Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
18-05-2018, 05:54 AM
Bài viết: #231
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13863]

[Hình: attachment.php?aid=13864]

[Hình: attachment.php?aid=13865]


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
16-06-2018, 09:37 PM (Được chỉnh sửa: 21-06-2018 06:14 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #232
RE: NEW TOPIC'S DQ
MÙA AN CƯ KIẾT HẠ CỦA GIỚI TU SĨ ĐẾN , dq đưa chủ đề nhỏ này lên: có thể sai sót , xin các bậc thiện tri thức miển thứ vì tài liệu đôi khi không thật chính xác .

BA THÁNG AN CƯ KIẾT HẠ

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ (bắt đầu từ ngày Đản sinh của đức Phật Thích Ca 15/4 Âm lịch cho đến ngày Lễ Vu Lan 15/7 Âm lịch). Đây là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo.
Duyên khởi của an cư kiết hạ là mùa Hạ
Truyền thống này đã có từ thời đức Phật nhưng thực ra pháp an cư không phải đức Phật là người đầu tiên chế định mà Ngài đã tùy thuận theo truyền thống vốn có của xã hội Ấn Độ đương thời và áp dụng cho hàng đệ tử xuất gia của mình.

Trong ba tháng ấy, Tăng chúng (đoàn thể người xuất gia - PV) tập họp trong một ngôi chùa để chuyên lo tu học và tinh tấn đạo nghiệp. Người xuất gia phải cấm túc tại một nơi .

Hàng năm cứ vào ba tháng mùa mưa, chư Tăng tập hợp lại cùng một trú xứ để an cư kiết hạ.

Theo Đại tạng Kinh Việt Nam thì duyên khởi của pháp an cư kiết hạ là vào mùa Hạ vì hay mưa gió nên cũng là mùa sinh sản các loại sâu bọ. Để khỏi dẫm đạp tàn hại các loài vi sinh trái hạnh từ bi, trong ba tháng Hạ người xuất gia không đi ra ngoài, trừ khi có duyên sự quan trọng.

Mặt khác an cư kiết hạ còn có ý nghĩa là tụ hợp Tăng chúng ở chỗ thanh tịnh để cùng nhau tu hành, kiểm điểm hành vi, cử chỉ, y theo luật Phật mà hành trì. Trong một năm để 9 tháng truyền bá chính pháp, ba tháng còn lại hoàn toàn dành cho sự tu học.
Duyên khởi để đức Phật chế định pháp an cư là như vậy. Từ đó về sau, hàng năm cứ vào ba tháng mùa mưa, chư Tăng tập họp lại cùng một trú xứ để an cư.

Thời điểm an cư không giống nhau

Theo ngài Huyền Trang (Tây Vực ký) và ngài Pháp Hiển (Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện) thì ngày kiết hạ là mồng Một (trăng tròn) của tháng Asàlha tương đương với ngày 16 tháng 5 theo lịch Trung Quốc.

Nhưng ngày an cư theo truyền thống Bắc Tông là ngày 16 tháng 4 Âm lịch có thể do ảnh hưởng kinh Vu Lan. Theo kinh này ngày Rằm tháng 7 là ngày Tự Tứ, do vậy phải kiết hạ vào ngày 16 tháng 4.

Còn theo truyền thống Phật giáo Nam Tông xác định ngày mùng Một (trăng tròn) của tháng Asàlha chính là ngày 16 tháng 6 Âm lịch. Do đó Phật giáo Nam tông tổ chức an cư vào ngày 16 tháng 6 và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 Âm lịch.

Sự sai khác về thời gian trong hai truyền thống này là do có sự sai khác về điều kiện thời tiết khí hậu của từng nơi. Do đó nếu căn cứ vào nguyên tắc “an cư trong mùa mưa” thì truyền thống nào cũng có những bất cập nhất định.
Hơn nữa, nếu xác định mục đích chính yếu của an cư là để trưởng dưỡng đạo tâm trau giồi Giới, Định và Tuệ thì thời điểm an cư theo truyền thống nào cũng không còn là vấn đề quan trọng. Vấn đề cốt lõi của nó là để phát triển đời sống tâm linh và xây dựng mối hòa hiệp giữa các thành viên trong Tăng già.

An cư kiết hạ là dịp thọ tuổi của chúng Tăng

Người đời lấy năm sinh mà kể tuổi còn đối với người xuất gia trong đạo Phật lấy số kiết hạ làm tuổi. Một người chưa kiết hạ là xem như chưa sinh ra thì chưa có tuổi nào. Người kiết hạ 2 lần thì được hai tuổi... và ngày Rằm tháng Bảy là ngày thọ tuổi của người xuất gia.
Đức Phật dạy rằng: Bổn phận người xuất gia là phải an cư kiết hạ mỗi năm một lần. Dù đến 60 tuổi cũng vẫn phải an cư kiết hạ. Lời dạy này đã nêu rõ đức Phật rất chú trọng đến sự thanh tịnh tu hành, sự hành trì giới luật một cách triệt để.

An cư kiết hạ là thời gian để cho Tăng Ni ở yên một nơi thúc liễm thân tâm trau giồi giới đức.

Trong các kinh điển, đôi khi thấy đức Phật tán thán hạnh độc cư và khuyến khích các Tỳ kheo nên sống theo hạnh đó. Nhưng trong một số trường hợp, Ngài lại khuyên các Tỳ kheo nên hòa hợp chung sống, trao đổi kinh nghiệm tu tập, sách tấn và nương tựa lẫn nhau.
Như vậy, chúng ta thấy lời dạy của đức Phật luôn tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà được nói ra. Thanh tịnh và hòa hợp là hai yếu tố hình thành nên Tăng đoàn của đức Phật. An cư là dịp để chư Tăng trưởng dưỡng hai yếu tố đó.


MÙA AN CƯ CỦA ĐỨC PHẬT

Dưới cội cây Bồ Đề (Bodhirukkha), vào ngày trăng tròn tháng Vesak năm 623 TCN, đức Bồ Tát Siddhattha đã trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammāsambuddho) duy nhất và tối thượng nhất trong tam giới này. Từ lúc thành đạo cho đến ngày Đức Thế Tôn viên tịch Níp-bàn dưới tàn cây của hai cội long thọ (Sālā) tại vườn Kusinārā của người Malla, Ngài đã trải qua 45 năm hoằng pháp với 45 lần an cư mùa mưa để đem đem đến con đường giải thoát cho những chúng sanh nào hữu duyên với Chánh Pháp.

Trong suốt 45 năm đó, Ngài không ở suốt nơi nào trong thời gian lâu, đó là thông lệ ba đời chư Phật, Ngài thường du hành khắp nơi để tiếp độ chúng sanh, đến khi mùa mưa đến thì Ngài cùng với chư Tăng mới an cư tại một địa điểm suốt 3 tháng mùa mưa. Rồi sau đó, khi mãn hạ thì Ngài lại cùng với chư Tăng lại tiếp tục công cuộc hoằng pháp độ sinh.

1. Mùa an cư thứ 1:
Vào ngày rằm tháng 6, sau khi thành đạo được hai tháng, Đức Phật vận chuyển bánh xe pháp tại vườn Lộc Uyển, ở Isipattana để tiếp độ cho nhóm 5 anh em của Ngài Kiều Trần Như (Koṇḍañña) với bài pháp đầu tiên là bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta). Với bài pháp này, Ngài Kiều Trần Như đã thành tựu được Thánh quả Nhập lưu và xuất gia tỳ-khưu với hình thức “Ehi Bhikkhu!”, trở thành vị Thánh Tăng đầu tiên trong Phật Giáo.
Vào ngày 16 cho đến ngày 19 tháng 6 thì lần lượt các Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji cũng đắc được Thánh quả Nhập lưu và cũng được xuất gia bằng “Ehi Bhikkhu!”.
Sau đó, ngày 20 tháng 6 thì Đức Thế Tôn thuyết bài Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇsutta) đến cho 5 vị tỳ-khưu và cuối thời pháp các Ngài đã thành tựu được Thánh quả A-la-hán. Như vậy là chỉ 5 ngày đầu tiên của mùa an cư thứ nhất, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp tiếp độ được 5 vị Thánh Tăng đầu tiên để mở đầu cho công cuộc hoằng pháp của Ngài.
Sau đó, ngài còn tiếp độ cho thanh niên Yasa cùng với 54 người bạn xuất gia và trở thành những vị Thánh Tăng. Như vậy, ngay lúc này trên thế gian đã có được 61 vị Thánh vô lậu xuất hiện.

2. Mùa an cư thứ 2-3-4:
Sau khi tiếp độ đức vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) và tiếp nhận ngôi Tịnh xá Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra – ngôi Tịnh xá đầu tiên trong Phật Giáo) gần thành Rājagaha (Vương Xá thành). Và chính tại nơi này, Đức Thế Tôn đã cùng với chư Tăng nhập hạ suốt 3 mùa an cư. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu là không phải Ngài ở suốt nơi này 3 năm, mà ngài chỉ ở suốt 3 tháng mùa mưa thôi rồi Ngài tiếp tục du hành thuyết pháp cho đến khi mùa mưa thì Ngài lại trở về Trúc Lâm Tịnh xá an cư mùa mưa.

3. Mùa an cư thứ 5:
Đức Phật đã nhập hạ tại ngôi Trùng Các Giảng đường (Kūṭāgārasālā) ở Đại Lâm (Mahāvana) gần kinh thành Xá Vệ (Vesāli). Trong mùa an cư này, Dì mẫu Mahāpajāpatigotamī cùng với 500 Thích nữ đã tự cạo tóc đắp y, đi bộ từ Kapilavatthu đến Vesāli để xin Đức Phật cho nữ giới xuất gia. Ngài đã ban hành 8 trọng pháp (Garudhamma) đến cho Dì mẫu như là sự xuất gia Tỳ khưu Ni của bà. Như vậy, đến mùa an cư này thì hội chúng Tỳ khưu Ni đã xuất hiện, Giáo hội Tỳ khưu Ni đã được thành lập, tứ chúng đã có mặt đầy đủ kể từ đây.

4. Mùa an cư thứ 6:
Đức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ khưu an cư mùa mưa tại núi Maṅkula.

5. Mùa an cư thứ 7:
Vào mùa hạ này, Đức Phật đã ngự lên cung trời Tāvatiṃsā để thuyết giảng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cho thân mẫu của ngài, là vị thiên tử ở cõi trời Đâu Suất (Tusita) trong suốt 3 tháng mùa mưa (tính theo thời gian cõi nhân loại). Sau khi nghe xong thời pháp, vị thiên tử đắc được Thánh quả Tu-đà-huờn.
Mỗi ngày, Đức Phật dùng thần thông hóa hiện ra một vị Phật nữa để thuyết pháp, còn Ngài đi khất thực tại xứ Bắc Cưu Lưu Châu, sau khi khất thực xong thì Ngài trở về Saṅkassa tóm tắt lại những gì Ngài đã thuyết cho Tôn giả Sāriputta nghe. Rồi sau đó Ngài trở lại cõi trời Tam Thập Tam để tiếp tục thuyết pháp.
Vào ngày mãn hạ, Đức Thế Tôn từ cung trời trở về địa cầu bằng chiếc thang ngọc do Thiên chủ Sakka hóa dựng, bên phải co chiếc thang bằng vàng cho chư thiên và bên trái có chiếc thang bạc cho chư đại phạm thiên. Cổng thành Saṅkassa nơi Phật ngự xuống là một trong số những địa điểm sẽ không bao giờ thay đổi của thế gian này, và tất cả chư Phật đều giáng trần tại đây sau khi thuyết Abhidhamma.

6. Mùa an cư thứ 8:
Đức Phật đã an cư mùa mưa tại rừng Bhesakala, ở núi Suṃsumāra của xứ Bhagga.

7. Mùa an cư thứ 9:
Đức Phật an cư tại ngôi chùa Ghositārāma ở Kosambi.
Thứ hậu Māgandiyā có mối hận thù với Đức Phật vì ngài nói bà “không thể so sánh với con gái của ma vương, Ngài không bao giờ đưa chân dụng tới nàng bởi vì nàng chỉ là một bị chứa đầy 32 thể trược” khi cha mẹ của nàng đưa đến để gả nàng cho Đức Phật. Vì mối hận từ trước, thứ hậu cho mướn côn đồ xỉ vả, mắng chửi Đức Phật khi ngài đi khất thực trong kinh thành. Và sau 7 ngày thì mọi tiếng ồn ào, mắng chửi này đã tự yên lặng.

8. Mùa an cư thứ 10:
Có hai nhóm Tỳ khưu trong thành Kosambi bất hòa với nhau, Thế Tôn khuyên ngăn không được nên Ngài đi vào rừng Pārileyyaka một mình và trải qua mùa an cư tại đây với sự hộ độ cúng dường của một con voi và một con khỉ.

9. Mùa an cư thứ 11:
Đức Phật đã ngự đến ngôi làng Ekanāḷā, trong Dakkhinagiri, một ngôi làng theo Bà-la-môn giáo gần xứ Magadha. Ngài ngự đến đây để thuyết pháp tiếp độ cho ông Bà-la-môn Kasibhāradvāja bằng thời pháp với đề tài “cách làm ruộng của Đức Phật”. Sau đó ông xuất gia trở thành vị Tỳ khưu Phật Giáo và chứng đắc được Thánh quả A-la-hán.

10. Mùa an cư thứ 12:
Theo lời thỉnh cầu của Bà-la-môn Verañja, Đức Phật cùng với chúng Tỳ khưu an cư mùa mưa tại xứ Verañjā. Lúc bấy giờ, nạn đói xảy ra tại xứ này, Đức Phật và chư Tăng phải dùng thức ăn của ngựa do một người buôn ngựa dâng cúng. Và trong mùa an cư này, Tôn giả Sāriputta bạch hỏi Đức Phật về thọ mạng của Giáo Pháp. Thế Tôn đã giảng cho Tôn giả nghe về thọ mạng của Giáo Pháp trong thời các vị Phật quá khứ. Tôn giả bạch xin Phật ban hành giới luật nhưng Thế Tôn đã từ chối lời thỉnh cầu ấy.

11. Mùa an cư thứ 13:
Mùa an cư này, Đức Phật ngự tại núi Cāliya. Lúc bấy giờ, Tỳ khưu Meghiya là thị giả hầu cận của Ngài[2]. Một hôm, trên đường đi khất thực trong làng Jantu, Tỳ khưu Meghiya thấy một khu vườn xoài bên bờ sông có khung cảnh hữu tình, khả ái nên muốn đi đến đó để tu tập. Tỳ khưu Meghiya đến bạch xin Đức Phật nhưng Ngài quán thấy duyên lành chưa đến nên Ngài khuyên ngăn 3 lần nhưng Tỳ khưu Meghiya vẫn bỏ đi.
Tỳ khưu Meghiya quá nóng vội nên lúc độc cư thiền tịnh vẫn không an trú được và quay trở về với Đức Phật. Thế Tôn giảng dạy cho Meghiya về năm pháp để thuần thục tâm giải thoát, là năm pháp diệt trừ tà tư duy, để hỗ trợ cho pháp hành thiền định. Tỳ khư Meghiya vâng lời Thế Tôn và chẳng bao lâu thành tựu được Thánh quả A-la-hán.

12. Mùa an cư thứ 14:
Mùa an cư này Đức Phật cùng với chư Tăng nhập hạ tại ngôi đại Tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana Mahāvihāra) do ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) kiến tạo gần kinh thành Sāvatthi. Trong mùa an cư này, Sa-di Rāhula tròn 20 tuổi nên được xuất gia Tỳ khưu với Ngài Tôn giả Sāriputta làm thầy tế độ.

13. Mùa an cư thứ 15:
Đức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ khưu nhập hạ tại ngôi chùa Nigrodhārāma, gần kinh thành Kapilavatthu. Ngôi chùa này do đức vua Mahānāma kiến lập để cúng dường và cung thỉnh Đức Phật với Chư Tăng trú ngụ. Cũng được ghi nhận là Đức Thế Tôn chỉ nhập hạ duy nhất một mùa an cư tại quê hương của mình.
Một sự kiện cũng đáng lưu ý là việc đức vua Thiện Giác (Suppabuddha) vì hận Đức Phật đã bỏ rơi con gái mình (công chúa Yasodharā) và làm cho con trai của mình (Devadatta) đi xuất gia nên vua đã ngăn cản đức phật khi ngài đi khất thực. Do hành động này, vua đã bị đất rút một cách thê thảm và đau đớn.

14. Mùa an cư thứ 16:
Đức Phật đã ngự tại Aggaḷāva của xứ Āḷavī và đã tiếp độ được dạ xoa Āḷavaka rất hung ác, nhờ Đức Phật tiếp độ và giáo hóa nên dạ xọa thành tựu được Thánh quả Tu-đà-huờn.

15. Mùa an cư thứ 17:
Mùa an cư này Đức Phật nhập hạ tại Trúc Lâm Tịnh xá (Veḷuvanavihāra) ở thành Rājagaha của xứ Magahda (Ma Kiệt Đà).

16. Mùa an cư thứ 18:
Thế Tôn nhập hạ 3 tháng mùa mưa ở núi Cāliya.

17. Mùa an cư thứ 19-20:
Hai mùa an cư liên tiếp, Đức Thế Tôn nhập hạ tại tại Trúc Lâm Tịnh xá (Veḷuvanavihāra).
Một sự kiện quan trọng xảy ra trong mùa hạ là sự kiện Tôn giả Ānanda chính thức trở thành vị thị giả hầu cận bên Đức Thế Tôn. Suốt 20 năm, Ngài không có vị thị giả cố định thường túc trực để hầu cận nên vào mùa hạ này Thế Tôn cũng đã lớn tuổi (55 tuổi) nên Ngài muốn có một vị thị giả hầu cận phục vụ. Tôn giả Ānanda trở thành vị Tỳ khưu thị giả của Đức Phật kể từ mùa hạ này trở đi.

18. Mùa hạ an cư thứ 21 cho đến mùa hạ an cư thứ 44:
Đức Thế Tôn chỉ thường trú tại hai ngôi chùa chính ở Sāvatthi, đó là Kỳ Viên Tịnh xá do ông Cấp Cô Độc cúng dường và ngôi Đông Phương Tự (Pubbārāma) do bà Visākhā cúng dường.

19. Mùa an cư thứ 45:
Mùa an cư cuối cùng của Đức Thế Tôn là tại ngôi làng Beluva gần kinh thành Vesāli. Trong mùa hạ này Ngài lâm trọng bệnh nhưng vẫn duy trì mạng quyền để tiếp tục công cuộc hoằng pháp độ sinh. Đức Thế Tôn nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại đây rồi tiếp tục du hành về nhiều nơi và cuối cùng là Kusinārā để viên tịch Níp-bàn vào ngày trăng tròn tháng Vesak cách đây 2555 năm.
45 năm, 45 mùa an cư kiết hạ của Đức Thế Tôn đã trải qua. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại được nhưng những bước chân của Ngài và chư Tăng trên khắp nẻo đường để thuyết pháp tế độ chúng sanh vẫn lưu lại. Đó là hình ảnh đẹp, tấm gương sáng về một bậc vĩ nhân duy nhất trong tam giới này./.

Kính xem thêm:

An cư (Vassùpagata) là truyền thống sinh hoạt tập trung tại một trú xứ nhất định trong ba tháng mùa mưa của các Tăng đoàn hay Ni đoàn Phật giáo. Truyền thống này bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thế, tiếp theo cuộc an cư ngừng khất thực để tránh mưa lần đầu tiên của giáo đoàn Đức Phật tại rừng Trúc được vua Tần-bà-sa-la dâng cúng.

Ấn Độ là xứ có mùa mưa kéo dài suốt ba tháng trong khoảng từ tháng Sáu đến tháng Chín dương lịch. Vào mùa mưa, bầu trời vẫn vũ, nước từ trên trời đổ xuống như trút kết hợp với nước dâng lên từ các ao hồ sông suối làm cho hầu như mọi sinh hoạt đều ngưng đọng. Côn trùng và các loài bò sát trốn nước ngập bò lúc nhúc khắp mặt đất.

Không riêng gì giáo đoàn của Đức Phật mà tất cả giáo đoàn du phương khác ở Ấn Độ thời ấy cũng hạn chế đi lại trong mùa mưa. Nhân việc ngừng khất thực để tránh mùa mưa, Đức Phật đã ấn định lễ an cư để hàng đệ tử xuất gia của Ngài giữ trọn hạnh không giết hại, kết hợp với việc tập trung vào một chỗ để tu tập dưới sự kiểm soát của các bậc thượng thủ.

Hàng năm, trong thời gian an cư, hàng đệ tử xuất gia của Phật phải nhóm họp với nhau tại một chỗ, xác định cương giới cụ thể, sau đó cùng nhau ăn ở tịnh tu suốt ba tháng. Theo quy định, người xuất gia không kể tuổi đời mà chỉ kể tuổi an cư, còn gọi là tuổi hạ. Nghĩa là mỗi khi hoàn tất một mùa an cư mà không phạm lỗi gì thì người xuất gia được công nhận đã thêm được một tuổi đạo.

Việc xác định một vị xuất gia tham dự an cư có phạm lỗi hay không được thực hiện vào cuối thời an cư, trong một ngày gọi là ngày tự tứ, do toàn thể những vị xuất gia có tham dự an cư tại một trú xứ nào đó quyết định, theo một hình thức kiểm điểm tập thể dựa trên sự phê bình và tự phê bình. Người hoàn tất sự an cư mà không phạm lỗi được tham dự lễ thọ y, nghĩa là được nhận thêm đồ dùng cá nhân mới mà quan trọng nhất là bộ tăng phục mới.

Phật giáo Việt Nam theo truyền thống Đại thừa, hàng năm mùa an cư bắt đầu ngay sau ngày Phật đản, rằm tháng Tư âm lịch, và chấm dứt vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch là ngày mà với người Việt Nam còn là lễ Vu-lan bồn, một dịp để người Phật tử Việt Nam thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Năm 2009, do âm lịch Việt Nam có nhuận 2 tháng Năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ấn định mùa an cư bắt đầu vào ngày rằm tháng Năm âm lịch.

Với các quốc gia theo truyền thống Nguyên thủy như Thái Lan, Myanmar và Kampuchea, việc tiến hành mùa an cư cũng có những nét khác.

Mùa an cư ở các xứ theo Phật giáo Nguyên thủy bắt đầu vào ngày đầu tiên trong kỳ trăng khuyết của tháng thứ tám (tháng Asalaha) theo lịch Ấn Độ. Trước đó một ngày, Phật tử địa phương tổ chức lễ Asalaha Puja (lễ cúng dường trong tháng Asalaha), được goi là kỷ niệm ngày Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên, gọi là ngày Chuyển Pháp Luân. Truyền thống Nguyên thủy cho rằng chính vào ngày Chuyển Pháp Luân, Tam bảo gồm Phật, Pháp và Tăng đã thành tựu trọn vẹn.

Cũng theo truyền thống và dựa trên cách tính của ngài Huyền Trang, ngày Chuyển Pháp Luân nhằm ngày rằm tháng Năm âm lịch hàng năm. Do vậy, mùa an cư ở các quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy thường bắt đầu vào ngày 16 tháng Năm âm lịch. Năm 2009, ngày Chuyển Pháp Luân của Phật giáo Nguyên thủy được ấn định vào ngày 7 tháng 7 năm 2009, nhằm ngày rằm tháng Năm nhuận theo âm lịch Việt Nam. Cũng ngay sau ngày đó, sẽ bắt đầu mùa an cư theo truyền thống Nguyên thủy.

Ngày bắt đầu mùa an cư ở các quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy là cả một ngày đại lễ. Phật tử đi hàng đoàn đến những ngôi chùa có tổ chức an cư để dâng cúng phẩm vật giúp các vị Tăng có thể an tâm tịnh tu trong suốt ba tháng. Một truyền thống đặc biệt ở Thái Lan và Miến Điện là việc dâng đèn nền hay còn gọi là lễ dâng lạp chúc. Tuy gọi là lễ dâng lạp chúc nhưng Phật tử địa phương lụ lượt mang đến chùa không chỉ đèn nến mà còn có nhiều loại vật dụng thường ngày khác cũng như thực phẩm dự trữ. Có những địa phương, Phật tử tập họp nhau lại tổ chức biểu diễn văn nghệ mừng lễ dâng lạp chúc suốt cả một ngày trước, ngày sau mới tiến hành việc cúng dường.

Tại Thái Lan, việc tham dự mùa an cư là một nhiệm vụ trọng đại và có tính cách bắt buộc đối với mọi tu sĩ, một phần vì không mấy người Thái nguyện sống đời sống tu hành suốt đời mà địa vị tu sĩ thường chỉ được coi như một hình thức đào tạo hay giáo dục về mặt tâm thức trong mỗi giai đoạn. Truyền thống an cư mang lại một nhiệm vụ trọng đại, nhờ vậy mà người mới thọ giới có thể tiếp nhận một sự giáo huấn tối đa về mặt tâm thức trong mùa an cư. Tu sĩ tới trú xứ qua đêm trong mùa an cư là điều bị trách mắng nặng nề.
[Hình: attachment.php?aid=13924]
Các giáo đoàn Nguyên thủy nhận thức rằng truyền thống an cư áp dụng trong thời hiện đại còn là một phương tiện cũng cố Tăng đoàn. Tăng sĩ thường sống cuộc sống rày đây mai đó, nay có dịp tăng trưởng mối quan hệ khi cùng sinh hoạt tại một trú xứ suốt ba tháng. Thời gian an cư cũng đem lại cho tập thể Tăng Ni một diễn đàn để trao đổi những kinh nghiệm tu tập. Các bậc thượng thủ trong chúng được coi như những bậc cha mẹ giúp trưởng dưỡng tình tương thân giữa các Tăng sĩ tham dự cuộc kết hạ. Mỗi người trong chúng đều có trách nhiệm cả về thân lẫn tâm của toàn chúng mà việc chăm sóc cho cả giáo đoàn chính là tâm thức của Tăng già.

Một kỳ an cư thường kết thúc bằng một ngày tương đương với ngày bố tát, các vị Tăng họp lại để đánh giá về nhau, mỗi người đều được phép trình bày suy nghĩ của mình về tất cả mọi người trong tinh thần lục hòa, bất kể địa vị cao cả đến thế nào của người tiếp nhận sự phê bình. Tuy nhiên, các giáo đoàn Nguyên thủy cũng nhận ra rằng, ngày nay, truyền thống tự tứ này chỉ còn lại hình thức. Tôn ti trật tự trong hệ thống giáo quyền ngày nay đã tước bỏ khả năng trìnhbày thẳng thắn của các vị Tăng Ni khi muốn nhận xét về các bậc trưởng thượng. Các vị trú trì và các bậc thượng thủ, nhất là những người có trọng trách trong Giáo hội, đương nhiên được miễn trừ trong mọi cuộc bố tát.

Tiếp theo buổi lễ tự tứ tại đó các nhận xét về từng vị xuất gia tham dự an cư đã được nêu lên, một buổi lễ đặc biệt được gọi là lễ dâng y hay lễ thọ y (lễ Kathina) được tiến hành. Kathina là tên gọi bộ tăng phục do Phật tử hiến cúng. Việc hiến cúng phải hoàn toàn do tâm nguyện của các Phật tử mà không hề có sự yêu cầu hay gợi ý nào từ phía Tăng đoàn có nhiệm vụ trao tăng phục cho những vị xuất gia nào cần đến hơn cả trong chúng. Nói khác đi, việc trao y cho tu sĩ thể hiện sự quan tâm của Tăng đoàn đối với tường người trong Tăng chúng.

Tuy truyền thống Nguyên thủy không có ngày lễ Vu-lan-bồn như truyền thống Đại thừa trong dịp chấm dứt mùa an cư, Phật tử theo truyền thống Nguyên thủy cũng có nghĩa vụ thể hiện sự kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi trong suốt mùa an cư; đặc biệt là trong ngày bắt đầu và ngày chấm dứt cuộc kết hạ. Tại Myanmar, truyền thống còn yêu cầu sinh viên học sinh phải thể hiện sự vâng phục đối với những người làm công tác giảng dạy trong hệ thống học đường. Ngoài ra, tuy vấn đề hôn nhân ở Myanmar không liên quan gì đến tôn giáo và hôn lễ không được cử hành bởi tu sĩ Phật giáo, trong suốt ba tháng an cư, hầu như không Phật tử Myanmar nào nghĩ đến chuyện lấy vợ lấy chồng, một tụclệ khiến cho ngay khi chấm dứt mùa an cư, số lượng đám cưới tăng vọt bởi những đôi trai gái Phật tử đã quá sốt ruột muốn chính thức hóa đời sống hôn nhân của họ.

Một nét đặc biệt khác trong mùa an cư ở các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy là nhân dịp bắt đầu mùa an cư ngay sau lễ Chuyển Pháp Luân, hàng cư sĩ thi nhau phát nguyện thực hiện một vài hạnh nào đó, chẳng hạn bỏ thuốc lá, thôi uống rượu, dừng nói dối….những điều mà họ vẫn chưa giữ được trọn vẹn trong việc thực thi năm giới căn bản của người Phật tử tại gia.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
27-06-2018, 05:16 AM
Bài viết: #233
RE: NEW TOPIC'S DQ
HÀNH ĐƯỢC LÀ CẢ CỰC LẠC THÔI.

[Hình: attachment.php?aid=13925]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
09-07-2018, 09:57 AM (Được chỉnh sửa: 09-07-2018 10:00 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #234
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13951]

1. Quy tắc đầu tiên: "Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả"

Không ai xuất hiện trong cuộc đời ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh ta, bất cứ ai ta gặp đều đem đến một điều gì đó, có thể dạy , giúp , cho ta kinh nghiệm hay rút ra bài học…để cải thiện tình hình theo chiều hướng tốt hơn khi ta nhận ra cái thực là hiện hửu .

2. Quy tắc thứ hai: "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra"

Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì ta trải nghiệm lại nên khác đi. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
"Không cóviệc: Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi..., nó hẳn đã khác đi. "
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp tìm ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ đối mặt tình huống nào trong cuộc đời đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của ta.

3. Quy tắc thứ ba: "Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm"

Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi đã bắt đầu cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó đã có sẵn đó để bắt đầu , thời điểm luôn đã có sẵn, xếp sẵn rồi

4. Quy tắc thứ tư: "Những gì đã qua, cho qua"

Khi điều gì đó trong hoạt động của ta kết thúc, có nghĩa là đã xong cho chính hành động đó . Đó là lý do tại sao, tốt hơn hết là ta hãy buông bỏ việc xấu đã trãi qua ,không kéo dài tự mản về thành công để tiếp tục một hành trình mới.
VÀ:
Không hẳn là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.Bạn nên hiểu rằng không một việc gì lại tình cờ đặt sai chỗ, nó là cái duyên ,cái thực là nó phải đang và phải xảy ra...


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
20-07-2018, 08:51 PM
Bài viết: #235
RE: NEW TOPIC'S DQ
Một hôm, trước giờ bố-tát của chư Tăng tại chùa Từ Đàm, Huế, chư Tăng đang chuẩn bị y áo để lên chánh điện nghe giới.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu bỗng cao tiếng hỏi: “Các thầy nghĩ thế nào về câu kệ: Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp…?”.
Đó là câu mở đầu trong bài kệ “khai kinhrất quen thuộc với tất cả Tăng Ni Phật tử. Ai cũng nằm lòng.
Cái quá quen thuộc bỗng trở nên cái quá xa lạ với mọi người. Cả thiền đường im lặng.

Hòa thượng tiếp: “Vô thượng không có nghĩa là không với tới, thậm thâm không có nghĩa là không thể đạt đến”. Cả thiền đường im phăng phắc. “Vô thượng thậm thâm, không với tới được, không đạt tới được là vì cái quá bình thường nó chặn lại. Đạo Phật là đạo Vô ngã, nếu lấy cái ngã mà hiểu thì làm sao có thể hiểu được cái cao xa, sâu sắc của Phật pháp. Lấy cái ngã để làm thì làm sao thâm nhập Phật pháp. Cũng giống như khi vào chùa lạy Phật, không để tâm nơi lễ Phật mà nhìn quanh, nhìn trước, nhìn sau, coi thử vị trí mình đang đứng có đúng với danh phận mình trong Giáo hội, ngoài đời chưa. Lạy Phật như vậy thì chỉ thấy mình mà không thấy Phật”.

Hòa thượng trở về lối nói của… “lão nông” thâm nhập Phật pháp: “Đạo mình là đạo Vô ngã, nhưng coi chừng, không thì ngã…vô hồi nào không biết”.
THANK YOU
20-07-2018, 08:52 PM
Bài viết: #236
RE: NEW TOPIC'S DQ
Một ít cảm nghĩ


[Hình: attachment.php?aid=13952]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
25-07-2018, 10:35 AM
Bài viết: #237
RE: NEW TOPIC'S DQ
GIÁM TRAI SỨ GIẢ BỒ TÁT

tài liệu này mạn phép copy lại tài liệu nghiên cứu có thể chưa thật chính xác 100% nhưng tương đối chuẩn qua hình ảnh đối chiếu. Xin cámơn tác giả bài viết này đã thỏa phần nào sự tò mò mỗi khi tham dự cúng ngọ thọ trai.

Lời viết của tác giả Tản Ngoạn

Đường đời là một con đường, đi, đi hoài, đi mãi mà vẫn chưa tới đích. Cũng trên con đường đó có khi ta thường xuyên đi lui, đi tới mà không nhớ hết những chi tiết xung quanh. Nhất là lúc chúng ta ngồi trên xe được người khác chở đi, thì có khi đi rất nhiều lần vẫn không nhớ đường. Nhưng nếu chúng ta tự tìm đường mà đi thì rất dễ nhớ. Tôi đã đi chiêm bái khá nhiều chùa, kể cả trong Nam ngoài Bắc. Tuy vậy tôi không biết Đức Giám trai Bồ-tát là ai và thân thế, sự tích của ngài ra sao. Tôi chắc một vài con nhang đệ tử cũng không khác gì tôi, đến chùa mà chưa biết Phật. Vì vậy ở đời dù lớn dù nhỏ cái gì cũng phải học; học bao nhiêu cũng thấy không đủ. Tôi mạo muội ghi chép lại câu chuyện này ngõ hầu làm vui lòng những vị nào cũng có hoàn cảnh như tôi.

Tích Giám trai:

Đức Giám trai được thờ cúng không nhiều ở trong các chùa. Chúng tôi cũng có tới thăm nhiều chùa ở phía Bắc nhưng chưa gặp tượng này, cũng có thể là tượng thờ này chỉ thờ trong trai đường hoặc nhà bếp nên chúng tôi không được biết. Ở các chùa phía Nam thì cũng không phải chùa nào cũng có thờ Đức Giám trai nên cũng không mấy quen thuộc đối với những người chưa đi sâu vào nghiên cứu về Phật giáo. Lượng thông tin về Giám trai khá khiêm tốn. Có nhiều ý kiến chưa hoàn toàn giống nhau và mọi tư liệu đều chỉ mang tính tham khảo.

1. Theo tra cứu trên mạng thì có trang cho rằng kinh sách có nói thuở trước có một vị Tăng chuyên lo công việc ở nhà trù để phục vụ cho toàn thể Tăng chúng trong chùa. Một hôm trong lúc nấu cơm thì hết củi. Không biết làm sao cho kịp buổi cúng ngọ, ngài đã phát nguyện đưa cả đôi tay vào làm củi. Ngọn lửa từ đôi tay đã cháy lên giúp nấu chín nồi cơm. Sự hy sinh dũng cảm của ngài đã được ghi nhận và ngài trở thành vị Bồ-tát được thờ phụng trong các trai đường hoặc các nhà trù ở các chùa. Trong các bài kinh khẩn nguyện có câu: Nam mô Giám trai Bồ-tát. Câu chuyện trên có nhiều ý nghĩa đặc biệt là về phẩm hạnh của một vị chân tu.

2. Theo trang web Nghệ thuật Phật giáo thì Giám trai sứ giả là vị thiên thần trông nom việc ăn uống cho chúng Tăng. Vì có công đức hộ pháp, giữ gìn chốn già-lam nên được tôn xưng Bồ-tát. Giám trai sứ giả thường được thờ ở trai đường hoặc nhà trù trong các chùa viện ở Trung Hoa và Việt Tôn hiệu của Giám trai được chư Tăng xưng niệm mỗi ngày trong lễ cúng Ngọ: Nam mô Giám trai sứ giả Bồ-tát. Hình tượng của Giám trai rất đa dạng.Theo Phật quang đại từ điển, tượng Giám trai có mặt xanh, tóc đỏ; hình dạng thiên thần kỳ dị và uy dũng. Tại chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), tượng Giám trai có mặt đen, tay cầm búa, mạnh mẽ, võ nghệ siêu phàm (Thích Đức Niệm, Pháp ngữ lục, Nguồn gốc võ Thiếu lâm). Nhưng Giám trai ở các chùa Việt thì có hình dáng bình dị, gần gũi với con người. Giám trai chùa Tây Phương (Hà Tây) có dáng dấp của vị quan văn nho nhã, đội mũ cánh chuồn, chân đi hài, ngồi trên bục (Chu Quang Trứ, Chùa Tây Phương). Còn Giám trai ở Hội Linh cổ tự (Cần Thơ) thì bình dị như nông dân, ngài ngồi trong tư thế nghỉ ngơi, một tay tì lên cán búa dựng trước ngực, ở trần, quần vận lưng, mặt xương, má lõm, đôi mắt sáng quắc (Phan Hữu Tường, Hội Linh cổ tự). Và đây cũng là hình tượng Giám trai sứ giả Bồ-tát phổ biến ở các chùa miền Nam.

Về sử liệu liên quan đến Giám trai sứ giả, hiện chúng tôi được biết có hai quan niệm. Thứ nhất, Giám trai là hiện thân của La-hán Tân-đầu-lô Phả-la-đọa (Pindola Bhàradvàja). Theo Thích-thị Yếu-lãm (quyển hạ) và Đạo An truyện thì việc thờ Thánh tăng Tân-đầu-lô trong trai đường bắt nguồn từ ngài Đạo An (312-385): “Đạo An pháp-sư mộng thấy một nhà sư người Hồ (Ấn) tóc bạc mày dài, nói rằng: Cứ hàng ngày dọn cơm cho ta ăn, về sau sẽ có Luật Thập tụng. Đạo An biết ngay rằng đó là La-hán Tân-đầu-lô bèn dựng bệ thờ trong thực đường, đặt thức ăn cúng dường. Về sau, các chùa lấy đó làm phép tắc”. Từ cơ sở này, truyện Hai con cọp tinh ở Hoành Sơn (đời Đường) thuật:“Trong nhà trai thờ tượng cốt một vịTăng, lông mày trắng rủ dài, hiệu Giám trai sứ giảTân-đầu-lô Phả-la- đọa-xà Tôn giả”(Minh Chiếu sưu tập, Truyện cổ Phật giáo, tập II). Quan niệm này ngoài Đạo An truyện, có thể ảnh hưởng từ danh hiệu đệ nhất ứng cúng và tư tưởng của bộ Pháp Trụ Ký cho rằng La-hán Tân-đầu-lô phụng hành ý chỉ Phật, ở lại trần gian ủng hộ, xiển dương Phật pháp. La-hán “mày trắng” đã thị hiện ứng cúng trong lễ cúng dường của vua A-dục, hóa độ Lương Võ Đế và xác chứng sự nghiệp phiên dịch kinh điển của Đạo An, v.v.Tuy vậy, căn cứ vào Tăng nhất A-hàm I và Tăng chi bộ I thì Tôn giả Tân-đầu-lô chỉ là vị Thánh đệ tử bậc nhất về hàng phục ngoại đạo, rống tiếng rống sư tử.

Một quan niệm khác về Giám trai sứ giả, theo Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, quyển VI, mục IV – Nhĩ căn viên thông (đời Minh), dẫn tích rằng ngài là thị hiện của thần Khẩn-na-la vương, một vị thần Già-lam thủ hộ chùa Thiếu Lâm (thời Tam Quốc), có công đánh đuổi giặc cướp. Vị lão tăng ở Thiếu Lâm tự suốt ngày chỉ bổ củi, nấu cơm nhưng khi đối diện với giặc cướp thì công thủ phi phàm, bảo vệ bình yên ngôi Tam bảo rồi sau đó mai danh ẩn tích. Vì thế, chư Tăng chùa Thiếu Lâm tạc tượng ngài sắc mặt đen, tay cầm búa để thờ trong trai đường và nhà trù, xưng Giám trai sứ giả đồng thời còn tôn xưng Khẩn-na-la Vương Bồ-tát. Thực ra, Khẩn-na-la Vương là Ca thần hay Nghi thần, thần pháp nhạc của Đế-thích thuộc Bát bộ chúng, phát nguyện ủng hộ Phật pháp, giỏi về tấu pháp nhạc như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục ba-la-mật… Trong Nghi thức chúc tán Giám trai (Nghi lễ – Thích Hoàn Thông), có xưng niệm danh hiệu Nam-mô Giám trai sứ giả Đại Thánh Khẩn-na-la Vương chi thần. Rõ ràng quan niệm về Giám trai sứ giả Đại thánh Khẩn-na-la Vương chi thần trong Nghi thức chúc tán Giám trai có nguồn gốc từ vị Giám trai sứ giả chùa Thiếu Lâm, hiện thân của Khẩn-na-la Vương Bồ-tát, một trong ba mươi hai thân của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Trở lại vấn đề tượng Giám trai sứ giả Bồ-tát với hình dáng ngồi ở trần, tay cầm búa, dáng vẻ thong dong tự tại hiện được tôn thờ khá phổ biến ở Nam Bộ cùng với tôn hiệu Giám trai sứ giả Đại Thánh Khẩn-na-la Vương chi thần, cho thấy vị Giám trai “cầm búa, bổ củi, nấu cơm” ở các chùa miền Nam có xuất xứ từ “vị Giám trai sứ giả mặt đen, tay cầm búa” của chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. (từ Quảng Tánh – Huyền Ngu – Phật pháp Bách vấn).

3. Chúng tôi có đến thăm chùa Giác Viên và chùa Gò (Phụng Sơn tự) và hỏi các vị trụ trì của chùa về sự tích Đức Giám trai Bồ-tát thì đều được trả lời: đấy là một vị Tăng phục vụ trong trai đường và nhà trù (nhà bếp) của chùa. Trong quá trình phục vụ đã có nhiều công quả nên trở thành chánh quả và thành vị Bồ-tát. Ngài được thờ phụng ở trai đường trong chùa. Riêng vị trù trì chùa Vạn Thọ thì cho biết thêm, Đức Giám trai là một biểu tượng cho chúng sinh, nguyên trước khi thành chánh quả, ngài là một người mang đầy đủ thất tình lục dục nhất là thích ăn uống. Cơ duyên đưa Ngài đến cửa chùa và trong quá trình làm việc cho trai đường, ngài đã giác ngộ đóng góp nhiều công quả nên đắc đạo và trở thành Bồ-tát.

Sự tích này như một việc khuyên dạy chúng sinh: chỉ cần có căn tu có lòng hướng Phật thì dù là một chúng sinh bình thường khi quay về hướng Phật một lòng chuyên tu thì vẫn có thể trở thành chánh quả.


Để có thể khẳng định đây là tượng Giám trai, chúng tôi đã đến thăm chùa Giác Viên, Phụng Sơn tự và chùa Vạn Thọ. Ở chùa Vạn Thọ không có tượng và vị trí thờ Giám trai Bồ-tát ( Theo sư trụ trì tuy không có thờ Giám trai nhưng hàng ngày trước khi ăn uống khi niệm kinh đều có niệm Giám trai Bồ-tát.

Ở chùa Phụng Sơn tự tuy có thờ Giám trai nhưng tượng thờ lại được làm bằng xi-măng và sơn nhũ vàng phủ lên nên chúng tôi chỉ đăng ảnh để tham khảo.

[Hình: attachment.php?aid=13953]
Tượng Giám trai tại chùa Giác Viên

Trong ba tượng Giám trai bằng gốm Cây Mai mà chúng tôi được biết thì tượng ở chùa Giác Viên là đẹp nhất và giá trị nhất vì trên bệ tượng còn ghi rõ lạc khoản gồm thời gian và nơi chế tác.

Tượng Giám trai được chế tác có phong cách giống với các tượng Thập bát La-hán. Một tay chắp trước ngực, một tay chống trên cán búa phong thái ung dung tự tại và rất mạnh mẽ mang phong cách của con nhà võ. Các đường nét của quần áo, dải khăn đều rất tinh tế mềm mại và rất mỹ thuật. Đặc biệt đôi dép được chế tác quá xuất sắc làm cho bức tượng hài hòa, cân đối và rất có thần thái.

Phía trước bệ tượng nhìn từ ngoài vào bên phải có đắp nổi bảy chữ Hán: “Canh Thìn, trọng đông cát đán lập” (có nghĩa là được làm ngày lành tháng 11 năm Canh Thìn).

Phía bên trái đắp nổi bảy chữ Hán: Đề Ngạn Nam Hưng Xương Điếm Tố (có nghĩa là tiệm đắp tượng Nam Hưng Xương Đề Ngạn (Sài Gòn xưa).

Năm Canh Thìn ở đây theo một số nhà nghiên cứu thì đây là năm 1880. (Nhưng theo tôi để có thể tính chính xác hơn thì còn phải tìm hiểu thêm về lạc khoản thứ hai ở bên trái về tên Đề Ngạn chỉ địa danh Sài Gòn Chợ Lớn trong khoảng thời gian nào tiệm đắp tượng Nam Hưng Xương hoạt động trong thời gian nào kết hợp với năm xây chùa Giác Viên để tính). Kích thước của tượng khoảng 80cm; màu men ở dải áo, quần, lưỡi búa và nhất là môi và móng tay móng chân có thể đã được dùng sơn vẽ phủ lên (Vì tượng để trên cao xung quanh có nhiều ảnh và tượng thờ khác, ánh sáng lại không đầy đủ nên chúng tôi thực sự không dám chắc chắn về nhận xét của mình).tuong-giam-trai nha st VoMinhMan

[Hình: attachment.php?aid=13954]
Tượng Giám trai của nhà sưu tập Võ Minh Mẫn

Trong dịp ghé thăm nhà mấy người bạn sưu tầm cổ vật ở Cần Thơ chúng tôi có gặp một tượng Giám trai. Tượng này cũng có chiều cao khoảng 70cm-80cm. Tượng này chế tác có phần đơn giản hơn, màu áo là màu xanh cô-ban phía trong có lót áo trắng. Tay phải cầm búa nhưng búa đã bị gãy, còn lại lưỡi búa (chủ nhân để dưới bệ tượng).

[Hình: attachment.php?aid=13956]
Tượng chúng tôi sưu tập được

Tượng này hiện thuộc sở hữu của một người trong Hội Cổ vật TP.HCM. Tượng chúng tôi sưu tập được có chiều cao 75cm, đầu có đội khăn gần giống như khăn đội trên đầu tượng Quán Thế Âm Bồ-tát. Tượng có ba lớp áo: trắng, xanh cô-ban và áo khoác ngoài xanh lục đậu. Cả tượng số hai và số ba đều để chân trần, có tư thế ngồi gần giống. Tuy bị gãy hai bàn tay nhưng theo chủ cũ cho biết thì có tay trái để trên đùi và tay phải như đang cầm một vật gì đó, chúng tôi cho là cầm búa.

[Hình: attachment.php?aid=13955]
Tượng Giám trai ở chùa Gò (Phụng Sơn tự)

Tượng Giám trai này được đắp bằng xi-măng sơn nhũ vàng, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu có tính chất tham khảo.

III. Nhận xét

Sau khi quan sát các bức tượng trên, chúng tôi sơ bộ có một nhận xét chung là các tượng này đều được chế tác rất tự nhiên, tư thế ngồi, trang phục… hết sức đời thường. Các bức tượng đều rất viên mãn, khuôn mặt hiền hòa, nhất là khuôn mặt tượng ở số 3 còn nở một nụ cười rất truyền cảm. Các bức tượng đều mang dáng dấp của con nhà võ khỏe mạnh, cường tráng. Qua các bức tượng chúng ta thấy các tác giả tuy dựng tượng có khác nhau, không tượng nào giống tượng nào (chứng tỏ đây không phải là loại tượng được làm hàng loạt), nhưng các tượng đều có chung một motip, chung một cách thể hiện. Thông qua bức tượng họ muốn biểu đạt một nhân vật đời thường được ăn uống đầy đủ (vì ở trong bếp) nên rất viên mãn, bình dị, hiền hòa và rất gần gũi với đời thường. Phải chăng đây cũng là mục đích để cho chúng sinh hiểu rằng: Những con người trần tục nhưng nếu có công tu dưỡng một lòng hướng Phật thì đều có thể trở thành chính quả. ■


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
08-08-2018, 06:24 PM
Bài viết: #238
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13998]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
08-08-2018, 06:24 PM
Bài viết: #239
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13999]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
21-08-2018, 09:48 PM
Bài viết: #240
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14041]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS