Gốc Quê
ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - Phiên bản có thể in

+- Gốc Quê (http://gocque.com)
+-- Diễn đàn: Phòng sinh hoạt (/forumdisplay.php?fid=4)
+--- Diễn đàn: Chơi (/forumdisplay.php?fid=10)
+--- Chủ đề: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN (/showthread.php?tid=2507)

Pages: 1 2


ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 08-03-2015 03:58 PM

HT THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ

HẾT NGÀY PHỤ NỬ , DQ MỜI XEM VỀ TIỂU SỬ HT THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ MỘT CỔ THỤ TRONG PHÁP MÔN THIỀN VN ( vốn dq vừa đi viếng một số thiền viện tại khu Long Thành Đồng Nai, nên mời bà con xem qua vậy ) . MỜI BÀ CON XEM TRƯỚC KHI XEM CÁC HÌNH ẢNH SAU, DQ

Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).

Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao Đài, lập gia đình hơi muộn. Thân mẫu của Hòa thượng húy Nguyễn Thị Đủ quê làng Thiện Mỹ, dòng thanh bạch, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng vì con.

Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, nhưng Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ.

Khoảng năm 9 tuổi, nhân theo Cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người Bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê cúng cầu siêu cho Bác. Duyên xưa gặp lại, nghe tiếng chuông chùa ngân dài giữa khoảng thinh không cô tịch, Hòa thượng rúng động như có một nỗi niềm giao cảm tự bao giờ. Bất thần Người xuất khẩu thành thơ:

Non đảnh là nơi thú lắm ai,
Đó cảnh nhàn du của khách tài.
Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc,
Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!

Có thể nói rằng chí xuất trần của Hòa thượng nổi dậy kể từ đây.

Sớm chìm nổi theo dòng đời và nhất là sống trong thời loạn lạc, Hòa thượng càng thấm thía, càng đau xót nỗi thống khổ của con người. Chí xuất trần của Hòa thượng vì thế càng trở nên mãnh liệt hơn và Người luôn ôm ấp một tâm niệm: “Nếu tôi không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.”

Từ dạo đó trái nhân duyên đã chín muồi, cuộc đời của Hòa thượng rẽ sang một con đường sáng.

Ngày 15 tháng 07 năm Kỷ Sửu 1949, sau ba tháng công quả tại chùa Phật Quang, Hòa thượng được Tổ Thiện Hoa chánh thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em. Ngoài ra còn phụ trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn để tâm học Giáo điển.
Năm 1949-1950, Hòa thượng theo học lớp Sơ đẳng năm thứ ba tại Phật học đường Phật Quang.

Đến năm 1951, Hòa thượng bắt đầu học lên Trung đẳng.

Một khuya nọ, nhân đọc kinh Lăng Nghiêm đến chỗ Phật chỉ Tôn giả A-nan nhận ra Bản tâm chân thật của chính mình qua Tánh thấy, Tánh nghe, bất giác Hòa thượng xúc động rơi lệ. Phải chăng đây là dấu hiệu cho biết chủng duyên Phật pháp nhiều đời của Người đã bắt đầu nẩy mầm?

Cũng trong năm này chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa phải dời Tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng cũng được theo và thọ giới Sa-di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu.

Năm 1953 Hòa thượng theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, Hòa thượng được thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng đàn đầu.

Từ năm 1954-1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quí ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông...

Như vậy là ngót mười năm Hòa thượng đã trải qua hai năm Sơ đẳng, ba năm Trung đẳng, bốn năm Cao đẳng. Tốt nghiệp các lớp Phật học xong là đoạn đường Tăng sinh đã hoàn tất. Hòa thượng bước sang thời kỳ hóa đạo. Hòa thượng là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, có uy tín lớn thời bấy giờ và được sự mến mộ của Phật tử xa gần.

Năm 1960-1964, Hòa thượng đã giữ những chức vụ trong Phật giáo:

Phó vụ trưởng Phật học vụ.

Vụ trưởng Phật học vụ.

Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm.

Giảng sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,...

Sau lễ mãn khóa Cao Trung Chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng thầm nghĩ với ngần ấy đóng góp cũng phần nào tạm đủ nói lên tấm lòng tri ân và báo ân của mình đối với Thầy Tổ rồi. Hòa thượng liền xin phép với Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu. Chí đã quyết, Hòa thượng dằn lòng dứt áo ra đi, âm thầm một mình một bóng lên chốn non thâm.

Hòa thượng đã thật sự giã từ Phật học viện, giã từ phấn bảng với năm tháng miệt mài vì tứ chúng. Nhưng hai tiếng “Tăng Ni” vẫn xoáy sâu vào lòng Người, để sau này chút duyên “Thầy Trò” ấy lại gặp nhau và càng thêm son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.
Tháng 04 năm 1966, Hòa thượng dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vuông vức bốn thước đơn sơ với bộ Đại Tạng Kinh, nhưng đã ấp ủ một Thiền tăng nghèo quyết nhận lại cho kỳ được hạt châu vô giá của chính mình.

Đến rằm tháng tư năm Mậu Thân, Hòa thượng tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thệ không ra thất.” Thế là cửa sài đôi cánh khép. Toàn thể môn nhân qui ngưỡng lên non một lòng mong đợi.

Tháng 07 năm 1968, Hòa thượng liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát-nhã. Từ con mắt Bát-nhã trông qua Tạng kinh, lời Phật, ý Tổ hoác toang thông thống. Giáo lý Đại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người.

Ngày 08 tháng 12 năm ấy, Hòa thượng tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Nước cam lồ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy. Pháp Lạc thất thật xứng đáng là linh hồn của dòng thiền Chân Không. Nơi đây, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu của Hòa thượng. Hoài bão tu Thiền đã thai nghén bao năm trong thầm lặng đơn độc của Người, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để sau này Phật giáo Việt Nam vinh dự có một ngôi sao sáng mở ra trang Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng vào cuối thế kỷ 20.

Hòa thượng đã từng nói: “Tôi là kẻ nợ của Tăng Ni và Phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.” Suốt đời Ngài đều dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ. Tăng Ni tu hành có tiến bộ thì Phật pháp mới còn và lớn mạnh được. Sự tu hành tiến bộ của Tăng Ni là niềm vui của Ngài. Ngài nói: “Hoài bão của Thầy đều gởi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng Ni tu có niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến Thầy. Bằng ngược lại thì thật là Thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt. Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Thầy chưa thành tựu.”


Các Thiền viện sau đây chính thức được Hòa thượng thành lập, làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành:

Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ - Vũng Tàu, thành lập vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995.

Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 08 năm 1974.

Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 04 năm 1975.

Thiền viện Huệ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 04 năm 1979.

Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 02 năm 1980.

Thiền viện Phổ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 06 năm 1980.

Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 07 năm 1987.

Thiền viện Liễu Đức, Long Thành - Đồng Nai.

Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt - Lâm Đồng, thành lập tháng 04 năm 1993.

Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, 2002.

Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Thiền viện Hương Hải, Long Thành - Đồng Nai.

Thiền viện Đạo Huệ, Long Thành - Đồng Nai.

Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành - Đồng Nai.

Thiền viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001.

Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000.

Thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.

Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.

Thiền tự Ngọc Chiếu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ.

Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ.

Thiền tự Đạo Viên, Québec, Gia Nã Đại, thành lập năm 2002.

Thiền tự Thường Lạc - Pháp.

Thiền tự Pháp Loa - Úc.

Thiền tự Hiện Quang - Úc.

Thiền tự Hỷ Xả - Úc.

Thiền viện Tiêu Dao - Úc.

Thiền tự Tuệ Căn - Úc.

Hòa thượng cũng đã góp sức trùng tu hai Tổ đình Phật Quang và Phước Hậu, Trà Ôn, Vĩnh Long.

Hòa thượng giảng và dịch rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài ra Hòa thượng còn giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng Ni và Phật tử.

Hòa thượng đã đi du hóa và thăm viếng các nước:

Cam-pu-chia (1956)

Ấn Độ, Tích Lan và Nhật Bản (1965)

Trung Quốc (1993)

Pháp (1994 - 2002)

Thụy Sĩ (1994)

Indonesia (1996)

Gia Nã Đại (1994 - 2002)

Hoa Kỳ (1994 - 2000 - 2001 - 2002)

Úc Châu (1996 - 2002).

(Nguồn Thientongvietnam.net) TRƯỚC KHI

DQ GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIỀN VIÊN TẬP TRUNG TẠI HUYỆN LONG THÀNH NƠI CÓ BÒ SỬA LONG THÀNH, NỚI ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH CON ĐƯỜNG CAO TỐC THỨ HAI TẠI MIỀN NAM.
BÀ CON NÊN CHÚ Ý , DQ NHẬN XÉT SAU:
CÁC THIỀN VIỆN THƯỜNG RỘNG BỀ NGANG , CÓ VẼ THOÁNG HƠN CÁC CHÙA VÀ NÓC CÙNG MỘT KIỂU ( CÓ LẺ TẤT CẢ XUẤT PHÁT TỪ ĐẠI LÃO HT THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ: bậc cổ thụ của phái thiền Trúc Lâm VN do tổ sư Phật Hoàng dựng nên). CỔNG GẦN GIỐNG MỘT KIỂU VÀ THƯỜNG TRANG TRÍ KHÔNG GIAN THOÁNG HÀI HÒA BẰNG ĐÁ CÂY CỎ HOA , NHÌN RẤT CHẤT THIỀN , THANH TỊNH. ĐA SỐ DIỆN TÍCH CỦA CÁC THIỀN VIỆN TỪ MẪU TRỞ LÊN VÀ KHÔNG CẤT LẦU CAO NHƯ BÊN CHÙA TỊNH TÔNG NÊN KHÔNG GIAN RẤT THOÁNG VÀ GÂY CẢM GIÁC TỊNH THIÊN NHIÊN ( vì không ở ngoài mặt tiền, xe cộ đông đuc bụi bậm).

TRƯỚC MẮT DQ GIỚI THIỆU THIỀN VIỆN TO , ĐẸP, MỚI NHẤT : THIỀN VIỆN TRÍ ĐỨC *
DQ LẤY CẢNH CHUNG CHI TIẾT LÀM CHUẨN CÁC THIỀN VIÊN SAU DQ SẼ GỌN HƠN , MỜI BÀ CON XEM TỪ TỪ ( dq&vp mới vừa đi ngày hôm qua 17/1/ năm Ất Mùi)

Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức được khởi công xây dựng ngày 08/04/Kỷ Sửu (02/05/2009) trên tổng diện tích 10,5 hecta bao gồm nhiều hạng mục công trình cho cả hai viện Tăng và Ni. - tại xã An Phước (huyện Long Thành) trên diện tích 10,5 hécta với 40 hạng mục khác nhau theo kiến trúc Phật giáo. Đây là một trong số 20 thiền viện có quy mô lớn và đồng bộ nhất cả nước, đáp ứng nhu cầu tu thiền của các tăng ni, phật tử.

Tháng 6/2012, các phật tử đã cúng dường quyển thư pháp “Bát Nhã Tâm Kinh” dài 110cm, rộng 80cm, dày 6cm đặt trong hộp gỗ xoan đào, kích thước 111cm, ngang 81cm, dày 7cm do Phật tử Tuệ Chiếu viết từ ngày 3/02 đến 30/06/2011. Quyển này lớn hơn quyển trước (dài 80cm, rộng 55cm, dày 5cm) cũng do phật tử Tuệ Chiếu viết.

[Hình: attachment.php?aid=10492]

[Hình: attachment.php?aid=10493]

[Hình: attachment.php?aid=10494]

[Hình: attachment.php?aid=10495]

[Hình: attachment.php?aid=10496]

tạm tiếp sau ( resize nên hơi lâu )


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 08-03-2015 04:35 PM

MỜI XEM TIẾP

[Hình: attachment.php?aid=10497]
cây nhìn trông ảnh không toát hết vẽ đẹp như ngoài.

[Hình: attachment.php?aid=10498]

[Hình: attachment.php?aid=10499]

[Hình: attachment.php?aid=10500]

[Hình: attachment.php?aid=10501]
phong linh khi có gió tạo âm thanh rất vui ( nhưng nghe không bằng phong linh Truc Lâm thiền viên Đà Lạt)

[Hình: attachment.php?aid=10502]

THIỀN VIỆN TRÍ ĐỨC CÓ 2 BÊN KIẾN TRÚC GIỐNG NHAU CHỈ KHÁC CÂY CẢNH MÀ THÔI. > BÊN NI VÀ BÊN TĂNG Y HỆT.

[Hình: attachment.php?aid=10503]
cổng ngăn nhìn từ bên tăng qua bên ni

theo được biết thì đất do 2 đại thí chủ cúng các lô đất từ các vườn cao su. một vị cúng giá trị lúc 2008 khoảng 8 tỉ một vị cúng thêm hơn 2ti ( giá trị đất mà đất thì một mẫu cau su lúc đó không cao giá). lúc xây dựng thì có một thí chủ từ Mỹ gởi tiền về xây dựng khoảng mười mấy tỉ.
cửa thông từ bên tăng qua bên ni


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 09-03-2015 04:38 AM

DQ XIN TIẾP THIỀN VIÊN THƯỜNG CHIẾU ĐỒNG NAI ( là thiền viện lâu đời chỉ sau thiền viện Chân Không được HT Thích thanh Từ lập ra) ĐÂY LÀ THIỀN VIỆN LỚN NHIỀU CHƯ TĂNG TU TẬP CÓ NUÔI NHIỀU CHÚ TIỂU NHỎ ĐƯỢC ĐI HỌC ĐÀNG HOÀNG.
TRƯỚC KHI THĂM THIỀN VIỆN DQ XIN MỜI XEM QUA:

Thường Chiếu ! Danh xưng một vị Thiền sư Việt Nam nổi tiếng thời Lý. Sư họ Phạm, quê làng Phù Ninh, từng làm quan cho triều đình. Là một bậc trượng phu quân tử có tiết tháo, không khiếp phục uy quyền, xem thường công danh sự nghiệp ở đời, nên chốn quan trường đối với Sư chỉ như trò bọt bóng . Nghe danh Thiền sư Quảng Nghiêm ở chùa Tịnh Quả, Sư liền từ quan, tìm đến xuất gia học Thiền và đắc pháp luôn tại đây.
Sau, Sư về Trụ Trì chùa Lục Tổ ở làng Dịch Bảng, phủ Thiên Ðức. Tăng chúng đua nhau theo học rất đông. Từ đó, Sư trở thành một danh tăng lỗi lạc đương thời. Bình nhật, Sư luôn lấy đạo cả làm trọng, tỉnh lực giác tâm là chánh, thường hành chiếu soi, sống tự tại, chết ung dung. Hôm sắp tịch, Sư hơi đau bụng, bèn gọi chúng lại nói:

Ðạo bổn vô nhan sắc,
Tân tiên nhật nhật khoa.
Ðại thiên sa giới ngoại,
Hà xứ bất vi gia ?

Ðạo vốn không nhan sắc,
Ngày ngày lại mới tươi.
Ngoài đại thiên sa giới,
Chỗ nào chẳng là nhà ?

Nói xong, Sư tịch. Thật còn gì tuyệt bằng ! Có thể nói, môn phong của Sư được các thế hệ sau phát triển rực rỡ và chuyển tiếp thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đời Trần sáng chói mãi về sau. Danh Sư vì thế đã trở thành danh xưng của Thiền viện Thường Chiếu non một thế kỷ sau. Nơi đây - Thường Chiếu - không chỉ ảnh hiện một tấm gương sáng xa xưa cho người sau theo dấu soi mình, mà với ý nghĩa tròn đủ đó, Thường Chiếu còn là phương châm, là sở nguyện của Hòa thượng ân sư đối với chư Tăng: " Phản quan tự kỷ, bổn phận sự " - luôn tự soi chiếu lại chính mình -. Ðây cũng chính là cương lĩnh yếu chỉ của dòng Thiền Việt Nam cuối thế kỷ 20 này.

DUYÊN KHỞI THÀNH LẬP THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU.
Vào những năm 73 -74, khi mở khóa thiền thứ hai tại Tu viện Chân Không, Hòa thượng nhận thấy Tăng ni về núi tham học khá đông. Theo đó, nhu cầu đời sống vật chất của chư Tăng cũng được đặt ra. Biết rõ điều ấy, hai Phật tử chủ chùa Linh Quang (cũ) ở Cát Lở phát tâm cúng dường thửa đất 52 mẫu tại Xã Phước Thái - Huyện Long Thành,để Hòa thượng lập Thiền trang. Nhận thấy cơ duyên đã đến, Hòa thượng liền tùy hỷ. Thiền viện Thường Chiếu được ra đời từ đó.
[Hình: attachment.php?aid=10524]

[Hình: attachment.php?aid=10504]

[Hình: attachment.php?aid=10505]

[Hình: attachment.php?aid=10506]

[Hình: attachment.php?aid=10507]

[Hình: attachment.php?aid=10508]

[Hình: attachment.php?aid=10509]


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 09-03-2015 04:58 AM

TẠI THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU CÓ RẤT NHIỀU KIẾN TRÚC RẤT ĐẸP KHÔNG GIAN VÀ DIỆN TÍCH BAOLA DQ CHỈ ĐƯA CÁC CẢNH THẤY HAY, CÓ RẤT NHIỀU TRANG TRÍ BẮNG ĐÁ KHỐI TRÊN CÓ KHẮC CHỬ HÁN ( cái này dq mù luôn có lẻ sẽ nhờ chú Tám cho biết nghĩa vậy )

[Hình: attachment.php?aid=10510]

[Hình: attachment.php?aid=10511]
nơi thờ Phật Hoàng người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm VN

[Hình: attachment.php?aid=10512]

[Hình: attachment.php?aid=10513]

[Hình: attachment.php?aid=10514]

[Hình: attachment.php?aid=10515]


[Hình: attachment.php?aid=10516]
cây bông Sala đầy trái to

[Hình: attachment.php?aid=10517]
cổng vào khu tự viện dành tăng nhân ngu tu tập nơi có bài thơ nổi tiếng cùa HT Thiền sư Thích thanh Từ * Mộng *

[Hình: attachment.php?aid=10518]

[Hình: attachment.php?aid=10519]
bài thơ này ít có người biết vì không chú ý khi đi tham quan và ít co1tren6 mạng.

HẸN TIẾP THIỀN VIỆN KHÁC,DQ


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 10-03-2015 10:00 AM

MỜI XEM SƠ QUA THIỀN VIỆN * HƯƠNG HẢI * (đây là thiền viện ni gần kề TV Thường Chiếu đi tắt băng ngang qua các khu tu thiền của các ni sư tự tu tập. Thiền viện này nổi tiếng chiêu đải khách bằng nước sửa đậu nành nóng & đá do chính các sư làm ra , uống tùy hỉ bao cũng được > phật tử vào viếng chưa vào chánh điện đã lo uống sửa cái trướcBig Grin ) NHỎ SO VỚI CÁC THIỀN VIỆN KHÁC.

[Hình: attachment.php?aid=10527]

[Hình: attachment.php?aid=10528]

[Hình: attachment.php?aid=10529]

[Hình: attachment.php?aid=10530]

[Hình: attachment.php?aid=10531]

[Hình: attachment.php?aid=10532]


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 10-03-2015 10:07 AM

MỜI XEM TIẾP THIỀN VIỆN * LIỂU ĐỨC *

[Hình: attachment.php?aid=10533]

[Hình: attachment.php?aid=10534]

[Hình: attachment.php?aid=10535]

[Hình: attachment.php?aid=10536]


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 10-03-2015 04:20 PM

MỜI XEM THIỀN VIỆN * VIÊN CHIẾU *

THIỀN VIỆN NI RẤT KHANG TRANG CỔ KÍNH, DQ KHÔNG CHỘP ẢNH NHIỀU VÌ LÀ NI TU TẬP NÊN KG TIỆN XÔNG PHA KIẾM NÉT ĐẸP RIÊNG

[Hình: attachment.php?aid=10537]

Thiền viện được thành lập tháng 4 năm 1975
. Đó là hậu thân của tu viện Bát Nhã thuộc tu viện Chân Không - Vũng Tàu.

Đầu tiên số Ni chúng đến khai hoang vùng đất Thái Thiện diện tích non tám mẫu tây này - nay thuộc xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - chỉ vỏn vẹn mười lăm người trong một căn nhà vách đất mái lá, giữa những hầm hố, lùm bụi tre mây và vô số cây rừng chằng chịt.

Nay trải qua hơn ba mươi ba năm (2008) số Ni chúng đã tăng lên một trăm ba mươi người giữa một vùng cây cảnh đẹp đẽ, nhà cửa khang trang. Theo sự phát triển chung, Viên Chiếu thay đổi hình vóc tùy theo nhu cầu nhân số. Tuy nhiên Viên Chiếu cũng là một thiền viện còn giữ được đời sống nông thiền như ngày khởi đầu. Và toàn chúng luôn tuân thủ theo Thanh quy của Hòa thượng đặt ra nên đã tạo thành một sinh hoạt nề nếp.

THIỀN VIỆN ĐƯỢC ĐẶT TÊN THEO

Thiền sư Viên Chiếu tức Mai Trực ( 999-1090) là một trong 7 vị thiền sư thuộc thế hệ thứ 7 dòng Vô Ngôn Thông, sư tu tại chùa Cát Tường, kinh đô Thăng Long. Sư là người Long Đàm, Phúc Đường, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội và là con người anh của thái hậu Linh Cảm (mẹ của vua Lý Thánh Tông).
sư là người thông minh, hiếu học. Một hôm, nghe đồn vị trưởng lão tại chùa Mật Nghiêm xem tướng giỏi nên đến xem thử cho biết. Vị trưởng lão nhìn kỹ rồi bảo: "Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là người trong hàng thiện Bồ tát, bằng không thì việc thọ yểu khó bảo toàn".

Sư cảm ngộ, giã từ cha mẹ, đến núi Ba Tiêu với thiền sư Định Hương, hầu hạ nhiều năm, nghiên cứu Thiền học, Sư thường trì kinh Viên giác, rõ thấy được phép Tam quán[1].

Một tối trong lúc thiền định, Sư thấy Bồ tát Văn Thù cầm dao mổ bụng, rửa ruột rồi dùng thuốc rịt lại. Từ ấy, những gì đã học trong lòng, trở thành rõ ràng như từng biết, sâu rõ ngôn ngữ tam muội, thuyết giảng lưu loát.

Về sau, Sư tìm đến phía tả kinh đô Thăng Long dựng một ngôi chùa để hiệu là Cát Tường và trụ trì ở đó. Học giả bốn phương tìm đến tham vấn rất đông.

Có vị tăng hỏi: "Phật với Thánh nghĩa ấy thế nào?"
Sư đáp:

Ly hạ trùng dương cúc,
Chi đầu thục khí oanh.

Dịch thơ:

Trùng dương cúc nở dưới rào
Trên cành oanh hót thanh tao dịu dàng.

Tăng thưa: "Cảm tạ Thầy chỉ dạy, học nhân chẳng hội, xin lại nêu bày ra?"
Sư đáp:

Trú tắc kim ô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh.

Dịch thơ:

Ngày thì vầng nhật chiếu
Đêm đến ánh trăng soi.

Tăng hỏi: "Đã được chân chỉ của Thầy, còn huyền cơ thì dạy thế nào?"
Sư đáp:

Bất thận thủy bàn kình mãn khứ
Nhất tao tha điệt hối hà chi.

Dịch thơ:

Bưng thau nước đầy không chú ý
Một lúc sẩy chân hối ích gì.

Tăng hỏi: "Tất cả chúng sanh từ đâu mà đến? Sau khi chết đi về đâu?"
Sư đáp:

Manh qui xuyên thạch bích
Ba miết thướng cao sơn.

Dịch thơ:

Rùa mù dùi vách đá
Trạnh què trèo núi cao

Tăng hỏi: "Tâm và pháp cả hai đều quên, tánh tức chân; thế nào là chân?"
Sư đáp:

Vũ trích nham hoa thần nữ lệ
Phong xao đình trúc Bá Nha cầm.

Dịch thơ:

Hoa núi mưa sa, thần nữ khóc
Tre sân gió thổi, Bá Nha đờn.

Sư có soạn "Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn", vua Lý Nhân Tông đưa bản thảo cho sứ thần sang Trung Hoa dâng vua Triết Tông nhà Tống. Vua Triết Tông trao cho các vị Cao tọa pháp sư ở chùa Tướng Quốc xem.

Xem xong, các ngài tâu vua Tống rằng: "Đây là nhục thân Bồ-tát ra đời ở phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi đâu dám thêm bớt chữ nào."

Vua Tống liền sắc sao lại một bản, bản chính trả lại cho vua Nhân Tông. Sứ thần về kinh tâu lại, triều đình càng kính nể và khen thưởng Sư.

Vào một ngày tháng chín năm Canh Ngọ, Quảng Hựu thứ sáu (1090), Sư không bệnh, gọi chúng đến dạy rằng: "Trong thân ta đây, thịt xương gân cốt, tứ đại giả hợp, đều là vô thường, ví như ngôi nhà kia khi sụp đổ, cột kèo đều đổ. Cùng các con giã từ, hãy nghe bài kệ ta đây:"
Kệ rằng:

Thân như tường bích dĩ đồi thì
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.

Dịch thơ:

Thân như tường vách đã lung lay
Đau đáu người đời luống xót thay.
Nếu đạt tâm không, không tướng sắc
Sắc không ẩn hiện, mặc vần xoay.

Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng viên tịch, thọ 92 tuổi đời, và 56 tuổi hạ.

[Hình: attachment.php?aid=10538]

[Hình: attachment.php?aid=10540]

[Hình: attachment.php?aid=10539]


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 10-03-2015 08:52 PM

MỜI XEM THIỀN VIỆN *PHỔ CHIẾU *


TIỂU SỬ THIỀN SƯ PHỔ CHIẾU
(1158-1210)
Ngài Phổ Chiếu là bực Tôn túc của Phật Giáo và cũng là thỉ tổ Thiền Tông ở Triều Tiên vào triều Lý. Phật Giáo Triều Tiên khoảng trung diệp triều Lý có thể nói là thời đại hoàng kim. Hàng thượng lưu thì xu hướng giáo quán của Ngài Đại Giác. Dân gian thì xu hướng theo pháp “định huệ gồm tu” do sự dẫn dắt của Thiền Sư Phổ Chiếu. Hai vị này được xem là hai đại lương đống của Phật Giáo Cao Ly.
Hai quyển “Chơn Tâm Trực Thuyết” và “Tu Tâm Quyết” này chẳng qua chỉ là hai tác phẩm nhỏ do Ngài Phổ Chiếu trước tác. Tuy nhỏ nhưng rất có giá trị và được kết tập vào Đại Tạng Kinh.
Về Thiền Tông, Ngài chủ trương: “Định tức huệ, huệ tức định”. Nhưng đặc biệt chú mục nơi “Định huệ gồm tu”.
Ngài Phổ Chiếu húy là Trí Nột, họ Trinh, hiệu Mục Ngưu Tứ. Quê Ngài ở ĐộngChâu, Kinh Tây (ngày nay là quận Thụy Hưng, Hoàng Hải Đạo).


Thiền viện Phổ Chiếu vốn là nông trại Thiền Đức, toạ lạc trong khuôn viên Đại Tòng Lâm với diện tích 3 hecta. Do cố Sư bà Thượng Vĩnh Hạ Bửu thành lập vào tháng 7 năm 1975. Sư bà đưa ni chúng từ chùa Thiền Đức về đây canh tác. Trải qua thời gian lao động vất vả, và do không quen nếp sống nông nghiệp nên Ni chúng trở về. Sư bà giao cho Ni Sư Thượng Như Hạ Ánh duy trì nơi đây làm Thiền Đức thứ 2. Sư ở lại đây, học và tu theo pháp thiền của Hòa thượng Chơn Không (mỗi tháng trở về Thiền viện Thường Chiếu, Viên Chiếu giảng dạy).
Năm 1982 có mấy vị đến đây xin ở để học theo pháp môn của Hoà thượng, với ước mong sớm rõ lối về. Thấy cơ duyên đã đến, Ni Sư xin phép Hòa Thượng được mở thiền viện. Với lòng thành khẩn và ý chí cương quyết, Sư được Hòa Thượng đồng ý.Tháng 8 năm 1982 thiền viện được thành lập, Hòa thựơng đặt tên là Phổ Chiếu.Phổ Chiếu ban đầu rất khó khăn và thiếu thốn về mọi mặt. Lúc đó, chúng chỉ có 8 người. Nhưng khi nghe tin Hòa thượng cho phép mở thiền viện, chúng các nơi xin về tu theo pháp môn của Hoà thượng rất đông. Chỉ vài tháng sau số chúng tăng lên 20 vị. Lúc đó nhà cửa chật hẹp, gạo không đủ ăn. Sư rất lo và tìm mọi cách để chúng được an ổn tu học.Năm 1992 chánh điện được xây lại, tuy không lớn bằng các thiền viện anh chị, nhưng cũng có nơi cho Ni chúng tụng kinh và toạ thiền. Khu thiền thất tăng dần, từ 3 ngôi nay đã được 6 ngôi, giúp các thiền sinh có nơi yên tĩnh để hạ thủ công phu tu tập. Trai đường, lớp học, nhà bếp, nhà khách và các công trình phụ cũng được sửa sang lại khá khang trang. Một số Ni chúng đã nắm vững yếu chỉ và đi làm Phật sự các nơi.
Đến năm 2009 dưới sự chứng minh của Hoà Thượng, sự hướng dẫn của Thầy Trụ trì Thường Chiếu và sự phát tâm cúng dường của Phật tử Trịnh Văn Mười cùng quý Phật tử khắp nơi, Công trình trùng tu Chánh Điện và Tổ đường được khởi công, các công trình phụ như: Lầu chuông, Lầu trống, Trai đường, Nhà bếp, Nhà khách tăng, Nhà ăn Phật Tử… và khu thiền thất cũng lần lượt được xây cất và sửa sang lại.
Phổ Chiếu đã có một ngôi Chánh điện và Tổ Đường khá rộng và trang nghiêm, các công trình phụ cũng hoàn thành theo sau, Cuộc sống tu học và mọi sinh hoạt được ổn định trở lại, Thanh Quy của Thiền viện Phổ Chiếu vẫn được áp dụng theo đường lối chủ trương tu thiền của Hoà thượng và các Thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm cuối Thế kỷ 20.

[Hình: attachment.php?aid=10545]

[Hình: attachment.php?aid=10546]

[Hình: attachment.php?aid=10547]

[Hình: attachment.php?aid=10548]

[Hình: attachment.php?aid=10549]
sau dãy nhà này là khu chiêu đải khách , thiền viện này nỗi tiếng bởi món * bánh bèo chay* các ni sư làm nước chấm dq dùng có cảm giác còn ngon hơn là nước mắm thật mà pha dở Big Grin

[Hình: attachment.php?aid=10550]

[Hình: attachment.php?aid=10551]


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - baothai - 11-03-2015 06:36 AM

Mỗi nơi mỗi vẻ, uy nghi và trang nghiêm


RE: ĐẦU NĂM VIẾNG THIỀN VIỆN - dieuquang - 11-03-2015 10:44 AM

MỜI XEM TIẾP HAI THIỀN VIỆN NHỎ ĐÃ ĐI > KHÔNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT LẮM NÊN DQ KG CHỘP ẢNH NHIỀU

[Hình: attachment.php?aid=10552]

[Hình: attachment.php?aid=10553]

[Hình: attachment.php?aid=10554]

VÀ ĐÂY LÀ TU VIỆN VIÊN THÔNG ( nằm lọt giữa hai chùa Tịnh tông) ( theo dq thấy cách bài trí nơi đây hơi đặc biệt vì theo dq được biết THIỀN VIỆN thì chỉ thờ THÍCH CA MÂU NI PHẬT , BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM THÌ THỜ NGOÀI LỘ THIỆN GIỐNG NHƯ NGÀI NHÌN XUỐNG CHÚNG SANH ĐỂ CỨU KHỔ và khi niệm danh xưng thì là PHẬT THÍCH CA MÂU NI. còn tại đây dq có lẻn lên trên lầu thì thấy có thờ thêm TAM TÔN PHẬT.)

[Hình: attachment.php?aid=10555]

[Hình: attachment.php?aid=10556]


DQ TẠM STOP THIỀN VIỆN VÌ TRONG CHUYẾN ĐI CŨNG CÓ GHÉ 5 NGÔI CHÙA LỚN TẠI ĐÂY > DQ SẼ ĐƯA LÊN TIẾP TRONG ĐÓ CÓ NGÔI CHÙA NỞI TIẾNG MIỀN NAM & BẮC :* ĐẠI TÙNG LÂM *