đó sách tấn cùng nhau tu học. Tuy nhiên, khi có nhiều người thường đưa đến việc sao lãng trong tu tập, lúc bàn chuyện kinh kệ dần dần bước sang chuyện đời, do đó tâm không chuyên chú vào việc tu học của mình.
Muốn được thành tựu tốt đẹp, mọi người nhắc nhở nhau thúc liễm thân tâm từng giờ, từng phút chớ không phải là chỉ theo chương trình còn những giờ phút trống lại đem chuyện thế gian ra trao đổi, cũng đừng tưởng nghĩ đến việc nhà, chỉ chuyên tâm vào việc tu học, thì giờ rảnh rỗi thì niệm Phật.
Nếu gìn giữ đúng giới luật, dù thời gian chỉ có một ngày một đêm nhưng đạo quả tu hành đạt được rất lớn. Theo kinh Xuất giới công đức, Ðức Phật có dạy :" Người phát tâm tu hạnh xuất gia trong một ngày, một đêm , có thể chuyển vô lượng tội, tăng trưởng vô lượng phước. Hạt như ý bảo châu tuy nhỏ, nhưng sáng hơn muôn ngàn thứ ngọc khác ".

Kết Luận :

Người Phật tử thọ Năm giới, trong đời sống hằng ngày phải chung đụng với xã hội, khó mà gìn giữ cho giới luật được nghiêm chỉnh, Phật dạy rằng sau khi Phật Nhập diệt, chư Tăng phải lấy giới luật làm thầy, nhờ có giữ giới Phật tử mới tu học tinh tấn được, có giữ Giới để tu học Tâm mới Ðịnh, nhờ tâm định mới phát sanh Huệ. Giới, Ðịnh, Huệ là một tiến trình tu học.
Thọ Bát Quan trai một ngày phải đủ 24 tiếng > như thế nếu thọ giới 8h sáng thì 8h sáng hôm sau coi như giải giới mà kg phải thông qua Giới Sư nữa, Xin bà con chú ý . Khi đi tu tập Niệm Phật một ngày tại chùa , tuy nói một ngày nhưng đa số thường chỉ khỏang tối đa là 8 tiếng thôi , chỉ có duy nhất chùa Vạn Đức của cố Sư ông Thích trí Tịnh là tu Niệm Phật từ 6h sáng đến 6 h chiều ngoại trừ ăn trưa ,đi VS, còn thì ít có thời gian trống. Đi thọ Bát phải khắc chế sự muốn ăn ngay từ sau Ngọ vì đó là thời gian Phi thời.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-10-2015 10:19 PM

MỜI XEM * HÃY YÊU NHAU ĐI *

[attachment=11784]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-11-2015 09:16 AM

KHI THỌ BÁT QUAN TRAI & TU MỘT NGÀY NIỆM PHẬT: NGƯỜI PHẬT TỬ LÚC NÀY KHI THỌ THỰC BỬA TRƯA PHẢI BIẾT QUA NGHI THỨC CÚNG QUÁ ĐƯỜNG ( trừ tu một ngày tại chùa Hoằng Pháp quá đông kg có nghi lễ này!!!) MỘT HÌNH THỨC RẤT HAY MÀ PHẬT DẠY CHO ĐỆ TỬ BIẾT QUÝ TRỌNG VẬT THỰC CÙNG CÔNG SỨC NGƯỜI LÀM RA CŨNG NHƯ SỰ CÚNG DƯỜNG CỦA ĐÀN NA TÍN THÍ.

MỜI XEM ,dq

NGHI THỨC CÚNG QUÁ ÐƯỜNG

Phật tử đứng trước bàn ăn nghe tiếng khánh chắp tay đồng xá rồi ngồi xuống. Sau nghe ba hồi bảo chúng, đồng tụng bài cúng dường. (Tay trái bắt ấn Tâm sơn, tay mặt kiết ấn Tam Muội để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi dâng lên ngang trán đồng tụng bài cúng dường)

[Hình: attachment.php?aid=11785]

1- Cúng dường

Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật.
Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật.
Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ðương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phaät.
Cực Lạc Thế Giới A Di Ðà Phật.
Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật.
Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,
Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,
ChưTôn Bồ Tát Ma Ha Tát
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.
Tam đức lục vị,
Cúng Phật cập Tăng,
Pháp giới hữu tình,
Phổ đồng cúng dường,
Nhược phạn thực thời,
Đương nguyện chúng sanh,
Hiền duyệt vi thực,
Pháp hỷ sung mãn.
(Cúng dường rồi để bát xuống)

2- Xuất Sanh

Giới sư để 1 cái chung nhỏ trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, quyết ấn cam lồ mặc niệm:
Pháp lực bất tư nghì. Từ bi vô chướng ngại. Thất liệp biến thập phương. Phổ thí châu sa giới.Án độ lợi ích tá ha. (3 lần)

Ðồng tụng:
- Nẳng mồ tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra tam bạt ra hồng(3 lần)
- Nẳng mồ tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô tà bà ha. (3 lần).
- Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)

Chủ lễ thầm nguyện:
Nhữ đẳng quỉ thần chúng.
Ngã kim thí nhữ cúng.
Thử thực biến thập phương.
Nhất thiết quỉ thần cộng.
Án mục lăng tá bà ha. (3 lần)

3- Tống thực

Ðại Bàng Kim Xí Ðiểu, Khoáng dạ quỷ thần chúng, La sát quỷ tử mẫu, Cam lồ tất sung mãn. Án mục đế tóa ha. (7 lần)
(nghĩa: Chim đại bằng cánh vàng, chúng quỉ thần đồng rộng, mẹ của quỉ la sát, cam lộ no đủ cả.)

4- Xướng Tăng Bạt (Thầy chủ lễ):

Phật chế Tỷ kheo, thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu, đại chúng, văn khánh thanh, các chánh niệm. Nam Mô A Di Ðà Phật.
(Phật dạy đại chúng, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh, cùng chánh niệm).

5- Kiết ấn:

Hai tay bưng bát cơm đưa lên trán và thầm đọc: Chấp trì Ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên nhân cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần).
(dịch nghĩa:Tay bưng bát cơm, nguyện cho chúng sanh, Pháp thí thành tựu, nhận trời người cúng dường)

6- Gắp ba miếng cơm rồi thầm nguyện:

1.Nguyện đoạn nhất thiết ác.
2. Nguyện tu nhất thiết thiện.
3.Thệ độ nhất thiết chúng sanh.
(1. Nguyện dứt tất cả điều ác, 2. Nguyện làm tất cả điều lành, 3. Nguyện độ tất cả chúng sanh).

7- Thọ thực:

Bắt đầu ăn và thầm quán tưởng ‘Năm pháp quán’:
Thứ nhứt: Con xin biết ơn người đã phát tâm cuùng dường, sửa soạn những thức ăn này.
Thứ hai: Con nguyện nổ lực tu học, trao dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này.
Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn.
Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật.
Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ con thọ dụng những thức ăn này.

8-Ăn cơm xong, trước khi uống nước, xin thầm đọcTonguehật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sanh nhục. Án phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần). (nghĩa: Phật nhìn một bát nước, tám vạn tư vi sinh, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh.

9. Tụng bài Kiết Trai:

Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha (7 lần)
Sở vị bố thí giả,
Tất hoạch kỳ lợi ích,
Nhược vị nhạo bố thí
Hậu tất đắc an lạc.
Phạn thực dĩ ngật,
Ương nguyện chúng sanh
Sở tác giai biện,
Cụ chư Phật Pháp.

10. Phục nguyện (Thầy chủ lễ xướng):

Thân Phi nhất lũ, thường tư chức nữ chi lao, nhựt thực tam xan, mỗi niệm nông phu chi khổ. Phổ Nguyện đàn na tín thí, tăng ích phước điền, pháp giới chúng sanh, đồng thành Phật Ðạo.
Ðồng niệm: Ðại chúng đồng niệm: Nam mô A-Di-Ðà Phật, nghe khánh cùng đứng dậy chắp tay xá và lui ra.

11. Niệm Phật Kinh Hành:

A-Di-Ðà Phật thân kim sắc, Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân, Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di, Cám mục trừng thanh tứ đại hải. Quang trung hóa Phật vô số ức, Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên, Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh, Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ đại-bi A-Di-Ðà Phật. Nam-mô A-Di-Ðà Phật. (108 lần) Nam-mô Ðại-bi Quán-thế-âm Bồ-tát. (3 lần); Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần) Nam-moâ Ðại-Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần); Nam-mô Thanh-tịnh Ðại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần)
( chú thích : thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật là đi kinh hành , tiếp tục niệm danh hiệu đi theo xướng của thầy chủ lễ, khi ngừng kinh hành mới niệm tiếp các danh hiệu Phật khác.Chia 4 nhịp: Nam Mô, A, Di Đà, Phật. Chân phải rơi vào A và Phật)

Hồi Hướng:

Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật Ðạo.
Nam Mô A Di Ðà Phật

BỔ SUNG THÊM VỀ ĐẠI BÀNG KIM XÍ ĐIỂU

ĐẠI BÀNG KIM XÍ ĐIỂU

Trong nghi thức cúng Quá Đường (thượng đường, phó đường) có đoạn:
“Đại bàng kim sí điểu
Khoáng dã quỷ thần chúng
La sát, Quỷ tử mẫu
Cam lồ tất sung mãn
Án mục đế tóa ha” (7 lần)

(Nghĩa: Chim đại bàng cánh vàng
Chúng quỷ thần hoang dã
La sát, quỷ tử mẫu
Cam lồ đều no đủ)

Tìm tòi trong kinh điển thấy ghi:

– Đại bàng Kim sí điểu (S: Garuda, phiên âm Ca-lâu-la) còn gọi là Diệu sí điểu, một loại chim thần to lớn, hung dữ có lông màu vàng. Do nghiệp báo nên Kim sí điểu thường tìm bắt rồng để ăn thịt. Một hôm Kim Sí điểu đuổi bắt rồng, rồng sợ chạy vào ẩn trốn dưới tòa sen của Đức Phật xin Ngài cứu mạng. Đức Phật dùng oai thần che chở cho rồng và giảng pháp cho Kim sí điểu nghe để giải trừ oan gia nghiệp chướng giữa hai loài. Sau đó Kim sí điểu phát tâm quy y Tam bảo, trở thành một trong tám bộ chúng ủng hộ Phật pháp. Tương truyền lúc Đức Phật giảng kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”tại núi Linh Thứu, có vô số Kim sí điểu đến nghe pháp.

– Khoáng dã quỷ thần chúng (S: tavika, phiên âm A-thác-bạc-câu), Hán dịch là “ “Lâm nhân”, môt loài quỷ thần thường ở chốn đồng không mông quạnh, rừng rú hoang vắng, ưa thích ăn thịt, uống máu chúng sinh. Về sau được Đức Phật cảm hóa nên từ bỏ nghiệp ác, sống nhờ vào thực phẩm cúng thí của đệ tử Phật.

– La sát (S: Raksha), Hán dịch là “khả úy”, “tốc tật quỷ”, “hộ giả” (Từ tế quỷ, Tiệp tật quỷ). Theo thần thoại Ấn Độ, La sát là loài ác quỷ. Nam La sát có thân đen, tóc đỏ, mắt xanh. Nữ La sát hình tướng xinh đẹp,quyến rũ. Loài này thích ăn thịt, uống máu, có thần thông bay trong hư không, đi nhanh trên mặt đất. La sát còn chỉ cho loài quỷ mang đầu trâu, ngựa coi việc trừng phạt ở địa ngục.

– Quỷ tử mẫu (S ; Hà-lợi-đế) Hán dịch là “Ái tử mẫu”, quỷ mẹ của 500 quỷ con, là vợ của ác thần. Do sân hận phát lời thề độc ăn thịt trẻ sơ sinh trong thành Vương Xá, nên bị đọa thành Dược Xoa, chuyên tìm giết hại trẻ con. Đức Phật muốn cảm hóa ác quỷ, dùng thần thông giấu mất đứa con mà Há-lợi-đế yêu quý nhất. Quỷ mẹ thương nhớ con than khóc, thảm thiết, đến cầu Phật cứu giúp. Đức Phật dạy: “Bà có đến 500 con nay chỉ mất một đứa mà sao đau buồn, khổ não đến thế? Vậy những người mẹ ở thành Vương Xá mất con họ phải chịu đựng đau đớn, thương tiếc đến chừng nào?”. Quỷ tử mẫu nghe xong tỉnh ngộ, sám hối quyết dứt bỏ việc ác và xin phát nguyện bảo hộ phụ nữ sinh sản, hài nhi an lành.

– Cam lồ tất sung mãn: Cam lồ (S: Amrta, A-mật-lý-đa) nghĩa là sương ngọt, chỉ cho thức ăn quý báu của chư Thiên. Ăn vào được sống lâu nên gọi là thức ăn bất tử (bất tử dịch). Phật pháp được ví dụ như Cam lồ, có thể nuôi dưỡng tuệ mạng của chúng sinh,giúp chúng sinh vượt qua khổ não, đạt được an lạc,giải thoát.
Theo truyền thống Ấn Độ giáo (Bà la môn), Garuda là một loại ác thần được tạc thành hình tượng rất hung dữ: tay cầm đầu rồng bỏ vào miệng, chân đạptrên thân rồng, hoặc cỡi trên mãng xà vương bảy đầu.
– Từ khi Phật giáo xuất hiện, một số ác thần, ác ma, ác quỷ trong đó có Kim sí điểu (Garuda) được gia nhập vào “gia đình Phật tử”, cải tà quy chánh, trở thành tám bộ trời rồng hộ trì Tam bảo. Ở Việt Nam thời Lý, Trần đề tàirồng, Kim sí điểu, nhạc thần, Dược xoa…thường được chạm khắc dưới tòa ngồi của Phật hoặc trang trí trên nóc mái,bên trong chùa tháp rất đẹp. Hiện vẫn còn một số cổ vật bằng đá, đất nung, gỗ làm minh chứng.

[Hình: attachment.php?aid=11923]

Qua bài kệ xuất sanh, cho thấy rõ được tinh thần cơ bản của đạo Phật: chỉ có lòng từ bi mới giải tỏa được oán thù để chuyển hóa người ác thành thiện. Đức Phật không vì thương rồng, bảo vệ rồng mà tiêu diệt Kim sí điểu. Không vì yêu quý trẻ thơ mà tàn hại Quỷ tử mẫu. Bởi vì với tuệ giác, Ngài thấy rõ trùng trùng nhân quả do ác nghiệp tạo nên. Muốn diệt trừ tận gốc rễ oán thù không thể đứng về một phía, chỉ có lòng từ bi, vô lượng, vô biên mới làm cho “oan gia, trái chủ”thức tỉnh, sám hối lỗi lầm của mình quay về chánh đạo.
Để giúp cho cá cloài Kim sí điểu, quỷ thần, La sát, Quỷ tử mẫu khi đã từ bỏ tà pháp khỏi bị đói khát thúc bách trở lại đường ác, giữ được chánh mạng, Đức Phật chế luật cho Tăng Ni trước khi ngọ trai, phải nâng bát lên cúng dường chư Phật. Sau đó trích lấy bảy hạt cơm, bỏ vào trong chén nước nhỏ, đem tâm từ bi kiết ấn cam lồ thành tâm chú nguyện bố thí cho chúng sinh:

Pháp lực bất tư nghì
Từ bi vô chướng ngại
Thất lạp biến thập phương
Phổ thí chu sa giới
Quỷ tử mẫu khoáng dã
Thần Kim sí điểu vương
Tất linh giai bảo mãn
“Án độ lợi ích tỏa ha”

(Nghĩa: Pháp lực không nghĩ bàn
Từ bi chẳng chướng ngại
Bảy hạt biến mười phương
Cho khắp vô lượng cõi
Quỷ tử mẫu, ma quái
Thần điểu Kim sí vương
Hết thảy đều no đủ).