Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
21-06-2017, 08:46 PM
Bài viết: #211
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13540]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:30 PM)
23-07-2017, 09:54 PM
Bài viết: #212
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13560]

Ni Sư Diệu Nhân (1042-1113) thế hệ thứ 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tên húy là Lý Ngọc Kiều ở làng Hương Hải, Phù Đổng, huyện Tiên Du. Bà là con gái lớn của Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung, được vua Lý Thánh Tông nuôi ở trong cung từ nhỏ, lớn lên phong làm công chúa. Một hôm bà nói: “Ta xem tất cả các pháp trong thế gian đều như mộng ảo, huống gì những thứ vinh hoa phù phiếm mà có thể trông cậy được hay sao?”
Từ đó bà đi xuất gia, thọ giới với thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng, được thiền sư ban cho pháp danh Diệu Nhân, một bậc mẫu mực đức độ trong Ni chúng thời ấy. Vào ngày mồng một tháng sáu năm Hội Trường Đại Khánh thứ 4 (1113) đời vua Lý Nhân Tông, một hôm sư lâm bệnh gọi Tăng chúng đến đọc bài kệ thị tịch, sau đó sư tắm gội sạch sẽ, rồi ngồi kiết già viên tịch, thọ bảy mươi hai tuổi. Dưới đây là bài kệ:
“Sinh, lão, bệnh, tử
Tự cổ thường nhiên
Dục cầu xuất ly
Giải phọc thiêm triền
Mê chi cầu Phật
Hoặc chi cầu thiền
Thiền, Phật bất câu
Uổng khẩu vô ngôn.”


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
23-07-2017, 09:55 PM
Bài viết: #213
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13562]

[Hình: attachment.php?aid=13563]


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:29 PM)
19-08-2017, 07:04 PM (Được chỉnh sửa: 19-08-2017 07:05 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #214
RE: NEW TOPIC'S DQ
CHỬ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT

Đối với Phật giáo tư tưởng hiếu đạo rất rõ ràng và luôn được đề cao.
Như trong Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán Kinh ghi rằng: “Cha có ân đức yêu thương, mẹ có ân đức xót thương, ân đức xót thương của mẹ, nếu ta trụ ở đời trong một kiếp nói chưa hết ân đức ấy”. Cho nên nói: “Trải qua một kiếp, mỗi ngày ba thời, cắt thịt của mình để dưỡng nuôi cha mẹ, nhưng vẫn chưa báo đáp được ân đức một ngày” Lại nói: “Các ngươi phải chuyên cần tu tập, hiếu dưỡng cha mẹ, như vậy chẳng khác nào được phước cúng dường đức Phật”.
Trong Tăng Nhất A-hàm ghi: Đại Bồ-tát lấy việc cung dưỡng cha mẹ để hỗ trợ đạo hạnh của mình. Đức Phật đã khai thị cho chư đệ tử: “Nếu trong một trăm năm, có người dùng vai mặt cõng cha, vai trái cõng mẹ, cha mẹ có đại tiểu tiện trên lưng hoặc cung phụng y thực vô cùng trân quý, cũng không thể báo ân cha mẹ trong khoảnh khắc. Từ nay nghe chư Tỳ kheo tận tâm, tận thọ cung dưỡng cha mẹ, nếu không cung dưỡng sẽ bị trọng tội”.
Trên 2500 năm trước, đức Phật sau khi thành đạo, ngài đã kiến lập một Phật giáo bao gồm bốn phương vạn chúng quy tựu về. Để báo ân mẫu thân, ngài đã tự mình đến cung trời Đao Lợi diễn thuyết Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện suốt 3 tháng cho mẫu thân là Ma-da phu nhân. Mục đích là muốn cho tất cả chúng sanh đều phải nhớ đến việc báo ân cha mẹ, đặc biệt hơn nữa là vì muốn biểu dương Bồ-tát Địa Tạng trong kiếp quá khứ, vì muốn cứu mẹ nên đã rộng phát thệ nguyện bồ đề, để làm thuyền từ cứu vớt chúng sanh ra khỏi biển khổ. Thứ đến, sau khi vua cha là Tịnh Phạn vương tạ thế, đức Thế Tôn còn tự mình đỡ quan tài đưa đến nơi mộ phần.
Trong Phật điển gồm có Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Phụ Mẫu Ân Trọng Nan Báo, Kinh Vị La Vương, Kinh Tăng Nhất A Hàm, Kinh Địa Ngục, Kinh Bồ Tát Đa, Kinh Lục Độ Tập, Kinh Hiếu Tử …tất cả những kinh này đều có giảng nói về hạnh hiếu trong Phật giáo. Trong đó giáo dục tín đồ Phật giáo phải lấy hiếu đạo làm gốc.
Trong Kinh Phạm Võng lấy hiếu làm giới, nếu bất hiếu với song thân tức là chưa đủ tư cách để nói giới. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng đưa ra quan điểm như sau: “Người thờ phụng trời đất quỷ thần, không bằng hiếu thảo với song thân, song thân là vị thần linh tuyệt diệu nhất”. Kinh Phạm Võng nói: “Như đệ tử Phật thường nên phát khởi tất cả nguyện, hiếu thuận cha mẹ, Tăng Sư, Tam bảo”. Phát nguyện hiếu thuận này, muôn đức lấy hiếu làm gốc, tự mình thực hành lấy hiếu làm đầu, không hiếu thuận thì tất cả nguyện không thành, ở nhà hiếu thuận cha mẹ, xuất gia thì hiếu thuận sư trưởng, ở nhà không có con hiếu thuận, xuất gia không có cao tăng, hiếu thuận là pháp tiến đến đạo.
Trong Kinh Phạm Võng lại nói: “Tất cả những người nam đều là cha ta, tất cả những người nữ đều là mẹ ta, ta đời đời từ đó mà sinh ra”. Trong Kinh Phụ Mẫu Ân Trọng Nan Báo lại nói: “Người đệ tử Phật tu hạnh hiếu thuận, phải nên nhớ nghĩ, ức niệm đến sự cung dưỡng cha mẹ, cho đến cha mẹ bảy đời ,thường lấy hạnh hiếu thuận nhớ nghĩ ức niệm sự sanh thân đời này của cha mẹ, cho đến bảy đời cha mẹ, vì họ mà làm pháp vu lan bồn, cúng dường đến đức Phật và tăng chúng, để báo đáp ân cha mẹ nuôi dưỡng, thương xót và yêu thương”. Tất cả chúng sanh lưu chuyển từ đời này sang đời khác, đều đã từng làm cha mẹ của ta, cho nên chúng ta phải học hạnh của Bồ-tát Địa Tạng, tức là phải “Độ tận hết chúng sanh, mới chứng quả vị bồ đề, khi nào chốn địa ngục chưa trống vắng, thì thệ nguyện sẽ không thành Phật”.
Qua những đoạn kinh tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo, Bồ-tát Địa Tạng từ hiếu thuận với cha mẹ của mình, tiến đến hiếu thuận với tất cả cha mẹ của chúng sanh, do hiếu thuận với cha mẹ của tất cả chúng sanh mà hiếu với tất cả chúng sanh, không chỉ hiếu với chúng sanh trong nhân loại mà còn hiếu với tất cả chúng sanh trong tam đồ lục đạo.
Đặc biệt là tư tưởng thượng báo tứ ân, hạ tế tam đồ (trên đáp đền bốn đức, dưới cứu khổ tam đồ) trong Phật giáo, tư tưởng này đã kết hợp tinh thần hiếu đạo và tư tưởng báo ân với nhau. Trong đó báo tứ ân gồm có: ân dưỡng dục của cha mẹ, ân giáo dưỡng của sư trưởng, ân quốc vương, và ân hỗ trợ của chúng sanh, đây là bài học chủ yếu dạy người đệ tử Phật, sớm tối đều phải tinh cần tu tập, nhớ nghĩ. Có thể nói nghĩa lý trong luân lý báo ân này vô cùng rộng lớn, không những khuyên dạy phải báo đáp ân cha mẹ mình mà còn khuyên nhắc, nhớ nghĩ và báo đáp ân đức đến tất cả nhân loại. Phật giáo cho rằng “Hiếu vượt hơn thiện, mà mỗi người đều có tâm thiện”. Nên nói pháp hiếu thuận dẫn dắt đến với đạo, Phật giáo còn dùng đức, đạo của thánh nhân để báo đáp ân của cha mẹ, cho nên gọi là thuần hiếu.
Tổ sư Ấn Quang đã từng khai thị rằng: “Phải biết tất cả chúng sanh đều là cha mẹ của mình trong kiếp quá khứ, là chư Phật trong đời vị lai, vậy nên phải dùng tâm đại bồ-đề, tùy thuận cơ duyên mà vì họ tuyên nói giáo pháp và cứu giúp họ, được như vậy mới khế hợp với tâm Phật và phù hợp với nguyện vọng của mình. Phải dõng mãnh quạt gió từ bi, dứt hẳn nghiệp sát, phải dùng lễ nghĩa, làm cho tinh thần nhân nhượng hưng thịnh, đồng thời nghiệp binh đao phải đoạn dứt hẳn, có thế thì phong tục tốt đẹp, thiên hạ hòa bình”.
Phật giáo cho rằng con người trải qua bao đời lưu chuyển trong sinh tử, ngày nay tất nhiên có cha mẹ thì trong vô số kiếp ở quá khứ và vị lai, do chìm đắm trong biển sinh tử, cũng có vô lượng vô số cha mẹ. Do vậy, hiếu dưỡng cha mẹ đời nay thì cũng phải cứu giúp cha mẹ trong kiếp quá khứ và vị lai, thế nên trong nhãn quan của chư vị Bồ-tát, tất cả chúng sanh đều là cha mẹ của ta. Vì vậy tín đồ Phật giáo cứu giúp, hóa độ rộng rãi chúng sanh, cũng tức là hiếu kính cha mẹ. Phật giáo lấy cha mẹ hiện đời làm cốt yếu, nhưng cũng đề cập đến cha mẹ trong ba đời qua khứ và vị lai, cho nên Phật giáo đối với việc rộng độ chúng sanh, chính là báo đáp rộng rãi đối với ân đức cha mẹ. Do vậy trong kinh điển thường nói, báo đáp ân song thân chính là hiếu nhỏ đối với cha mẹ hiện đời, phổ cập yêu thương và cứu giúp chúng sanh mới chính là thực hành đại hiếu.
Đại sư Liên Trì nói: “Ân cha mẹ nặng hơn núi Nhạc, lúc tế lễ dùng năm loại cúng phẩm và ba loại gia súc vẫn chưa đủ thù tạc, đáp đền, người thân phải xa lìa trần cấu, thì đạo làm con mới thành tựu”. Nghĩa là độ thoát cha mẹ, siêu việt khổ hải, sinh về cõi tịnh lạc, như thế mới là đạo hiếu triệt để, vững chắc. Lại nữa trong hiếu đạo của Phật giáo cũng phân làm ba loại:
1. Hiếu đạo theo Nhân – Thiên thừa, tức chú trọng hiếu dưỡng phước báo cho cha mẹ trong hiện đời.
2. Hiếu đạo theo người Tiểu thừa, tức chủ trương độ song thân thoát ly khổ hải.
3. Hiếu của Bồ-tát thừa, tức phổ độ tất cả chúng sanh (trong đó bao gồm cha mẹ trong ba đời) lìa khổ được vui, đồng thành Phật đạo.
Qua đó, tinh thần hiếu đạo theo Phật giáo được phân theo từng cấp độ:
- Hiếu đạo của người thế gian là nghĩa hẹp, là hiện đời, theo tầm nhìn hạn hẹp, tạm thời, không triệt để.
- Hiếu đạo của người xuất thế gian, là nghĩa rộng, hiếu trong ba đời, là thấy xa, là vĩnh viễn, là triệt để.
- Người bất hiếu với cha mẹ, không xứng với đạo làm người, hiếu đạo mà chưa thoát sinh tử, chưa gọi là hiếu.

[Hình: attachment.php?aid=13571]

"Bách hạnh Hiếu vi tiên" - Trăm nết chữ Hiếu làm đầu. Tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ vốn là một đạo đức nền tảng để đánh giá một con người. Xã hội ngày càng phát triển, quan niệm về hiếu thảo ngày nay tuy đã khác xưa nhưng xét về gốc gác, cốt lõi quan trọng nhất vẫn là tấm lòng biết ơn đấng sinh thành, chăm lo sức khỏe lúc tuổi già, nhất là những lúc ốm đau về tuổi xế chiều.

"Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con"

Trong Hán tự chữ Hiếu bao gồm chữ "Lão" ở trên (có lược bớt phần đuôi), và chữ "Tử" ở dưới. Hình ảnh này giúp ta liên tưởng đến rất nhiều điều.

- Trong gia đình thì phải biết có cha trên con dưới, không thể "bình đẳng" quá theo kiểu "Lộn ẩu" được, xã hội hiện đại là bình đẳng nhưng xét ở góc độ nào đó Cha vẫn là Cha,Mẹ vẫn là Mẹ : là người sinh ra ta, vẫn là người đưa đò cho con trên con thuyền mang tên cuộc sống. Vẫn là người đứng ra che chở cho con những lúc vấp ngã trong đường đời

- Mặt khác chữ Lão ở trên lưng chữ Tử gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh người con cõng bậc sanh thành lúc về già. Cả cuộc đời còng lưng chăm sóc cho con, đến lúc về già đôi chân đã mỏi, cặp mắt đã mờ. Người con phải biết chăm sóc lại cha mẹ, hình ảnh con cõng cha mẹ gợi lên một ý nghĩa rất cao đẹp không dùng từ ngữ gì để diễn tả được.

Vậy chín chữ cù lao là gì

" Cửu tự cù lao" cũng là cùng một nghĩa, đó chính là cha mẹ dà dày công lo lắng cho con cái qua chín nỗi nhọc nhằn:
1. Sinh: Mang nặng đẻ đau, chín tháng cưu mang

2. Cúc: Nâng đỡ, nuôi nấng, ba năm bú mớm. Nói gọn là " Thập ngoạt hoài thai, tam niên nhũ bộ"

3. Phủ: Vuốt ve, che trở bằng tất cả thâm tình trìu mến, điều này không giống như một con vật, gia súc gia cầm

4. Xúc: Cho bú, có nghĩa rằng nuôi con bằng cả tâm huyết, chuyền cả sự sống của mình cho con.

5. Trưởng: Nuôi con, nhìn con lớn từng ngày, từng giờ, không một phút giây nào xa rời con trong tâm tưởng. Chuẩn bị cho con một cái nôi tình thương đầy hạnh phúc

6. Dục: Là dạy - dỗ, nuôi con bằng trái tim yêu ái và dạy - dỗ con nên người những mong " Con hơn cha là nhà có phúc"

7. Cố: trông nom, cho dù con có lơn đến tuổi nào thì tâm tưởng của mẹ cũng dõi bước theo

8. Phục: săn sóc dạy bảo, khi con đã yên bề gia thất cha mẹ vẫn không rời trách nhiệm nhắc nhở đạo đức

9. Phúc: Bảo vệ, lòng cha mẹ luôn nghĩ đến con lúc nghèo, giàu, khi sang khi hèn, vinh nhục cuộc đời. Lúc nào cũng phải là một người cố vấn cho con và sẵn sàng giúp đỡ an ủi. Trong Kinh Thi có câu " Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao"
Trong Kim - Vân - Kiều cũng có câu:
"Duyên hội ngộ, đức cù lao - Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn"


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:29 PM)
19-08-2017, 07:24 PM
Bài viết: #215
RE: NEW TOPIC'S DQ
NHÂN THÁNG BẢY VU LAN 2017. XIN MỜI XEM QUA VÀI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BÀI KINH THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC CHÙA VÀO THÁNG 7.
Ở đậy dq theo phong tục và truyền thống tôn giáo nệnchỉ đựa lên bà con nào thích tìm hiểu thì mời xem qua. Dù rẳng thật sự dq luôn nghĩ không phải đợi đến tháng Vu lan mới nhớ về các đấng sanh thành và kinh Phật thuyết Đại báo phụ mẫu trọng ân kinh, khi đọc tung vẫn có gì cảm thấy lấn cấn vì quá nhiều từ hơi phải nghiền ngẩm và tự chấp nhận > do đó xin góp các bài liên quan kinh Vu lan lần lượt .( dq có tóm gon lại)

I / KINH VU LAN NGUỒN GỐC HÁN TẠNG & NIKÀYA ( tác giả Chúc Phúc)

Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Dù vậy đôi khi trong một số diễn đàn Phật học đã xuất hiện những hoài nghi về xuất xứ, cũng như băn khoăn về tính chân thực của kinh Vu lan.
Khái lược về các truyền bản kinh Vu lan
Trong kinh điển tiếng Việt, kinh Vu lan hiện được nhiều người phiên dịch. Trong số những dịch phẩm tiếng Việt đầu tiên có thể kể đến là kinh Vu lan bồn diễn nghĩa, in vào năm 1962, không rõ dịch giả. Kinh Vu lan bồn, do Hòa thượng Trí Quang dịch, Nhà in Sen Vàng ấn hành tại Sài Gòn vào năm 1971...
Về cơ bản, các bản dịch tiếng Việt đều dựa trên bản kinh mang tên Phật thuyết Vu lan bồn kinh do ngài Trúc Pháp Hộ (226-303) phiên dịch từ Phạn sang Hán.
Theo thống kê của ngài Tăng Hựu trong Xuất Tam tạng ký tập, quyển 2, trong danh mục 154 bộ kinh do ngài Trúc Pháp Hộ phiên dịch thì không có kinh Vu lan. Không những vậy, ngài Tăng Hựu cũng phát hiện một bản kinh mang tên Vu lan nhưng không rõ dịch giả, nên đã đưa vào mục Tân tập tục soạn thất dịch tạp kinh.
Xuất Tam tạng ký tập là một trong những bộ kinh lục đầu tiên hiện còn, được học giới đánh giá cao về phương diện tư liệu. Xét về khoảng cách niên đại giữa ngài Trúc Pháp Hộ và thời điểm biên soạn tác phẩm Xuất Tam tạng ký tập cũng khá gần nhau. Do vậy, sự ghi nhận của ngài Tăng Hựu cũng là một trong những lưu ý quan trọng về nguồn gốc bản kinh Vu lan.
Có thể nói, người đầu tiên ghi nhận kinh Vu lan do ngài Đàm Ma La Sát (Trúc Pháp Hộ) phiên dịch, chính là học giả phiên kinh Phí Trường Phòng. Theo Lịch đại Tam bảo ký, quyển 6, trong 210 bộ kinh do Trúc Pháp Hộ phiên dịch, có bản kinh Vu lan (盂蘭經). Phí Trường Phòng là tác giả bộ kinh lục Lịch đại Tam bảo ký, thống kê danh mục kinh điển, kể từ khi Phật giáo có mặt tại Trung Hoa cho đến những năm cuối của niên hiệu Khai Hoàng ở thời nhà Tùy. Tác phẩm này, ngoài phương diện đóng góp tích cực trong việc thống kê, sắp xếp lại kinh điển sau đại pháp nạn của Chu Vũ Đế, thì còn có những hạn chế nhất định. Theo ngài Trí Thăng trong Khai nguyên thích giáo lục, quyển thứ mười, đã chỉ ra mười điều sai lầm của Phí Trường Phòng được thể hiện trong tác phẩm Lịch đại Tam bảo ký. Những tư liệu do Phí Trường Phòng ghi nhận, để đảm bảo tính khách quan thì cần nên phối kiểm từ các nguồn tư liệu khả tín khác.
Trong tác phẩm Kinh luật dị tướng, một tuyển tập kinh điển được tập thành dưới thời Lương Vũ Đế (tại vị từ 502-549), có một bản kinh Vu lan. Khảo sát cho thấy, bản này tương tự như bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ, nhưng cô đọng hơn. Theo Khai nguyên thích giáo lục, quyển 2, Vu lan kinh cũng là tên gọi khác của Vu lan bồn kinh, trong 175 dịch phẩm của ngài Trúc Pháp Hộ, có bản kinh này.
Trong tác phẩm Phật thuyết Vu lan bồn kinh sớ, ngài Tông Mật (780-841) cho rằng, kinh Vu lan có các bản dịch với những tên gọi khác nhau như, ở thời Tấn Vũ Đế, có Pháp sư Đàm Ma La Sát (Trúc Pháp Hộ-) dịch Vu lan bồn kinh, thời Huệ Đế, hai ngài Pháp Cự và Pháp Lập dịch Quán lạp kinh, thứ ba là Báo ân kinh không rõ dịch giả.
Tác phẩm kinh lục Đại Đường nội điển lục, quyển 9 cũng cho rằng, Vu lan bồn kinh, Quán lạp kinh, Báo ân phụng bồn kinh, Tịnh độ Vu lan bồn kinh đều giống nhau.
Trong bộ tự điển Phạn-Hán đầu tiên, tác phẩm Nhất thiết kinh âm nghĩa, do ngài Huyền Ứng và Tuệ Lâm biên soạn, cũng đề cập đến kinh Vu lan bồn thông qua việc giải thích những thuật ngữ có nguồn gốc từ Phạn ngữ như Uông dương (汪洋), Bát la hòa phạn (鉢羅和飯) …được sử dụng trong bản kinh này. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thuật ngữ Phạn-Hán từ bản kinh Bát Nê-hoàn hậu quán lạp như Thế hứa (貰許), Đạt sấn (達嚫), Khảo trị (栲治) được ghi lại trong Nhất thiết kinh âm nghĩa, quyển 44.
Từ những thông tin trên đã chứng minh rằng, đã có một Phạn bản kinh Vu lan được lưu hành trong thời ngài Trúc Pháp Hộ, được nhiều dịch giả phiên dịch với những tên gọi khác nhau. Điều đáng chú ý, trong những dịch phẩm của ngài Trúc Pháp Hộ, có một bản kinh mang tên Bát Nê-hoàn hậu quán lạp. Theo, Khai nguyên thích giáo lục, quyển 12, thì Bát Nê-hoàn hậu quán lạp chính là Quán lạp kinh. Và như đã phân tích, Quán lạp kinh chính là tên gọi khác của kinh Vu lan.
Như vậy, sự kiện Phí Trường Phòng ghi nhận rằng, Trúc Pháp Hộ dịch kinh Vu lan là thông tin xác thực, được phối kiểm từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Mối liên hệ và sự tiếp biến giữa kinh Vu lan và Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu biến văn
Ba bản kinh Vu lan hiện còn trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu như Bát Nê-hoàn hậu quán lạp, Phật thuyết Vu lan bồn kinh, Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh đều không đề cập đến nhân thân của Tôn giả Mục Kiền Liên cũng như nguyên nhân vì sao mà mẹ của Tôn giả bị đọa địa ngục. Thế nên, đã có một tác phẩm đời sau mang tên Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu biến văn, nhằm bổ sung những chi tiết quan trọng và cần thiết đó. Trong tác phẩm này, nội dung liên hệ đến đề tài nằm ở phần đầu, gọi tắt là Biến văn.
Xét về niên đại, kinh Vu lan do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào khoảng cuối thế kỷ thứ III đầu thế kỷ thứ IV. Trong khi đó niên đại của những tác phẩm Biến văn Đôn Hoàng nói chung và Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu biến văn nói riêng, được xác định vào khoảng từ thế kỷ thứ V đến cuối thế kỷ thứ X.
Theo Biến văn, Mục Kiền Liên khi còn ở tại gia tên là La Bốc (羅卜), rất thâm tín Tam bảo và kính trọng Đại thừa. Mẹ ngài tên là Thanh Đề. Nhân một lần chuẩn bị giao thương buôn bán xa, nên La Bốc đã dành một phần tiền bạc để lại, dặn mẹ rằng:
- Khi nào có Đức Phật và chư Tăng đến, thì mẹ hãy thay con thiết trai cúng dường.
Sau khi La Bốc đi xa, người mẹ đã khởi tâm xan lẫn, cất giấu tiền bạc mà không tổ chức thiết trai. Người con lo việc xong liền trở về nhà, nghe mẹ bảo rằng, ta đã làm phước theo lời con dặn. Nhân vì lừa dối phàm thánh, nên sau khi mệnh chung, bà liền thọ khổ báo trong địa ngục A-tỳ. Lo việc hiếu sự châu viên, La Bốc liền đầu Phật xuất gia. Do siêng năng, nghe kinh tu tập, cộng với nương nhờ túc duyên nên đã chứng quả A-la-hán. Sau khi chứng quả, Tôn giả Mục Liên đã dùng đạo nhãn quán sát sáu nẻo luân hồi nhưng không thấy mẹ đâu. Mục Liên liền bi ai bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, mẹ con hiện ở phương nào và thân tâm có yên ổn không?
Lúc đó, Thế Tôn đáp rằng:
- Mẹ ông hiện đọa địa ngục A-tỳ, thọ vô lượng khổ. Ông tuy chứng Thánh quả, nhưng một mình thì không thể cứu mẹ được đâu. Phải nương vào ngày giải hạ của mười phương Tăng chúng, nhờ sức mạnh chú nguyện của chúng Tăng, mới có thể cứu độ mẹ ông.
Nhân đó, Đức Phật đã từ bi phương tiện khai mở lễ hội này hàng năm. Lễ Vu lan bồn khởi nguồn từ đây vậy.
Có thể nói, tác phẩm Biến văn dù chưa tìm ra tác giả, nhưng là một tác phẩm đặc thù của Phật giáo Trung Quốc trong đại thời nhà Đường. Khảo sát bước đầu về tên gọi cũng như các sự kiện chính trong tác phẩm, đã chứng tỏ tác giả Biến văn không những am tường Nho-Lão, có khả năng thi phú, văn chương, mà còn là một tác gia có thẩm quyển về Phật học. Chính vì vậy, tác phẩm này không những được các nhà nghiên cứu và chú giải kinh Vu lan tiếp thu, mà còn được giới nghiên cứu văn hóa, văn học quan tâm phổ biến.
Trước hết, về tên gọi La Bốc (羅卜) của ngài Mục Kiền Liên. Theo luận Đại trí độ, quyển 11 ghi rằng: Con của một chuyên gia chiêm tinh (占師子), tên là Câu Luật Đà, họ là Đại Mục Kiền Liên. Chữ Bốc (卜) được dùng ở trong tác phẩm Biến văn đồng nghĩa với chữ Chiêm (占) trong luận Đại trí độ. Về chữ La (羅), tác phẩm Nhất thiết kinh âm nghĩa, quyển 47 ghi rằng, Một Lực Già La Tử (沒力伽羅子) cựu dịch Mục Kiền Liên là sai vậy. Ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư trong tác phẩm Diệu pháp liên hoa kinh văn cú, đã dẫn lời ngài Chân Đế cho rằng, Đại Mục Kiền Kiên còn được gọi là Vật Già La (勿伽羅). Như vậy, La Bốc là người thuộc dòng dõi chiêm tinh bói toán, tên là La.
Như vậy, tác phẩm Biến văn đã đóng vai trò trong việc giải mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên bị đọa địa ngục. Sự lý giải này dựa trên cơ sở hay chỉ là sáng tác văn học thuần túy do người sau hư cấu ?
Mối liên hệ và sự tiếp biến giữa Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu biến văn
và kinh Ưu Đa La mẫu
Tóm lược một phần nội dung kinh Ưu Đa La mẫu:
Một thuở nọ, Đức Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà thuộc thành Vương-xá. Lúc ấy, trong nước đó có một vị trưởng giả giàu có, sinh được một bé trai, tướng mạo khôi ngô, trên đời ít có nên đặt tên là Ưu Đa La.
Khi Ưu Đa La lớn khôn thì trưởng giả qua đời. Đối với Phật pháp, Ưu Đa La phát tâm kính tín và mong mỏi xuất gia, nên đã khẩn khoản xin mẹ. Người mẹ đáp:
- Cha con đã chết, ngoài con ra ta không còn ai, vậy sao con nỡ bỏ ta mà xuất gia? Thôi từ đây, nếu như con muốn thỉnh các Sa-môn, Bà-la-môn, thì mẹ sẽ sắm sửa các món ngon để con tùy ý cúng dường.
Nghe mẹ nói, Ưu Đa La an lòng. Sau đó chàng thường thỉnh các Sa-môn, Bà-la-môn về nhà để cúng dường.
Mẹ của Ưu Đa La thấy các đạo sĩ thường xuyên lui tới nên bà sinh tâm chán ghét, chửi mắng các Sa-môn, Bà-la-môn.
Có lần Ưu Đa La đi vắng, người mẹ bèn đổ thức ăn và nước uống xuống hố bỏ. Khi con về, mẹ liền nói:
- Con đi rồi, mẹ ở nhà sắm sửa thức ăn ngon cúng dường cho các Sa-môn, Bà-la-môn rồi.
Ưu Đa La nghe mẹ nói, rất vui mừng. Về sau người mẹ qua đời và bị đọa vào loài ngạ quỷ miệng khô nóng, đói khát khổ sở, đi đến chỗ vị Tỳ-kheo nói rằng:
- Ta là mẹ của con đây.
Tỳ kheo lấy làm lạ hỏi:
- Lúc còn sống, mẹ tôi thường bố thí, vì sao ngày nay lại bị đọa vào loài ngạ quỷ?
Ngạ quỷ đáp:
- Vì mẹ tham lam, bỏn sẻn, không chịu cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn, vì thế mà phải chịu làm thân ngạ quỷ. Trong suốt hai mươi năm, mẹ không được ăn uống gì cả.
Tỳ-kheo hỏi ngạ quỷ:
- Do đâu mà đến nỗi như vậy?
Ngạ quỷ đáp:
- Tuy ta bố thí nhưng tâm thường bỏn sẻn. Đối với các Sa-môn, Bà-la-môn không có tâm cung kính, lại còn nhục mạ, nên ngày nay phải chịu quả báo này. Nếu thầy thỉnh Đức Phật và chúng Tăng cúng dường và sám hối, hồi hướng công đức cho ta, thì chắc chắn ta sẽ thoát khỏi thân ngạ quỷ.
Tỳ-kheo nghe mẹ nói nên đã khuyến cầu các thí chủ sắm sửa thức ăn và các thứ cần dùng, cúng dường Đức Phật và chư Tăng. Sau khi cúng dường xong, ngạ quỷ hiện thân trước đại chúng sám hối và sau khi trải qua vài lần sanh tử thì được sanh lên tầng trời Đao Lợi
…Lúc ấy các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều vui mừng thực hành.
Kinh Ưu Đa La mẫu do cư sĩ Chi Khiêm dịch tại Đông Ngô trong khoảng những năm 222-253. Bản kinh này cũng xuất hiện trong tác phẩm Kinh luật dị tướng, được tập thành vào thời nhà Lương. Điều đó đã cho thấy sự nổi bật cũng như tính phổ biến của kinh Ưu Đa La mẫu vào thời kỳ này. Xét về phương diện nội dung, cả Biến văn và kinh Ưu Đa La mẫu đều có nhiều điểm tương đồng.
Mặc dù giữa Biến văn và kinh Ưu Đa La mẫu giống nhau gần như hoàn toàn, vẫn có một điểm khác biệt quan trọng đó là tác phẩm Biến văn đã thay đổi tên Tỳ-kheo Ưu Đa La thành Tôn giả Mục Kiền Liên.
Trước hết, tác phẩm Biến văn là sự phát triển tiếp tục về phương diện văn chương của bản kinh Vu lan nhân vật chính phải là ngài Mục Kiền Liên.
Xét về ảnh hưởng danh xưng, nếu là câu chuyện của ngài Mục Kiền Liên thì tầm ảnh hưởng sẽ sâu rộng, vì Tôn giả là một trong những đệ tử lớn của Phật.
Ngài Mục Kiền Liên được biết đến là người có duyên tiếp xúc với nhiều loài ngạ quỷ. Tư liệu Hán tạng và Nikaya đều khẳng định việc này.
Ngài Mục Kiền Liên đã tự mình vào địa ngục cứu độ chúng sanh, đã chỉ bày cho chúng sanh cách thức cứu độ người thân đang ở trong loài ngạ quỷ.
Ngài Mục Kiền Liên đã từng nương nhờ thần lực của Đức Phật để đi thăm mẹ ở thế giới Ma-lợi-chi, được ghi lại trong Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da dược sự.
Từ năm điểm tác phẩm Biến văn đã tiếp biến có chọn lọc, tuy tự do sáng tạo nhưng vẫn dựa trên những nguồn kinh điển là sự tổng hợp giữa nhiều bản kinh trong đó chủ yếu là kinh Vu lan và kinh Ưu Đa La mẫu.
Bản kinh Ưu Đa La mẫu này có mặt trong những bộ kinh lục nổi tiếng như Xuất Tam tạng ký tập, quyển 2, Lịch đại Tam bảo ký, quyển 5, Khai nguyên thích giáo lục, quyển 2…điều đó đã cho thấy bản kinh đã được ghi nhận từ rất sớm.
So sánh giữa kinh Ưu Đa La mẫu và Ngạ quỷ sự trong Kinh tạng Nikāya
Theo Đại từ điển Phật học của Đinh Phúc Bảo, Ưu Đa La được dịch từ chữ Uttara. Tác phẩm Ưu Đa La mẫu là tên gọi tắt của Ưu Đa La mẫu đọa ngạ quỷ duyên do cư sĩ Chi Khiêm dịch. Một nguyên tác Pāli tương đương mang tên Uttaramātu Petavatthu, được dịch sát với nguyên bản là: Uất Đa La mẫu quỷ sự..
Trong Kinh tạng Pāli, liên quan đến chuyện ngạ quỷ có hai tác phẩm. Đó là Ngạ quỷ sự nằm trong tập kinh Tiểu bộ và tác phẩm Chú giải ngạ quỷ sự của ngài Dhammapāla. Cả hai tác phẩm đều nói về câu chuyện liên quan đến nhân vật Uttara.
Chuyện mẹ của Uttara (Uttaramātu)
Sau khi bậc Đạo Sư diệt độ, vào thời đại hội kết tập kinh điển đầu tiên đang diễn tiến42, Tôn giả Mahā-Kaccayāna (Đại Ca Chiên Diên) cùng mười hai Tỳ-kheo đang cư trú trong ngôi rừng nọ gần Kosambi (Kiều-thưởng-di).
Thời ấy Uttara, vị nam tử thừa kế của vị quốc sư triều vua Udena, đang cùng đám thợ mộc đi tìm gỗ để sửa nhà, và được Trưởng lão này thuyết pháp.
Về sau Uttara thường cúng dường vị ấy thực phẩm và xây tặng vị ấy một thảo am.
Song bà mẹ của Uttara căm hận những việc cúng dường ấy. Bà bảo:
- Ta mong bất cứ thức ăn uống nào con cúng các Sa-môn mà ta không đồng ý đều trở thành máu cho con uống ở đời sau.
Tuy thế, vào ngày cúng dường am thất, bà cho phép tặng một bó lông đuôi công. Khi từ trần, bà tái sanh làm nữ ngạ quỷ và do đã cúng dường một bó lông đuôi công ấy, nữ ngạ quỷ có mái tóc đen thật dài, uốn lượn óng ả rất đẹp và dài tha thướt.
Bất cứ khi nào nữ ngạ quỷ bước xuống tự nhủ: ‘Ta sẽ uống nước sông Hằng’ thì dòng sông trở thành máu đỏ. Sau khi đã đi lang thang suốt năm mươi năm bị đói khát giày vò, ngày kia nữ ngạ quỷ chợt thấy Trưởng lão Kankhā Revata (Kankhā Ly-bà-la) ngồi nghỉ trưa bên bờ sông Hằng:
Cuộc đối thoại này tiếp theo sau hai vần kệ đầu của chư vị kết tập kinh điển:
1- Khi một Tỳ-kheo đến nghỉ trưa
Và ngồi trên bến nước Hằng hà,
Gần người, nữ quỷ hình ghê rợn,
Dáng điệu rụt rè, tiến bước ra.
2- Mái tóc quỷ nương ấy thật dài
Thả ra chấm đất, được buông lơi,
Che thân bằng các chùm tóc ấy,
Nữ quỷ thưa Tôn giả chuyện đời:
Nữ ngạ quỷ:
3- Năm mươi năm đã giã từ trần,
Con chẳng biết gì thức uống ăn.
Tôn giả, cho con xin chút nước,
Hiện con đang khát nước muôn phần.
Tỳ-kheo:
4- Đây dòng nước mát của sông Hằng
Chảy xuống từ miền núi Tuyết Sơn,
Hãy lấy nước kia và uống gấp,
Sao ngươi xin nước ở trên dòng?
Nữ ngạ quỷ:
5- Tôn giả, xin thưa, nếu chính con
Tự tay lấy nước ở dòng sông,
Nước liền thành máu, và vì thế
Con khẩn cầu ngài chút nước trong.
Tỳ-kheo:
6- Ngày xưa đã phạm ác hạnh nào
Do khẩu, ý, thân đã phạm vào,
Từ nghiệp quả gì tay ấy chạm
Nước sông Hằng hóa máu, vì sao?
Nữ ngạ quỷ:
7- Nam tử của con, Ut-ta-ra,
Xưa vốn là cư sĩ tại gia
Đem cúng các Sa-môn thực phẩm,
Tọa sàng, dược liệu, áo cà-sa.
8- Lòng con sôi động bởi xan tham
Thúc giục, nên con phỉ báng chàng:
‘Bất cứ vật gì ta chẳng muốn
Ngươi đem dâng cúng các Sa-môn,
9- ‘Ut-ta-ra, thứ ấy, ta cầu
Thành máu cho ngươi ở kiếp sau’.
Do nghiệp quả này, tay chạm phải
Nước sông Hằng hóa máu từ lâu’.

Khi ấy Tôn giả Revata cúng dường nước lên Tăng chúng và hồi hướng công đức cho nữ ngạ quỷ. Sau đó Tôn giả đi khất thực và khi đã nhận được thức ăn Tôn giả cúng dường chư Tăng. Rồi Tôn giả lấy một ít giẻ rách từ đống rác, rửa sạch, phơi khô xong, Tôn giả may thành y và cúng dường Tăng chúng.
Nhờ vậy nữ ngạ quỷ thọ hưởng thiên lạc, liền trình với vị Trưởng lão sự việc cùng bày tỏ niềm hạnh phúc thần tiên mà nó đã đạt được.
Từ nội dung trên đã cho thấy rằng phần lớn nội dung của tác phẩm Uất Đa La mẫu quỷ sự tương đồng với nội dung Ưu Đa La mẫu đọa ngạ quỷ duyên. Chỉ xét riêng về 12 điểm tương đồng giữa Biến văn và kinh Ưu Đa La mẫu đọa ngạ quỷ duyên trong hệ Hán tạng; thì Uất Đa La Mẫu quỷ sự thuộc văn hệ Pāli chỉ khác biệt một vài điểm nhỏ.
Sự khác biệt mục thứ 3. Nếu như Biến văn và Ưu Đa La mẫu, thanh niên Ưu Đa La nhờ mẹ cúng dường, thì trong Uất Đa La không có chi tiết này, nhưng vẫn bảo lưu chi tiết người mẹ khinh khi Tam bảo.
Sự khác biệt mục thứ 5. Nếu như Biến văn và Ưu Đa La mẫu, Tỳ-kheo Ưu Đa La đi tìm mẹ sau khi chứng đạo; thì trong Uất Đa La không có chi tiết này, mà thông tin ngược lại, tức mẹ đi tìm con.
Sự khác biệt mục thứ 6. Nếu như Biến văn và Ưu Đa La mẫu, Tỳ-kheo Ưu Đa La gặp mẹ ruột của mình; thì trong Uất Đa La, người mẹ gặp Tôn giả Revata.
Sự khác biệt mục thứ 9. Nếu như Biến văn và Ưu Đa La mẫu, Tỳ-kheo Ưu Đa La thay mẹ cúng dường; thì trong Uất Đa La Tôn giả Revata thay ngạ quỷ cúng dường đến chư Tăng.
Sự khác biệt mục thứ 12. Thay vì Đức Phật tán thán thì trong Uất Đa La Trưởng lão Revata đã tán thán thiện sự này và khuyên mọi người theo đó thi hành.
Năm điểm khác biệt nêu trên xuất hiện có thể do ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa, do các nhà phiên dịch bổ sung, hoặc do vô ý nên dẫn đến sai sót trong quá trình lưu giữ, biên tập.
Ở đây, có một điểm cần lưu ý. Vì trong nguyên tác Pāli của Pāli Text Society thì câu chuyện Uttaramātu Petavatthu (Uất Đa La Mẫu quỷ sự), nằm trong bộ Vimānavatthu và Petavatthu, chỉ gồm có chín câu kệ rất cô đọng.Thế nhưng trong bản dịch của cư sĩ Trần Phương Lan thì có phần dẫn nhập và kết thúc, nên nội dung câu chuyện dễ hiểu và khúc chiết hơn. Bản dịch của cư sĩ Trần Phương Lan là sự kết hợp giữa chín câu kệ trong nguyên tác Ngạ quỷ sự và bản Chú giải Ngạ quỷ sự của Tôn giả Dhammapāla.
Tôn giả Dhammapāla sống vào khoảng thế kỷ thứ V TL, ngài thực hiện bản chú giải Ngạ quỷ sự lúc ngụ tại tu viện Badaratitthavihāra. Trong khi đó, bản chú giải Uất Đa La Mẫu quỷ sự của ngài phần lớn tương đồng với tác phẩm Ưu Đa La mẫu đọa ngạ quỷ duyên do cư sĩ Chi Khiêm dịch vào giữa thế kỷ thứ III. Điều đó cho thấy, bản chú giải Uất Đa La Mẫu quỷ sự của Tôn giả Dhammapāla đã kế thừa từ một nguồn tư liệu tương tự như nguồn tư liệu của cư sĩ Chi Khiêm.
Nhận định
Kể từ khi Đức Phật cho phép đệ tử của Ngài được nghiên cứu kinh điển theo ngôn ngữ địa phương của mình, thì số lượng dịch phẩm kinh điển đa ngôn ngữ đã phát triển rất phong phú. Trong quá trình lưu giữ và phiên dịch kinh văn, đã tác động nhiều đến sự thay đổi về cấu trúc, kể cả những tên tuổi hoặc ẩn dụ được sử dụng trong kinh tạng. Kinh Vu lan là một trường hợp như vậy. Tuy nhiên, sự giống nhau về nội dung cơ bản giữa hai nguồn tư liệu Hán tạng và Nikāya qua đối khảo ở trên, đã đồng thời khẳng định tính chân thực và nhất quán của Phật pháp nói chung và kinh Vu lan nói riêng.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng, nhân danh một ai đó làm phước thì vẫn đem lại những kết quả thù thắng cho họ, dù đó chưa phải là người thân của mình. Tính chất vô duyên từ của Phật giáo được khẳng định ở điểm này. Về phương diện nghi lễ, phẩm vật có thể đơn sơ như nước uống, cơm canh và vải vụn, nhưng Tôn giả Revata vẫn khiến cho Uttaramātu thoát khỏi khổ quả, mà tư liệu Nikāya đã chỉ ra. Thế nên, việc nhân danh cha mẹ, hoặc những người thân đã khuất, vì họ mà làm nhiều thiện sự, bao gồm cả việc cúng dường Tam bảo, là việc làm đúng pháp. Không những vậy, các nguồn tư liệu cũng ghi nhận rằng, sự phát tâm của đối tượng, được kết hợp đồng thời với năng lực chú nguyện của chư Tăng, sẽ tạo nên những năng lượng chuyển hóa tích cực.
Một bản kinh khá ngắn và có mặt trong cả hai truyền thống, nhưng với Phật giáo Bắc truyền thì được biến thành một sự kiện lễ hội quần chúng, đem đến sự chuyển hóa thánh thiện trong tâm thức của nhiều người, và nhẹ nhàng lan tỏa ảnh hưởng của Phật giáo đến với số đông chưa phải là Phật tử; điều đó cho thấy tính năng động sáng tạo của các nhà hoằng pháp, kể cả vai trò hộ pháp của các vị quân vương Phật tử tại Trung Hoa trong thời kỳ đầu. Do vậy Lễ hội Vu lan theo Bắc truyền hay Lễ hội Uttara, theo Kinh tạng Nikāya, là một sáng tạo văn hóa thấm đẩm trí tuệ, cần được ghi nhận, bảo tồn và tán thán.
( tiếp II sau)
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:29 PM)
21-08-2017, 08:57 PM
Bài viết: #216
RE: NEW TOPIC'S DQ
II/ PHẦN HAI:CƠ SỞ HÌNH THÀNH& QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Đây là những nghiên cứu chi tiết, tuy nhiên mục đích tác giả nhằm chứng minh kinh phụ mẫu trọng ân là giả kinh ( tác giả dùng từ nặng hơn không thích hợp khi phê phán mộtbài kinh thông dụng , dù hợp lý , mà giáo hôi Phật giáo VN công nhận) . Thôi , chỉ nhằm đưa lên để làm tài liệu bà con nào thích tìm hiểu thì xem qua.

Khái lược lịch sử về một số truyền bản
Sau quá trình khảo sát nghiêm túc về các bộ Đại tạng kinh Hán ngữ hiện có, không phát hiện toàn văn của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng. Đây là dấu hiệu sơ khởi cho thấy các nhà biên tập Đại tạng kinh đã có một sự thẩm sát đúng mực, khi không đưa bản kinh này vào Đại tạng kinh. Tuy nhiên, khảo sát cũng phát hiện nhiều truyền bản đặc thù của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng, hoặc có cùng nội dung nhưng khác biệt về tên gọi.
* Bản tiếng Việt: Kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng được nhiều bậc tôn túc dịch ra tiếng Việt. Đơn cử như bản dịch của ngài Thích Huệ Đăng (1962); Hòa thượng Thích Huyền Tôn (1965); Hòa thượng Trí Quang (1994); Nhựt Chiếu… Trong bản kinh này, ngoài phần duyên khởi ghi lại sự kiện Đức Phật lạy đống xương khô, bản kinh còn nêu ra sự phân biệt giữa xương đàn ông và phụ nữ. Đặc biệt, bản kinh đã đề cập đến mười công ơn của cha mẹ và phương thức báo hiếu của con cái. Phần cuối, bản kinh tán thán công đức việc in ấn, quảng bá, và mô tả các dạng thức địa ngục mà kẻ bất hiếu phải trải qua.
* Bản nhà Nguyễn: Trong thư viện chùa Thắng Nghiêm, Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, hiện còn bảo lưu bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh nguyên tác bằng chữ Hán. Bản chúng tôi hiện có là ảnh chụp lại từ bản kinh này. Bản kinh được trùng khắc vào ngày rằm tháng Bảy, năm Thiệu Trị thứ bảy (1847). Trang đầu bản kinh cho thấy, tàng bản tại chùa Càn An, trại Nam Đồng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Gọi tắt là bản nhà Nguyễn.

[Hình: attachment.php?aid=13573]
Đại báo phụ mẫu trong kinh bản nhà Nguyễn

* Bản Trịnh-Nguyễn: Tiến sĩ Trần Trọng Dương, thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm tặng bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh bằng chữ Hán có kèm theo bản chú âm chữ Nôm. Theo Tiến sĩ Hoàng Thị Ngọ, nguồn gốc của bản kinh này vốn của Giáo sư Demieville (1894-1979), hiện được lưu giữ tại Hội nghiên cứu Á Châu ở địa chỉ: 52 Rue du Cardinal Lemoine, 75005, Paris, với ký hiệu PD 2350. Văn bản gốc này đã được ông Tạ Trọng Hiệp bồi dán, sao chụp và mang về tặng giới Hán Nôm trong nước năm 1979. Bản kinh này do Tuyên Quận Công Trịnh Quán, con của Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc, cho in lại vào đầu thế kỷ XVIII. Bản kinh này tạm gọi tắt là bản Trịnh-Nguyễn.

[Hình: attachment.php?aid=13574]
Kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng, bản chữ Nôm

* Bản tại Đài Loan: Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Shingen Fukuhara, thì trong khoảng mười năm trở lại đây (năm 2003), tại Đài Loan đã tổ chức ấn hành rộng rãi bản kinh mang tựa đề: Phật thuyết phụ mẫu ân trọng nan báo kinh, do Quang Minh sơn Phổ Giác Thiền sư Hoằng Pháp Bộ ấn hành vào năm 2010. Bản kinh được biên dịch sang tiếng Hoa và cả tiếng Anh song song. Điều đáng quan tâm là, bản kinh này đã mạnh dạn sáng tạo nhiều hình ảnh minh họa sống động.
* Bản tại Hàn Quốc: Theo nghiên cứu của Trần Minh Quang, có nhiều bản kinh được lưu giữ tại Hàn Quốc cùng mang tên Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh. Bản tại Song Khê tự, in năm Khang Hi thứ hai mươi (1681); bản tại Thiên Bảo sơn Phật Nham tự, in vào năm Khang Hi hai mươi sáu (1687); bản tại Hoa Sơn Long Châu tự, in vào năm Gia Khánh nguyên niên (1796).
* Bản tại hang động Đại Túc: Đại Túc là một quần thể hang động ở Trung Quốc, chứa đựng trên 50.000 bức tượng, điêu khắc và minh văn của nhiều tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Quần thể hang động này do một vị cao tăng thời Nam Tống (1127-1279) tên là Triệu Trí Phượng tổ chức kiến tạo. Trong hang động thứ 15, đã thể hiện tác phẩm Phụ mẫu ân trọng kinh biến kinh văn kệ tụng. Ngoài bản minh văn khắc trên đá này còn kèm theo những hình ảnh điêu khắc về mười ân của cha mẹ. Gọi tắt là bản Đại Túc.
* Bản bi ký Sơn Đông: Khắc trên đá, mang tên: Ân trọng kinh. Trong bản văn thì ghi là: Báo phụ mẫu ân (khuyết 1 chữ) kinh. Bản này được khắc vào năm Càn Hữu thứ ba (950). Bản rập của văn bia này hiện đang lưu tại Đại học Bắc Kinh, Mâu thuyên tôn nghệ phong đường, mang số hiệu 21487. Ngoài ra, tại Sơn Đông còn có một bản bia ký mang tên Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh, khắc in vào thời Bắc Tống, năm Hi Ninh thứ ba (1070). Bản rập của văn bia này hiện đang lưu tại Đại học Bắc Kinh, Mâu thuyên tôn nghệ phong đường, mang số hiệu 21488.
* Bản chép tay Đôn Hoàng: Bản này hiện được bảo lưu tại Đôn Hoàng Bảo Tạng, tập 132, từ phần cuối trang 145 đến đầu trang 149. Theo nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Hòa, bản kinh chép tay này xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ X, cuối thời kỳ Ngũ Đại, đầu giai đoạn Bắc Tống. Bản kinh cũng đề cập đến mười ân của cha mẹ, cách thức báo đáp của hiếu tử và mô tả khổ cảnh địa ngục. Một trong những điểm đặc thù của bản kinh chép tay này, đó là phần duyên khởi không đề cập đến câu chuyện Đức Phật lạy đống xương khô. Gọi tắt là bản Đôn Hoàng.

[Hình: attachment.php?aid=13572]
Bìa tập 132 Đôn Hoàng bảo tạng

* Bản Phụ mẫu ân đức tán văn: Bản này hiện được bảo lưu tại Đại tạng kinh Đại chính tân tu, tập 47, số 1983, nằm trong tác phẩm Tịnh độ ngũ hội niệm Phật lược pháp sự nghi tán, do Sa-môn Pháp Chiếu soạn vào niên hiệu Đại Lịch (766-779). Bài tán văn bao gồm 72 câu, thể hiện dưới dạng thể thơ năm chữ, mô tả mười ân của cha mẹ từ khi hoài thai, đến khi mẹ trăm tuổi vẫn còn thương con tám mươi. Bản tán văn là một tác phẩm thơ ca mang phong cách thơ Đường. Cuối bản văn là sự khuyến tu về Tịnh độ. Gọi tắt là bản Tán văn.
Qua 9 nguồn tư liệu liên quan đến bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng đã cho thấy, hiếu đạo là một trong những nội dung quan trọng được quan tâm và thể hiện trong nhiều cách thức khác nhau. Trong những truyền bản vừa nêu, đã có sự kế thừa và ảnh hưởng qua lại, về tư tưởng, hình ảnh và cả ngôn ngữ.
Đối khảo giữa các truyền bản và thực chất nội dung bản kinh

* Giữa bản nhà Nguyễn và các bản Việt dịch
Kinh Báo ân cha mẹ do Hòa thượng Thích Huyền Tôn dịch rất sát với bản nhà Nguyễn, từ phần Tiền phương tiện, nội dung chính cho đến phần hồi hướng. Bản của ngài Thích Huệ Đăng về cơ bản vẫn y cứ vào bản nhà Nguyễn. Hòa thượng Trí Quang cũng dịch bản kinh này với tên gọi kinh Báo ân cha mẹ, được chỉnh lý nhiều chỗ. Ngoài ra, cư sĩ Nguyên Thuận dịch là Phật thuyết kinh cha mẹ ơn trọng khó báo đáp; Tuệ Đăng - Nguyễn Minh Tiến dịch là Báo đáp công ơn cha mẹ; Thích Đạo Quang dịch là Kinh Phật nói về ân nặng của cha mẹ khó báo đáp… Những dịch phẩm này tuy có khác biệt đôi chút, nhưng cùng chuyên chở nội dung như bản nhà Nguyễn.
* Giữa bản nhà Nguyễn và bản Trịnh-Nguyễn
Bản nhà Nguyễn được in lại dựa trên nội dung của một bản gốc tương tự như bản Trịnh-Nguyễn, có gần 30 điểm khác biệt về cách sử dụng chữ, câu, và trật tự các phân đoạn giữa hai bản này. Đặc biệt, bản Trịnh-Nguyễn có 19 hình minh họa, bao gồm 10 hình minh họa về 10 công ơn cha mẹ và 9 hình minh họa tương ứng với các sự kiện được đề cập trong kinh. Riêng về 10 hình minh họa công ơn cha mẹ của bản Trịnh-Nguyễn, rất giống với 10 hình minh họa (còn gọi là Biến tướng đồ) của bản Hàn Quốc, tàng tại Thiên Bảo sơn Phật Nham tự, in vào năm Khang Hi hai mươi sáu (1687). Phải chăng bản Trịnh-Nguyễn và bản Hàn Quốc có chung một liên hệ nguồn cội? Trong khi đó, bản nhà Nguyễn không có những hình minh họa này.
Ở phần sau của bản nhà Nguyễn và bản Trịnh-Nguyễn, đều đính kèm một bản kinh mang tên Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh. Bản kinh này đã thu lục vào Đại tạng kinh Đại chính tân tu, tập 85, mang số 2887, mục Nghi tợ bộ với tên gọi: Phật thuyết phụ mẫu ân trọng kinh. Ngay từ rất sớm, bản Phật thuyết phụ mẫu ân trọng kinh này đã được Sa-môn Minh Thuyên xác định là một bản kinh sáng tác vào năm 695 thời nhà Đường.
* Cơ sở hình thành bản Phật thuyết
Bản Phật thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên để xác định chính xác thời điểm hình thành và ai là tác giả thực sự của bản kinh là điều không dễ dàng. Về dịch giả Cưu Ma La Thập, có nhà nghiên cứu cho rằng do người sau thêm vào. Bên cạnh đó, sau khi đối chiếu danh mục dịch phẩm của ngài Cưu Ma La Thập trong các bộ kinh lục, không phát hiện tác phẩm này. Cảm nhận bước đầu cho thấy, bản Phật thuyết được tập thành từ nhiều bản kinh liên quan đến hiếu đạo, trong Đại tạng kinh cũng như trong kho tàng văn hiến Phật giáo Trung Quốc.
Trước hết, việc mô tả mười ân của cha mẹ trong kinh Phật thuyết có nguồn gốc từ Phụ mẫu ân đức tán văn do Sa-môn Pháp Chiếu soạn. Sa-môn Pháp Chiếu được Đường Đại Tông (752-779) phong làm Quốc sư vào niên hiệu Đại Lịch năm thứ ba (768). Quốc sư là người đạo cao đức trọng, bản thân nhiều lần cơ cảm thấy các vị Bồ-tát, Thánh hiền. Sư sáng tác Tịnh Độ ngũ hội niệm Phật lược pháp sự nghi tán, hai quyển, bao gồm nhiều bài tán mà trong đó có Phụ mẫu ân đức tán văn. Phụ mẫu ân đức tán văn chính là bài văn tán thán mười công đức của cha mẹ từ khi hoài thai, sanh thành dưỡng dục, được trình bày nối tiếp trong 72 câu thơ.
Mở đầu, Tán văn viết:
累劫有因緣.
今來託母胎.
月餘生五胞.
七七六情開18
Trong khi đó, ở ân thứ nhất, bản Phật thuyết chép:
累劫因緣重.
今來託母胎.
月逾生五臟.
七七六精開
Trong một khổ thơ gồm 20 chữ, nhưng chỉ thay bốn chữ 有, 餘, 胞, 情 bằng bốn chữ 重, 逾, 臟, 精 và giữ nguyên vần, điệu, thì xem như được sao chép trọn vẹn. Các khổ thơ sau giữa bản Tán văn và bản Phật thuyết cũng trong tình trạng tương tự như vậy.
Mười ân này cũng được phát hiện trong bản chép tay Đôn Hoàng và bản Đại Túc. Bản chép tay Đôn Hoàng thì chỉ đề cập tên của mười ân. Trong khi đó bản Đại Túc vừa nêu tên của mười ân, nhưng dưới mỗi ân có khi được khắc bài tán Khuyến hiếu văn của Thiền sư Từ Giác; đôi lúc lại khắc bài Tán văn của Quốc sư Pháp Chiếu. Điều đó cho thấy mười ân trong bản kinh Phật thuyết được định hình từ nhiều nguồn.
Thứ hai, vấn đề phân biệt xương cốt của nam nữ được mô tả rất rõ trong bản kinh Phụ mẫu ân trọng thai cốt. Theo Tiến sĩ Shingen Fukuhara thì bản kinh Phụ mẫu ân trọng thai cốt hiện tồn tại ở Hàn Quốc, được khắc in vào năm Hồng Vũ thứ 11 (1378).
Thứ ba, việc mô tả quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, được đề cập đầy đủ nhất trong kinh Đại Bảo Tích, quyển 55, Phật vị A Nan thuyết xử thai hội, đệ thập tam. Bản kinh Đại Bảo Tích mô tả chi tiết quá trình hình thành, phát triển của thai nhi từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba mươi tám của thai kỳ, và đặc tả những nỗi khổ của người mẹ khi hoài thai cũng như thời điểm sinh con. Xét về niên đại lịch sử, kinh Đại Bảo Tích được ngài Bồ Đề Lưu Chi (562-727) cùng những người khác dịch và tập thành vào thời nhà Đường. Bản kinh Đại Bảo Tích này là một cơ sở lý luận quan trọng, nhằm lý giải về quá trình sinh trưởng của một con người, theo quan điểm Phật giáo. Qua xem xét nội dung cho thấy, bản Phật thuyết thừa kế không trọn vẹn kinh Đại Bảo Tích.
Từ ba điểm phân tích nêu trên đã minh chứng rằng, bản kinh Phật thuyết được tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Ở đây, chỉ xét riêng bài Tán văn của Quốc sư Pháp Chiếu, được biên trước thành mười ân trong bản kinh Phật thuyết nổi tiếng này, đã đủ cơ sở để khẳng định rằng, đây là một bản kinh được trước tác tại Trung Quốc.
Lý giải tại sao bản Phật thuyết được lưu hành lâu dài và sâu rộng?
Thời ngài Đạo An (314-385), mặc dù số lượng kinh điển được phiên dịch chưa nhiều, thế nhưng những tác phẩm kinh điển nghi ngờ cũng là một vấn đề nan giải, được ngài quan tâm, theo sát. Theo thống kê của ngài Đạo An trong Tổng lý chúng kinh mục lục, đến thời ngài, đã có 30 quyển kinh điển mang dấu hiệu nghi ngờ nằm trong 26 bộ.
Thậm chí ngay từ thời Lương Võ Đế (464-549), vấn đề chế tác kinh điển Phật giáo đã là một thực trạng được chính thức ghi nhận trong bản văn sám hối hiện khá phổ biến tại Việt Nam: Từ bi tam muội Thủy sám. Vào thời nhà Đường, ngài Trí Thăng (658-740) đã soạn bộ kinh lục mang tên Khai nguyên thích giáo lục, gồm 20 quyển. Theo thống kê từ bộ kinh lục này, số lượng kinh điển nghi hoặc rất lớn, bao gồm 1.074 quyển, nằm trong 406 bộ.
Thứ nhất, người xưa không phân định rạch ròi, giữa kinh, luật và luận. Đơn cử như Sa-di thập giới kinh, vốn là một tác phẩm về luật, nhưng đưa vào Tạp kinh lục trong Xuất Tam tạng ký tập. Có những trước tác của người sau, nhưng do vô tình hay cố ý nên vẫn được xếp vào kinh.
Thứ hai, một vài trước tác kinh điển liên quan đến sự tác động của vua chúa. Đây là trường hợp của Võ Tắc Thiên khi chỉ đạo trước tác kinh Đại Vân vào niên hiệu Thiên Thọ năm thứ hai (691). Đó cũng là trường hợp của Cao vương Quan Thế Âm liên quan đến Cao Hoan, con thứ hai của Văn Tuyên Đế.
Thứ ba, kinh điển của các tôn giáo khác đôi khi xen lẫn vào, do sơ suất hay có chủ ý. Đây cũng là trường hợp sai lầm trong tác phẩm Lịch đại Tam bảo ký, về bộ luận Tăng khư (僧佉論), một luận thư của triết phái Số luận (Samkhya), được ngài Trí Thăng chỉ ra trong tác phẩm Khai nguyên thích giáo lục Đó cũng là trường hợp cúng rượu, thịt mang ảnh hưởng nghi lễ của các tôn giáo khác, xuất hiện trong bản kinh La-phược-noa thuyết cứu liệu tiểu nhi tật bệnh,
Thứ tư, trước tác kinh điển nhằm bản địa hóa Phật giáo. Tư tưởng của Phật giáo tuy có những điểm chung mang tính toàn nhân loại, nhưng vẫn có những giá trị riêng có, đặc thù. Hai trong những quan điểm tạo nên sự xung đột âm ỉ và lâu dài giữa Phật giáo đối với hệ tư tưởng bản địa Trung Quốc, đó là vấn đề Hiếu và Kính.
Chỉ xét riêng vấn đề thể hiện sự cung kính đối với quân vương, đã tạo nên một cuộc tranh luận lớn giữa Phật giáo và đại diện chính quyền phong kiến Trung Quốc trong một thời gian dài, mà toàn bộ nội dung được thu lục thành một tác phẩm gồm sáu tập trong Đại tạng kinh, mang tên Tập Sa- môn bất ưng bái tục đẳng sự. Riêng về vấn đề hiếu đạo, dẫu rằng Phật giáo vẫn xem hạnh hiếu là một trong những đức hạnh cao tột, tuy nhiên cách thức báo hiếu của Phật giáo có những chuẩn mực khác hẳn Nho gia. Do vậy, sự ra đời của bản kinh Phật thuyết, dường như là một nỗ lực mang tính chủ kiến của giới sĩ phu, nhằm tác động về hai chuẩn mực đạo đức Hiếu và Kính theo khuôn mẫu Nho gia Trung Quốc. Theo Hajime Nakamura, bản kinh này được soạn thảo tại Trung Quốc nhằm tùy thuận quy chuẩn hiếu hạnh của Nho giáo. Với Giáo sư Shimizu Masaaki, thì bản kinh này khá phổ biến trong những quốc gia chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo.
Nếu tạm ước định kinh điển Phật giáo chính thức có mặt tại Trung Quốc vào những năm đầu thế kỷ, thì chỉ với khoảng thời gian tám trăm năm, nhưng đã có một lượng lớn kinh điển ngụy tạo xuất hiện như bản thống kê của ngài Trí Thăng đã chỉ ra. Đây quả là một thách thức, một trở lực không nhỏ, trong việc bảo toàn tính chân thực của kinh điển Phật giáo. Và cũng phần nào hé lộ chủ kiến của giới sĩ phu, hoặc chủ ý của triều đình phong kiến Trung Quốc, trong việc quảng bá nhiều bản kinh không chính phái ra những nước có sử dụng ngôn ngữ chữ Hán, trong đó có cả Việt Nam.
Thử lý giải nguyên nhân bản kinh Phật thuyết được quảng bố ở Việt Nam
Trước hết, về vấn đề niên đại. Bản nhà Nguyễn được xác định in vào năm 1847, bản Trịnh-Nguyễn in vào đầu thế kỷ XVIII. Riêng đối với bản Trịnh-Nguyễn, Giáo sư Shimizu Masaaki thuộc Đại học Osaka, Nhật Bản, sau khi tham khảo công trình nghiên cứu của Giáo sư Ogawa, cũng như đối chiếu về vấn đề chữ húy kỵ, cấu trúc của tác phẩm, so sánh các hình ảnh minh họa giữa ba bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh của Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam; đã đi đến kết luận, bản Trịnh-Nguyễn được in trước thế kỷ XV. Gần đây, Tiến sĩ Trần Trọng Dương sau những phân tích, đối chiếu chuyên sâu về phương diện ngữ âm học lịch sử, đã nhận định rằng: dịch phẩm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh có lẽ được thực hiện trước đời Trần, với độ lùi thời gian tối thiểu từ 2-3 thế kỷ.
Như vậy, bản kinh Phật thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc, có niên đại xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng thời nhà Lý (1009-1225), muộn nhất là đầu thời nhà Minh (1368). Nhận định này dựa trên cơ sở những công trình nghiên cứu từ bản chép tay Đôn Hoàng, bản Đại Túc, bản Hàn Quốc, bản Phật thuyết, niên đại của Thiền sư Viên Thái và thời điểm nhà Minh xâm lược nước ta.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Ứng Thiên thứ 14 (1007), vua Lê Long Đỉnh đã sai em mình là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã sang Tống xin kinh Đại tạng. Năm Cảnh Thụy thứ 2 (1009), Minh Xưởng chính thức thỉnh kinh Đại tạng đem về. Vào năm Thuận Thiên thứ 9 (1018), vua Lý Công Uẩn đã sai Viên ngoại lang Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống xin kinh Tam tạng. Vào năm Thiên Thành Thứ 7 (1034), vua Tống lại ban kinh Đại tạng. Như vậy, sự giao lưu kinh điển giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có sự khởi đầu từ rất sớm. Đây là ba cột mốc niên đại quan trọng, đánh dấu sự mở đầu và quá trình tác động lâu dài của hệ thống kinh văn chữ Hán đối với đất nước Việt Nam, trong đó có cả bản kinh Phật thuyết.
Bản kinh Phật thuyết xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại Việt Nam do hội tụ những yếu tố sau.
Thứ nhất, bản Phật thuyết được gắn với tên tuổi của một bậc dịch giả nổi tiếng là ngài Cưu Ma La Thập. Đây là một cách thức gán ép tên tuổi có sự cân nhắc và toan tính. Vì lẽ, tên của ngài Cưu Ma La Thập đã gắn liền với nhiều dịch phẩm kinh điển quen thuộc, đã đi vào lòng người Việt Nam như kinh A Di Đà, kinh Duy Ma Cật, kinhPháp hoa… Do đó, khi thấy kinh Phật thuyết do ngài Cưu Ma La Thập dịch, thì dễ dàng tạo nên một sự tin tưởng tuyệt đối, đối với nhiều giới và nhiều người.
Thứ hai, bản kinh Phật thuyết áp dụng một kỹ thuật quảng bố, khuếch trương mang tính kinh điển. Theo kinh Phật thuyết, nếu ai muốn báo đáp công ơn cha mẹ thì phải in ấn và quảng bố kinh này. Không những thế, kinh Phật thuyết còn đặc biệt nhấn mạnh, nếu như ai phát tâm in một cuốn kinh thì sẽ thấy được một vị Phật, in mười ngàn cuốn kinh thì sẽ thấy được mười ngàn Đức Phật. Mãi đến ngày hôm nay, kỹ thuật quảng bố này vẫn còn tác dụng, không những tại Việt Nam mà còn ở những quốc gia có sử dụng ngôn ngữ chữ Hán.
Thứ ba, chính sách đồng hóa của nhà Minh. Năm 1385, nhà Minh yêu cầu nhà Trần cung cấp 20 Tăng nhân, năm 1395, nhà Minh yêu cầu cung cấp thêm một lần nữa, và sau đó trao trả toàn bộ số Tăng nhân này về nước vào năm 1403. Từ năm Giáp Ngọ (1414) nhà Minh bắt đầu chính sách cai trị nước ta, cấm con trai, con gái không được cắt tóc, phụ nữ mặc áo ngắn, quần dài, đồng hóa theo phong tục phương Bắc. Năm Mậu Tuất (1418), mùa thu tháng 7, nhà Minh sai Hành nhân Hạ Thanh, Tiến sĩ Hạ Thì sang thu lấy các loại kinh sách ghi chép về sự tích xưa nay của nước ta. Năm Kỷ Hợi (1419), nhà Minh sai Giám sinh Đường Nghĩa sang ban các sách Ngũ kinh, Tứ thư, Tính lý Đại toàn, Vi thiện âm chất, Hiếu thuận sự thực, cho Nho học các phủ châu, huyện. Sai Tăng học truyền giảng kinh Phật tại Tăng Đạo ty. Có một sự kiện đáng chú ý ở thời kỳ này, đó là Thiền sư Viên Thái (1400-1460?) đã dịch Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh và Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh. Điều này xác định, hai bản kinh vừa nêu đã xuất hiện tại nước ta trong thời kỳ nhà Minh.
Ngoài ba lý do để bản kinh Phật thuyết được quảng bố và lưu hành rộng rãi vừa nêu, thì sự đồng tình và ủng hộ của chính quyền phong kiến ở mọi thời kỳ, là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm đảm bảo tính ổn định của văn bản, dù được sao chép và in ấn trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Khách quan mà nhìn nhận, bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng đạt đến sự thành công nhất định trong việc đề cao hiếu đạo. Do mang ảnh hưởng của dòng văn học Biến văn, nên bản kinh này đã tạo ra một sự sự rung cảm sâu sắc, lay động lòng người. Đây là một trong những thành công của dòng văn học Biến văn Trung Quốc, đã góp phần làm nên nhiều tác phẩm văn hiến của Phật giáo, trong đó có cả bản kinh Phật thuyết.
Thực sự, ngay từ thời nhà Minh, một trong những đại diện tiêu biểu của Phật giáo Trung Quốc là ngài Liên Trì (1535-1615), đã phát hiện điều này và thể hiện trong tác phẩm Trúc song tùy : Có hai giả kinh là Phụ mẫu ân trọng kinh, trong đó không hoàn toàn giống nhau nhưng đều giả danh các vị dịch sư thời xưa. Hai người bạn ta, mỗi người khắc ván in một kinh. Hai bạn đó đều là các bậc hiền sĩ, trung hiếu thuần chính, thấy các sách nay khuyến hiếu mà chẳng xét đến tính chất ngụy tạo của chúng. Có người nói: “Chỉ lấy nội dung đủ để khuyến hiếu của các sách đó mà thôi, dường như chẳng cần phân biệt chúng là thật hay giả”. Ta nói: “Ông chỉ biết đến một cái lợi mà chẳng biết đến hai cái hại. Một cái lợi thì đúng như ông nói, khuyên người ta thực hành hiếu đạo, há chẳng phải là việc tốt sao? Cho nên nói là một điều lợi. Còn hai cái hại là những gì? Một là những người vốn chẳng tin Phật, thấy các sách đó thì càng thêm nghi ngờ chỉ trích Đó là một cái hại. Hai là người vốn tin Phật chỉ có tín tâm, chưa từng đọc rộng nội điển, thấy những câu cú như thế lại sinh ra nghi ngờ, Thế là hại nhiều mà lợi ít. Huống hồ khuyến hiếu tự có Đại phương tiện báo ân kinh cùng Vu Lan kinh , biết bao nhiêu thứ thật sự do Phật thuyết lưu thông ở thế gian, cần gì phải dùng thứ sáng tạo đó!

( còn tiếp phần 3 )


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
22-08-2017, 06:43 AM
Bài viết: #217
RE: NEW TOPIC'S DQ
III/ PHẦN BA ( dung hòa các quan điểm > khá thích hợp với hiện tại )

[Hình: attachment.php?aid=13575]

Kinh Vu lan ghi lại những lời Đức Phật dạy về lòng thương yêu, bổn phận của con cái đối với cha mẹ hiện tiền hay quá cố, đối với những người đang trầm luân trong những khổ cảnh, nghịch cảnh và cách thức thể tình cảm và bổn phận ấy bằng những việc làm cụ thể, nhân dịp thưa hỏi của Ngài Mục kiền Liên.
Việc tìm hiểu kinh Vu Lan trong sự liên hệ với các bài kinh Tiểu Sư Tử Hống, Ước Nguyện trong Kinh Trung Bộ thuộc Nguyên thủy là điều cần thiết.

SƠ LƯỢC KINH VU LAN

Nội dung kinh vu Lan gồm 3 phần:
- Ngài Mục Kiền Liên là đại đệ tử của Thế Tôn, với lòng hiếu thảo mong muốn giúp đở mẹ mình đã lâu, nay nhân dịp Ngài chứng đắc sáu phép thần thông, liền muốn dùng những thần thông ấy tìm xem người mẹ quá cố của mình hiện thời đang ở đâu, để cứu giúp, báo đáp ân đức sinh thành.
- Ngài dùng Thiên nhản thông để nhìn suốt khắp sáu cõi, thì biết rằng mẹ mình đang ở cõi ngạ quỹ, bị bỏ đói chỉ còn trơ da xương, khốn khổ vô cùng. Thấy vậy, Ngài liền mang cơm đến cho mẹ ăn.
- Được cơm, mẹ Ngài vội lấy tay trái che dấu không cho ai thấy, tay phải bốc cơm mà ăn. Nhưng thương thay, nắm cơm vừa tới miệng liền biến thành cục lửa than cháy bỏng, nên không thể nào ăn được.
- Ngài Mục Kiền Liên không thể nào cứu giúp mẹ, rất bi ai, liền trở về bạch với Đức Phật sự việc như thế để nhờ Thế Tôn giúp đở.
- Thế Tôn giải thích cho ngài Mục Kiền Liên rỏ, vì căn tánh tham sân si của mẹ Ngài quá sâu dày, bất thiện nghiệp quá nặng nề, nên phải thọ quả báo tương ứng. Thế nên không phải chỉ riêng một mình Ngài Mục Kiền Liên không cứu được mẹ mình, mà thậm chí các vị đạo sỹ, các vị thiên thần, địa thần, quỹ thần, cho đến Tứ thiên vương cũng không thể làm gì được.
- Chỉ có biện pháp duy nhất là phải nhờ uy lực của chư Tăng trong mười phương (Thập phương tăng) mới cứu đặng mẹ ngài Mục kiền Liên cùng những người khổ nạn khác được thoát khỏi khổ cảnh (siêu thoát).
- Nhân ngày Tự tứ vào ngày rằm tháng 7, các hiền thánh tăng là các vị tỷ-kheo đang tu thiền định nơi rừng núi, đến các vị đã chứng đắc bốn đạo quả, hay là các vị tỷ kheo thuộc hàng Thanh văn, Duyên Giác đủ sáu phép thần thông giáo hóa tự tại, hay là các Bồ tát Đại sĩ thuộc hàng Thập địa đang hiện thế phương tiện tỷ-kheo, tất cả đều quy tụ trong Tăng chúng đồng đẳng nhất tâm tập hợp về cùng một trú xứ để thọ lễ Tự tứ.
- Vì tất cả các vị tỷ-kheo tụ hợp về thọ lễ Tự tứ đều là những người có đầy đủ giới hạnh trang nghiêm, có chánh định thù thắng, có chánh trí tuệ thù thắng nên tạo thành giới pháp đạo đức sâu rộng mênh mông, có oai lực cảm ứng, có thần lực hộ trì chiêu cảm, có hiệu lực tác động vô cùng linh ứng, quảng đại, vô biên.
- Vào ngày Tự tứ vào rằm tháng bảy này, chúng ta, mỗi người hãy vì cha mẹ hiện tại và trong bảy đời quá khứ, cùng những người đang ở trong vòng khổ nạn mà sửa soạn các loại đồ ăn thức uống, quả củ, trái cây đủ loại hương vị, ngon bổ, thượng vị, chay tịnh; các loại nhang đèn, hương hoa thanh tịnh mà dâng cúng dường các vị Hiền thánh tăng.
- Sau khi Ngài Mục Kiền Liên thực hiện lời chỉ dạy của Thế Tôn tức thời tiếng rên la bi thảm của mẹ Ngài không còn nữa và bà được thoát khỏi cảnh khổ trong kiếp ngạ quỷ.
- Đức Phật dạy, bất cứ ai từ hàng vương công phú quý đến hạng nghèo hèn cùng khổ đều có thể thực hiện lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ hiện tiền hay quá cố bằng cách vào ngày rằm tháng bảy, vào ngày Tự tứ sửa soạn trai lễ cúng dường Thập phương tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được sống lâu trăm tuổi, không bịnh, không khổ; cha mẹ trong bảy kiếp của mình được thoát khỏi cảnh khổ, được sanh thiên giới.

Ý NGHĨA VÀ THỰC HÀNH

Có thể nhận thấy kinh Vu Lan có những vấn đề như sau ( căn cứ thực tiển xã hội hiện nay,dq)
1/ Nếu cúng dường đầy đủ phẩm vật cho tăng chúng, để họ chú nguyện cho cha mẹ. Nếu người còn sống sẽ được hưởng phước lạc, tăng tuổi thọ, nếu như cha mẹ đã quá cố đang thọ khổ nơi địa ngục, ngạ quỹ sẽ được giải thoát, và cha mẹ trong các tiền kiếp sẽ được tái sanh vào các thuận cảnh nơi các cõi trời. Kết quả trên dường như nằm ngoài sự chi phối của luật nhân quả.
2/ Hiện nay, dù số lượng các ngôi chùa và tăng chúng rất phát triền, phương tiện đi lại truyền thông rất hiện đại, nhu cầu báo hiếu vào dịp ngày rằm tháng bảy là rất lớn, bên cạnh đó việc cúng dường tăng chúng báo hiếu cha mẹ chỉ diển ra vào ngày tự tứ và phải dùng sức chú nguyện của chư tăng mười phương (nhiều vị tăng). Thế nên việc tổ chức lễ Vu Lan cho từng gia đình, hay nhiều gia đình cùng lúc (mỗi gia đình với nhiều lễ vật) tại một ngôi chùa trong dịp này sẻ ít nhiều bị hạn chế.
3/ Tăng chúng thực hiện lễ Vu Lan là những Hiền thánh tăng đầy đủ đạo hạnh, giới đức, định lực, trí tuệ từ cận sơ quả, sơ quả đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát tạo thành một pháp giới đạo đức trang nghiêm thanh tịnh, từ đó có năng lực nhiệm mầu chú nguyện cứu giúp người trong khổ cảnh. Hiện nay các vị Hiền thánh tăng như đức Thế Tôn chỉ dạy chắc hẳn là không nhiều.
4/ Vật phẩm cúng dường rất đa dạng, nhiều chủng loại thuộc thượng vị, loại tốt, ngon nhất( tài thực , vật thực để cúng trai tăng…)
Đối với người nghèo, người không đủ điều kiện, rất khó khăn trong việc sắm sửa đủ các lễ vật để thực hiện việc báo hiếu theo lễ Vu Lan.
Nhưng tạm hiểu như sau:
Kinh Vu Lan tuy đề cập đến tha lực, nhưng thật ra bên trong hàm chứa ý nghĩa tự giác giác tha, tự lực giải thoát.
I/ Về phương diện từ bi cứu khổ:
1/ Các đạo sỹ ngoại đạo, các thiên thần, địa thần, quỹ thần, cùng Tứ thiên vương không có khả năng cứu mẹ ngài Mục Kiền Liên, chỉ có các vị hiền thánh tăng mới có khả năng ấy.( ngày nay điều kiện này hầu như không thể có )
Mỗi chúng sinh đều tạo nghiệp và nhận quả báo tương ứng, không ai có thể thay đổi, định luật nhân quả chi phối, vận hành toàn bộ hoạt động thành trụ hoại diệt trong sáu cõi luân hồi(trừ phi chính người đó tự thân sám hối , nhận thức hành động của chính mình.)
Do chính người đó bởi khi đươc chỉ dạy, giải thích, được hướng dẩn họ phải hiểu ra vấn đề đang gặp phải, hiểu về luật nhân quả, có kết quả tốt đẹp hôm nay thì phải có thiện nghiệp tức phải làm các điều thiện về thân, khẩu và ý trong quá khứ.
Còn nếu như tự mình đã làm các điều ác, các điều bất thiện về thân khẩu, ý thì nay tất yếu phải chịu quả báo xấu nơi các khổ cảnh. Đây là một quy luật tự nhiên không ai làm khác đi được, tự mình làm cho mình hạnh phúc, tự mình làm cho mình đau khổ.
Nhưng làm sao để họ được giải thích, hướng dẩn, được đánh thức, để khởi lên sự hiểu biết như thật về luật nhân quả, về khổ, về vô thường.Đó là nhờ nguyện lực của chư hiền thánh tăng dựa trên giới lực, dựa trên định lực và dựa trên tuệ lực của các vị ấy. Vì các hiền thánh tăng là đệ tử Thế Tôn, họ là các Sa môn.
“ . . . Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri một sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, trong pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với Đạo sư, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mản các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn “
( Kinh Tiểu Sư Tử Hống )
Nguyện lực thanh tịnh của chư hiền thánh tăng, đệ tử Thế Tôn xuất phát từ giới luật, định lực, tuệ lực có được do sự tịnh tín hoàn toàn đối với Đạo sư, tịnh tín hoàn toàn với Pháp; thành tựu hoàn toàn viên mản các giới luật; do từ lòng từ bi, hỷ xả, sự thương mến hoàn toàn và vô điều kiện với tha nhân.( ngày nay mỗi cấp chức, bất thành văn tự, luôn có một cái giá do người đời đặt ra hay…)
Nguyện lực ấy có năng lực cao diệu, có khả năng nhiệm mầu, đánh thức thiện tâm vốn có sẳn nhưng đã bị chôn vùi bởi vô số tham sân si từ quá lâu trong quá khứ. Từ đó nội tâm khởi lên sức mạnh ăn năn, sám hối, tự mình làm trong sạch thân khẩu ý. Do từ bỏ, không chấp thủ nên nội tâm được an tịnh, trí huệ phát sinh, khởi hiểu biết về luật nhân quả, về khổ, vô thường, hiểu vấn đề đang gặp mà chấp nhận sự thọ nghiệp với lòng thanh thản.
2/ Chú tâm tìm hiểu kỹ thì ý kinh dẩn đến khả năng tuyệt diệu, mở ra cơ hội báo hiếu cho tất cả mọi người, tất cả mọi chúng sinh ở mọi nơi, mọi lúc. Mở ra một thế giới tốt đẹp, trong đó mọi người đều là một hiếu tử, đều là hiền thánh tăng, và vô lượng chúng sinh được thoát khỏi nơi khổ cảnh.

“ Đệ tử Như lai / thực hành từ hiếu / thì mỗi ý nghĩ / thường thường tưởng nhớ / cha mẹ hiện tại / cho đến cha mẹ / bảy đời quá khứ /.
(Kinh Vu Lan)

Tình thương thật sự, vô điều kiện, tình thương bình đẳng không phân biệt người cha, người mẹ trong đời nầy tốt hay xấu hơn, thương ta nhiều hơn hay ít . Là lòng thương yêu đối với tất cả mọi chúng sinh, ắt hẳn rằng trong quá khứ xa xôi đã có lần một chúng sinh nào đó đã là cha, đã là mẹ của ta.
Trong Kinh Ước Nguyện, Đức Phật dạy rất rỏ:
“ Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ đến ta với tâm hoan hỷ, và nhờ vậy họ được quả báo lớn, lợi ích lớn! Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mản giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.”
( Kinh Ước Nguyện )

Kinh Ước Nguyện đã mở khả năng báo hiếu vừa mầu nhiệm, vừa thực tế lại vừa cao quý. Bấy lâu không biết làm thế nào để đền ơn, đáp nghĩa, để giúp đở cha mẹ quá cố, nhớ lại thuở trẻ, chưa ý thức được thế nào là chữ hiếu , mải rong chơi, lơ là bổn phận người con, đến khi trưởng thành, nhận ra ý nghĩ cao quý của lòng hiếu thảo, có điều kiện vật chất nhiều hơn thì cha mẹ không còn nữa. Kinh Ước Nguyện đã mang đến sự hân hoan, phấn khởi, hy vọng, tin tưởng lớn lao, có thể giúp đở đền ơn, báo hiếu cha mẹ một cách thực tế , cụ thể. Ai cũng có thể tự mình trở thành Hiền thánh tăng để thực hiện lễ Vu Lan cho chính mình, tự giải thoát mình, tự chuyển hóa tâm hồn thanh tịnh an lạc.

II/ Về phương diện tu tập:

1/ Đức Phật nhân dịp ngài Mục Kiền Liên thưa hỏi, mà chỉ dạy các đệ tử về chữ Hiếu và cách thức thực hiện chữ Hiếu, đồng thời qua đó sách tấn, khuyến khích đệ tử nổ lực tu hành, thành tựu giới hạnh, gia tăng định lực, tăng trưởng trí tuệ và phát triển tâm từ bi hỷ xả, hướng đến mục đích tự giác, giác tha.
2/ “ Đức Thế Tôn dạy / Đại Mục Kiền Liên / Thân mẫu tôn giả / gốc rể tội chướng / kết đã quá sâu / không phải năng lực / một mình tôn giả / có thể giải cứu. . .”
(Kinh Vu Lan)

Đoạn kinh nầy vô cùng quan trọng, chỉ rỏ khả năng cứu khổ có thực hiện được hay không, hiệu quả thế nào, không những tùy thuộc vào phẩm chất, nguyện lực của người chú nguyện cứu khổ, mà còn tùy thuộc vào phẩm chất căn tánh của ngưởi được cứu khổ.
Sự hiểu biết, ý chí tự giải thoát của từng người tùy thuộc vào căn tánh của người đó, vốn được hình thành trong quá trình huân tập, tập nhiểm, tích lũy từ các hoạt động về thân, khẩu, ý trong quá khứ. Khi còn sống, có căn tánh, phẩm chất như thế nào, thì tái sinh nơi các cõi khác cũng sẽ như vậy.
Giai đoạn sống ở thế gian rất quan trọng, trong cuộc sống thường nhật, bên cạnh việc tích lũy vật chất ( nếu thật sự cần thiết ) cho hạnh phúc đời thường, cần tích lũy số vốn về tinh thần, số vốn đó đến từ việc năng làm điều thiện, xả bỏ điều ác, giữ tâm ý trong chánh niệm, thanh tịnh. Khi sang cõi dữ khó có điều kiện thực hiện các điều trên, bởi khổ cảnh phải luôn đối phó, luôn chịu đưng sự đau khổ, thống khổ hành hạ, đâu còn thời gian, tỉnh táo để phân biệt điều hơn lẽ phải.
Người con hiếu, khi phụng dưỡng cha mẹ lúc còn sống, cung phụng cho phụ mẫu món ngon vật lạ, tiện nghi thoải mái, tiền bạc đầy đủ là điều tốt, nhưng thương yêu cha mẹ thì phải làm sao cho cha mẹ được hưởng hạnh phúc, không những trong hiện tại mà còn trong tương lai lâu dài. Thứ hạnh phúc không còn hay còn rất ít, hoặc ít ra cũng bớt đi sự hiện diện của sầu bi khổ ưu não bên cạnh.
3/ Sự chuẩn bị đầy đủ phẩm vật với nhiều loại ngon quý, ý muốn nhấn mạnh đến sự quyết tâm muốn báo hiếu, lòng chân thành luôn mong muốn báo đáp ân đức cha mẹ, giúp đở mọi người thoát khỏi cảnh khổ.
4/ Việc báo hiếu cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan là việc làm vô cùng tốt đẹp tạo nhiều phước báo cho chính mình. Nhưng việc báo hiếu sẽ thật trọn vẹn và tốt đẹp hơn nữa nếu thực hiện lễ Vu Lan đồng thời cho tất cả những ai đang trong vòng khổ nạn, người thân quen và cả những người không quen biết.
Một khi tâm từ bi nảy nở lớn mạnh, là lúc tâm thức chuyển hóa sang mức độ cao đẹp hơn, khả năng cảm ứng tương tác, trợ duyên cho người cần được giúp đở sẽ hiệu quả , kết quả tốt đẹp hơn.
“Ngày ấy các ngươi / hãy vì tất cả / cha mẹ bảy đời, / cha mẹ hiện tại, / những kẻ đang ở / trong vòng khổ nạn”
(Kinh Vu Lan)

Thực hiện việc báo hiếu viên thành, hiệu quả thiết thực, đúng với Chánh Pháp, kết quả liên quan đến các yếu tố trong mối quan hệ nhân quả sau:
1/ Bản thân người muốn cứu khổ cho người khác phải tự lực, tự mình ra sức tu dưỡng, rèn luyện vươn lên tầm cao Thánh đạo, để có phẩm chất tốt đẹp của người Phật tử mà cao quý hơn hết là phẩm chất của vị hiền thánh tăng;
2/ Phẩm chất tốt đẹp trên, có năng lực mầu nhiệm để cảm ứng, tạo duyên, gieo duyên đến người đang thọ khổ ( gieo nhân Pháp duyên);
3/ Người đang thọ khổ nhờ sự cảm ứng, trợ duyên, nhờ tác động của nhân Pháp duyên đó mà khả năng khởi lên trí hiểu biết, tự giác ngộ đi đến thoát khổ.
4/ Khả năng tự vươn lên, giác ngô, thoát khổ của người thọ khổ ở cấp độ nào, ở mức độ nào, là tùy thuộc vào hai yếu tố:
- Phẩm chất đạo hạnh, trình độ tu tập của người thệ nguyện cứu khổ;
- Và phẩm chất căn tánh của người đang thọ khổ.
5/ Thế nên, việc tu dưỡng của người thệ nguyện cứu khổ và cách sống thiện hay bất thiện của người được cứu khổ lúc còn tại thế có vai trò then chốt, quyết định hiệu quả của lễ Vu Lan.
6/ Mỗi một chúng sinh, đều có khả năng trở thành Hiền thánh tăng để cùng nhau thực hiện lể Vu lan cho cha mẹ mình cho những người thân,
những người quen và không quen biết.
Hơn thế nữa, để ngày Vu Lan, tháng bảy được kết quả mỹ mản trong mọi gia đình, trong mỗi tâm hồn thì ý nghĩa Vu Lan nên được thực hiện mỗi tháng, hay mỗi tuần, hay mỗi ngày, mỗi phút giây của cuộc sống. Được như vậylà đã đạt được cỏi tịnh độ ngay hiện tại.

Dựa theo:
- Kinh Trung Bộ, HT Thích Minh Châu, 1992
- Chữ hiếu trong đạo Phật, HT Thích thiện Siêu-Thích Minh Châu, 1993


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
04-10-2017, 09:17 PM
Bài viết: #218
RE: NEW TOPIC'S DQ
THẬP THIỆN NGHIỆP

Ở đây không đủ lực để bàn sâu, chỉ dám góp phần vắn tắt để bà con nào tập tu có thể tạm hiểu sơ qua mà thôi dq.

Thập Thiện hay còn gọi là Thập Thiện Nghiệp, Thập Thiện Giới, Thập Thiện Pháp. Tên gọi khác nhau là do tùy cách diễn nghĩa theo các phương diện ứng dụng, tùy theo cách nói về nghiệp, nói về giới luật hay nói về pháp tu.
Hành thập thiện là những điều mà Đức Phật giảng tại Long cung Sa Kiệt La, trước tám ngàn Đại tỳ kheo, ba vạn hai ngàn các vị Bồ tát. Đó là bản Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Kinh này do Ngài Thực Xoa Nan Đà, đời Nhà Đường (618 – 907) bên Trung Quốc dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Ở Việt Nam ta, hiện nay đã có những bản dịch ra tiếng Việt của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, một bản dịch khác do Cố Đại lão Hòa thượng Thích Hòan Quanvà có thể còn có một vài vị khác nữa đã dịch ra tiếng Việt như của Hòa thượng Thích Tâm Châu
Hành thập thiện là phương pháp tu đưa đến với hạnh phúc chân thật, giúp con người thoát cảnh đau khổ trên trần thế, rèn luyện con người tu tập để trở thành những nhân tố tốt cho xã hội. Tu thập thiện giúp cho người ta trở nên điềm đạm, có đức tính khiêm hạ, giản dị, có nhân cách cao đẹp và có đủ sức kiên trì nhẫn nại để vượt qua những khó khăn của đời sống. Tu thập thiện sẽ chuyển cảnh khổ đau, đói rét thành cảnh an vui, no ấm, giúp cho cuộc sống có đạo đức, chân thật, làm gương tốt cho mọi chúng sinh. Tu thập thiện giúp tránh tham lam, sân hận, si mê, không tham đắm ngũ dục, do đó giúp cho con người không thể trở thành những kẻ hung ác, giết người, trộm cướp, hiếp dâm. Nhờ thế tâm hồn con người sống trên trần thế không còn lo sợ phải tù tội và đọa lạc vào ba đường ác. Thập thiện giúp cho thân, khẩu, ý thanh tịnh, không phạm lỗi lầm, không tạo nghiệp ác.
Người không biết tu thập thiện thì ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo đủ mười điều ác , phải gánh mọi nghiệp quả khổ đau trong sáu nẻo luân hồi. Những người như thế ngay khi còn sống họ cũng đã phải chịu một cuộc đời đau khổ, nếu họ không làm mười điều lành mà chỉ làm mười điều ác (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, tham lam, sân hận, và si mê). Những kẻ một đời làm ác, sẽ không có lúc nào được an vui, dù họ ở vào địa vị nào trong xã hội, dù có quyền lực, giàu sang hay nghèo hèn thì bản thân và tâm hồn vẫn luôn đen tối và đau khổ triền miên.
Đức Phật đã dạy tu thập thiện cốt là để tạo nhân duyên, có đầy đủ phước báo để đời này được an vui, và kiếp sau cũng được giàu sang, sung sướng, thỏa mãn mọi nhu cầu của cuộc sống. Vì vậy Hành thập thiện đem lại lợi ích vô cùng to lớn không những cho kiếp này mà còn cho những kiếp mai sau.Còn đối với hàng xuất gia Hành thập thiện không những sẽ giúp cho các hành giả hưởng một cuộc sống an lạc trong hiện tại và đời sau sẽ sinh lên sáu cõi tầng trời hưởng cảnh vui thú,an nhàn hoặc đạt đến quả vị cao hơn.

Vì lẽ đó, người ta nói Hành thập thiện là cái gốc của các pháp lành thế gian và xuất thế gian.
Thập thiện bao gồm:
1. Bất sát sinh (zh. 不殺生, sa. pāṇāṭipātā paṭivirati) không sát sinh
2. Bất thâu đạo (zh. 不偷盜, sa. adattādānādvirati), tức là không trộm cắp, hay nói chính xác hơn: "Không nhận đồ vật người không cho";
3. Bất tà dâm (zh. 不邪婬, sa. kāmamithyācārādvirati) không tà dâm
4. Bất vọng ngữ (zh. 不妄語, sa. mṛṣāvādātvirati), nghĩa là không dối gạt người, không nói lời không chân thật. phải nói trên sự thật.
5. Bất lưỡng thiệt (zh. 不兩舌, sa. paisunyātvirati), không nói lưỡi đôi chiều, trước nói như vậy, sau lưng nói khác
6. Bất ác khẩu (zh. 不惡口, sa. pāruṣyātprativirati), không nói lời hung dữ, văng tục, chửi thề, nói lời độc địa
7. Bất ỷ ngữ (zh. 不綺語, sa. saṃbinnapralāpātprativirati), không dùng lời phù phiếm, nói những chuyện không mang lại lợi ích.
8. Bất tham dục (zh. 不貪欲, sa. abhidhyāyāḥprativirati); Ý không tham (tham ngũ dục lạc, sắc, danh, lợi, ăn, ngủ)
9. Bất thận khuể (zh. 不慎恚, sa. vyāpādātprativirati), Ý không sân (sân giận, phẫn nộ, buồn bực, khó chịu, chán nản)
10. Bất tà kiến (zh. 不邪見, sa. mithyādṛṣṭi-prativirati), Ý không si mê (không hiểu biết chân thật- hiểu biết lầm lạc, không tỉnh táo sáng suốt- nghiện ngập, mê ngủ)

[Hình: attachment.php?aid=13611]

Đức Phật nói kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo (kinh Mười điều lành) bao gồm:
- 3 nghiệp về thân : không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm
- 4 nghiệp về miệng (tức về khẩu ngữ) : không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói ác khẩu, không nói lời thêu dệt,
- 3 nghiệp về ý : không tham lam, không sân hận, không si mê tà kiến.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
09-12-2017, 04:20 PM (Được chỉnh sửa: 09-12-2017 04:20 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #219
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13668]

[Hình: attachment.php?aid=13670]


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
09-12-2017, 04:27 PM
Bài viết: #220
RE: NEW TOPIC'S DQ
TÌNH CỜ ĐỌC BÀI THƠ CỦA ÔNG BÙI GIÁNG (giáo sư , nhà văn, thi sĩ, người điên hay tỉnh , tiên mượn lớp người trân...Ngưởi đước rất nhiều bậc TT, ĐĐ mượn thơ để dạy pháp) dq làm ra pps này. Mời bà con ai đồng điệu xem qua.


.ppsx  DQ- CÁT BỤI.ppsx (Kích cỡ: 4.93 MB / Tải về: 283)
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 4 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS