Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
VÌ SAO? và....
27-06-2016, 12:02 PM (Được chỉnh sửa: 27-06-2016 04:24 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
VÌ SAO? và....
MỘT CÂU CHUYỆN XẢY RA XƯA LẮM RỒI , TÌNH CỜ ĐỌC LẠI CHO CHÚT NGẪM NGHĨ * VÌ SAO? *

Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.

Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.
Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là“quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.
Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”
Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!
Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.
Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”
Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-06-2016 05:40 AM)
27-06-2016, 04:32 PM
Bài viết: #2
RE: VÌ SAO? và....
SỐNG Ở ĐỜI CẦN MỘT TÂM TỪ ( thay gì khoe đồ hiệu xe sang.. như nhg cô nàng danh xấu lẫn tạm của VN )

Keanu Charles Reeves (sinh năm 1964) là một diễn viên nổi tiếng người Canada. Là một người có nguồn gốc đa sắc tộc, không may trải qua một cuộc đời nhiều biến cố, Reeves thường chia sẻ những câu chuyện và triết lý truyền cảm hứng trên trang Facebook cá nhân.

Tôi đi bộ và dừng lại ăn trưa ở một quán cà phê nhỏ. Nhìn từ cửa sổ, tôi thấy một cô gái trẻ tuổi “teen” đang ngồi xổm ở bên đường lạnh giá, tay cầm một bọc nhỏ. Cô bé đang ăn xin nhưng hầu hết người qua đường đều tảng lờ. Cô bé nhìn trông rất thất vọng.

Ăn trưa xong, tôi bước ra ngoài, kiểm tra ví và định bụng cho cô bé 5 đô la để mua thức ăn. Tôi đến bên, thấy cô bé đang khóc nức nở. Trông cô bé mới chỉ khoảng 14-15 tuổi. Và cái bọc trong tay cô bé là một đứa bé đã được quấn cẩn thận. Tôi thấy tim mình như thắt lại.

Tôi hỏi xem cô bé có muốn ăn trưa không. Ngay bên cạnh là một cửa hàng tạp hóa nhỏ, tôi mua một hộp sữa công thức cho em bé (chắc chỉ khoảng 2-3 tháng tuổi) và đưa cô bé quay lại quán cà phê mà tôi vừa ăn trưa. Cô bé rất biết ơn tôi, gọi một chiếc burger và hút thuốc. Tôi gọi cho cô bé một chút bánh và kem. Cô bé bắt đầu mở lời và chúng tôi nói chuyện. Cô bé 15 tuổi, có bầu, bố mẹ tức giận và họ cãi nhau. Cô bé bỏ đi đã gần 1 năm.

Tôi hỏi liệu cô bé có muốn về nhà không. Con bé im lặng. Tôi dỗ dành, con bé nói rằng bố mẹ không muốn con bé về nhà. Tôi dỗ dành con bé nhiều hơn và thú nhận rằng tôi từng ăn cắp 5 nghìn đô la tiền mặt của bố. Số tiền 5 nghìn đô tôi tiêu hết nhanh chóng và cuộc sống ngoài đường phố thực sự khó khăn với một cô bé 15 tuổi. Rất khó khăn. Cô bé muốn về nhà, nhưng sợ không ai chào đón mình.

Chúng tôi nói chuyện nhiều hơn. Tôi muốn dùng điện thoại của mình để gọi về nhà cô bé, nhưng cô bé không đồng ý. Tôi nói với cô bé rằng tôi sẽ gọi để xem bố mẹ cô có muốn nói chuyện với con gái họ hay không. Cô bé do dự, đưa ra một số tình huống xấu nhưng cuối cùng cũng đồng ý. Cô bé bấm số, còn tôi nghe máy. Mẹ cô bé bắt máy, tôi nói lời chào. Tôi giới thiệu mình và nói rằng con gái bà muốn nói chuyện. Im lặng, tôi nghe thấy tiếng khóc. Đưa điện thoại cho cô bé, cô bé chỉ im lặng nghe tiếng mẹ mình khóc, rồi nói lời chào. Cô bé cũng bật khóc. Họ nói chuyện, rồi trả lại điện thoại cho tôi. Tôi nói chuyện với bà mẹ thêm một chút.

