Gốc Quê
ĐINH DẬU 2017 - Phiên bản có thể in

+- Gốc Quê (http://gocque.com)
+-- Diễn đàn: Phòng họp (/forumdisplay.php?fid=1)
+--- Diễn đàn: Sự kiện (/forumdisplay.php?fid=3)
+--- Chủ đề: ĐINH DẬU 2017 (/showthread.php?tid=3154)



ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 09-01-2017 09:33 PM

THAY MẶT TRANG NHÀ GỐC QUÊ dq KÍNH GỬI THIỆP TÊT ĐINH DẬU THAY LỜI CHÚC TẾT.

[Hình: attachment.php?aid=13133]

VÀ THÂN GỬI BÀ CON NƯỚC NGOÀI MỘT CHÚT HOÀI NIỆM NGÀY XUÂN QUA PPSX XUÂN ĐINH DẬU.dq

[attachment=13134]

[Hình: attachment.php?aid=13149]
Con TEDDY Nhật Nam chúc các ông bà, cậu dì, ...chi thứ Sáu gia LÊ năm mới Đinh Dậu AN KHANG THỊNH VƯỢNG, MỌI VIỆC NHƯ Ý.


RE: ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 10-01-2017 10:07 PM

NĂM GÀ CÓ CHÚT CHUYỆN LIÊN QUAN GÀ ( đọc vui nên copy) MỜI BÀ CON RELAX.

[Hình: attachment.php?aid=13135]
Đinh Dậu từ 28-01-2017 đến 15-02-2018

Sau khi năm Bính Thân chấm dứt, thì đến năm Đinh Dậu được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ sáu, 27-01-2017 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 15-02-2018. Năm Đinh Dậu này thuộc hành Hỏa và mạng Sơn Hạ Hỏa giống năm Bính Thân, nhưng năm Đinh Dậu thuộc Âm, cho nên năm này có can Đinh thuộc Hỏa và có chi Dậu thuộc Kim. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì "mạng Hỏa khắc mạng Kim " tức năm này "Can khắc Chi " hay nói khác đi Trời khắc Đất. Bởi vì, mạng Hỏa được khắc xuất, mạng Kim bị khắc nhập. Do vậy, năm này xem như là năm xấu nhứt tổng quát, không thể thực hiện gì kết quả như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Hỏa gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Mộc và mạng Mộc gặp năm mạng Kim.
Năm Dậu tức Gà cũng là Kê, cho nên trong bàn dân thiên hạ cũng thường nhắc nhở luôn trong sinh hoạt xả hội hằng ngày, từ đó mới có những từ ngữ liên quan, xin trích dẫn như sau :
Dậu là con Gà đứng hạng thứ 10 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi. Gà là loài gia súc thường được nuôi trong nhà như : Gà, Vịt, Heo, Chó, Mèo.v.v. Nhưng Gà có cái đặc biệt là có 2 chân cùng với Vịt, trong khi các gia súc khác là Heo, Chó, Mèo .v.v thì có 4 chân.
Gà là loài lông vũ giống như loài Công, đẻ trứng, nhưng Gà và Công có vị trí cách biệt nhau hèn sang, bởi vậy, trong thành ngữ chúng ta có câu : "Gà muốn áo Công"

Gà Nhà tức Gia Kê : là loại thường nuôi gần nhà, sáng thả ra nuôi trong vườn, chiều tối chúng nó trở về ngủ trong chuồng, ngày chỉ cho ăn hai lần. Các loại gà nhà thường thấy là : Gà trống, gà mái, gà tơ tức gà giò, gà tre, gà ác, gà tàu, gà nòi (chọi) tức Gà để đá nhau, gà lôi tức Gà Tây.v.v. nhờ nuôi như thế, nên thịt chúng nó rất thơm ngon hơn các Gà nuôi nhốt trong chuồng để bán thịt hay trứng. Đó là, Gà kỷ nghệ.
Gà rừng tức Sơn Kê : là loại sống trong rừng, nhỏ con, bay giỏi và rất hung dữ lại hiếu chiến.
Gà nước : là loại sống ngoài đồng ruộng, hình dáng giống Gà, nhưng bay rất giỏi như loài chim.
Gà gô tức loài chim Đa đa thường sống đồi núi có cây thưa.
Gà cồ hay Gà trống tức Hùng Kê có thân hình lớn con, có mồng đỏ chót rất oai vệ.
Gà mái không có mồng đỏ và không oai vệ như gà trống, cho nên người nào có gương mặt tái mét, thì thường bị thiên hạ nói có bộ mặt như gà mái.
Gà giò tức Gà tơ thường để ăn thịt.
Gà ác thường có bộ lông màu trắng, thịt màu đen, chân đen xì, nhỏ con, rất hiền không hung dữ như Gà nòi (chọi) thường đá nhau. Loại gà này, là loại Gà nhà, trong dân gian rất thích thịt nó để hầm với thuốc Bắc như : Sâm, Nhãn Nhục, Thục Địa .v.v. ăn rất bồi bổ cho cơ thể. Đó là, ích lợi con Gà ác, nhưng không biết tại sao nó mang tên Gà ác?
Gà so là Gà mới đẻ trứng lứa đầu. Các trứng đẻ đầu được gọi là trứng Gà so.
Gà Tre là loại Gà nhỏ con, còn Gà trống tre thì có màu sắc sặc sỡ, lại thích đá nhau, không khác Gà trống nòi, nó cũng có cựa nữa.
Gà tàu có bộ lông hơi nâu, da vàng, thịt ăn rất ngon lại mềm và dai nếu nuôi thả trong vườn.

Khi nói đến Gà nòi để đá nhau, thường thấy có các bộ lông như sau :
Gà Điều có bộ lông màu đỏ.
Gà nhạn có bộ lông như loài Nhạn.
Gà Bướm có bộ lông có lốm đốm như loài Bướm.
Gà Chuối có bộ lông nhiều màu như: trắng, đỏ, vàng, nâu, xám lốm đốm như thân cây chuối.
Gà Xám có bộ lông màu xám.
Gà Ô có bộ lông đen tuyền.

Gà Ó có lông hay mắt giống như chim Ó...
Ngoài ra, trong Ca dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ cũng như truyền khẩu trong dân gian cũng có rất nhiều, nói về Gà, xin trích dẫn như sau :
Gà lạc bầy Gà kêu chiu chít,
Phụng lìa Loan, Phụng lại biếng bay
Xa em từ mấy bửa rày,
Cơm ăn không đặng áo gài hở bâu.

Gà nào hay bằng Gà Cao Lảnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân.

Con Gà cục tác lá chanh,
Con Lợn ụt ịt mua hành cho tôi.
Con Chó khóc đứng khóc ngồi,
Mẹ ơi! đi chợ mua tôi đồng riềng.

Gà tơ xào với mướp già,
Vợ hai mươi mốt, chồng đã sáu mươi.
Ra đường chị giễu em cười,
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng;
Đêm nằm tưởng cái gối bông,
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên.

Tuổi Thân con Khỉ ơ lùm,
Chuyền qua chuyền lại, té ùm xuống sông.
Tuổi Dậu con Gà vàng bông,
Có mỏ có mồng, sang gáy ó o ...

Nuôi Gà phải chọn giống Gà,
Gà ri giống bé nhưng mà đẻ sai.

Máu Gà lại tẩm xương Gà,
Máu người đem tẩm xương ta bao giờ.

Chị kia bới tóc đuôi Gà,
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu ...?

Mẹ Gà con Vịt chít chiu,
Mấy đời dì ghẻ mà thươngcon chồng.v.v.(ca dao)

Về Tục Ngữ xin trích dẫn như sau :

Chớp đông nhay nháy, Gà gáy thì mưa.
Trẻ trộm Gà, già trộm Bà.
Gà cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm.
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.
Gà đen, chân trắng mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng, chân chì mua chi giống ấy.
Gà béo thì bán bên ngô, Gà khô bán láng giềng.
Gà chê thóc chẳng bới thì người mới chê tiền.
Gà người gáy, Gà nhà ta sáng.
Gà què ăn quẩn cối xay.
Con Gà tức nhau tiếng gáy .v.v. (tục ngữ).

Còn thành ngữ thì :

Quẹt mỏ như Gà.
Sợ nỗi da Gà.
Thóc đâu no Gà, cơm đâu no Chó.
Mặt tái như Gà cắt tiết.
Tóc đuôi Gà, mày lá liễu.
Tội Gà vạ Vịt.
Trấu trong nhà để Gà ai bới.
Trông Gà hoá Quốc.
Vắng chủ nhà, Gà mọc đuôi tôm.
Rối như Gà mắc đẻ.
Rũ như Gà cắt tiết.
Gà trống nuôi con.
Gà què bị Chó đuổi.
Gà muốn áo Công.
Gà nhà lại bới bếp nhà.
Một tiền Gà, ba tiền thóc.
Gà mái đá Gà cồ.
Nửa đêm Gà gáy.
Gà đẻ Gà cục tác.
Gà mái gáy gở .v.v.

"Gà mái gáy gở". Đó là, một việc làm hay một điềm bất thường, bởi vì thói đời thường con Gà trống mới gáy, con Gà mái thường không gáy, chỉ khi nào nó đẻ xong thì cục tác mà thôi, cho nên việc con Gà mái gáy là việc bất thường và trong xóm làng nào nghe được tiếng Gà mái gáy, thì cho là điềm gở tức bất thường, không khác cô hay bà nào đó trong xóm làng có hành động bất thường hay quá quắc hoặc đôi khi làm ô-nhục gia phong...

Không những trong các : Ca Dao, Tục Ngữ và Thành Ngữ nói đến Gà, mà trong các câu hò cũng nói đến Gà, ví như sau :
Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh Gà thọ Xương.

Khi nói về các giai thoại và nguồn gốc về Gà cũng như phương pháp đá Gà hay dùng Gà để nấu các thức ăn thì rất nhiều.

Những cây cỏ mang tên Gà như sau :

Cây mồng (mào) Gà trắng (*).
Cây mồng (mào) Gà đỏ (*).

(*) hai cây này cũng có tên là Dã Kê Quan.

Cây Ruột Gà.
Cây seo (theo) Gà tức là Phượng vĩ Thảo
Cây keo Dậu tức là cây Bồ Kết.
Cây Kê huyết Đằng.
Cây Kê Niệu Thảo tức là câyThường Sơn.
Cỏ trói Gà tức là cỏ tỹ Gà.
Cỏ tiết Gà....
Đó là những cây cỏ có thể biến chế để trị bịnh thông thường, xem như dược thảo.

GÀ TRONG NHÂN GIAN

1/ Chuyện có tay phú hộ tuổi đã trên sáu mươi mà vẫn chưa chừa bỏ cái máu mê mây mưa khoái lạc, trăng hoa mèo mỡ. Nhân sắp được bước đến tuổi "thất thập cổ lai hy", lão phú hộ tổ chức tiệc mừng thọ, mời đông đủ chức sắc trong làng và hàng xóm láng giềng đến dự thật hào nhoáng linh đình. Bạn bè thân hữu gần xa làm thơ gửi về ca tụng, trong đó có một bài thơ hai câu làm cho mọi người bình luận xôn xao khi được nghe lão phú hộ đem ra đọc to lên mấy lần với ý khoe khoang. Thơ rằng:
Già trên sáu chục không đeo kính
Thức suốt năm canh chỉ sợ gà!
Khách đến dự tiệc bình phẩm bài thơ, không khí thật sôi nổi, cuối cùng ai cũng công nhận rằng đó là một thi phẩm tuyệt tác dã ca ngợi lão phú hộ là bậc cao sĩ "khinh thế ngoại vật… nên không cần đeo kính để khỏi nhìn thấy cảnh đời ô trọc nhiễu nhương và vì là người nặng lòng "ưu thời mẫn thế" nên suốt bao đêm phú hộ đã không ngủ được, chỉ 10 tiếng gà gáy báo sáng cất lên khiến cho tâm tư quay về với cảnh thực buồn chán- Ai cũng tấm tắc khen thơ hay quá, trừ một ông đồ nho không nói không rằng mà cứ cười tủm tỉm, khiến cho nhiều người lấy làm lạ xúm lại hỏi nguyên cớ. Ông đồ nho để cho mọi người năn nỉ thật lâu mới nói:
Đây là bài thơ của tay cao thủ nào đó có ý ngầm xỏ xiên chuyện ông phú hộ đã già rồi mà còn ham vui cái chuyện tình dục mèo mỡ lăng nhăng. "Không đeo kính" là "không kinh đ…", còn "chỉ sợ gà" là "chỉ gạ sờ", chứ có "làm ăn" gì được đâu ?

2/ Có ông Thủ Thiệm nổi tiếng ở đất Tam Kỳ - Quảng Nam vào khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, là một bậc nghĩa khí trung trực, tuy giữ một chân Thủ Sắc trong làng nhưng cực kỳ căm ghét bọn mua quan bán tước, cũng như quân mọt nước sâu dân. Lần nọ, chứng kiến cảnh lũ người bất tài võ tướng tranh giành nhau mua chút phẩm hàm từ hạng bét cửu phẩm đến hạng sang nhất phẩm, ông Thủ Thiệm liền nghĩ ra một kế dạy cho chúng một bài học nhớ đời. Ông mua một bầy gà lông trắng toát, rồi dùng màu xanh đỏ tím vàng chấm lên lông chúng từ một chấm đến chín chấm, sau đó mượn cớ có việc làng cần bàn, ông mời bọn lý dịch lại nhà mình. Đợi cho chúng đến đông đủ, ông mang thóc ra gọi gà về cho ăn, những kẻ "quan mua" thấy bầy gà có lông chấm màu đều ngạc nhiên, vừa khen đẹp, vừa gặng hỏi ông về đàn gà lạ lẫm. ông Thủ Thiệm bình thản rằng: "Chẳng qua do gà nhà tôi đông quá, nên tôi đánh dấu cho khỏi lẫn lộn gà hàng xóm, qua đó tôi cũng biết được con nào khỏe, con nào tốt, con nào đẻ mắn, con nào đẻ cách nhật, con nào đẻ trứng so, con nào đẻ lần thứ hai. Muốn phân biệt chúng, tôi căn cừ vào số chấm mà gọi nhất phẩm, nhị phẩm, tam phẩm cho đến bát phẩm, cửu phẩm. Ôi dào . . nhưng đánh dấu gọi tên cẩn thận rõ ràng như vậy mà lũ gà này ngu lại thậm ngu. Ngày nào tôi cũng cho ăn thóc, ăn ngô, vậy mà chúng cứ suốt ngày rúc đầu vô mấy đống rác hay đống phân dơ nhớp mà mổ mà bới. Chấm phẩm cho chúng chỉ được cái mã bên ngoài, chứ thực chất chúng đều là những thứ dốt nát hủ bại và ở dơ thượng hạng!. Bọn lý dịch "quan mua" nghe vậy tái mặt xấu hổ, bụng giận run lên, tức cành hông mà không tên nào dám hó hé miệng môi, vì chúng thừa biết kẻ đang ở trước mắt chơi khăm chúng chính là đại cao thủ Thủ Thiệm.

3/ Gia đình nọ có truyền thống sính văn chương thi phú, làm việc gì đều luôn nhớ thêm chút gia vị thơ phú vào cho vui vẻ. Nhân ngày Tết, lúc hạ cỗ có một con gà luộc, ông gia chủ ra điều kiện: "Đem con gà luộc này chặt khúc ra thành nhiều phần, hễ ai nhả ngọc phun châu bằng thơ Nôm mà có chữ trúng về phần nào của gà, thì được hưởng phần đó!"- Cả nhà reo vui đồng ý, đề nghị gia chủ xuất chiêu trước. Ông gia chủ ngâm ngay:
- Trai thời trung hiếu làm “đầu”!
Dứt lời, ông thản nhiên gắp ngay cái đầu gà- Bà vợ không chịu lép vế, hô lên:
Gái thời "tiết hạnh”, "phao câu", "cánh” ,”đùi”
Chỉ một câu mà bà ta đã gắp gần nửa con gà với phao câu, đùi, cánh và đã tiết luộc ngon lành. Cô con gái lớn cầm sẵn đôi đũa trên tay, ngâm nga:
- Phần con một "dạ" một "lòng".
Rồi cô tay quơ đũa gắp hết bộ lòng với đầy đủ tim gan mề ruột. Cậu con trai út nhìn lại thấy con gà trên khay chỉ còn cái mình, vậy bắt buộc phải đọc câu thơ có chữ "mình", nếu không thì chẳng có cái gì để ăn, nên vội vàng xổ ngay:
- Công cha nghĩa mẹ hết "mình" vì con!
Vậy là cậu út bê nguyên phần của con gà giữa tiếng cười vui của gia đình.


RE: ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 10-01-2017 10:15 PM

GÀ THEO WIKIPEDIA

Gà hay gà nhà, kê (danh pháp hai phần: Gallus gallus, Gallus gallus domesticus) là một loài chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể (thống kê đến năm 2003).
Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống. Con gà mái già nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness. Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Tuy vậy, ở một số giống gà như giống Sebright thì gà trống có màu giống gà mái, chỉ khác chút ít ở phần lông cổ hơi nhọn. Có thể phân biệt trống - mái dựa trên mào gà hoặc sự phát triển của cựa ở chân gà trống. Gà trưởng thành còn có những yếm thịt trên cổ phía dưới mỏ. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống. Ở một số giống, xảy ra đột biến khiến dưới đầu gà có một phần lông trông tựa như râu ở người

Gà nhà có nguồn gốc là gà rừng lông đỏ (Gallus gallus) và được phân loại khoa học vào cùng loài này.Phân tích gien gần đây hé lộ rằng ít nhất gien da vàng ở gà là do lai giống với gà rừng lông xám (G. sonneratii).
Quan niệm chăn nuôi gia cầm truyền thống được từ điển bách khoa Encyclopædia Britannica (2007) viết như sau: "Con người lần đầu tiên thuần hóa gà tại tiểu lục địa Ấn Độ với mục đích để làm gà chọi ở châu Á, châu Phi và châu Âu. Có rất ít sự chú ý chính thức dành cho việc nuôi lấy trứng hay lấy thịt..."
Vào thập niên trước, đã có nhiều nghiên cứu về gien. Dựa theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học người Nhật, một vụ thuần hóa đơn lẻ ở nơi mà ngày nay thuộc Thái Lan đã tạo nên loài gà có khác biệt rất ít so với các giống gà hiện đại. Tuy nhiên, nghiên cứu đó về sau bị phát hiện là dựa trên các số liệu không đầy đủ. Các nghiên cứu về sau chỉ ra nhiều nguồn gốc của gà với nhánh ở châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi, đều bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ - nơi có nhiều haplotype độc đáo
Người ta công nhận rằng gà rừng, tức "gà tre" trong nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á, là một loại gà lôi đặc biệt đã thích nghi nhằm tận dụng lượng trái cây dồi dào sinh ra trong giai đoạn cuối của vòng sinh trưởng dài 50 năm của cây tre nhằm tăng sinh sản.
Theo Daniel H. Janzen từ Đại học Pennsylvania, trong quá trình thuần hóa gà, con người đã lợi dụng sự mắn đẻ mà gà có được khi chúng có nhiều thức ăn.

Dựa theo các giả định cổ khí hậu học, có nghiên cứu vào năm 1988 cho rằng gà được thuần hóa ở vùng Hoa Nam vào năm 6000 trước Công nguyên. Tuy vậy, một nghiên cứu vào năm 2007 cho rằng "chưa biết liệu những con chim này có đóng góp nhiều cho sự hình thành gà nhà hiện đại hay là không.
Gà xuất xứ từ Văn minh lưu vực sông Ấn (2500-2100 trước Công nguyên), nơi mà ngày nay thuộc Pakistan, có thể là nguồn chính cho sự lan truyền của gà trên toàn thế giới." Một con đường dẫn về phương bắc đã đưa gà đến lòng chảo Tarim ở Trung Á. Gà đến châu Âu (România, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukcraina) vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên.
Tây Âu tiếp xúc với gà muộn hơn, khoảng vào thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên. Người Phoenicia đã mang gà dọc theo bờ biển Địa Trung Hải đến bán đảo Iberia. Việc nuôi gà phát triển dưới thời Đế quốc La Mã nhưng suy giảm trong thời Trung Cổ.
Dấu tích của gà ở Trung Đông có từ trên 2000 năm trước Công nguyên tại Syria. Thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên chỉ ghi nhận quá trình nam tiến của gà. Chúng đến Ai Cập để phục vụ trò đá gà của con người vào khoảng năm 1400 TCN và sau đó được nuôi rộng rãi dưới thời Ai Cập Ptolemy (khoảng năm 300 TCN).
Có ít thông tin về việc gà đến châu Phi. Có ba khả năng về việc gà đến châu Phi vào thiên niên kỷ 1 TCN: (1) qua thung lũng sông Nin của Ai Cập, (2) qua giao thương giữa Đông Phi với Hy Lạp-Lã Mã hoặc với Ấn Độ và (3) từ Carthage và người Berber qua sa mạc Sahara. Dấu vết sớm nhất là từ Mali, Nubia, Bờ biển Đông và Nam Phi với niên đại là giữa thiên niên kỷ 1 TCN.
Câu hỏi rằng liệu gà nhà đã có tại châu Mỹ từ trước khi người châu Âu xâm chiếm châu lục này hay không vẫn đang trong vòng tranh luận, tuy nhiên loại gà đẻ ra trứng màu xanh chỉ có tại châu Mỹ và châu Á; điều này gợi ý rằng châu Á là nguồn gốc của những con gà đầu tiên ở châu Mỹ.

Một biến thể gà khác thường có nguồn gốc Nam Mỹ được gọi là araucana, được người Mapuche ở miền nam Chile nuôi. Araucana đẻ ra những quả trứng có màu xanh dương pha xanh lá cây. Từ lâu người ta đã cho rằng araucana có mặt ở Nam Mỹ từ trước khi người Tây Ban Nha mang theo gà châu Âu đến châu lục này, đồng thời cho rằng araucana là bằng chứng về mối liên hệ tiền Colombo xuyên Thái Bình Dương giữa người châu Á và các dân tộc sống ở Thái Bình Dương, đặc biệt là người Polynesia và Nam Mỹ. Năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ra báo cáo về các kết quả phân tích xương gà tìm thấy ở bán đảo Arauco (Nam Trung Bộ Chile). Xác định cacbon phóng xạ cho thấy đây là xương của những con gà có từ thời tiền Colombo, và phân tích ADN chỉ ra rằng chúng có liên hệ với gà tiền sử ở Polynesia. Các kết quả này có vẻ đã xác nhận rằng gà đến từ Polynesia và tồn tại mối liên hệ xuyên đại dương giữa Polynesia và Nam Mỹ từ trước khi Cristoforo Colombo đến châu Mỹ. Tuy nhiên, một báo cáo về sau cũng dùng mẫu vật đó để phân tích và đi đến kết luận phủ nhận tuyên bố của nghiên cứu trước.


RE: ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 10-01-2017 10:23 PM

Có nhiều loại gà trong nước lẫn ngoài nước:

Gà Ri (giống nội)
Gà Nòi(giống nội)
Gà Tàu vàng (giống nội)
Gà Tò (giống nội)
Gà Đông Cảo (giống nội)
Gà chín cựa (giống nội)
Gà Hồ (giống nội)
Gà đồi (giống nội)
Gà Tam hoàng (giống ngoại)
Gà Liên Minh
Gà Lương Phượng (giống ngoại)
Gà Trung Quốc hay còn gọi là gà thải loại, gà trọc đầu[53]
Gà Hàn Quốc hay còn gọi là gà thải Hàn Quốc, gà thải loại, gà dai, Gà dai bọng, gà Sla[54]
Gà Hyline (Hyline) (giống ngoại)
Gà Hubbard Hu bat]] (Hubbard) (giống ngoại)
Gà Lơ-go (giống ngoại)
Gà Ai Cập (giống ngoại)

Trại gà đá Spartan, trước kia còn gọi là trại gà RB, nằm trên một ngọn đồi trọc trong khu vực đất dành riêng cho nông nghiệp của một thị trấn nằm trên vùng đất dốc thuộc tỉnh Bulacan, ngay cạnh chân núi Madre, trung tâm của phía bắc đảo Luzon, thuộc quần đảo Phillipines. Trại được xây dựng vào năm 2004. Trước đó vài tháng, chủ của trại này, chuyên viên báo chí phụ trách mảng tin ngắn, anh Rey Briones, đã bất ngờ thắng giải vô địch Thế giới danh giá dành cho môn đá gà – Giải World Slasher Cup, được tổ chức lần thứ hai tại Araneta Colisium, thuộc thành phố Quezon, Metro Manila. Giới chọi gà ở Phillipines dường như chưa hề nghe đến tên tuổi của anh chàng nhà báo trẻ tuổi – chủ nhân giải thưởng mà nhiều người thèm muốn này là ai, và càng không biết được rằng anh đã mạo hiểm xây dựng một trang trại chăn nuôi lớn, sản xuất đại trà giống gà chọi (gà chiến) mà anh đã đăng kí bản quyền về dòng gà chiến của riêng anh – dòng Spartans. Giống chiến kê "bất bại" có những đặc điểm về sức mạnh và sức bền Spartan này được giới chăn gà chọi vinh danh, gọi là "Spartacus Invictus", tạo nên một huyền thoại về sức mạnh chiến binh, đã và đang được nhân giống và chăm sóc tại một khu trại rộng hơn sáu héc-ta, chỉ dành cho nuôi gà đá, với đường nhựa, hệ thống cấp thoát nước xuyên suốt các khu vực của trại, và các trang thiết bị tối tân nhằm phục vụ cho một mục đích duy nhất là nuôi, huấn luyện và "Độ" gà – trại có tên là Spartans Farm.
[Hình: attachment.php?aid=13136]

Năm 2003, đích thân anh đã tuyển chọn và mmua mười con gà nòi độ tuổi trung bình ở đảo Negros (thuộc quần đảo Phillipines) để chuẩn bị cho giải đấu World Slasher Cup. Anh chia sẻ "Tôi cũng phải chật vật lắm mới thắng được giải lần đó, nhưng nó lại chính là vận may cho tôi, vì nó làm sống dậy niềm đam mê của tôi đối với môn đá gà". Sau đó thì tôi cũng thắng được các giải thưởng quan trọng khác. Và sở thích của anh bây giờ đã trở thành một niềm đam mê mãnh liệt. Hiện nay, Tata Rey không còn phải đi đến đảo Negros hay các khu vực chuyên về gà chọi trong nước để tuyển và thi đấu gà nữa. Thú đam mê đá gà của anh giờ đây tập trung vào các kỹ thuật nuôi và kỹ thuật tạo ra dòng gà chiến riêng của anh – dòng SPARTANS.
Là giống lai từ dòng thuần của các giống gà Sweater, Roundhead, Albany và gà Hatch. Do đó mặc dù là giống gà địa phương của Phillipines, nhưng lại có nhiều nét (do gien) của các giống gà nhập. Những con gà đã giành được giải thưởng là những con thuộc dòng Spartan Red và Spartan White, giống gà lai giữa dòng Sweater và Roundhead với gà Hatch. Tuy nhiên gần đây trên thị trường xuất hiện giống gà nòi nổi tiếng của Mỹ là giống Blackwater, giống này đã được dùng để lai tạo ra các dòng Spartan mới mà hiện hiện nay dân chọi gà rất thích, đó là dòng Spartans Black, Spartans Gold và Spartans Bulik. Vào vụ nuôi năm 2010, trại gà Spartans đã sản xuất ra hơn 1000 con gà nòi đã đăng ký bản quyền và nhân viên chăm sóc gà của trại dự kiến sẽ sản xuất hết công suất trong mùa tới.
[Hình: attachment.php?aid=13137]

[Hình: attachment.php?aid=13138]

Đầu tư vào các trang thiết bị để phục vụ cho việc nuôi dưỡng và "độ" gà là ưu tiên hàng đầu của trại. Là một trang trại hàng đầu về nuôi gà đá, trại gà Spartans được trang bị những khu lồng phối giống, khu ấp trứng hiện đại với máy ấp, nhà tường xi-măng đôi nuôi gà đẻ đang ấp trứng, và một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt dành cho hàng ngàn chú gà nòi giống mới nở. Trại Spartans đã trở thành một trại nuôi gà đá chuyên nghiệp với kỹ thuật dưỡng gà khoa học và hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao. Lồng bới (scratch pen), lồng chạy (running pen) và dây chạy (running cord), lồng bay (fly pen) và những trang thiết bị hiện đại khác đáp ứng cao nhất các yêu cầu về huấn luyện gà trước trận đấu hoặc chuẩn bị cho thời khắc quan trọng nhất là đêm trước khi trận đấu diễn ra.
hưng đặc biệt hơn hết là trang trại còn trang bị những tiện nghi khác phục vụ cho con người ở trại, chẳng hạn như khu vui chơi cho trẻ em, sân bóng rổ, bàn Billards, và nhà hát, hoặc thậm chí là xe buýt đưa đón học sinh. Đây là những hoạt động nhằm chăm lo cho đời sống cộng đồng, là mục tiêu và tầm nhìn của trại. Cũng như lời Tata Rey đã nói :"Đây không chỉ là một trang trại, mà là một cộng đồng có cùng niềm đam mê dành cho thiên nhiên"".
[Hình: attachment.php?aid=13139]