Gốc Quê
NEW TOPIC'S DQ - Phiên bản có thể in

+- Gốc Quê (http://gocque.com)
+-- Diễn đàn: Phòng sinh hoạt (/forumdisplay.php?fid=4)
+--- Diễn đàn: Học (/forumdisplay.php?fid=11)
+--- Chủ đề: NEW TOPIC'S DQ (/showthread.php?tid=2375)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-11-2015 05:58 AM

THƯỜNG KHI NIỆM PHẬT MỘT NGÀY ( xen giữa ngồi niệm danh hiệu là đi kinh hành niệm Phật ) THỌ BÁT QUAN TRAI, TU PHẬT THẤT [7 ngày) CŨNG CÓ THỜI GIAN KINH HÀNH.
ĐA SỐ PHẬT TỪ ĐI KINH HÀNH THEO ĐẠO TRÀNG MÀ ÍT KHI HIỂU RÕ MỤC ĐÍCH ( thường đơn giản nghĩ đi để thay đổi chống mỏi mệt ! như dq đã nghĩ > do các giới sư thường ít khi Bố tát lại cho Phật tử biết TẠI SAO CẦN & MỤC ĐÍCH KINH HÀNH)
QUA TÌM HIỂU DQ XIN GỬI THÊM Ý NGHĨA ĐI KINH HÀNH DỰA THEO LỜI DẠY CỦA HT THÍCH TRÍ QUẢNG NGƯỜI THẦY LẬP RA ĐẠO TRÀNG PHÁP HOA TU THEO PHÁP HOA TẠI CHÙA HUÊ NGHIÊM 2 Q2 SAIGON.
DQ CHỈ GHI LẠI Ý CHÍNH CÒN THẦY PHÂN TÍCH TỪNG BƯỚC ĐI, DQ MẠN PHÉP RÚT GỌN THÔI.

Ý NGHĨA ĐI KINH HÀNH NIỆM PHẬT

Đức Phật hiện thân trên cuộc đời thuyết giảng tám muôn bốn ngàn pháp môn tu khác nhau, để chữa trị tám muôn bốn ngàn phiền não trần lao cho chúng sinh. Tùy người, tùy chỗ, tùy thời, Ngài nói pháp không đồng; nhưng chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp chúng ta được cứu cánh giải thoát. Pháp môn kinh hành niệm Phật cũng không ngoài mục tiêu này.

Kinh hành không phải là đi nghêu ngao. Đó là một pháp tu mang ý nghĩa quan trọng. Tuy pháp kinh hành niệm Phật xem có vẻ đơn giản, nhưng sự hành trì đúng pháp chỉ vài lần phải mang lại sự thay đổi tốt đẹp cho thâm tâm. Tùy giai đoạn tu và trình độ tu chứng khác nhau của mỗi người mà có kết quả khác biệt.
Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy hành giả đi kinh hành đúng pháp, phải phát sinh trí tuệ. Không phải đi suông, đi để mà đi thì muôn đời vẫn ở trong sinh tử luân hồi.

Đức Phật Thích Ca đi kinh hành dưới cây Bồ đề, từng bước tư duy để quán sát pháp giới và Ngài chứng được Như Lai huệ. Như vậy, việc kinh hành của Như Lai nhằm mục tiêu tập trung tư tưởng, quán sát vũ trụ và đạt được trí tuệ siêu việt.

Kinh hành nghĩa là đi một mình hoặc nhiều người, khoảng cách và bước đi đều đặn, liên tục như sợi dây xâu chuỗi. Niệm Phật là xưng tán danh hiệu Phật và tâm tưởng nhớ đến Ngài. Hành giả đi kinh hành niệm Phật để tưởng nhớ hình bóng Đức Phật và những lời dạy cao quý của Ngài. Nhờ đó, hành giả cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi, quên đi những dục vọng trần gian và cao hơn nữa, phát sinh được sự hiểu biết chân thật về các pháp.

Đi là một trong bốn oai nghi của Đức Phật dạy. Lúc mới tập đi kinh hành, hành giả cảm thấy bước đi ngượng ngập; vì nhiều đời đã quen với bước đi của thế gian. Nay học đi theo Phật, đi nhẹ nhàng thanh thoát. Đức Phật trải qua vô lượng kiếp tu pháp này, Ngài có dáng đi nhẹ nhàng như mây bay, nhưng không ai theo kịp. Kinh hành theo bước đi của Như Lai, trên lộ trình từ pháp tâm tu đến thành Phật, thân tâm hành giả phải chuyển biến và thăng hoa theo từng bước chân đi.

Mỗi bước đi của hành giả được quy định là bốn tấc. Bốn bước chân trái và bốn bước chân phải tròn một câu niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, nằm trong bốn tiếng mõ rơi đều nhau. Đây là quy tắc đầu tiên phải tuân thủ. Mỗi bước luôn cách nhau bốn tấc. Từ trước ta đi tự do, bước dài bước ngắn, không đều; nên người lao chao, tâm hay bị giao động và làm máu lưu thông không đều, dễ sinh bệnh. Bước đi nào cũng bốn tấc sẽ tạo thế đi vững vàng. Đếu khoảng cách và đều nhịp, thì thân trở nên nhẹ nhàng, hơi thở sẽ đều và nhịp tim cũng đều theo.

Như vậy, hành giả điều chỉnh bước đi để điều chỉnh hơi thở; vì bước đi ảnh hưởng đến hơi thở. Đi không đều, hơi thở sẽ không đều. Hơi thở không đều dễ sinh bệnh, không tu được; vì thán khí không thải ra hết, còn tích tụ trong buồng phổi lâu ngày dễ bị đau phổi. Hành giả lấy pháp điều hòa hơi thở làm chính, vì dễ kiểm soát nó.
Sơ tâm tu, hành giả dùng tâm kiểm tra bước đi. Nhờ đó, tâm không phóng túng theo trần duyên bên ngoài. Tâm hoàn toàn ký thác vào bước đi; miệng niệm Phật; tai nghe tiếng mõ; mắt nhìn xuống, theo dõi khoản cách của bước đi cho đều đặn. Và hơi thở nhẹ nhàng cũng đều đặn, hòa theo nhịp của bước đi. Nói chung, sáu căn tập tung vào bước đi, thì tâm không vướng bận tưởng nhớ trần duyên.

Giai đoạn một, kinh hành niệm Phật để hành giả tách khỏi hệ lụy của cuộc sống Ta bà. Tâm phiền não của hành giả hoàn toàn biến mất, vì không còn điều kiện để chạy theo nó. Đây chỉ mới ở giai đoạn điều chỉnh thân.
Sau khi hành giả kiểm thấy bước đi đúng khoảng cách và đều nhịp, chân phải luôn bước đúng vào tiếng mõ; hành giả bắt đầu điều chỉnh hởi thở. Hành giả kiểm soát xem hơi thở trong lúc đi như thế nào, có đều hay không, hay là đã thở nhanh hơn hoặc yếu hơn. Đến đây bước sang giai đoạn điều chỉnh hơi thở cho hòa hợp với bước đi. Đi kinh hành một lúc cảm thấy mệt, mỏi chân, ra mồ hôi, hơi thở dồn dập, tim đập mạnh, là đã hành trì sai pháp. Vì khi đi hay đứng, cần phải giữ cho thân thể ở trạng thái bình thường.
Hành giả dùng hơi thở kiểm soát bước đi, xem trong một câu niệm Phật tám bước, thở mấy hơi. Nếu chỉ thở một hơi, thì hành giả hít vào từ từ và đủ tám bước rồi, mới thở ra. Hoặc hai bước lấy hơi thở vào và hai bước thở ra. Cứ như thế tiếp tục đều đặn. Bao nhiêu hơi thở ra và hơi thở vào vừa nói trên, chỉ là con số ví dụ. Nó có thể thay đổi cho thích hợp với hơi thở dài ngắn của từng người khác nhau.

Vấn đề chính là phải thở cho đều đặn, nhẹ nhàng, tự nhiên và hòa được với nhịp bước đi của mình. Ở giai đoạn đầu, hành giả cố gắng đi cho đúng nhịp và khoảng cách, nên hơi thở bị dồn dập, không đúng pháp. Khi qua được giai đoạn một, bước đi kiểm soát lẫn nhau. Hơi thở và bước đi điều hòa, lượng máu sự điều hòa cơ thể tốt như vậy, tật bệnh sẽ khó phát sinh, nên thân được an lành.

Điều chỉnh thân và hơi thở được bình thường, khỏe mạnh, chỉ là giai đoạn đầu nằm trong thuật dưỡng sinh của thế gian. Đó không phải là mục tiêu của pháp kinh hành. Vì có mạnh khỏe đến đâu chăng nữa, hành giả cũng phải bõ xác thân này. Vì vậy, cần bước sang giai đoạn va để điều chỉnh tâm.
Khi dùng tâm kiểm tra thấy hơi thở đã ăn nhịp với bước đi đều đặn, tự tại, thanh thoát, là hành giả đã thỏa hiệp được với thân nghiệp. Việc sắp xếp cho thân tâm thích hợp với pháp tu là một vấn đề quan trọng để duy trì thân mạng sống còn mà tu hành. Ý thức được rằng hành giả không có một sức mạnh vô song và một trí tuệ siêu việt như Đức Phật, nên không thể làm y như ngài. Vì vậy, phải thỏa hiệp với thân nghiệp của mình, từng bước điều chỉnh hơi thở cho thân khỏi bệnh. Thân điều hòa, hơi thở điều hòa thì chắc chắn tâm cũng bớt phiền não.
Thân, hơi thở và tâm trở lại bình thường rồi, bấy giờ Tổ dạy rằng “Bình thường tâm thị đạo”. Từ đây, hành giả mới khởi tu được. Trở thành con người bình thường, bắt đầu quán sát, suy nghĩ, mới nhìn vật một cách khách quan, chính xác. Hành giả tập trung tư tưởng để suy tư pháp Phật, gọi là quán tâm, thuộc phần chánh tu. Pháp tu quán là dùng lời dạy cao quý của Đức Phật và hình ảnh từ bi, giải thoát của Ngài để phá trừ phiền não từ vô lượng kiếp của hành giả.

Đi kinh hành, hành giả liền quán tưởng bốn pháp sau đây.
1. Quán thân bất tịnh
2. Quán thọ thị khổ
3. Quán tâm vô thường
4. Quán pháp vô ngã

Như vậy, bốn bước chân trái giúp hành giả nghĩ đến bốn pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã của thế giới Ta bà đau khổ, nhiễm ô.
Và bốn bước chân phải gợi lên bốn pháp là thường, lạc, ngã, tịnh của thế giới Cực Lạc trong sạch.
Hai hình ảnh này tương phản nhau. Theo bước đi kinh hành, mỗi ngày hành giả nhàm chán, xa lần đau khổ nhiễm ô của Ta bà và đến gần an vui, thanh tịnh của Niết bàn.

Với bốn bước chân phải, bước vô đúng tiếng mõ để cảnh tỉnh, nhắc hành giả nhớ đến thế giới thường hằng, bất biến. Bốn bước chân trái bước vào khoảng không, tiêu biểu cho pháp Không, nên trần tục đối với hành giả trở thành vô nghĩa.

Khởi đầu, hành giả phải quán hai pháp tương phản nhau là thanh tịnh, an lạc, giải thoát và khổ đau, triền phược để so sánh, lựa chọn. Nhưng với sự gia công tu tập, những buồn phiền khổ đau của phía trái từ từ biến mất theo bước lặng, trống không. Bấy giờ, quán sát đổi khác; vì chỉ còn bốn tiếng mõ và danh hiệu Phật giúp hành giả hướng tâm đến Đức Phật Thích Ca. Ngài là người duy nhất chỉ dạy cho hành giả nhận thức được con đường từ phàm phu đến thế giới Phật.

Pháp kinh hành niệm Phật bên ngoài chỉ thấy động tác đơn giản. Tuy nhiên, thực hành pháp phương tiện này, tâm trở thành thanh tịnh và đưa hành giả trở về bến giác.
Từng bước chân đi kinh hành niệm Phật, hành giả đem Phật vào tâm, dùng gươm trí tuệ cắt đứt dây tham ái là cái phát xuất ra mọi tội lỗi, si mê. Vì vậy, hành giả càng hành trì pháp kinh hành niệm Phật, thì thế giới Phật càng đến gần hơn và tri kiến Phật càng được khai mở.
Từ đó, hành giả nhận chân được con đường của Đức Phật đi thật là trong sáng và bất diệt. Hành giả đem cả thân mạng mà quy y Phật; nguyện làm những việc như Ngài đã dạy; phát tâm vô thượng, cầu đắc quả vị Chánh đẳng giác.
Muốn phát tâm vô thượng, phải bỏ tâm hẹp hòi, tham chấp; mở rộng tâm để thông được với tâm Phật. Hành giả sẽ dễ dàng khoan dung, tha thứ mọi ám hại, hay phỉ báng vô tình hoặc cố ý.
Kinh hành luôn ghi nhớ lời dạy của Đức Phật, lần sữa đổi tâm tánh cho giống Phật, làm theo hạnh Phật. Nương theo Ngài, tâm hành giả bừng sáng. Nhờ Phật bên ngoài ảnh hưởng Phật tánh bên trong của hành giả, tâm trở thành thanh tịnh, sáng suốt; vụt bỏ được dại khờ từ vô lượng kiếp.

Ở ĐÂY HT Đ IKINH HÀNH NIỆM THÍCH CA MÂU NI PHẬT , CÒN THƯỜNG CÁC ĐẠO TRÀNG NIỆM THEO NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NHƯ NÓI TRƯỚC.
( thường thì khi đi kinh hành phải để ý người đi trước và giữ khoảng cách đều đặn , tránh dồn cục hay rời rạc , đi quen, nghe nhịp niệm mà bước chân hình thành.
Đa số đi theo vòng tròn khép kín , khời đầu từ bên trái chánh điện ( bên tay phải tượng Phật), một số theo hai vòng tròn ngược nhau .
Thường các đạo tràng niệm Phật có khuông viên nhỏ thì ngồi theo hàng chẳn chiều dọc , tức 6 hàng hay tám hàng ... cứ hàng số 1 & 2 thành một vòng, theo kế 3& 4... . Theo hiệu chuông1 hàng 1 giử nguyên hàng 2 xoay 180 độ như thế thành vòng khép kín, tiếng 2 bắt đầu đi : canh sao cho nhịp 2 & 4 rơi vào chân phải A & Phật. tiếng 3 đứng lại theo đúng chổ khởi điểm, nếu chưa đúng thì đi đúng chổ mới ngưng. tiếng 4 hàng chẳn xoay lại. tiếng 5 ngồi xuống niệm Phật ( các sư sẽ canh tất cả về đúng chổ mới gỏ tiếng 4& 5. )


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-11-2015 09:43 PM

48 LỜI NGUYỆN ĐỨC PHẬT DI ĐÀ

BÀ CON NÀO THEO PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ NÊN BIẾT ( đáng ra nên nhớ càng hay hơn)
Phật tử có thể tụng 48 đại nguyện này vào ngày vía 17/11 âm lịch của Ngài, có thể lễ một lạy ở mỗi nguyện

Điều nguyện thứ nhất: Nếu con được thành Phật mà trong cõi nước con còn có địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con sau khi thọ chung còn phải sa vào đường dữ thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba: Nếu con được thành Phật mà tất cả Trời, Người trong cõi nước con thân không giống màu vàng y thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ tư: Nếu con được thành Phật mà tất cả Trời, Người trong cõi nước con thân hình còn có kẻ đẹp, người xấu thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ năm: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con không biết rõ túc mệnh của mình và những việc đã xảy ra trong trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ sáu: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con không được phép Thiên Nhãn, cho đến không thấy rõ trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bảy: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con không được phép Thiên Nhĩ, không được nghe và thọ trì hết thảy lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha các Đức Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ tám: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con, không được thấy tâm trí kẻ khác, cho đến không biết rõ tâm niệm của hết thảy chúng sinh trong trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ chín: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con, không được phép thần túc, trong một khoảng một niệm, cho đến không vượt qua được trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con còn có ý niệm tham chấp thân hình thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười một: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con không trụ vào chính định và chứng quả Niết Bàn thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười hai: Nếu con được thành Phật mà ánh sáng còn có hạn lượng, không soi thấu được trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười ba: Nếu con được thành Phật mà thọ mệnh còn có hạn lượng, chỉ được trăm ngàn ức na do tha kiếp thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười bốn: Nếu con được thành Phật mà hàng Thanh Văn trong cõi nước con còn có thể tính đếm được và chúng sinh trong ba ngàn Đại Thiên thế giới ở trong trăm ngàn kiếp thành bậc Duyên Giác hết, rồi tính đếm mà biết được số đó là bao nhiêu thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười lăm: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con thọ mệnh còn có hạn lượng, trừ phi những bản nguyện riêng của họ muốn dài, ngắn đều được tự tại. Nếu không được như vậy thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười sáu: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con còn có ai nghe thấy tiếng chẳng lành thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười bảy: Nếu con được thành Phật mà vô lượng chư Phật ở mười phương thế giới không ngợi khen danh hiệu của con thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ mười tám: Nếu con được thành Phật mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp.

Điều nguyện thứ mười chín: Nếu con được thành Phật mà chúng sinh mười phương phát tâm Bồ Đề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện, muốn sinh về cõi nước con, tới khi thọ chung mà con chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi: Nếu con được thành Phật mà chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức, dốc lòng hồi hướng, cầu sinh về cõi nước con mà không được vừa lòng thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi mốt: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước con chẳng được đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc đại nhân thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi hai: Nếu con được thành Phật, hết thảy chúng Bồ Tát ở cõi Phật phương khác sinh về cõi nước con, sau đó sẽ tới bậc Nhất Sinh Bổ Xứ, trừ bản nguyện riêng của mỗi vị tự tại hóa hiện, vì thương xót chúng sinh mà rộng lớn, bền chắc như áo giáp, tu các công đức, độ thoát hết thảy, rồi qua khắp các cõi Phật, tu hạnh Bồ Tát và cúng dường mười phương chư Phật, khai hóa vô số chúng sinh khiến lập nên đạo Vô Thượng Chính Giác. Chư vị vượt ngoài công hạnh, thông thường ở các địa vị mà tu tập theo hạnh nguyện của đức Phổ Hiền. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi ba: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con, nương sức thần của Phật đi cúng dường các đức Phật trong khoảng thời gian một bữa ăn mà không tới được vô số, vô lượng ức na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi bốn: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con ở trước chư Phật hiện ra công đức, muốn có muôn vàn vật dụng để cúng dường. Nếu không được như ý thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi lăm: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con không diễn thuyết được Nhất Thiết Trí thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi sáu: Nếu con được thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước con không được thân Kim Cương Na La Diên thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi bảy: Nếu con được thành Phật mà Trời, Người trong cõi nước cùng tất cả muôn vật không có hình sắc tốt đẹp, không thể tính lường, và hết thảy chúng sinh cho đến bậc đã được phép Thiên Nhãn mà không nói được rõ ràng danh số thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi tám: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con, cho đến kẻ có ít công đức nhất không thấy được ánh sáng muôn mầu của cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn do tuần thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ hai mươi chín: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con thụ trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp, mà không được trí tuệ biện tài thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi: Nếu con được thành Phật mà trí tuệ biện tài của các Bồ Tát trong cõi nước con còn có hạn lượng thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi mốt: Nếu con được thành Phật thì cõi nước con thanh tịnh, soi thấy tất cả vô lượng, vô số thế giới chư Phật ở mười phương không thể nghĩ bàn, như tấm gương sáng thấy được hình dạng mặt mày của mình. Nếu không được như vậy thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi hai: Nếu con được thành Phật, trong cõi nước con, từ mặt đất đến hư không, cung điện, lâu đài, hồ ao, cây cỏ và muôn hoa đều được tạo nên bằng vô lượng của báu hòa lẫn với ngàn thứ hương thơm. Tất cả đều xinh đẹp lạ lùng hơn cả cõi Trời và cõi Người. Hương thơm của muôn vật tỏa ra ngào ngạt khắp mười phương thế giới. Bồ Tát ở các nơi ngửi hương thơm ấy đều tu theo hạnh của Phật. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi ba: Nếu con được thành Phật, chúng sinh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, đều nhờ ánh quang minh của con chạm đến thân họ, khiến thân được nhẹ nhàng hơn cả Trời và Người. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi bốn: Nếu con được thành Phật mà chúng sinh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu của con mà không được pháp Vô Sinh Pháp Nhẫn và các môn thâm tổng trì của bậc Bồ Tát thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi lăm: Nếu con được thành Phật mà nữ nhân trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con đều vui mừng, phát tâm Bồ Đề, chán ghét thân gái. Sau khi mệnh chung mà còn phải làm thân nữ nhân nữa thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi sáu: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, sau khi thọ chung, thường tu phạm hạnh cho đến khi thành Phật. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi bảy: Nếu con được thành Phật mà Trời và Người trong cõi vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tu hạnh Bồ Tát, được hầu hết Trời và Người kính trọng. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi tám: Nếu con được thành Phật mà Trời và Người trong cõi nước con muốn có y phục thì y phục tốt đẹp tùy theo tâm niệm của họ tự nhiên hiện ra trên mình họ. Nếu còn phải cắt may, nhuộm, giặt thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ ba mươi chín: Nếu con được thành Phật mà Trời và Người trong cõi nước con không được sự hưởng thụ vui sướng bằng vị Tỉ Khưu đã dứt hết mọi phiền não thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới trang nghiêm thanh tịnh của chư Phật ở mười phương đều được như nguyện. Chẳng hạn, nhìn trong cây báu thấy rõ hết cả như nhìn vào tấm gương sáng thấy rõ nhân diện. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi mốt: Nếu con được thành Phật mà các chúng Bồ Tát ở thế giới khác nghe danh hiệu con, từ đó đến khi thành Phật mà các sắc căn còn thiếu kém thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi hai: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu con, đều được chính định giải thoát thanh tịnh; rồi trụ vào chính định đó trong khoảng một ý niệm cúng dường vô lượng chư Phật Thế Tôn chẳng thể nghĩ bàn, mà vẫn không mất chính định. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi ba: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu con sau khi mệnh chung, thác sinh vào nhà tôn quý. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi tư: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu con vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ Tát, trọn đủ công đức. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi lăm: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu con đều được Phổ Đẳng tam muội, rồi trụ vào tam muội đó cho đến khi thành Phật, thường được thấy chư Phật chẳng thể nghĩ bàn. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi sáu: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con muốn nghe pháp gì, đều theo chí nguyện mình, tự nhiên được nghe. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi bảy: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu con mà chẳng tới được bậc Bất Thoái Chuyển thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Điều nguyện thứ bốn mươi tám: Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát ở phương khác, nghe danh hiệu con mà chẳng tới ngay được ba đức nhẫn: Âm Hưởng Nhẫn, Nhu Thuận Nhẫn và Vô Sinh Pháp Nhẫn. Đối với các pháp của Phật mà không chứng được bậc Bất Thoái Chuyển thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-11-2015 01:27 PM

XIN GỞI TIẾP VỀ NGHI THỨC LỄ LẠY VÍA DI ĐÀ THEO 48 LỜI NGUYỆN

XƯỚNG LỄ 48 LỜI NGUYỆN

1. Nguyện thứ nhất: Tôi thành Phật được,

Thì nước tôi là nước tịnh thanh.
Ngục hình, ngạ quỷ, súc sanh,
Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

2. Nguyện thứ hai: Nước này tịnh giới,

Đàn bà cùng con gái tịch nhiên.
Những người trong cõi Nhân, Thiên,
Cùng loài cầm thú cần chuyên tu hành.
Thảy đều đặng hóa sanh thọ cảm
Thất bảo trì, cửu phẩm Liên hoa.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

3. Nguyện thứ ba: Dân chúng Phật đà,

Khi cần ăn uống hóa ra sẵn sàng.
Bát thất bảo, bỉ bàng đựng lắm,
Trăm món ngon khỏi sắm ở đâu.
Ăn rồi khí dụng liền thâu,
Khỏi cần phải rửa, phải lau nhọc nhằn.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

4. Nguyện thứ tư: Nhân dân trong nước,

Muốn áo quần, khăn lược, mão giầy.
Thảy đều hóa đủ sẵn bày,
Khỏi mua, khỏi giặt, khỏi may cực lòng.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

5. Nguyện thứ năm: Giáp vòng địa lợi,

Từ đất bằng lên tới hư không.
Thảy đều lầu các, điện cung,
Cùng là cây trái, ao sông, cửa nhà.
Các thứ ấy đều là trân bảo,
Cùng bá thiên hoa báu, hương thơm.
Hiệp nhau thành tạo, kết đơm,
Trau dồi trang sức, cho làm phiền ba.
Mùi hương ấy xông ra khắp đủ,
Cả mười phương hưởng thụ cấp kỳ.
Chúng sanh hạnh nguyện chuyên trì,
Tin và tưởng Phật, đến thì vãng sanh.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật
6. Nguyện thứ sáu: Dân lành quốc độ,
Thương kính nhau, ví tợ ruột rà.
Không lời qua lại bất hòa,
Không ganh, không ghét, sanh ra tranh giành.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

7. Nguyện thứ bảy: Dân sanh trong nước,

Không có lòng uế trược dâm ô.
Cũng không có tánh tục thô,
Cùng là nóng giận, hồ đồ, ngu si.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

8. Nguyện thứ tám: Chuyên trì thiện niệm,

Cứ đường ngay tiệm tiệm lướt đi.
Nếu ai muốn nói chuyện gì,
Người kia hiểu ý tức thì khỏi phân.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

9. Nguyện thứ chín: Chúng dân từ thiện,

Tai chẳng nghe những chuyện không lành.
Có đâu sự ác, sự hành,
Mấy điều nghiệp chướng đã thành vô danh.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

10. Nguyện thứ mười: Chúng sanh đều ví,

Huyễn thân là mộng mị mà thôi.
Vậy nên lòng chẳng nhiễm đời,
Tánh không tham muốn, khắp nơi vui cười.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

11. Nguyện mười một: Tiên, người tuy khác,

Hình dung đồng một sắc vàng y.
Mặt mày nghiêm chỉnh phương phi,
Trong ngần đẹp đẽ, không chi sánh bằng.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

12. Nguyện mười hai: Mười phương thế giới,

Thiên, Nhân cùng các loại súc sanh.
Hóa thân về cõi Lạc thành
Chứng ngôi Duyên giác, Thanh văn trùng trùng.
Ngồi thiền tọa tấm lòng tịch tịnh,
Hiệp cùng nhau tính tuổi ít nhiều.
Chẳng hề biết đặng bao nhiêu,
Ngàn, muôn, ức kiếp số nhiều khó phân.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

13. Nguyện mười ba: Thiên Nhân trên giải,

Hiệp cùng nhau đếm mãi dân cư.
Không hề biết rõ số dư,
Tại An Dưỡng quốc nhiều như cát Hằng.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

14. Nguyện mười bốn: Dân trong quốc độ,

Thảy thảy đồng trường thọ miên miên.
Không sao biết đặng số niên,
Sống lâu vô lượng, vô biên kiếp đời.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

15. Nguyện mười lăm: Dân thời thanh tịnh,

Trụ vào nơi thật tánh trạm nhiên.
Ly chư loạn tưởng đảo điên,
Đắc vô phân biệt, mãn viên Niết bàn.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

16. Nguyện mười sáu: Lạc bang dân chúng,

Vui vẻ mà thọ dụng đủ điều.
Thảy đồng với các Tỳ kheo,
Chứng phần Vô lậu hết theo sự đời.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

17. Nguyện mười bảy: Khi tôi thành Phật,

Sẽ giảng kinh, thuyết thật độ sanh.
Làm cho sở nguyện đắc thành,
Công tôi giảng đạo trọn lành hơn ai.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

18. Nguyện mười tám: Hóa thai khỏi dục,

Người người đều đắc Túc mạng thông.
Rõ điều tiền kiếp xa trông,
Hằng hà sa số như đồng kim sanh.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

19. Nguyện mười chín: Chúng sanh ức vạn,

Đắc thần thông Thiên nhãn tịnh quang.
Thấy toàn vũ trụ mười phương,
Trùng trùng duyên khởi thế gian tỏ tường.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

20. Nguyện hai mươi: Tây phương dân chúng,

Thiên nhĩ thông, đắc dụng nghe xa.
Những lời thuyết pháp bủa ra,
Của trăm ngàn ức Phật đà khẩu tuyên.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

21. Nguyện hăm mốt: Nhân, Thiên trong nước,

Tha tâm thông biết được chẳng sai.
Những điều tâm niệm mỗi loài,
Thập phương thế giới không ngoài tánh linh.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

22. Nguyện hăm hai: Chúng sanh quốc độ,

Thần túc thông đắc ngộ rong chơi.
Bao hàm thế giới nơi nơi,
Vượt qua một mạch mau thời hơn bay.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

23. Nguyện hăm ba: Khi tôi thành Phật,

Danh hiệu tôi vang dội mười phương.
Phật và đại chúng tán dương,
Còn dân trong nước lai vương tôi hoài.
Thiên, Nhân cùng các loài thú vật,
Niệm danh tôi cho thật chí thành.
Sanh lòng vui vẻ, hiền lành,
Lâm chung sẽ đặng hóa sanh sen vàng.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

24. Nguyện hăm bốn: Ánh quang minh chiếu,

Nơi đầu tôi, tuyệt diệu rỡ ràng.
Mặt trời cùng ánh mặt trăng,
Tuy là sáng tỏ chẳng bằng Phật quang.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

25. Nguyện hăm lăm: Hào quang tôi chói,

Khắp cùng nơi chỗ tối khúc quanh.
Thiên, Nhân cùng các súc sanh,
Thấy liền đặng khởi lòng thành quy y.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

26. Nguyện hăm sáu: Bất kỳ nhân, thú,

Trong mười phương vũ trụ vân vân.
Nhờ hào quang chiếu đến thân,
Từ hòa tâm tánh hơn dân cõi Trời.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

27. Nguyện hăm bảy: Tiên, người phát ý,

Tâm Bồ đề, trì chí giới trai.
Lục Ba la mật quảng khai,
Làm nhiều công đức chẳng sai một thì.
Khi thọ mạng tới kỳ viên mãn,
Có tôi cùng các hạng Tăng lành,
Phóng quang tiếp dẫn vãng sanh,
Đặng làm Bồ tát tại thành Lạc bang.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

28. Nguyện hăm tám: Thiên, Nhân vũ trụ,

Nghe danh tôi sắm đủ bỉ bàng.
Hương, hoa, đăng, chúc huy hoàng.
Tràng phan, bảo cái cúng dường Như Lai.
Tạo tháp, tự, trì trai thanh tịnh,
Làm việc lành tâm định tưởng tôi.
Tưởng luôn trọn một ngày thôi,
Chắc là sẽ đặng nước tôi rước về.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

29. Nguyện hăm chín: Nhân, Thiên mười cõi,

Nếu dốc lòng ra khỏi bến mê.
Hiệu tôi mười niệm chuyên bề,
Lâm chung sẽ đặng sanh về Lạc bang.
Trừ những kẻ hung tàn hổn tạp,
Cùng những người Phật pháp dễ khinh,
Ai mang tội ấy vào mình,
A Tỳ địa ngục thọ hình chung thân.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

30. Nguyện ba mươi: Thiên, Nhân, cầm thú,

Trong thập phương vũ trụ khôn lường.
Trước đà tạo tội thường thường,
Sau nghe danh Phật, tỏ tường cung khai.
Cầu sám hối, trì trai, giới sát,
Nguyện làm lành, nước Phật mong sanh.
Lâm chung sẽ đặng công lành,
Khỏi Tam đồ khổ, hóa sanh Liên đài.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

31. Nguyện băm mốt: Tiên, người mười cảnh,

Nghe danh tôi, lễ đảnh theo về.
Vui mà tu hạnh Bồ đề,
Người người cung kỉnh, một bề tán dương.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

32. Nguyện băm hai: Thập phương thế giới,

Những đàn bà, con gái chán đời.
Phát tâm tín niệm danh tôi,
Thân sau tránh khỏi phục hồi nữ nhơn.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

33. Nguyện băm ba: Chúng dân mới tới,

Quả vô sanh bất thối chứng liền.
Lại thêm quả Phật siêu nhiên,
Ngoại trừ những vị bổn nguyền độ sanh.
Tôi sẽ giúp cho thành sở mộ,
Tới tha phương tế độ hàm linh.
Hạnh tu Bồ tát rất tinh,
Lại còn lấy sức oai linh hộ truyền.
Cho người ấy tinh chuyên tấn bộ,
Cùng chúng sanh tín thọ pháp huyền,
Bồ đề, Tịch diệt, Phổ Hiền,
Tấn thêm Tối thắng, cần chuyên thi hành.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

34. Nguyện băm bốn: Dân lành trong nước,

Độ chúng sanh, dùng đủ mọi phương.
Ước nguyền sẽ đặng như lòng,
Bao nhiêu nghiệp ác ba đường khỏi mang.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

35. Nguyện băm lăm: Các hàng Bồ tát,

Muốn cúng dường chư Phật đâu đâu.
Hoa hương, anh lạc, trân châu,
Liền đi khắp đủ, vừa hầu bữa ăn.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

36. Nguyện băm sáu: Muôn ngàn báu vật,

Muốn cúng dường chư Phật, Thánh Hiền.
Ước ra thì có đủ liền,
Cúng dâng khắp cả về miền chưa trưa.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

37. Nguyện băm bảy: ai vừa đọc tụng,

Hoặc thọ trì, phụng cúng chư Kinh,
Đặng tài biện luận thông minh,
Lại thêm Bát nhã, trí lành cao siêu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

38. Nguyện băm tám: Giảng điều pháp lý,

Đủ viên thông, đầy trí tuệ tâm,
Nghĩa kinh cùng với pháp âm,
Dầu rằng vi diệu cao thâm đều cùng.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

39. Nguyện băm chín: Quốc trung Bồ tát,

Thảy thảy đồng dõng bạt kiên cần.
Mỗi người đều đặng kim thân,
Băm hai tướng tốt, mười phân sắc màu.
Thuyết các pháp gồm thâu đạo Phật,
Cũng y như chư Phật đương thời.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

40. Bốn mươi nguyện: Nước của tôi,

Hoàn toàn tinh sạch, chiếu soi một màu.
Chư Bồ tát ví như muốn thấy,
Cõi Phật nào là thấy chẳng ngoa.
Dòm trong "bảo thọ" hiện ra,
Cảnh nào Phật nấy như là soi gương.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

41. Nguyện bốn mốt: Mọi đường công đức,

Bồ tát nào chưa được hoàn toàn.
Đặng nghe, đặng thấy "Đạo tràng",
Bề cao cho đến bốn ngàn Na do.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

42. Nguyện bốn hai: Các đồ nhật dụng,

Quốc độ tôi thiệt đúng tinh minh.
Chói ngời hình sắc đẹp xinh,
Dẫu Thiên nhãn chẳng nhìn hình đặng đâu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

43. Nguyện bốn ba: Ai ai trong nước,

Chỉ mong cầu nghe được pháp kinh.
Tự nhiên sở nguyện đắc thành,
Không chờ mời thỉnh, thường tình thế gian.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

44. Nguyện bốn bốn: Thanh văn, Duyên giác,

Trong nước tôi đều đắc oai thần.
Hào quang tỏ rạng vô ngần,
Biện tài thuyết pháp ngang phần Pháp vương.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

45. Nguyện bốn lăm: Tha phương Bồ tát,

Nghe danh tôi tấn phát phụng hành.
Thảy đều đặng pháp tịnh thanh,
Định thần, giải thoát, phước lành thưởng ban.
Như ai muốn cúng dường Phật pháp,
Trong một giờ đi khắp hà sa.
Tuy là đường xá rất xa,
Định thần không lạc, thiền na chẳng lìa.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

46. Nguyện bốn sáu: Chư tôn Bồ tát

Ở tha phương nghe đạt danh tôi.
Quy y tinh tấn vừa rồi,
"Định thiền bình đẳng" phục hồi bổn nguyên.
Đắc pháp nhãn lên ngôi chánh giác,
Đặng thấy thường các bậc Như Lai.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

47. Lời nguyện bốn bảy như vầy:

Tha phương Bồ tát về đầy nước tôi.
Hướng đạo cả tâm hồi bất nhị,
Chẳng thối lui địa vị cao sâu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

48. Lời nguyện bốn tám báu mầu:4

Tha phương Bồ tát khấu đầu quy y.
Chư vị ấy đắc kỳ sở nguyện,
Nhất, nhị, tam Nhẫn thiện Pháp vương.
Pháp môn của Phật khôn lường,
Thập phương vững trụ dẫn đường chúng sanh.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-11-2015 06:23 AM

BUÔNG BỎ ?

NHIỀU KHI KG HIỂU THẤU ĐƯỢC BUÔNG BỎ TRONG TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT,NGHĨ CHỮ BUÔNG BỎ THEO MỘT NGHĨA ĐEN, VÌ THẾ NÊN PHÁN XÉT ĐẠO PHẬT TIÊU CỰC, BI QUAN !!! VỚI CÁI HIỂU ÍT ỎI ĐƠN GIẢN CHỈ XIN MẠN PHÉP XEM Ý BUÔNG BỎ NHƯ SAU:

Ta thường nói buông bỏ, nhưng rốt cuộc là muốn buông bỏ điều gì, theo sự hiểu như thế nào? Trong cuộc đời, nếu biết buông bỏ những loại tâm dưới đây, CHẮC CHẮN sẽ đượcBÌNH THẢN HẠNH PHÚC!

1. Buông bỏ tranh luận

Không nhận thức được rằng mình cũng có sai phạm mà luôn nghỉ mình đúng. Điều này là rất nguy hiểm trong các mối quan hệ với người khác. Ngoài ra nó còn đem lại áp lực và sự thống khổ lớn. Vì vậy, lúc mà muốn lao vào tranh luận đúng hay sai hãy hỏi lại mình xem làm như vậy có thực sự tốt không? Nó thực sự đem lại lợi ích cho cả mình và người khác không?

2. Buông bỏ ham muốn khống chế

Hãy buông bỏ ham muốn kiểm soát người khác! Bất luận họ là người yêu, đồng nghiệp, người thân, bạn bè hay chỉ là một người quen biết. Đồng thời hãy buông bỏ dục vọng muốn khống chế hoàn cảnh và sự vật, hãy để chúng được tự nhiên với trạng thái của mình. Như vậy, có thể cảm nhận những điều tốt đẹp từ mọi sự việc.

3. Buông bỏ trách cứ

Đừng đi trách cứ người khác, cũng đừng dựa vào cảm nhận của mình để đi oán trách người khác. Nếu chỉ biết trách cứ người khác, không nhìn lại mình , sẽ dẫn tới nghĩ sai càng hành động sai.

4. Buông bỏ tâm thái bi thương, hối hận

Nhiều người thống khổ là bởi vì luôn nghĩ đến những điều xấu, tiêu cực đã xảy ra. Nếu một việc gì đó không đúng đắn hay đã làm sai đã, một khi nhận thức được rồi thì hãy nhìn về phía trước để bước tiếp. Nếu chỉ ngồi đó mà hối hận thì chỉ chìm trong sự giày vò đó mà thôi.

5. Buông bỏ hạn cuộc bản thân

Việc gì là mình có thể làm, việc gì mình không thể làm? Hãy buông bỏ suy nghĩ này bởi vì nó bạn bị hạn chế trong một vòng cấm. Hãy mở rộng cách suy nghĩ ra, có thể sẽ bay cao hơn những gì tưởng tượng trong ý nghĩ.

6. Buông bỏ tính phàn nàn

Buồn vui là do chính mình lựa chọn, đừng phàn nàn người khác. Trước khi phàn nàn người khác, tại sao không nghĩ cách thay đổi chính mình. Thay đổi cách nhìn nhận của chính mình có thể khiến hoàn cảnh thay đổi, bằng suy nghĩ tích cực.

7. Buông bỏ tâm phê bình

Kỳ thực mỗi người chúng ta là khác nhau, đừng nên đi phê bình người khác, bởi vì tuy là khác nhau nhưng ai ai cũng mong muốn được vui vẻ, hài lòng,được người khác yêu thương và thông cảm.Mọi người ai cũng có một hoàn cảnh , một Nghiệp riêng không ai giống ai vì thế nên Ta tự phê ta còn có ích lợi hơn.

8. Buông bỏ tâm hư vinh

Đừng nên nói hay làm gì chỉ để lấy lòng người khác. Chỉ có khi sống thật là chính mình , mới có thể thực sự khiến mọi người quý nễ.

9. Buông bỏ tâm phán đoán tùy tiện

Đừng tự đi định nghĩa con người và những sự việc mà không thể giải thích được. Có những điều thoạt nhìn bên ngoài rất kỳ dị chướng mắt nhưng những điều tốt đẹp ẩn tàng bên trong đó liệu có thể hiểu rõ không?

10. Buông bỏ cái cớ

Phần lớn ta đều tự hạn chế mình, cho đó là cái cớ để không cố gắng. Phải biết rằng 99% cái cớ đó đều là hư giả.

11. Buông bỏ quá khứ

Biết rằng điều này là rất khó nhưng phải hiểu những gì ở hiện tại mới thực sự là điều Đang có và Cần thay đổi . Đừng mê hoặc chính mình, cuộc đời là một hành trình tiến về phía trước chứ không phải là điểm kết thúc.Một nếp sống, thói quen , tu sửa là hành trình cho cái tương lai sau khi theo sự vô thường.

12. Buông bỏ chấp chước, chấp nhất

Chấp nhất là sự dính mắc của con người vào một thứ gì đó và sợ hãi mất đi nó. Buông bỏ chất nhất, là có thể buông bỏ hết thảy. Buông bỏ được chấp nhất con người sẽ trở nên bình thản vô cùng. Đây là một trạng thái siêu việt ngôn ngữ.

Buông, là một loại trí tuệ của cuộc đời
Buông, là một loại thản nhiên, không phải là vứt bỏ, bỏ cuộc.
Buông, là một loại rộng lượng, một loại hiểu biết hoàn toàn.
Chỉ có buông bỏ, không bị chi phối bởi điều gì, mới nắm bắt được niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự của bản thân.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-11-2015 05:40 AM

MỜI XEM PPS * PHÁP MÔN CĂN BẢN*

[attachment=11869]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-12-2015 05:22 AM

MỜI XEM PPS * HÃY CỨ *

[attachment=11882]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-12-2015 08:49 PM

MỜI XEM PPS * HÃY YÊU NHAU ĐI*

[attachment=11884]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015 11:08 AM

DQ XIN TRÌNH BÀY CÁCH DÙNG CHUÔNG MÕ TẠI NHÀ & CHÙA KHI TRÌ CHÚ TỤNG KINH.
THEO NGHI THỨC MÀ DQ HỌC ĐƯỢC (dq có thực hành khi chùa chỉ còn một sư trong lể thường ngày). NẾU CÓ SAI KHÁC XIN CÁC BẬC THIÊN TRI THỨC LƯỢNG THỨ.

CÁCH THỨC DÙNG CHUÔNG &MÕ TẠI NHÀ

[Hình: attachment.php?aid=11885]

1/ Chuẩn bị:

Trước khi làm lễ cần đốt hương đèn.

Kế đó, chủ lễ áo tràng trang nghiêm bước vào vị trí trước bàn Phật chuẩn bị quỳ niệm hương.

Thỉnh ba tiếng chuông (trước khi thỉnh chuông cần thức chuông, giập nhẹ dùi vào vành chuông). Trong trường hợp tụng niệm một mình phải kiêm cả chuông lẫn mõ.

Kế đến, xướng bài Quán tưởng, cuối bài xá Phật một xá, thỉnh một tiếng chuông.
Rồi đến đảnh lễ Tam bảo, trước mỗi lạy thỉnh một tiếng chuông (khi lạy trán chạm đất thì giập chuông - dùng dùi chuông gõ vào vành chuông nhưng giữ lại, không cho âm thanh ngân lên).

Sau khi lễ Phật xong, ngồi xuống hướng về Tam bảo, chuẩn bị khai chuông mõ để tụng niệm.

2/ Khai kinh:

Để tiện quy ước tiếng chuông là © và tiếng mõ là (m).

- Trước, thỉnh ba tiếng chuông rời nhau - ©, ©, ©.

Sau ba tiếng chuông, gõ bảy tiếng mõ theo cách: bốn tiếng đầu rời, hai tiếng sau dính liền, một tiếng sau cùng rời - (m), (m), (m), (m), (m)(m), (m).

- Tiếp theo là thỉnh chuông và mõ đan xen nhau theo cách: chuông trước mõ sau, ba lần như vậy thì ngừng chuông.

- Kế mõ gõ tiếng thứ tư, tiếng mõ thứ năm và sáu dính liền nhau, tiếng mõ thứ bảy rời
©, (m), ©, (m), ©, (m), (m), (m)(m), (m) - chấm dứt bằng tiếng giập chuông.

Khai chuông mõ xong thì bắt đầu tụng niệm, lệ thường mỗi chữ một tiếng mõ.

- Cần chú ý , khi tiếng kinh (kệ) đầu tiên cất lên, chưa gõ mõ, tiếng thứ hai mới đệm một tiếng mõ, tiếng thứ ba không gõ mõ, tiếng thứ tư, thứ năm về sau nhịp mõ đều đặn.

- Nếu tụng thần chú thì nhanh, tụng kinh sám thì chậm hoặc vừa; tụng kinh bộ thì nên gõ mõ theo lối “nhanh dần đều”. Đến khi chấm dứt bài kinh (kệ), muốn dừng lại, thì những tiếng mõ gần cuối gõ chậm lại, hai tiếng mõ áp chót dính liền và tiếng mõ cuối cùng gõ rời ra - (m), (m)(m), (m).

- Thỉnh chuông cũng vậy, thường thì cuối bài kệ hay cuối đoạn kinh điểm một tiếng chuông. Lúc niệm Phật, muốn chuyển qua danh hiệu khác, thỉnh một tiếng chuông. Khi muốn chấm dứt thì tiếng thứ năm (hoặc thứ ba) gần cuối bài kinh (kệ) thỉnh một tiếng chuông, tiếng cuối cùng thỉnh thêm một tiếng chuông nữa.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015 04:41 PM

HOA SALA - HOA NGỌC KỲ LÂN- HOA VÔ ƯU- BỒ ĐỀ

CHỦ ĐỀ NÀY DQ ĐÃ CÓ GỬI RỒI , TUY NHIÊN, ĐỂ DỄ DÀNG TÌM HIỂU VỀ LOÀI CÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỨC PHẬT, DQ LẠI GỬI LÊN .
MONG RẰNG VỚI TÀI LIỆU LIÊN QUAN, BÀ CON TA CÓ CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ NHỮNG LOÀI CÂY CHO RA HOA KỂ TRÊN. THEO CÁ NHÂN , NHỮNG NGỘ NHẬN LÂU DÀI, NẾU CHẤP NHẬN MỘT LOÀI CÂY VỚI CÁI TÊN THƯỜNG ĐƯỢC MỌI NGƯỜI DÙNG LẦM LẪN CŨNG CHẢ SAO. DQ KG DÁM CHO MÌNH ĐÚNG ( vạch ra cái ngộ nhận) MÀ CHỈ MONG BÀ CON NHÌN NHẬN RÕ THÊM TÊN GỌI THEO CÁCH KHOA HỌC VỀ THỰC VẬT .

XIN CHIA 4 PHẦN CHO DỄ THEO TỪNG LOẠI HOA

Có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của Đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi Đức Phật đản sinh, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi Đức Phật thành đạo và cây Sa la (Shorea robusta) khi Đức Phật nhập Niết bàn.

HOA SALA

Hoa Sala mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật Giáo, gắn bó với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
Thật ra, Sa la là loài cây đã nở hoa trái mùa tràn đầy cành lá; những cánh hoa Sala màu trắng ngà đã rơi xuống phủ trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng trong khu rừng Usinara tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại.

[Hình: attachment.php?aid=11886]
Hoa Sala nơi Phật nhập niết bàn tại khu rừng Usinara.
[Hình: attachment.php?aid=11889]
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ

Hiện ở Việt Nam chưa phổ biến nhiều cây sa la, bởi cây sa la khó trồng, chỉ thích hợp với khí hậu khô lạnh. Một lý do nữa đó là mỗi năm hoa sa la chỉ trổ hoa một lần, hình dạng màu sắc không hấp dẫn, không đẹp mắt như hoa đầu lân.

[Hình: attachment.php?aid=11890]

Theo kinh Đại Bổn Duyên, Trường A Hàm I, cội sa la là Đạo tràng chứng đắc Vô thượng giác của Đức Phật. Kinh điển cũng ghi rằng, khu rừng sa la nơi Thế Tôn nhập diệt vì đau thương sầu thảm, khô héo và mang màu trắng như chim hạc, nên còn gọi là Hạc lâm. Đặc biệt là bốn cây Sa la song thọ gần nơi sàng tọa của Phật nằm lúc nhập diệt, mỗi cây chỉ có một nhánh khô héo, cành lá hoa đều rơi rụng nhưng nhánh kia vẫn xanh tốt và nở hoa trắng xóa. Bốn cây này được gọi là tứ khô tứ vinh thọ (bốn cây, mỗi cây có một nhánh sống và một nhánh chết).

Song thọ ở phương Đông tượng trưng cho Thường và Vô thường.
Song thọ ở phương Tây tượng trưng cho Ngã và Vô ngã.
Song thọ ở phương Nam tượng trưng cho Lạc và Bất lạc.
Song thọ ở phương Bắc tượng trưng cho Tịnh và Bất tịnh (Đại Niết Bàn kinh sớ, quyển 1).
(Loài cây Sala có đặc điểm thường mọc thành hai nhánh lớn đều nhau, nhìn từ xa giống như hai cây nên gọi là song thọ.)

Chính hình ảnh của bốn cây Sa la “không phải sống mà cũng không phải chết” này đã nói lên sự thị hiện Niết bàn “sanh nhi bất sanh, diệt nhi bất diệt” của Thế Tôn. Niết bàn là vô sanh, bất diệt giữa muôn trùng sanh diệt. Bốn nhánh Sa la còn xanh tốt trong màu trắng tang thương của Hạc lâm biểu trưng cho bốn đức Niết bàn. Chính giữa vô thường biến chuyển mới làm sáng tỏ cái chân thường, vạn pháp không đối lập mà dung nhiếp; tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì vậy mà Thế Tôn đã chọn rừng Sa la làm nơi nhập diệt.

Như vậy, Sa la là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề. Lúc ngài Huyền Trang đến Kusinàra chiêm bái, rừng sa la chỉ còn bốn cây, hiện nay còn hai cây là những chứng tích thiêng liêng.

Cây Sala danh khoa học là Shorea robusta, là một loài thực vật có hoa trong họ Dầu. Loài này được Gaertn. miêu tả đầu tiên năm 1805. Shorea robusta, còn được gọi là Sal hoặc cây Shala, là một loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae. Cây này có nguồn gốc ở tiểu lục địa Ấn Độ , từ phía nam của dãy Himalaya , từ Myanmar ở phía đông đến Nepal , Ấn Độ và Bangladesh. Có nhiều vùng rừng sala rất lớn ở các khu vực này.

[Hình: attachment.php?aid=11887]
Rừng Sala

Sa la (Sàla-Pàli), Hán phiên âm Sa la, Ta la, Tát la thọ hay được gọi là song thọ vì loài cây này có đặc điểm thường mọc thành hai nhánh lớn đều nhau, nhìn từ xa giống như hai cây.

Cây Shala cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm. Trong thung lũng Kathmandu của Nepal, người ta có thể tìm thấy những kiến trúc đền chùa Nepal điển hình với tranh khắc gỗ rất phong phú, và hầu hết các ngôi đền, như: Đền Nyatapol ( Nyatapola ), được làm bằng gạch và gỗ cây sal.

Cây Sa la là loài thân gỗ cao, thẳng đứng, có thể cao đến 40 mét trở lên. , danh pháp Shorea robusta, chi Shorea, họ dầu hay họ hai cánh – Dipterocarpaceae, Bộ Malvales – Cẩm quỳ (trong cuộc khảo nghiệm năm 2004, cho rằng Dipterocarpaceae và Sarcolaenaceae có tổ tiên chung vào khoảng 88 triệu năm trước, trước khi có sự chia tách của Ấn Độ và Madagascar). Tại các khu vực ẩm ướt, Sa la là loài cây thường xanh , nhưng trong khu vực khô hơn, là loài cây rụng lá , rụng hầu hết các lá trong mùa lạnh, lá ra lại vào tháng Tư và tháng Năm.

Lá Sa la hình bầu dục, mọc so le, gân lá nổi rõ như hình xương cá, búp nụ xoắn, và có hoa là 5 cánh nhỏ hơi quăn, màu trắng ngà, mọc thành từng chùm ở đầu cành, và tỏa hương thơm ngát.

Mọi bộ phận của cây Sa la đều có tác dụng: gỗ Sa la có thể dùng để xây nhà; nhựa cây Sala cũng được sử dụng trong phương pháp y học Ayurveda của Ấn Độ; hạt và quả Sa La dùng để lấy dầu đèn.

Nhựa của cây Sal có đặc tính làm se, có lợi trong Ayurvedic y học. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong thuốc mỡ thảo dược cho bệnh ngoài da và bệnh tai. Trên ứng dụng tại chỗ, cây Sal có thể chữa lành nhiễm trùng da và tai. Các chiết xuất ethanol của Shorea robusta Gaertn có thể chống viêm và hạ sốt.
Cây sala có chứa các chất kháng sinh, sát khuẩn và giảm đau, được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau bụng. Nước ép từ lá sau khi chế biến có thể chữa các bệnh ngoài da.

Nhựa của cây Sal có nhựa dầu nên cũng được dùng đốt cháy như hương trong các nghi lễ Hindu. Các loại hạt và trái cây Sal là một nguồn dầu đèn.
Shorea oilis hạt robusta chiết xuất từ những hạt giống và sử dụng như dầu ăn sau khi chế biến, Sal dầu hoặc bơ được sử dụng để nấu ăn tại địa phương. Tinh chế chất béo được sử dụng để thay thế Bơ ca cao và được sử dụng trong ngành công nghiệp bánh kẹo.

[Hình: attachment.php?aid=11888]
Lá cây Sala còn được người dân miền Bắc và Đông Ấn Độ dùng đựng đồ ăn thay bát đĩa.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015 04:49 PM

Dưới đây là loài cây Ngọc Kỳ Lân, Đầu Lân hay Hàm Rồng (Cannonball tree, Couroupita guianensis) thường bị nhầm lẫn với cây Sala Song Thọ tại khu rừng Usinara, nơi Phật nhập niết bàn.

CÂY HOA ĐẦU LÂN

Như cây Bồ Đề trong Phật Giáo Đại Thừa, cây hoa Ðầu Lân thường trồng trong các sân chùa Nam Tông ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và một số chùa Khmer Nam Bộ.

Tín đồ Hindu Giáo Ấn Độ cũng xem cây hoa Ðầu Lân thiêng liêng và thường trồng nơi đền thờ thần Shiva. Do kết cấu cả chùm hoa trông giống rắn thần (naga), mỗi bông là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy trung tâm có hình một lingam của thần Shiva và nhiều shivalingam nhỏ bao quanh, nên được gọi là Nagalingam hay “Shivalingam”.

Hình tượng liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề. Có thể với ý nghĩa này nên Cây Ðầu Lân hay được trồng tại các chùa và đã có sự nhầm lẫn là Hoa Sala. Thật sự cây Ngọc kỳ lân không phải là cây Sala trong khu rừng Usinara nơi Phật nhập niết bàn.

Cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng – tên khoa học là Couropita Guianensis, chi Couroupita, Họ Lecythidaceae Lộc vừng.

[Hình: attachment.php?aid=11893]
Lá, hoa và trái ngọc kỳ lân

Có lẽ là do sự cấu kết tự nhiên của chùm hoa nhìn giống như hình cái Đầu lân, mà người ta dùng hình ảnh này đặt tên cho nó. Chữ Lân tiếng Hán viết là 麟, nó cũng thuộc một dạng của Long 龍, được viết và kết hợp với chữ lân. Lân là loài động vật hư cấu cũng như con Phụng hay con Rồng. Nó được người ta diễn đạt như một con vật có một sừng, mình hươu, chân ngựa, hay đầu con Rồng, mình con trâu… Con cái gọi là lân và con đực gọi là kỳ.
Nāga, नाग trong văn hóa Khmer, người ta gọi là Niệk. Người Khmer vốn có lòng tín ngưỡng bản địa thờ rắn từ xưa, cho nên thuật ngữ Nāga trong tiếng Phạn được người ta xem như là một loài rắn lớn, như con rắn hổ mang mà nộc độc của nó có thể giết chết một con voi khổng lồ. Loài rắn hổ cũng là con vật tượng trưng cho thần Siva, vì nó bao hàm ý nghĩa của sự hủy diệt và tái sinh.
Hình ảnh con rắn Nāga, नाग, bảo vệ cho Đức Phật ngồi tọa thiền là những đề tài có ảnh hưởng sâu đậm trên mặt nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc trong Phật giáo Nam tông của người Khmer.

Cuộc đời của Đức Phật từ khi Ngài mới đản sinh cho đến lúc nhập cõi Niết Bàn, đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Tương truyền rằng : Khi Hoàng hậu Maya hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử đã được một vua rắn Naga chín đầu đến phun nước tắm cho Ngài. Điển tích này cũng là đề tài điêu khắc hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người Trung Hoa gọi là “Tượng Cửu Long”. thường thấy trong các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông.

Một truyền thuyết khác: Trong 7 ngày đầu tiên, khi Đức Phật đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề, thì một cơn mưa mùa trút nước dữ dội xuống thân thể của Ngài. Ngay lúc đó, vị vua rắn Nāga liền hiện ra, cuộn mình thành bảy vòng tròn, để nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước lũ đang cuồn cuộn chảy xiết và dùng những cái đầu của mình làm thành một chiếc tàng che cho Đức Phật.
Một tích khác: Rắn Nāga chính là vị thần Hộ pháp, người canh giử viên ngọc của mọi điều mong ước. Viên ngọc này cũng là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho Tam Bảo trong Phật học.
Hình tượng rắn Nāga mà người Khmer chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, hay trên các mái chùa nhằm có ngụ ý để xua đuổi tà ma và bảo vệ những người con Phật.

Tất cả các đặc tính văn hoá sáng tạo của trí tưởng tượng trong dân gian được lựa chọn và gán cho hình dạng cấu tạo đặc biệt của hoa Ngọc Kỳ Lân, bằng những ngữ nghĩa riêng biệt trong văn cảnh huyền thoại, dưới dạng thần vật được nhân cách hóa, đã tạo ra nền văn hóa tinh thần, không chỉ bộc lộ bằng truyện kể mà còn diễn đạt trong những hình thức khác như : Nghi lễ, những bài thi ca hay các vũ điệu…Và cây Ngọc Kỳ Lân đã lưu lại nhiều truyền thuyết trong nền văn học Phật giáo.

Ngọc Kỳ Lân còn có những ứng dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ được biết như : Trái có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau, khử trùng các vết thương. Vỏ cây được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, đau dạ dày, đau bụng. Nước chiết từ các lá được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da. Lá non trị nhức răng.

[Hình: attachment.php?aid=11891]

Cây Ðầu Lân hay còn gọi là Ngọc Kỳ Lân là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa mọc thẳng ra từ thân cây, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm.
Ở miền Nam Việt nam, cây có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Tăng Quang ( Huế). Có một cây Ngọc kỳ lân to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa F28Bình Thạnh, SAIGON gốc to tới mấy người ôm.

Tán cây ngọc kỳ lân rậm rạp, hoa rất đẹp và thơm; những cánh hoa rất dầy, thường nở vào buổi sáng!. Khi kết trái, trái Ngọc kỳ lân chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới.

Cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng – tên khoa học là Couropita Guianensis, chi Couroupita, Họ Lecythidaceae Lộc vừng, Chiếc, Bộ Ericales Bộ Thạch nam hay Đỗ quyên. Cây Ngọc kỳ lân kết hoa rất lạ, hoa chỉ mọc từ thân chính, suốt từ gốc cây lên tới ngọn, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m.

[Hình: attachment.php?aid=11892]

Hoa Ngọc kỳ lân có mùi thơm dịu, hương tỏa xa thanh thoát, mùi thơm rất mạnh vào buổi chiều tối. Cây trổ hoa suốt từ tháng 3 đến hết tháng 9 âm lịch mỗi năm, nhưng trong các tháng 3 đến 6, hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Hoa Ngọc kỳ lân thơm, cứ mọc từ sáng đến trưa là rụng cho hoa kế tiếp mọc lên. Hoa có thể phơi khô và uống với nước có thể chữa bệnh.
Cây Ngọc kỳ lân là một loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 30-35m, phát triển chậm. Đường kính thân cây thường có chiều ngang từ 2 cho đến 2,5 m. Gỗ cứng có tính dẽo dai, đổi màu khi mới cắt ra nhưng sau đó trở thành màu sẫm hơn. Vỏ cây mịn, màu nâu đỏ hoặc màu xám, thường nứt theo chiều dọc. Thân cây đem chiết xuất thì có được một chất khử nấm. Nhựa được sử dụng như một chất làm se trong y học cổ truyền của Ấn Độ và cũng dùng làm đốt hương trong các nghi lễ.
Lá thuộc loại lá đơn, dài 10-25 cm và rộng 5-15 cm, dai, không có lông tơ, hình bầu dục, thuôn dài, bóng khi trưởng thành. Lá vừa mới ra màu, sau đó đổi thành màu xanh. Giữa tháng hai cho đến tháng tư là mùa lá rụng, và bắt đầu ra lại từ tháng tư hay tháng năm.

Quả to tròn màu nâu đất (hình thù như trái đạn thần công nên tên tiếng Anh còn gọi là Canon-ball tree) có mùi hắc khó ngửi, muốn trồng thành cây phải đợi hạt bên trong thối đi mới nảy mầm, rồi bổ quả thối ra để lấy hạt trồng. Quả và hột chứa nhiều chất dầu và bơ thực, cho nên người ta sử dụng nhiều trong việc chế biến thức ăn cho gia súc.
Hột cây chứa nhiều amin acid. Dầu hột có tính chất diệt trùng, nên quả Ngọc kỳ lân có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau.