Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
03-12-2015, 05:30 PM (Được chỉnh sửa: 03-12-2015 08:36 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #131
RE: NEW TOPIC'S DQ
HOA VÔ ƯU

Hoa Vô Ưu cũng giữ một vai trò khá quan trọng trong truyền thuyết về ngày sinh của Đức Phật: ‘Theo tục truyền, Hoàng hậu Mahamaya, khi đang mang thai, năm 563 trước Tây Lịch, đã rời Kapilavatthu để về quê sinh nở. Trong lúc ghé vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), bà đã hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa, tay vịn vào một cành Vô Ưu.

[Hình: attachment.php?aid=11894]
Hoa Vô Ưu

Cây Vô ưu là một trong những loài cây linh thiêng tại Ấn Độ. Những bông hoa Vô ưu Hoa Ashoka (Vô Ưu) theo Phạn ngữ, có nghĩa là không gây ra ưu phiền.
Hán dịch : Vô Ưu Thọ, A-thúc-ca-thọ, A-thủ-ca-thọ Tên Khoa Học : Joine Asoka Roxk Lọai thực vật họ đậu, sống ở các nơi như Hymalaya, Tích Lan, bán đảo Mã Lai.
Thân cây thẳng đứng giống như lá Hòe,lá mọc từng cặp giống như cánh chim, dài từ 9 – 20cm.
Hoa nở khỏang 6 – 10cm, màu đỏ tươi, Hoa Ashoka nở quanh năm, nhưng rộ nhất từ tháng hai đến tháng tư. Loại hoa này kỳ lạ là luôn nở vào bên trong những tán cây. Nhìn bên ngoài lá rất xanh một màu xanh sẫm, nhưng dưới những tán lá đó là những chùm hoa to nặng rực rỡ màu vàng cam, sau chuyển sang đỏ rực trước khi tàn.

[Hình: attachment.php?aid=11898]
Các tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng loài hoa này. Trong ngày lễ hội Ashoka Shasthi, phụ nữ Bengali thường ăn nụ hoa, trong khi phụ nữ Hindi uống nước có ngâm hoa vô ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái.
“Vô ưu” có nghĩa là không muộn phiền theo triết lý của đạo Phật, không ưu phiền. Loài hoa mang tính “đạo” nhiều hơn ý nghĩa của các loài hoa khác bởi mang cả hơi hướng của nhập thế và xuất thế.
Hoa vô ưu, biểu trưng của Phật giáo đã được trồng rất nhiều ở các đền, chùa Việt Nam.

Vô ưu (Saraca indica) là loài thân gỗ, thuộc họ vang (Caesalpinioideae), lá phức mọc đối, mềm mại (khi còn non rủ xuống màu đỏ sậm, trắng dần lên và chuyển sang xanh), hoa nở từng chùm ở khắp cành, thậm chí ở thân cây, có bốn cánh màu vang cam, đỏ dần trước khi héo rụng, với những chiếc tua nhụy dài, mùi hương thơm ngát. Người Trung Quốc và người Nhật đều gọi là vô ưu thụ (無憂樹), hay vô ưu hoa (無憂花). Vô ưu là một loài cây thiêng gắn với sự ra đời của Đức Phật Thích Ca (563 – 483 trước Tây lịch).

[Hình: attachment.php?aid=11895]

Thời ấy, dưới chân dãy núi Hymalaya, vua Tịnh Phạn trị vì nước Ca Tỳ La Vệ, cùng lúc hoàng hậu Ma Gia đang mang thai sắp đến ngày sinh nở. Theo phong tục bấy giờ, người phụ nữ phải sinh con đầu lòng ở nhà cha mẹ đẻ. Trên đường về nhà, hoàng hậu Ma Gia cùng đoàn tuỳ tùng nghỉ chân tại vườn Lâm Tì Ni, sau đó hoàng hậu đột nhiên trở dạ, vịn cành cây vô ưu mà sinh ra thái tử Tất Đạt Đa.
Tuy nhiên, bức tượng cổ trong đền thờ hoàng hậu Ma Gia tại thánh tích Lâm Tì Ni (Lumbini) minh họa cảnh Đức Phật đản sinh, đã cho thấy hình ảnh cành cây vô ưu với lá thon dài (mọc đối), mà người Nepal gọi là Sita Ashok (Saraca asoca).
Ở Ấn Độ, trong nghệ thuật điêu khắc Salabhanjika, Yakshi của Ấn Độ cổ đại, các nữ thần được miêu tả trong tư thế thể hiện tính nữ, hay sinh sản, thường gắn liền với biểu tượng của hoa, cành vô ưu.

Theo đặc tính sinh học của hai loài cây vô ưu và sa la, vô ưu thuộc loại cây gỗ trung bình, tàng cây thấp, cành nhánh loà xòa, trong khi cây sa la là loài thân gỗ cao, thẳng đứng, có thể cao đến 40 mét trở lên.

Một điểm đáng chú ý khác là loài cây này mang tên vua Asoka – Ashoka (tức là vua A – Dục, vị vua trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232 TCN, vốn rất sùng kính đạo Phật và rất thích loại hoa này, nên đã cho trồng khắp nơi ở những chốn thiêng liêng như cửa chùa, sân chùa, các khu vườn nơi Đức Phật hành đạo.. Vì thế loài hoa này đã được mang tên ông, chính là Ashoka, để tưởng nhớ đến vị vua đã khuyến khích trồng loại hoa này.)

Người Ấn Độ có tín ngưỡng trồng loài cây này chung quanh nhà với ý nghĩa phúc lành cầu sinh con cái và với ý nghĩa không còn đau khổ, phiền muộn.
Loài hoa mang tính “đạo” nhiều hơn ý nghĩa của các loài hoa khác bởi mang cả hơi hướng của nhập thế và xuất thế.
Hoa vô ưu, biểu trưng của Phật giáo đã được trồng rất nhiều ở các đền, chùa Việt Nam. Ở thủ đô Hà Nội, loài hoa này được trồng khá nhiều ở khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ, vị vua sùng kính đạo Phật – người khai sinh kinh thành Thăng Long. Những cây hoa vô ưu trên núi Bảo Đài đã sống lâu năm và phát triển thành rừng trên cả dải núi, lá cây luôn xanh và có tán rộng. Dịp từ cuối xuân sang hè, hoa nở nhuộm cả cánh rừng khiến cho nhiều người phải để mắt tới. Loài hoa này được người dân địa phương gọi với cái tên rất dân dã là hoa Gầm. Di tích Quốc gia đặc biệt tại Đông Triều, núi Bảo Đài, nơi Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, cùng với những cây tùng cổ thụ, rừng trúc và rừng mai vàng Yên Tử, hoa vô ưu cũng được trồng rất nhiều như một cánh rừng hoa vô ưu.

Cây vô ưu (Ashoka) được trồng ở Việt Nam hiện nay còn được gọi là cây vàng anh. ( có thể gặp cây này tại CV Lê v Tám Saigon)
Dù vậy, tên gọi Ashoka không liên quan gì đến một loài cây cùng tên (Ashoka) khác, có danh pháp là Polyalthia longifolia, mới được đưa vào Việt Nam trồng để giảm tiếng ồn.

[Hình: attachment.php?aid=11896]

Theo Wiki: Vàng anh lá bé tên khác là cây vô ưu. Danh pháp khoa học Saraca asoca, chi Saraca, Họ Đậu – Fabaceae, bộ Đậu Fabales. Là loài thực vật thuộc chi Vàng anh. Cây gỗ nhỏ.
Tên khoa học và các tên khác:
– Saraca asoca (hay Jonesia Ashok) thuộc họ thực vật asalpinioidae
– Tên Anh-Mỹ: Ashoka tree (Sorrowless tree), Sita-Ashok
– Tên Ấn Độ: Asok, Asoka, Vanjulam.
– Cây Ashoka, Hán Việt phiên âm là : Vô Ưu Thọ, A thúc ca thọ, A thủ ca thọ.

[Hình: attachment.php?aid=11897]
Trái hình bầu dục, dài khỏang 20cm


File đính kèm Thumbnail(s)
                   
THANK YOU
03-12-2015, 05:35 PM (Được chỉnh sửa: 03-12-2015 05:43 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #132
RE: NEW TOPIC'S DQ
CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề Ấn Độ đầu tiên đến đất Huế nay đã được 73 năm, phát triển xanh tươi toả bóng cả sân chùa Từ Đàm. Tấm bia đá gắn ở gốc cây bồ đề trong sân chùa cho biết: “Cây bồ đề này có nguồn gốc từ cây bồ đề chính tại Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca chứng thành đạo quả vô thượng giác. Thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, thời vua Asoka, thái tử Mahinda (con vua Asoka) đem giống sang trồng ở Sri Lanka (Tích Lan) khi qua truyền đạo tại đây. Đại đức Narada, người Tích Lan, đã cùng với bà Karpeles trong phái đoàn Phật giáo Campuchia lấy giống từ cây bồ đề ở Tích Lan tặng hội Phật học Trung phần và trồng tại đây trong dịp sang thăm Thuận Hoá năm 1939”. Đây là khởi nguồn cho việc nhiều vị thiền sư ở các chùa Huế tiếp tục dẫn giống bồ đề từ Thái Lan, Ấn Độ... về, góp phần làm gia tăng số lượng cá thể bồ đề cho quần thể chùa Huế sau này. Tính đến nay, ngoài cây bồ đề ở chùa Từ Đàm, đã có thêm gần 20 cây đủ cỡ tuổi, trong đó khoảng một nửa đã ngấp nghé tuổi 50.

[Hình: attachment.php?aid=11905]

Bồ đề Ấn Độ được nhiều tài liệu trong nước gọi là đề hay đa đề (để tránh nhầm lẫn với cây bồ đề thuộc chi Styrax, họ Styracaceae), tên tiếng Trung là bồ đề thụ, tên tiếng Anh là bo tree, bodhi tree, pipal tree, tên khoa học Ficus religiosa, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Người công bố tên khoa học đã dùng tính ngữ La Tinh “religiosa” (thuộc về tôn giáo) để nhấn mạnh sự liên quan của cây với truyền thuyết Đức Phật. Cây phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Nepal, Thái Lan.

[Hình: attachment.php?aid=11906]
Ảnh trái: Bồ đề – ficus religiosa. Ảnh phải: Lâm vồ – rumphii

Còn bồ đề Việt Nam là loài cây được trồng rất phổ biến ngoài đường phố, công viên, khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, bến bãi, đường làng, ngõ xóm, đền đài miếu mạo, và ở khuôn viên nhiều chùa Phật giáo... là một loài cùng chi Ficus với loài bồ đề, có ngoại hình tương tự bồ đề, nhiều tài liệu trong nước gọi là lâm vồ hay đề lâm vồ, tên tiếng Trung là tâm diệp dong, tên tiếng Anh là rumpf’s fig tree hay mock bodhi tree (giả bồ đề), tên khoa học là Ficus rumphii. Cây phân bố rộng rãi ở nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Ở Huế, lâm vồ có trước bồ đề hơn cả thế kỷ.

Do cùng chi thực vật nên hai cây có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng dễ phân biệt bằng cách dựa vào hình thái lá. Lá bồ đề có mũi kéo dài thành chuôi hình kim cong, dài 2 – 4cm, hệ gân nổi rất rõ, gồm nhiều cặp gân bên gần song song, mọc gần đối, phiến lá dày với mặt trên bóng láng, mép gợn sóng, đáy thường cắt ngang, cuống lá dài tương đương chiều dài phiến lá. Lá lâm vồ có mũi nhọn 1 – 2cm, hệ gân ít nổi rõ, các cặp gân bên thưa, mặt trên phiến lá thường không bóng láng, mép phiến lá không gợn sóng, đáy phiến lá thường hình tim, cuống lá thường ngắn hơn phiến .

[Hình: attachment.php?aid=11907]
Bồ đề

[Hình: attachment.php?aid=11908]
Lâm vồ VN


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
08-12-2015, 08:13 PM
Bài viết: #133
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỜI XEM PPS * HỌC *


.ppsx  DQ - HỌC.ppsx (Kích cỡ: 8.79 MB / Tải về: 322)
THANK YOU
21-12-2015, 11:30 AM (Được chỉnh sửa: 06-03-2016 06:10 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #134
RE: NEW TOPIC'S DQ
ĐẠO PHẬT VN PHÁT TRIỂN DỰA THEO LỜI DẠY CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI, NHƯNG DO NHIỀU ĐƯỜNG DU HÓA và hiện nay TỰU TRUNG trong hai TƯ TƯỞNG CHÁNH: dùng theo HÁN VĂN và dùng theo NGHĨA VIỆT.

RIÊNG HAI TÔNG VN: THIỀN TRÚC LÂM VN do HT THÍCH THANH TỪ PHÁT TRIỂN RỘNG và TÔNG KHẤT SĨ VN do Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG SÁNG LẬP THEO TÔN CHỈ VIỆT HÓA TRONG NGHI THỨC CÚNG TỤNG VÌ KG THEO TÔNG TẬP TU NÊN XIN KHÔNG GHI LẠI.

NGOÀI RA NGHI THỨC, LỜI VĂN CÚNG TỤNG THEO:
- Các BẬC TÔN SƯ và các THẦY có điều kiện DU HỌC tại các nước có đào tạo Tiến sỉ Phật học.
- Các THẦY theo các bậc TÔN SƯ Đài Loan như ngài TỊNH KHÔNG , ngài TUYÊN HÓA...( lại theo cả pháp y Đài loan mà quên cả Pháp y VN !!!)
QUÝ THẦY NÀY THƯỜNG CÓ ĐẠO TRÀNG RIÊNG VÀ SOẠN MỘT NGHI THỨC CÚNG TỤNG RIÊNG, KHÔNG THEO NGHI THỨC, LỜI TỤNG CŨ.( dq không tập họp)
DQ CHỈ GHI LẠI NHỮNG BIẾT ĐƯỢC NGAY TRONG HÀNH TRÌ TẬP TU SỬA MÌNH THÔI,sorry.

NGHĨA NGHI THỨC CHỮ HÁN TRONG KINH NHẬT TỤNG RA TIẾNG VIỆT ( theo đa số đạo tràng tu tập tại tp HCM)

KỆ DÂNG HƯƠNG
( thầy chủ lễ niệm)

Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới.
Cúng dường nhất thiết Phật,
Tôn Pháp, chư Bồ Tát,
Vô biên Thanh văn chúng,
Cập nhất thiết thánh hiền.
Duyên khởi quang minh đài,
Xứng tánh tác Phật sự.
Phổ huân chư chúng sanh,
Giai phát Bồ-đề tâm,
Viễn ly chư vọng nghiệp,
Viên thành vô thượng đạo.
CÚNG HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phưởng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu học vững bền
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ Giác.
Giới hương, Định hương, dữ Huệ hương
Giải thoát, Giải thoát, Tri Kiến hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Cúng dường Thập phương Tam Bảo tiền
Nam mô Hương vân Cái Bồ-tát Ma- ha- tát
Dịch nghĩa:
(Con xin đem) hương Giới, hương Định, hương Huệ hương Giải thoát và hương Giải thoát tri kiến,
(Nguyện) năm thứ hương này kết thành một đài mây sáng suốt lan rộng khắp thế giới, để cúng dường mười phương Tam bảo Phật, Pháp, Tăng.

TÁN PHẬT

Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên Nhơn chi Đaọ sư
Tứ Sanh chi Từ phụ
Ư nhất niệm quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán thán
ức kiếp mạc năng tận
***
Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư phật tiền
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ

KỆ KHEN PHẬT

Đấng pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loại
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thề nguyện quy y.

Chí tâm đảnh lễ:
Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật Tôn Pháp hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo.
Chí tâm đảnh lễ:
Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,Đương Lai Hạ sanh Di lặc Tôn phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Đại Hạnh phổ Hiền Bồ-tát,Hộ pháp Chư tôn Bồ-tát.Linh Sơn Hội thượng Phật Bồ-tát.
Chí tâm đảnh lễ:
Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi A mi Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ-tát.

TÁN LƯ HƯƠNG

Lư hương sạ nhiệt
Pháp giới mông huân
Chư Phật hải hội tất diêu văn
Tùy xứ kiết tường vân
Thành ý phương ân
Chư Phật hiện toàn thân
Nam mô Hương vân cái Bồ-tát Ma-ha-tát
TÁN HƯƠNG
Kim lư vừa bén chiên đàn
Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương
Hiện thành mây báo kiết tường
Chư phật rõ biết ngọn hương chí thiền
Pháp thân toàn thể hiện tiền
Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho
Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát Ma-ha-tát

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như lai chơn thiệt nghĩa.
Nam Mô…..Hải Hội phật , Bồ-tát Ma-ha-tát
KỆ KHAI KINH
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu

TÁN PHẬT A MI ĐÀ

A mi Đà phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu di
Cám mục trừng thanh tứ đại hải
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn
Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi A Mi Đà Phật
KHEN PHẬT DI ĐÀ
Di Đà thân Phật sắc vàng tươi
Tướng tốt quang minh vẹn đủ mười
Ánh sáng tỏa hình năm núi lớn
Mắt trong tựa nước bốn nguồn khơi
Hào quang hóa Phật bao nhiêu ức
Bồ-tát hiện thân khắp mấy mươi
Bốn tám lời nguyên mong độ chúng
Hoa sen chín phẩm rước lên ngôi
Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

NGUYỆN TRÚ KIẾT TƯỜNG

Nguyện trú kiết tường dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhất thiết thời trung kiết tường giả
Nguyện chư Thượng Sư ai nhiếp thọ.
Nguyện trú kiết tường dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhất thiết thời trung kiết tường giả
Nguyên chư Tam Bảo ai nhiếp thọ
Nguyện trú kiết tường dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhất thiết thời trung kiết tường giả
Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ.
Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ-tát Ma ha tát
TRÚ KIẾT TƯỜNG
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Đêm ngày sáu thời đều an lành
Tất cả các thời đều an lành
Nguyện chư Từ Bi thường gia hộ
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Đêm ngày sáu thời đều an lành
Đêm ngày các thời đều an lành
Nguyện chư Tam Bảo thường gia hộ
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Đêm ngày sáu thời đều an lành
Tất cả các thời đều an lành
Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ.

HỒI HƯỚNG

Niệm phật công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh
Tốc vãng Vô Lượng Quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhất thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cộng thành Phật đạo
HỒI HƯỚNG
Niệm Phật công đức vô biên
Xin đem hồi hướng mọi niềm gần xa
Chúng sanh pháp giới bao la
Đều về Cực lạc Di Đà Tây phương
Nguyện tiêu ba chướng não phiền
Nguyện khai trí tuệ vô biên sáng ngời
Nguyện trừ tội chướng bao đời
Hành theo Bồ-tát đời đời vị tha
Nguyện sinh Tịnh Độ Di Đà
Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình
Hoa khai ngộ pháp vô sinh
Cùng chư Bồ-tát bạn lành với ta
Nguyện đem công đức tạo ra
Hướng về tất cả gần xa hưởng nhờ
Con cùng muôn loại thân sơ
Đều thành phật đạo đến bờ an vui

TỰ QUY Y

Tự quy y Phật,đương nguyện chúng sanh,thế giải đại đạo,phát vô thượng tâm
Tự quy y pháp,đương nguyện chúng sanh,thâm nhập kinh tạng,trí huệ như hải
Tự quy y Tăng,đương nguyện chúng sanh,thống lý đại chúng,nhứt thiết vô ngại
LỄ TAM QUY Y
Tự quy y Phật,xin nguyện chúng sanh,thể theo Đạo cả,phát lòng vô thượng
Tự quy y Pháp,xin nguyện chúng sanh,thấu rõ Kinh tạng,trí tuệ như biển
Tự quy y Tăng,xin nguyện chúng sanh,thống lý đại chúng,hết thảy không ngại
THANK YOU
27-01-2016, 06:03 AM
Bài viết: #135
RE: NEW TOPIC'S DQ
NGƯNG HƠI LÂU ,tt, MỜI XEM QUA PPS * PHẢI CHI*


.ppsx  DQ - PHẢI CHI.ppsx (Kích cỡ: 2.26 MB / Tải về: 333)
THANK YOU
08-02-2016, 07:53 AM
Bài viết: #136
RE: NEW TOPIC'S DQ
HÔM NAY 1/1 BÍNH THÂN xin BẮT CHƯỚC NGƯỜI XƯA KHAI BÚT cho topic này BẰNG MƯỢN MỘT BÀI THƠ CỔ ĐẦY TRIẾT LÝ VỀ CUỘC SỐNG VÀ ẨN CHỨA CHỨA NHIỀU VỀ Ý ĐẠO VỀ * KHỔ * > NHÀN CỦA CỤ UY DIỂN TƯỚNG CÔNG NGUYỄN CÔNG TRỨ.

TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY TÌM ĐƯỢC NHÀN LÀ KHÓ VÀ HIỂU NHÀN VÀ HƯỞNG NHÀN LÀ ĐIỀU KHÔNG DỄ NẮM ĐƯỢC LẠI CÀNG KHÓ HƠN . DQ KÍNH MỜI BÀ CON XEM LẠI.

NHÀN - NGUYỄN CÔNG TRỨ

Thị tại môn tiền: náo
Nguyệt lai môn hạ: nhàn. (1)
So lao tâm lao lực cũng một đàn,
Người trần thế muốn nhàn sao được ?
Nên phải giữ lấy nhàn làm trước,
Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài.
Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi
Mười lăm trẻ, năm mươi già không kể.
Thoát sinh ra thì đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì ?
Khi hỷ lạc, khi ái ố, lúc sầu bi,
Chứa chi lắm một bầu nhân dục.
Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn ? (2)
Cầm kỳ thi tửu với giang sơn,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.
Ngã kim nhật tại tọa chi địa,
Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi. (3)
Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,
Ai hay hát mà ai hay nghe hát ?
Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất,
Để ông Tô riêng một thú thanh cao (4)
Chữ nhàn là chữ làm sao ?

ghi chú thêm:

(1) Chợ nằm trước cửa thì huyên náo; trăng soi dưới cửa thì thanh nhàn. Câu này Nguyễn Công Trứ cũng có ý chơi chữ: Chữ "thị" nằm trong chữ "môn" thành chữ "náo"; trong khi chữ "nguyệt" nằm trong chữ "môn" thì thành chữ "nhàn".
(2) Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn ?
(3) Hai câu này ở bài tựa truyện Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ đời Nguyên. í nói: Chỗ ta đang ngồi ngày nay đây, người xưa đã từng ngồi trước ta rồi.
(4) Ông Tô: tức Tô Thức hay Tô Đông Pha đời nhà Tống, một trong Bát Đại Gia của văn chương Trung Quốc, thường hay cùng bạn thả thuyền chơi trên sông Xích Bích. Ông là tác giả của hai bài phú nổi tiếng Tiền và Hậu Xích Bích Phú.
THANK YOU
14-02-2016, 06:31 AM
Bài viết: #137
RE: NEW TOPIC'S DQ
MÙNG SÁU TẾT BÍNH THÂN .XIN MỜI BÀ CON CÙNG NGHĨ

[Hình: attachment.php?aid=12118]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
18-02-2016, 05:17 AM
Bài viết: #138
RE: NEW TOPIC'S DQ
PHÂN BIỆT CHÙA, ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU....

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,… Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.

Cách phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

CHÙA là gì?

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

ĐÌNH là gì?

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

ĐỀN là gì?

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.
Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

MIẾU là gì?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.
Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)

NGHÈ là gì?

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).
Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.
Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

ĐIỆN THỜ là gì?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.
Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

PHỦ là gì?

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

QUÁN là gì?

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.
Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.
Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).

Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

AM là gì?

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.
Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.
THANK YOU
22-02-2016, 10:06 PM
Bài viết: #139
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỜI XEM PPS * SỐNG TRONG TÂM TÁNH *


.ppsx  DQ- SỐNG trong Tâm Tánh.ppsx (Kích cỡ: 3.31 MB / Tải về: 251)
THANK YOU
26-02-2016, 09:03 PM
Bài viết: #140
RE: NEW TOPIC'S DQ
PPS * CHẤP *


.ppsx  DQ - CHẤP.ppsx (Kích cỡ: 1.33 MB / Tải về: 259)
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS