Gốc Quê
NEW TOPIC'S DQ - Phiên bản có thể in

+- Gốc Quê (http://gocque.com)
+-- Diễn đàn: Phòng sinh hoạt (/forumdisplay.php?fid=4)
+--- Diễn đàn: Học (/forumdisplay.php?fid=11)
+--- Chủ đề: NEW TOPIC'S DQ (/showthread.php?tid=2375)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016 11:24 AM

MỜI XEM PPS * VÔ*

[attachment=12158]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016 12:10 PM

[Hình: attachment.php?aid=12159]

Thức ảnh hưởng: thanh , hương, vị, xúc pháp. thức ( ý ) dẫn đầu nên tạo ra cái sai
Kiến thấy rõ> Kiến ngũ uẩn giai Không.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016 10:57 PM

[Hình: attachment.php?aid=12160]

bạn chỉ còn là nữa cầu vòng khi không hợp được hai tia nước thành vòng nước to tròn đầy.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016 11:34 PM

MỘT CHÚT TÌM HIỂU ( khi tập sửa mình) XIN GỬI LÊN,MONG CÁC VỊ TRI THỨC THA LỔI VÀ BỎ QUA NẾU CÓ CÁI HIỂU KG ĐÚNG.

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

Nhân là nguyên nhân, chỉ cho những sự vật chính đó là nhân, trực tiếp sanh ra một vật khác, Duyên là trợ duyên, chỉ cho những vật gì có tánh cách trợ gíup trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được thành.
Hay các vật đều là "nhân", các "nhân" đó "duyên" với nhau mà thành ra các vật khác. Như vôi, gạch, ngói, gỗ v.v...là nhân, các nhân này duyên nhau (nương giúp) mà thành ra cái nhà.

Thành Phần Của Nhân Duyên:

1. Vô minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh sắc, 5. Lục nhập, 6. Xúc, 7. thọ, 8. Ái, 9. thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão tử.

1. Vô minh:
Theo Ðại Thừa giải thích: "Không tỏ ngộ chân tâm gọi là vô minh"
Tiểu Thừa giải thích: "Hiểu biết các pháp không đúng như thật (hiểu sai lầm), nên gọi là vô minh" (Bất như thật tri chư đế lý, vị chi vô minh); như vô ngã mà chấp thật ngã, vô pháp mà chấp thật pháp v.v...
Theo những nghĩa thông thường như: vô minh là không sáng, tối tăm, mờ ám, si mê v.v...

2. Hành:
Là hành động , tạo tác. Do vô minh phiền não nổi lên, làm cho thân, khẩu, ý, tạo tác ra các nghiệp lành hay dữ nên gọi là "hành".

3. Thức:
Là thần thức, chỉ cho phần tinh thần. Do thân, khẩu, ý, ba nghiệp tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết rồi, các nghiệp dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo (thân) khổ hay vui ở đời sau.

4. Danh sắc:
Là thân thể. Trong thân thể người có hai phần:

a) Phần tinh thần (tâm) chỉ có tên kêu gọi, chứ không có hình sắc nên gọi là "danh".

b) Phần thể chất cí hình sắc, nên gọi là "sắc".

5. Lục nhập:
Khi đã có thân thể rồi, cố nhiên phải có sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là chỗ của sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) phản ảnh vào, nên gọi là "lục nhập".

6. Xúc:
Là tiếp xúc. Trong sáu căn, ngoài sáu trần thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau, như mắt tiếp xúc với sắc, tai tiếp xúc với tiếng, mũi tiếp xúc với mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, thân tiếp xúc với ấm lạnh, trơn nhám, ý tiếp xúc với pháp trần.

7. Thọ:
Là lãnh thọ. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui hay buồn, sướng hay khổ, hay cảnh binh thường.

8. Ái:
Là ưa muốn. Khi lành thọ cảnh vui thì sinh lòng tham, muốn làm sao cho được, khi gặp cảnh khổ thì sanh tâm sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa, gặp cảnh binh thường thời si mê. Ðây là cái động cơ thúc đẩy thân, khẩu, ý, tạo các nghiệp( có lành có dữ)

9. Thủ:
Là giữ lấy, tìm cầu; nói rộng ra là các hành động tạo tác.
Do gặp cảnh thuận thì tham cầu, gặp cảnh nghịch lại sân, si muốn xa lìa; mục đích là muốn tìm phương này kế nọ để bảo thủ cho được bản ngã của mình. Do đó mà tạo ra các nghiệp sanh tử.

10. Hữu:
Là có. Vì đời này đã có nhân lành hay dữ do mình tạo ra, thì đời sau quyết định phải "có" quả khổ hay vui mà mình phải thọ nhận.

11. Sanh:
Là sanh ra. Do "ái, thủ, hữu" làm nhân hiện tại tạo ra các nghiệp, cho nên qia đời sau, phải sanh ra đời để thọ quả báo.

12. Lão, tử:
Là già, chết. Ðã có sanh ra, tất nhiên phải chịu các khổ già và chết v.v...

[Hình: attachment.php?aid=12161]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016 08:26 AM

Như đã nói trên, những gì ghi lại theo hiểu biết nông cạn, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót,dq xin được bỏ qua.

TỨ DIỆU ĐẾ

Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế (ariya sacca) tức là bốn sự thât về khổ, về nguyên nhân khổ, về diệt khổ, về con đường diệt khổ.ariyasacca là chân lý cao cả, là sự thật thù thắng, như chân như thật không bị không thời gian chi phối, biến đổi.

1. Khổ đế (dukkha sacca): Sự thật về khổ.
2. Tập đế (dukkha samudaya sacca): Sự thât về nguyên nhân khổ.
3. Diệt đế (dukkha nirodha sacca): Sự thật về diệt khổ.
4. Đạo đế (dukkha nirodhamagga sacca): Sự thật về con đường diệt khổ.

KHỔ ĐẾ(dukkha sacca):

- Tất cả những biến đổi về sinh vật lý của cơ thể này đưa đến đau nhức, suy nhược, bệnh hoạn, già yếu, tử vong...
- Tất cả những biến đổi, thay đổi các trạng thái tâm lý... như thương, ghét, uất ức, sầu muộn, chán nản, tuyệt vọng, hận thù... (hỷ, nộ, ái, ố...)
- Với nghĩa trừu tượng, triết học thì cái gì khó chịu đựng, khó kham nhẫn...
- Cái gì đáng khinh miệt (du) và trống rỗng (kha)
- Cái gì như hư vô, ảo ảnh, khó nắm bắt, không thực tế...

Có 8 loại sau đây:
- Sanh
- Lão
- Bệnh
- Tử
- Ái biệt ly
- Oán tăng hội
- Cầu bất đắc
- Thủ ngũ uẩn
Tám (8) KHỔ này là do ngũ uẩn mà có.

Ngũ uẩn ấy có thể tóm tắt như sau:
1. Sắc
Sắc thân này, tấm thân tứ đại một trượng này. Tuy nhiên ta phải hiểu sắc là gồm có xác thân cùng cả 7 sắc đối tượng (sẽ xem kỹ hơn ở bài ngũ uẩn).

2. Thọ
Tức là cảm thọ, cảm giác.
Khi căn, trần giao tiếp với nhau thì phát sanh những cảm thọ. Thân có 3 cảm thọ (khổ, lạc, xả) và ý có 3 cảm thọ (hỷ, ưu, xả).

3. Tưởng
Được hiểu là tri giác, tức là nhận biết, phán đoán, xác định đối tượng là sắc, thanh, hương, vị, xúc hay pháp.

4. Hành
Gồm chung 50 tâm sở thiện, bất thiện và bất động. Ở đây xẩy ra các trạng thái tâm lý, các diễn tiến tâm lý.

5. Thức
Là tên gọi khác của tâm, Thức này nhận thức đối tượng, kinh nghiệm đối tượng và lưu giữ đối tượng.

Muốn rõ tường tận hơn về tất cả KHỔ, chỉ cần biết rõ 3 loại sau : khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.

A. Khổ khổ

Tức là khổ chồng chất lên cái khổ. Đây là cái khổ phát sanh trong đời sống thường nhật.
Tuy nhiên, muốn thấy rõ toàn bộ khổ khổ, phải quan sát, chiêm nghiệm có 2 loại khổ:
- Một loại khổ bình thường, tự nhiên được gọi là khổ thọ thuần túy.
- Một loại khổ thứ hai - khổ khổ, tức là loại khổ do chế biến, đẻ ra, Đây là cái khổ chủ quan, sẽ phát sanh nghiệp báo

B. Hoại khổ
Loại khổ này có từ lạc thọ. Cũng do sự chế biến chủ quan của tư tâm sở mà lạc thọ biến thành hoại khổ.

- Khi mắt thấy sắc dễ chịu, khoan khoái, mến thích thì lúc ấy nhãn thức thọ xả mà thân thức thì thọ lạc.
- Khi tai nghe âm thanh dễ chịu, khoan khoái, mến thích thì nhĩ thức thọ xả mà thân thức thọ lạc
- Khi mũi ngửi mùi dễ chịu, khoan khoái, mến thích thì tỷ thức thọ xả mà thân thức thọ lạc.
- Khi lưỡi nếm vị dễ chịu, khoan khoái, mến thích thì thiệt thức thọ xả mà thân thức thọ lạc.
- Khi thân xúc chạm dễ chịu, êm ái, khoan khoái, mến thích thì thân thức thọ lạc.
- Khi ý nghĩ tưởng đến pháp phát sanh khoan khoái, mến thích thì ý thức thọ hỷ.
Tương tự như trên là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thức thọ xả, riêng thân là thọ lạc; còn ý thức thì thọ hỷ (hỷ là tên gọi khác của lạc).

Khi các đối tượng ngũ trần dễ mến, dễ ưa, khả ái, khả hỷ phát sanh; khởi sanh tâm lý muốn gìn giữ, ôm ấp, muốn lưu giữ mãi cảm giác lạc thọ ấy. Và chính vì sự tham muốn sai lầm (tham - hữu ái), sai với qui luật tự nhiên làm cho cảm giác lạc thọ thuần túy biến thành khổ đau.

C. Hành khổ

Những lúc đang ở trong cảm giác bình thường không lạc, không khổ, gọi là xả. Ở trong xả , vì không thấy, không biết> chỉ một lúc là sẽ thấy buồn chán, trống không, vô vị. Do tâm lý không bằng lòng với cảm giác xả; thường tìm cách chạy trốn nó, khỏa lấp nó, giết thì giờ trong những cuộc vui, cuộc tiêu khiển khác. biến xả thành một khổ đau mới, ấy là hành khổ.

B. TẬP ĐẾ (DUKKHA SAMUDAYA SACCA).

Tập đế là sự thật về nguyên nhân khổ.
Tất cả những cái như khổ sanh, khổ già... (trong 8 khổ), cho đến những hoại khổ, khổ khổ và hành khổ đều có một nguyên nhân chung nhất, cái đẻ ra, cái sinh ra tất cả khổ ấy, chính là vô minh và ái dục. Vậy, vô minh và ái dục chính là tập đế.

A. Vô minh

Là tình trạng tâm trí si mê, không sáng suốt, không tỉnh thức, không tự giác, quên mình hoặc không tự biết mình.
Xuất hiện dưới 3 dạng chính sau đây:

a/. Hôn trầm, thụy miên
Đây là trạng thái mệt mỏi, dã dượi cả thân lẫn tâm.
- Hôn trầm: Thờ ơ, lãnh đạm, đãng trí, buông xuôi, biếng nhác, tiêu cực, thụ động, vô ký, (không ghi nhận)... chi phối các tâm sở.
- Thụy miên: Lừ đừ, buồn ngủ, mê ngủ...

b/. Trạo hối

- Trạo cử: Nghĩa đen, trạo là lay động, cử là cất lên, nhúc nhích. Vậy trạo cử là trạng thái tâm dao động, hưng phấn quá, suy nghĩ vẩn vơ, phóng tâm, vọng tưởng, hoang tưởng, mơ mộng tương lai, cuốn theo hiện tại.
- Hối quá: Nuối tiếc dĩ vãng, tưởng nhớ quá khứ, ăn năn những việc đã qua.
Nếu chánh niệm, tỉnh giác là ghi nhận, rà soát, nắm bắt, chú tâm rốt ráo trên đối tượng, thì:
- Hôn trầm, thụy miên là chìm dưới đối tượng, đọng dưới đối tượng, ngủ dưới đối tượng.
- Trạo hối là phóng trên đối tượng, là ra ngoài đối tượng, trượt trên đối tượng, bồng bềnh, lang thang trên đối tượng.

c/. Nghi
Là trạng thái phân vân, lưỡng lự, do dự, bất nhất, bất quyết, ngần ngại, ngờ vực, hốt hoảng, không định hướng...

B. Ái dục

Ái dục là gọi chung cả tham, sân, si hay hữu ái, phi hữu ái và dục ái.
Đây là những lòng ham muốn sai lầm, không đúng với qui luật đích thực của sự sống.
Do thiếu sáng suốt, thiếu tỉnh thức; do bị vô minh chi phối, không thấy rõ sự thật nên đã tạo nghiệp qua thân, khẩu, ý; trôi lăn mãi giữa sinh tử khổ đau không thực có.

a/. Tham
Là lòng tham muốn, tham đắm, ưa thích, yêu thích; muốn chiếm hữu, muốn giữ lại, muốn lưu lại những đối tượng khả ý, khả ái, khả lạc.

- Thấy một đoá hoa đẹp, thích, muốn lưu giữ mãi đoá hoa ấy. Vậy là sai lầm, vì đoá hoa kia rồi sẽ tàn.
- Thấy một buổi chiều thu, sắc trời, sắc nước, khói sương thật ngoạn mục... không thể lưu giữ mãi cảnh sắc ấy vì hoàng hôn sẽ đến, đêm sẽ về.

Cũng tương tự thế là tuổi thanh xuân, sắc đẹp, vợ hiền, con thảo, món ăn ngon, hạnh phúc ấm êm... tất cả đều bị chi phối bởi các định luật, tất cả rồi đều phải bị vô thường biến đổi, sẽ biến đổi dạng và thay đổi chất.
Chẳng có cái gì, pháp nào giữ nguyên vị trí, sẽ ở mãi với ta do lòng yêu thích của ta được.
Vì ý tưởng, ước muốn lưu giữ, chiếm giữ ấy sái với qui luật tự nhiên, không thực sự có giữa tự nhiên, nên tham ấy chỉ là ảo tưởng vậy.

2. Sân
Là tâm lý bực tức, bất mãn, chán ghét, oán hận, khó chịu khi đối diện với một hiện tượng không vừa lòng.
- Cái nóng cháy da, cái lạnh buốt xương, cơn lũ tàn hại, cơn bão quá quắt... mặc dù không thích nhưng nó vẫn đến, đi, sinh diệt theo định luật của đất trời.
- Những người dễ ghét, khó ưa,không thích đấy, nhưng họ vẫn tồn tại ở thế gian, vẫn có mặt ở xung quanh ta!
- Một hoàn cảnh xã hội, một môi trường sống... dường như luôn luôn trái ý, nghịch lòng . Dù có ghét bỏ, chối từ... thì đi đâu để tránh khỏi cái bất toại nguyện ấy?

c/. Si
Là trạng thái tâm mê mờ, đần độn; thường hay dao động, nghi hoặc, vọng tưởng, hoang tưởng... không chỉ ngũ trần hiện tại mà cả quá khứ và tương lai.
Đây là trạng thái tâm không có chủ đích gì, thiên hướng gì như xác chết vật vờ giữa dòng sống, tấp chỗ này, tấp chỗ kia; cái gì cũng cuốn hút được, cái gì cũng không vừa lòng được lâu. Ăn, ngủ, thụ hưởng là chính.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016 10:12 PM

C. DIỆT ĐẾ (DUKKHA NIRODHA SACCA)

Diệt đế là Diệt khổ, là Niết-bàn.

Theo thập nhị nhân duyên, nguyên nhân của khổ đế là vô minh và ái dục. Theo tiến trình sinh diệt của thập nhị nhân duyên thì khi vô minh diệt thì hành diệt... lão tử, sầu bi, khổ, ưu, não diệt.

Như vậy:
- Diệt đế là diệt tất cả sầu, bi, khổ, ưu, não. ( không phải diệt đế là hư vô )
- Diệt đế là dập tắt tất cả mọi ảo tưởng (tập đế) thì ảo giác (khổ đế) sẽ không còn.
Tập đế là nhân, khổ đế là quả. Diệt nhân là quả sẽ mất. Khi cái đúng (chánh kiến) phát sanh thì ảo giác (các khổ) sẽ không tồn tại.

Như vậy, Diệt đế là chấm dứt tất cả mọi ảo tưởng, tham, sân si, vô minh, ái dục và vọng nghiệp.Người giác ngộ trở về với thế giới chân như, là Niết-bàn tại đây và bây giờ chứ không phải tìm ở một nơi nào khác.

- Niết-bàn không phải là thường còn, vì nó không loại trừ vô thường.
- Niết-bàn là giải thoát vô minh, ái dục, vọng nghiệp.
- Niết-bàn là giải thoát sinh tử luân hồi.
- Niết-bàn không có ảo tưởng diệt khổ thọ (cả khổ, lạc và xả thọ là cảm giác thực)
- Niết-bàn không phải là bản ngã vì nó không thuộc của ai (vô ngã), và vì tất thảy pháp dù hữu vi hay vô vi đều là vô ngã.
- Niết-bàn không phải tịnh (sạch) vì nó vốn không sạch, không dơ; nó ở ngoài sạch, dơ, ngoài mọi ý niệm của con người.
- Niết-bàn là không còn chấp thủ ngũ uẩn.
- Niết-bàn là chấm dứt tất cả phiền não, khổ đau.

D. ĐẠO ĐẾ (DUKKHA NIRODHAMAGGASACCA)

Đạo đế là tu tập theo bát chánh đạo,là đường tới diệt khổ.
Bát chánh đạo : Kiến, tư duy, ngữ, nghiệp, mạng, tấn, niệm, định.
Mở rộng thêm , có 37 Phẩm trợ đạo mà trong đó Bát chánh đạo đã bao gồm khá đủ.


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016 03:24 PM

[Hình: attachment.php?aid=12164]

[Hình: attachment.php?aid=12165]

[Hình: attachment.php?aid=12166]

[Hình: attachment.php?aid=12167]

[Hình: attachment.php?aid=12168]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016 03:39 PM

[Hình: attachment.php?aid=12171]

[Hình: attachment.php?aid=12172]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-03-2016 09:25 PM

[Hình: attachment.php?aid=12308]

[Hình: attachment.php?aid=12309]


RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-04-2016 04:52 PM

[Hình: attachment.php?aid=12325]

[Hình: attachment.php?aid=12326]

[Hình: attachment.php?aid=12327]