Tôi lái xe đưa cô bé tới trạm xe buýt và mua một chiếc vé buýt về nhà. Tôi đưa 100 đô la đề phòng cần mua sữa, tã, khăn, đồ ăn nhẹ trên đường.

Lên xe buýt, cô bé chỉ khóc và liên tục nói cảm ơn tôi. Tôi hôn lên trán, ôm cô bé và hôn đứa trẻ.

Bây giờ, năm nào tôi cũng nhận được thiệp chúc mừng Giáng sinh của cô bé ấy.

Cô bé đã 21 tuổi và đang học đại học. Tôi chưa từng kể với bất cứ ai câu chuyện này. Tôi chỉ thấy rằng mình đã làm một việc tốt trong thế giới này. Hãy thay đổi thứ mà bạn muốn nhìn thấy.

(Theo Facebook Keanu Reeves)
[Hình: attachment.php?aid=12524]

Keanu Charles Reeves (phát âm là /keˈɑːnuː/) sinh ngày 2 tháng 9 năm 1964, là một diễn viên Canada. Keanu nổi tiếng với vai Neo trong bộ ba phim khoa học giả tưởng Ma trận và nhiều bộ phim khác như Tốc độ, Constantine, The Lake House, Street Kings, The day the Earth stood still... Năm 2006, Keanu được bầu chọn là một trong 10 ngôi sao được yêu thích nhất tại Mỹ trên tạp chí ETonline. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2005, anh được gắn sao trên đại lộ Danh vọng Hollywood.
gay từ nhỏ, Keanu đã phải chuyển đến rất nhiều nơi, từ Úc, New York rồi đến Toronto, Canada. Chính vì vậy mà trong vòng 5 năm, anh đã phải chuyển tới 4 trường trung học khác nhau. Dường như trường học không có vẻ phù hợp với anh nên Keanu đã bỏ trường học để đến với Hollywood khi còn rất trẻ, lúc đó, anh còn chưa lấy được bằng tốt nghiệp trung học. Tại Mỹ, Keanu làm đủ mọi việc để kiếm sống, từ phụ bếp đến thợ làm vườn… rồi trở thành một ngôi sao nổi tiếng khắp thế giới. Tuy đã nổi tiếng nhưng Keanu luôn thuê nhà để sống. Anh mua căn nhà đầu tiên của mình tại Hollywood Hill vào năm 2003 và một căn hộ tại New York.
Rõ ràng, trên đà ấy, con đường sự nghiệp thênh thang tưởng chừng sẽ mang lại cho Keanu Reeves cuộc sống hạnh phúc viên mãn, bù đắp lại những thiệt thòi tuổi thơ. Thế mà những điều bất hạnh chưa hề dừng lại giùm anh. Tháng 7.1999, Keanu công khai mối tình tuyệt đẹp với nữ diễn viên Jennifer Syme cùng với tin vui cô đang mang giọt máu của anh. Cuối năm 2000, Syme sinh hạ cho anh cô bé Archer Reeves. Chưa kịp hưởng hạnh phúc làm cha, Keanu phải đón nhận nỗi đau khi đứa bé bị đẻ non và ra đi ngay sau đó. 4 tháng sau, Syme tử nạn trong một vụ tai nạn ô tô kinh hoàng. Syme đã điều khiển xe trong trạng thái vô thức bởi ảnh hưởng của thuốc phiện và rượu. Cô đâm phải 3 chiếc xe đang đỗ và chết ngay lập tức.Liên tiếp hai cú sốc quá lớn khiến Keanu mất phương hướng, rơi vào trầm cảm. Anh trở nên lặng lẽ và ít tiếp xúc với báo giới. Trong một cuộc trò chuyện với tạp chí Parade (Mỹ), Keanu chia sẻ: “Tôi luôn có gắng để thoát khỏi cảm giác cô đơn, nhưng quả thực, đối với bất kỳ ai, cho dù là đàn ông, đó cũng là một cuộc chiến thật khó khăn”. “Khi những người thân yêu nhất của mình ra đi, tôi có cảm giác mình cũng sắp ra đi. Tôi đã bỏ lỡ một phần trong cuộc sống của họ và của cả chính mình. Tôi luôn băn khoăn liệu thế giới sẽ ra sao nếu những người thân yêu của tôi còn sống và ở bên cạnh tôi lúc này. Có lẽ chúng tôi sẽ sống nương tựa vào nhau” - Keanu nói.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-06-2016 05:39 AM)
29-06-2016, 05:55 AM
Bài viết: #3
RE: VÌ SAO? và....
ÁN HÀNG KG CẦN NGƯỜI TRÔNG ?

Trên trang trang facebook Nhật Bản Tôi Yêu mới đây có đăng bức ảnh về một gian hàng bán nông sản không cần người trôi coi ở Nhật Bản.

Theo như bức ảnh, người chủ chỉ cần bày hàng lên, ghim giá cả và để một thùng đựng tiền ở đó, rồi đi làm việc khác. Ai muốn mua hàng sẽ tự chọn, tự cân và bỏ tiền vào thùng. Chiều đến, người chủ quay lại dọn hàng, lấy tiền trong thùng. Điều lạ là, số tiền thu được không thiếu một xu, và gian hàng cũng không mất một hạt đậu nào!

“Người Nhật suy luận nếu họ tin tưởng nhau, thì họ không cần phải canh nhau, và họ được dư một công lao động!”, chủ nhân bức ảnh nhận xét.

[Hình: attachment.php?aid=12525]
Gian hàng không cần người bán ở Nhật (ảnh FB Nhật Bản Tôi Yêu)

Nhiều người đã từng du học hoặc làm việc tại Nhật Bản khi xem bức ảnh cũng xác nhận việc này là đúng.

Sau khi tác giả cuốn Người Việt xấu xí, ông Nguyễn Thiện, chia sẻ bức ảnh lên facebook cá nhân, đã nhận được 18.000 like và gần 2.000 bình luận, 2.300 lượt chia sẻ.
Hầu hết các ý kiến đều khâm phục tính tự giác và lòng tự trọng của người Nhật. Nếu gian hàng này bán ở Việt Nam, hàng hóa sẽ mất sạch trong vòng chưa đầy... 10 phút, hoặc cái thùng đựng tiền sẽ “không cánh mà bay”.
Thành viên Giang Nguyen Hong cho hay, tại Đức, khi mua hoa cũng thế. Người ta chỉ cần niêm yết bảng giá, ai mua tự ra vườn cắt, sau đó nhét tiền vào khe hòm ở đó.

[Hình: attachment.php?aid=12526]
Quầy bán hoa tự động tại Đức (ảnh FB Giang Nguyen Hong)

Trên thực tế, tại Việt Nam trước đây, việc mua - bán hàng tự giác, không cần người trông coi như trên đã từng diễn ra.

Theo facebook Nghiem Ho Quang, thì ông ngoại của anh kể rằng vào khoảng những năm 50 ở vùng quê Trà Vinh cũng có những sạp bán rau quả tự trồng của nông dân như thế. Sáng trước khi đi ruộng, rẫy người nông dân đem bày các rau quả tự trồng như bầu bí mướp, đu đủ mía,... ra sạp trước cổng nhà, cạnh bên treo một ống tre. Giá cả có sẵn, ai mua thì bỏ tiền vào ống tre. Chiều người chủ nhà về thì cất tiền vào túi.

Hay, một người tên Chu Ngọc Hưng cho biết thêm, những năm 1978-1979, khi đi Sơn La ông thấy ở ven đường thỉnh thoảng có chỗ để một cái chõng tre, trên để sản vật địa phương, chủ yếu là hoa quả như chuối, muỗm, xoài,..v..v... không cần người trông. Hỏi thì được biết ai đi qua có thể bỏ tiền tại đấy và lấy đi thứ mình cần (tùy tâm không có giá). Sau này thì không còn kiểu bán hàng này nữa.

[Hình: attachment.php?aid=12527]
[Hình: attachment.php?aid=12528]

Những gian hàng không có người bán ở Nhật Bản (ảnh FB Nhật Bản tôi yêu)

Còn facebook Phương Hồ cho hay, mô hình này mấy năm trước đã được một thầy Phó khoa mang về áp dụng cho 1 gian hàng nhỏ tại ĐH Kinh tế TP.HCM, không rõ bây giờ còn không.

Tuy nhiên, đến nay, việc bán hàng như vậy ở Việt Nam là vô cùng hiếm, nếu không nói là không tồn tại. Bởi, theo facebook Vinh Nguyenquang, gian hàng này ở Việt Nam hoạt động được thì phải lắp thêm 10 cái camera và cử thêm 4 cảnh sát canh chừng cách gian hàng khoảng 10 mét.
Rõ ràng, điều đó chứng tỏ nền giáo dục, ý thức, tính kỉ luật và lòng tự trọng của cả một dân tộc. Phải mất bao lâu để người Nhật họ được cả thế giới tôn trọng như ngày hôm nay! Người Việt mình không phải là không thể so sánh cùng họ, chỉ có điều 90 triệu dân có đủ nhận thức - đủ tỉnh để mà nhận ra hay không thôi - thành viên Lynk Hero nhận xét.


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-06-2016 05:39 AM)
19-07-2016, 11:46 PM (Được chỉnh sửa: 19-07-2016 11:48 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #4
RE: VÌ SAO? và....
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ Y TẾ: BỆNH VIỆN NHI Ở BOSTON

Việc lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương đối xử với cháu bé ở Nghệ An làm tôi nhớ đến câu chuyện này. Tôi xin chia sẻ cùng bè bạn. Hơi dài một chút nhưng nó lí giải vì sao nước Mỹ lại được gọi là miền đất hứa.

Có lẽ trong suốt cuộc đời làm phiên dịch của mình, gần 20 năm, chưa lần nào tôi thấy khó như lần này và cũng chưa bao giờ tôi không thể dịch được mặc dù tôi hiểu hết bác sỹ nói gì. Một ca hóc búa. Hôm nay là ngày ra đi của bé Lam. Tôi chưa một lần được biết cháu, nhưng tôi có duyên may được đưa tiễn cháu về phía “chân mây cuối trời”. Cuộc đời cháu quá ngắn ngủi, chỉ có 4 tháng, nhưng cháu đã mang đến biết bao cảm xúc, nỗi niềm và cháu đã nối bao người xa lạ với nhau.
[Hình: attachment.php?aid=12593]
Bé Lam là một ca tôi khó quên. Tôi đang ngồi làm việc thì chuông điện thoại reo. Một ca cấp cứu cần tôi phải đến bệnh viện ngay. Lúc đó là 8 giờ tối. Hình như có một vụ gì đó liên quan đến cảnh sát nên không thể dịch qua điện thoại như tôi vẫn làm khi chuyện xảy ra đột ngột, hoặc vào ban đêm.

Tôi nghĩ, chắc là đánh nhau, hoặc tội phạm đâm chém. Thói quen nghề nghiệp của tôi là đi cho nhanh để kịp giờ, không mảy may lo sợ. Thấy tôi, cô y tá trưởng trực đêm vui mừng kéo ra một góc báo trước sự việc.
bệnh viện nhi, bệnh viện Việt Nam, bệnh viện Mỹ, bác sĩ, bệnh nhân, bệnh nhi, sự tử tế

Một cháu bé 4 tháng tuổi đã tắt thở, tim ngừng đập, được chuyển từ bệnh viện địa phương bằng máy bay trực thăng lên Bệnh viện Nhi Boston. Cháu đã được các bác sỹ hồi sức cấp cứu cho tim đập trở lại nhưng đang ở trạng thái nguy kịch, khả năng tử vong rất cao. Tôi được đưa vào phòng bệnh nhân.

Bác sỹ trực tiếp cấp cứu cháu với gương mặt mệt mỏi, buồn phiền, thông báo cho tôi biết có nhiều khả năng cháu mắc bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death- SID), hiện nay y học chưa tìm ra nguyên nhân. Bác sỹ đang cố gắng tìm tiếp khả năng khác, liệu có thể cứu chữa cháu được hay không. Nhưng kết luận của ông gần như 99% là cháu không thể qua khỏi.

Bên giường bệnh, người mẹ trẻ khóc lóc, lo âu và hy vọng. Câu hỏi duy nhất ba mẹ cháu hỏi trong tiếng nghẹn ngào là: “Hy vọng được bao nhiêu, thưa bác sỹ?” Câu trả lời của bác sỹ: “Cháu khó lòng qua khỏi, tôi chưa nhìn thấy tương lai”. Mặc dù vậy, hai y tá vẫn miệt mài làm việc, bốn màn hình máy tính treo bốn góc theo dõi toàn bộ hoạt động của cơ thể cháu bé. Mỗi một tiếng kêu “tít, tít”, họ lại liên tục thao tác các họat động chuyên môn để giữ nhịp tim và nhịp thở của bé.

Trên đầu cháu là các loại dây dợ, ống dày đặc, tiếng máy chạy ào ào. Tôi căng hết cả đầu để nghe bác sỹ nói và dịch. Tiếp theo là bác sỹ trực đêm đến hỏi thông tin về hồ sơ bệnh án của cháu. Về sau tôi mới biết họ đã biết hết cái kết cục nhưng họ vẫn hỏi để cho cha mẹ ổn định về tâm lý.

Để giúp đỡ cha mẹ trong hoàn cảnh đó, “nhân viên xã hội"(social workers) đến thăm hỏi, động viên gia đình bệnh nhân. Nhiệm vụ của họ là chăm sóc cả về vật chất và tinh thần cho gia đình nhất là trong hoàn cảnh bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch, hiểm nghèo. Họ cung cấp phiếu ăn miễn phí, lo chỗ ngủ cho người nhà bệnh nhân. Lúc đó đã là 10 giờ đêm, nhà ăn trong bệnh viện đã đóng cửa, nên họ cử y tá ra ngoài phố mang đồ ăn về cho bố mẹ cháu bé. Họ hỏi rất kĩ lưỡng là thích ăn món gì và họ tận tình mang đến.

Gần 1 giờ sáng, hai cô ý tá mắt đỏ ngầu, vẫn luôn chân luôn tay chăm sóc toàn bộ hệ thống máy móc đảm bảo cho cháu bé thở được, theo dõi nhịp tim. Ba xét nghiệm về não (chụp cắt lớp, đo điện não đồ và MRI) liên tục được tiến hành. Kết luận thật đáng buồn: cháu bé mắc chứng bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh, y học thế giới bó tay, chưa tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này.

Cuộc họp đầu tiên với bố mẹ để chuẩn bị tâm lý rằng tình thế hết sức nguy kịch. Nhóm y bác sỹ mắt đỏ hoe, đầy cảm thông, ngồi im lặng, lắng nghe một người nói nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát: “Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng, tình trạng của cháu ngày càng xấu, nhưng chúng tôi không đầu hàng, chúng tôi vẫn chiến đấu để giành giật sự sống cho cháu. Cháu cũng là một "chiến binh dũng cảm" đang đồng hành với chúng tôi”.

Họ lặng lẽ mang giấy lau nước mắt cho người mẹ. Họ cảm thông chia sẻ bằng sự im lặng và sự tận tụy với công việc. Họp xong, họ trở lại chăm sóc cháu bé, với hàng nắm dây rợ, máy móc quanh đầu, quanh người cháu. Lúc đó là 2 giờ sáng.

Cuộc họp thứ hai vào sáng hôm sau, gồm bác sỹ trưởng Khoa Cấp cứu, bác sỹ chuyên về não khoa, bác sỹ và y tá trực tiếp điều trị cho cháu. Cuộc họp này thật là khó khăn. Sau khi giải thích tình trạng của cháu bé, nguyên nhân không xác định, bác sỹ nói: “Mặc dù cháu nằm đó, tim còn đập, nhưng cháu không còn nữa. Khả năng cứu chữa cho cháu là vô vọng. Bệnh viện đề xuất chuyện rút máy thở. Đó sẽ là sự ra đi hoàn toàn của cháu.” Người mẹ bật lên nức nở. Họ lại ngồi yên lặng, cùng bật lên một câu: “Chúng tôi xin chia sẻ với gia đình”.

Cuộc họp cuối cùng sau đó 24 giờ đồng hồ. Vẫn thông tin như cũ. Bác sỹ chỉ trên màn hình hoành đồ của não gần như một đường thẳng cho thấy não bộ đã hoàn toàn tê liệt. Bác sỹ giảng giải kĩ lưỡng về căn bệnh SID và đi đến kết luận: hy vọng chỉ là zero. Tiếp theo là ý kiến gia đình có chấp nhận rút máy thở hay không, nếu có, thì giờ nào sẽ rút máy thở cho cháu để cháu ra đi được thanh thản.

Y tá đã tìm hiểu gia đình theo Đạo Phật, và họ tìm đọc trên mang về Đạo Phật, nghi lễ chôn cất, hoặc mời thày chùa tới làm lễ ngay tại bệnh viện. Rồi bàn đến quy trình rút máy thở, bác sỹ sẽ trao cháu bé cho bố mẹ, cháu sẽ thở hắt ra, hoặc ho lên, rồi tắt hẳn, da sẽ chuyển sang màu tím tái. Có gia đình không muốn chứng kiến cảnh đó, thường đợi bác sỹ làm xong rồi đón nhận cháu bé đã được bọc kín.

Y tá còn đề xuất nếu bố mẹ muốn được nằm cạnh con, họ sẽ tìm cho một cái giường, để có thể nằm ôm cháu. Nghe đến đó, dịch đến đó, tôi nghẹn ngào, vì chỉ mới 4 tháng trước, mẹ cháu cũng đón cháu từ tay bác sỹ, nhưng là lúc cháu chào đời, còn nay, bác sỹ đưa cháu để bố mẹ được ôm cháu những giây phút cuối. Bố mẹ cháu đã từ chối vì không thể chịu nổi.

Bác sỹ dành cho gia đình mọi sự ưu ái. Khi nào gia đình sẵn sàng thì rút máy, cần hỏi gì thì bác sỹ ở xung quanh, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Việc rút máy thở có thể tiến hành trong buổi chiều hoặc đêm, hoặc đến sáng hôm sau. Gia đình có nhiều thời gian để bàn tính và định liệu.

Cuối cùng, giờ tốt đã chọn, thầy chùa của gia đình cũng được mời tới. Thời gian chỉ tình bằng phút và bằng giây. Tôi ra về khi mọi việc đã bàn định xong xuôi.

Tôi nhìn cháu bé lần cuối, nói với cháu rằng: “Lam ơi, cháu ở trên đời quá ngắn, nhưng cháu đã làm một sứ mạng lớn lao là gắn kết mọi người với nhau, cháu làm tôi yêu quý cuộc sống này, cháu là lí do để tôi nhìn thấy những điều tốt đẹp còn hiển hiện quanh tôi, để tôi thấy rõ tính chuyên nghiệp trong công việc, tính nhân văn trong lời nói và cách ứng xử của các bác sỹ, y tá, và tình người tồn tại trong mỗi chúng ta. Cám ơn cháu, cầu mong cháu được siêu thoát. Cháu hãy phù hộ cho bố mẹ cháu, và những người thân của cháu”.

Tôi bị ám ảnh với biết bao nhiêu phức cảm: đau thương, ưu phiền, thánh thiện, tình người và một phong cách làm việc chuẩn mực, chuyên nghiệp đến mức khó tin của tập thể y bác sỹ trong một bệnh viện có lẽ tốt nhất thế giới. Tôi cứ suy ngẫm làm sao họ có thể có được cách ứng xử như thế đối với đồng loại. Tôi cứ tần ngần nghĩ đến những lần đi bệnh viện ở nhà, bị bác sỹ, y tá đối xử rất thiếu tôn trọng. Tôi băn khoăn không biết bao giờ xã hội mình, nhất là những nơi cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế, có được cái tính chuyên nghiệp như thế này.

Ba tháng sau, bệnh viện gọi điện cho tôi, nhờ tôi dịch qua điện thoại cho họ với cha của bé Lam. Họ thăm hỏi, chia buồn một lần nữa và thông báo là gia đình được miễn hoàn toàn viện phí và bệnh viện cũng hỗ trợ tiền mai táng cho cháu. Họ cầu chúc cháu an nghỉ và chia buồn cùng cha cháu.

Nguyễn Thị Minh Phương(Giảng viên Bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ đương đại, Đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS