Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
13-11-2017, 05:34 PM (Được chỉnh sửa: 14-11-2017 05:49 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #41
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
MÙA THU LẠI TỚI, CHỦ ĐỀ NÀY NHƯ THẾ LÀ HƠN NĂM.DQ HÔM NAY CHỈ GỬI LÊN ÍT CÂU CHUYỆN VỀ THƠ NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN THU.( trong đoạn in nghiêng là trích dẫn từ các bài thơ & nhạc trong ngoặc đơn do dq tìm hiểu nên có gì sơ sót hay mượn bài các tác giả liên quan xin cám ơn và thứ lỗi)

Trời đã vào Thu với màu ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi. Nhắc đến mùa Thu, có lẽ ai cũng nhớ đến bài tập đọc “Tôi đi học” của Thanh Tịnh trong tập truyện “ Quê Mẹ”. Bài đoản văn bất hủ đã làm bao học trò ngày xưa ấy rung động:

Hằng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường nầy tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng lần nầy tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Trong bốn mùa của thiên nhiên có lẽ mùa Thu làm cho con người bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận , đã có biết bao nhiêu vần thơ điệu nhạc nói về mùa Thu.

Mùa thu là mùa của tình yêu, mùa của lá vàng rơi rụng. Mùa thu là mùa của những cặp tình nhân dìu nhau đi dưới nắng thu để thưởng thức bầu không khí mát mẻ trong lành, rồi trao cho nhau những nụ hôn nồng cháy để rồi cùng nhau nhìn lá vàng rơi, rơi cuốn theo gió tận cuối chân trời.

Hình ảnh gắn liền với mùa Thu nhất có lẽ là chiếc lá vàng . Ai đã từng đi qua phố vắng dưới ánh nắng chiều thu khi lá vàng lác đác rơi qua mái đầu và rớt xuống đất, mới cảm thấy được cái đẹp tuyệt vời của mùa thu, mới rung cảm theo nhịp của lá vàng đang rơi, rung cảm theo những tia nắng thu dịu hiền vươn mãi đến tận chân trời xa thăm thẳm. Nói đến mùa thu là nói đến mùa của lá vàng bay, mùa của lá vàng rơi, mùa của lá vàng khô rụng khắp mọi nẻo đường.

Từ đó ta có những vần thơ tuyệt vời cho lá Thu như 4 câu thơ dưới đây trong bài “ Cây bàng cuối Thu” của nhà thơ Nguyễn Bính

Thu sang trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn

Nhắc đến những bài thơ hay về Thu phải nhớ đến truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với những đoạn tả cảnh Thu thật nhẹ nhàng da diết như đoạn Kiều từ giã gia đình để dấn thân giang hồ:

Vi lô san sát hơi may
Một trời Thu để riêng ai một người
hoặc:
Rừng Thu từng biếc sen hồng
Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn
Riêng đoạn tả cảnh chia ly giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh thì thật trác tuyệt:
Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
hay:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Nhà thơ Tản Đà cũng đã viết về lá vàng :

Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm lá bay sang

( Việt Nam ta có cây phong hay không? Hoặc giả cây phong chỉ có ở một vùng nào đó mà thi sĩ biết được >Có cả chục loại Phong khác nhau, trong đó có loại bản xứ ở Việt Nam và nam Trung Quốc. Những loại Phong bản địa này thì ngay người Việt Nam cũng ít biết,chỉ có nhà nghiên cứu về Phong, đi phược mới biết thôi. Riêng mấy loại Phong xứ lạnh ở Mỹ, Canada, thì chỉ thích hợp những nơi nào có sương muối, băng tuyết. Rừng lá phong tự nhiên như ở khu vực hồ Tuyền Lâm hoặc là Vườn quốc gia Bidoup (huyện Lạc Dương.Kế là Đồng Cao, Bắc Giang, Rừng nguyên sinh Chế Tạo, Mù Cang Chải, Yên Bái, Đỉnh Pha Luông, Mộc Châu, Sơn La, Đỉnh Fansipan, Lào Cai)

Thu về đem nỗi buồn man mác cho lòng người , gió Thu se lạnh gợi bao niềm nhớ thương như tâm tình của Hồ Dzếnh trong “ Màu Thu năm ngoái:

Trời không nắng cũng không mưa
Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung
Chiều buồn như mối sầu chung
Lòng êm nghe thoảng tơ chùng chốn xa

Riêng Lưu Trọng Lư đã ru hồn người trôi nổi phiêu bồng trong rừng Thu ngập lá với bài thơ nổi tiếng “ Tiếng Thu”:

Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rừng Thu
Lá Thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô

Mùa Thu cũng là mùa tan tác chia ly như tiếng thổn thức của nữ sĩ T.T.KH một thời gây sôi nổi dư luận :

Tôi sợ chiều Thu phớt nắng mờ
Chiều Thu hoa đỏ rụng chiều Thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy bên sông đứng ngóng đò
( Hai sắc hoa ti- gôn)

Cũng trong nỗi hoài cảm sầu ly biệt, Nguyễn Gia Linh đã dệt nên những vần thơ lục bát buồn man mác:

Ai hay ai biết đặng nào
Người đi từ độ Thu vào lòng tôi
Hoa lòng chưa nở làn môi
Đã tan theo khói đã rơi vào sầu
(Tâm tình mùa ly biệt)

Trong nổi bâng khuâng nhớ nhà dưới trời Thu hiu quạnh, thi sĩ Đinh Hùng đã gởi tâm tình qua bài thơ “ Bài hát mùa Thu” réo rắt như một nhạc khúc trữ tình lãng mạn:

Hôm nay có phải là Thu
Mấy năm xưa đã phiêu du trở về
Cảm vì em bước chân đi
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn
Ai về xa mái cô thôn
Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà

Thi sĩ Thế Lữ cũng nhiều lần cảm khái với Thu:

Rồi có khi nào ngắm bóng mây
Chiều Thu đưa lạnh gió heo may
Dừng chân trên bến sông xa vắng
Chạnh nhớ tình tôi trong phút giây
(Giây phút trạnh lòng)

Cũng ngay trong mùa Thu , nhà thơ Quách Tấn đã ghi lại nỗi cảm xúc khi đọc bài “ Phong kiều dạ bạc “ của Trương Kế:

Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng
Bồn chồn thương kẻ nương song bạc
Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng
( Đêm Thu nghe quạ kêu)

Mùa Thu tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều tượng trưng cho những nỗi buồn bàng bạc, những cuộc chia ly ngậm ngùi. Ta hãy ttưởng thức một đoạn thơ của Cung Trầm Tưởng viết về “ Mùa Thu Paris”:

Mùa Thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỗ tràn ly
Mùa Thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đỗ
Ngóng em kiên khổ phút giờ

Hình như trời sinh ra mùa Thu để cho vạn vật tiêu điều ủ rũ, cho thế nhân lạc lõng u hoài . Đã thế, qua lăng kính đau thương chán nãn, Hàn mặc Tử thấy Trời Thu càng não nề chua xót hơn:

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ
Với buồn phơn phớt vắng trơ vơ
Cây gì mảnh khảnh rung cầm cập
Điềm báo Thu vàng gầy xác xơ
(Cuối Thu)
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn
hay là:
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe

Thu về trong đôi mắt người thương lãng đãng xa vời và một thoáng buồn trong không gian nhạt nhòa khói sương đã để lại cho Nguyên Trần khoảng trống vắng mênh mông:

Nghe chớm Thu về trong mắt em
Nghiêng nghiêng liễu rũ tóc buông mềm
Thì thầm gió nhẹ lay hàng giậu
Từng lá Thu buồn rơi thoáng êm
(Hoài Thu)

Mùa Thu quả thật là buồn, buồn trong lòng người cho đến vạn vật cỏ cây, tiêu điều xác xơ từ thành thị đến làng quê và hắt hiu tan tác đến cả sơn khê núi rừng .

Bỗng dưng buồn bã không gian

Mây bay lũng thấp giăng màn âm u

Nai cao gót lẫn sương mù

Xuống rừng nẻo thuộc nhìn Thu mới về

Sắc trời trôi nhạt dưới khe

Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng

Sầu Thu lên vút song song

Vớùi cây hiu quạnh với lòng quạnh hiu

Non xanh ngây cả buổi chiều

Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.

Huy Cận

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Xuân Diệu
HayXuân Diệu cũng nói về nắng thu với hai câu thơ thất ngôn đầy lưu luyến trữ tình:
Nõn nà sương ngọc quanh thềm dậu
Nắng nhỏ bang khuâng chiều lỡ thì
Một nhà thơ nổi tiếng như sóng cồn một thời vang bóng đã ca ngợi sương thu qua bài thơ “Sương rơi”. Đó là thi sĩ Nguyễn Vỹ với bài thơ hai chữ đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ về sương thu:

Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu…
Nhưng hơi
Gió bấc
Lạnh lùng
Hiu hắt
Thấm vào
Em ơi,
Trong lòng
Hạt sương
Thành một
Vết thương!..
Rồi hạt
Sương trong
Tan tác
Trong lòng
Tả tơi
Em ơi!
Từng giọt
Thánh thót,
Từng giọt
Điêu tàn
Trên nấm
Mồ hoang!..
Rơi sương
Cành dương…
Liễu ngã
Gió mưa
Tơi tả
Từng giọt,
Thánh thót..
Từng giọt,
Tơi bời,
Mưa rơi,
Gió rơi,
Lá rơi,
Em ơi!...
Nếu mùa thu có lá vàng rơi rụng, có trăng thu huyền ảo thì cũng có nắng thu nhẹ lướt trên đồi. Nắng mùa thu không gay gắt rực lửa như mùa hạ trái lại rất mát dịu trong lành, nhất là những lúc trời xanh mây trắng nắng hồng. Đi dưới nắng thu người ta thấy tâm hồn rất thoải mái lâng lâng, nhất là những lúc trời chiều nhạt nắng có lá vàng bay bay rồi rụng khắp phố phường. Nhiều cặp tình nhân thích đi dưới nắng thu để thưởng thức cái vẻ đẹp của mùa thu, nhặt những lá vàng rơi rồi nhìn những hàng cây khẳng khiu chỉ còn những cành trụi lá dọc hai bên đại lộ lúc chiều tà.
Chao ôi! thu đã tới rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào
Mới độ nào đây hoa rạn vỡ
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao.
Chế lan Viên

Không hiểu vì cảnh sắc mùa Thu tự nó buồn hay mà bài thơ mùa Thu nào cũng buồn tê tái. Chỉ có một thi nhân duy nhất với ba bài thơ diễn tả mùa Thu chẳng những không bi quan yếm thế mà còn vui vẻ yêu đời , mang triết lý sống rất là relax. Đó là cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến với ba bài thơ : Thu Điếu, Thu Ẩm và Thu Vịnh mà ta đã từng phải học thuộc lòng ở bậc Trung học.

Thu Điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Thu Ẩm

Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.

Thu Vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!

Thêm nữa,bài thơ nổi tiếng “Chansons D’automne” của thi sĩ lừng danh Pháp quốc Paul Verlaine gây bồi hồi và xúc động. Nhà thơ đa tình này đã rung cảm hồn mình thành những dòng thơ bất hủ sau đây để nức nở về tình thu bên bờ sông Seine tuyệt đẹp năm nào:
Les sanglots longs
Des violons
De l’automne
Blessent mon coeur
D’une langueur monotone
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l’heures
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure
Et je m’en vais
Au vent mauvais
Qui m’emporte
Decà delà
Pareil à la
Feuille morte
Tiếng đàn ai đó lê thê
Vĩ cầm réo rắt ê chề lòng đau
Bơ vơ chuông đổ đồng hồ
Lòng như héo hắt thu tàn năm xưa
Bao kỷ niệm, theo gió đưa
Cuốn theo lệ đổ chưa vừa xót xa
Bao năm lữ thứ xa nhà
Giang hồ phiêu bạt lá vàng tả tơi…”

Ngồi ngắm mưa thu,chợt nghe tiếng hát Ánh Tuyết nỉ non bản nhạc “Lá đỗ muôn chiều” của Đoàn Chuẩn mà thấy lòng rung động bồi hồi. Tiếng hát mơ hồ huyền hoặc như đưa hồn mình chơi vơi trong khung trời xưa tưởng đã nhạt nhòa:

Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé
ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
mà phung phí đời em không tiếc nhớ

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta

Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi

Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi
Thuyền rơi xa bến vắng người ơi
Hướng dương tàn tạ trong đêm tối
Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Tình anh một con thuyền bé
chìm sâu đại dương một đêm nổi sóng
Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
Tiếc mà chi dang dở phút phân ly
Thuyền phiêu lãng từ nay không bến đổ

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa
phải chăng là những cánh đời em
đêm đêm lìa xuống trần
tình vương hoen úa ôi những cánh đời mong manh.
Than tiếc mà chi chiếc lá vàng bay về cuối trời
làm lòng anh nhớ mãi người ơi.
Nhớ nhau từ làn môi đôi mắt.
đành tìm trong nét bút xa xôi.

Nhưng mỗi mùa thu chiếc lá vàng bay về cuối trời.
Thuyền tình không bến đỗ người ơi.
Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát.
đời vắng em rồi vui với ai.

Người ta cần buồn để hòa mình với sự tuần hoàn của thiên nhiên , cần buồn để quý trọng từng khoảnh khắc vui tươi … cần buồn để thương, cần buồn để nhớ. Mùa thu đã sẵn trong tâm tưởng con người, như kỷ niệm vĩnh viễn còn ở lại, như màu nắng có bao giờ phai.
Nhắc đến thu, chợt nhớ đến sắc tơ vàng vương vương, và lá vàng rơi khi tình thu vừa khơi, nghe chừng như đây màu tê tái. Nhưng đâu chỉ có thế …
Thu là màu tím chiếc áo ôm tim lẻ loi khóc anh chiều tiễn đưa, màu tím sầu thương của những chuỗi ngày vắng nhau tháng năm còn lướt mau biết bao giờ thấy nhau.
Thu là màu hoa thạch thảo chết lịm mong chờ bởi trên cõi đời mộng trùng lai không dễ.
Thu là sắc lông vũ hoàng hạc bay bay mãi bỏ trời mơ, là không gian thăm thẳm diệu vợi của đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió, là ánh sáng huyền ảo lung linh của sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.
Thu là màu xanh: xanh nuột nà trinh nguyên tà áo người mơ không đến bao giờ, xanh lơi lả lá thư nhuộm tình ân ái, xanh thơ ngây gót hài chênh vênh người em gái một sớm mai giữa chân trời lồng lộng, xanh óng gió bay cùng mây ngàn, xanh ngát trăng non gửi về với thu trần gian.
Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoa lắng dịu.

Suối ơi !
Nghe rừng heo hút.
Dòng êm đưa lá khô già trút
Còn như lưu hương yêu dấu
Với suối xưa trôi nơi đâu...
Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối .
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát.
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi .
Tơ đàn chùng theo với tháng năm,
Rừng còn nhớ tới người .
Trong chiều nào giữa chốn đây,
Hồn cầm lắng tiếng đời.

(Suối mơ) - Văn Cao
Mùa thu của Văn Cao giữ trọn cái mơ màng huyền diệu đó. Và cái Thu Cô Liêu là cái Thu buồn bã của một cái ngày xa vắng và cái nhớ đi tìm người yêu trong cái Thu thôi.
Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
Một mùa Thi, một mùa Thi
Lá rơi, rơi rụng buồn chi lá vàng.
Sương ấp lạnh non hương cứng lá
Đã từng nghe gió biết thu sang

(Thu cô liêu )Văn Cao

Mùa thu chết theo lá vàng, chết trong chiếc áo đan trên tay thiếu phụ lòng buồn vương vấn. Chàng bận lòng nhớ xa khơi, chàng còn mải theo lời gió nước, còn em đan áo mà dệt trọn nỗi nhớ thương.

Người ơi còn biết em nhớ mong
Tình xưa còn đó xa xôi lòng
Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
Chim với gió bay về chàng quên hết lời thề

(Buồn tàn thu)Văn Cao
Đặng Thế Phong vẽ từng bức tranh thu bằng ca từ và nhạc điệu … không có dáng ngọc mà chỉ có trăng lan dịu dàng nhưng thấm đẫm nỗi buồn, chỉ có hoa vương sầu thu muôn đời chất ngất, chỉ có lá cây đọng lại lệ đêm trường, và kẻ cô đơn vạn kiếp thao thức nhớ thương ai.
Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diêu theo mây trắng trôi lơ lửng
Ngàn muôn tiếng réo rắt côn trùng như than như van mơ hồ theo gió lan

Trăng xuống dần
Cỏ cây thêm âm thầm
Đông buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Lay hồn ta rồi thu

(Đêm thu) - Đặng Thế Phong

Hồn người dường cũng đã tan theo trăng rồi. Mưa thu thánh thót rơi, u buồn lắng ngập bầu trời, có ai khóc đời người hữu hạn, có ai than kiếp mệnh bạc tài hoa. Làm sao níu lại gió, giữ lại mưa để cõi lòng đừng lâm ly khi hồn thu tới? Vợ chồng Ngâu còn khóc mãi vì thu … cho một đêm hội ngộ thỏa mộng tình si, và dương thế bao la buồn sẽ đời đời khóc cho nhất phiến tài tình thiên cổ lụy.
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
chân buông mau

(Giọt mưa thu) - Đặng Thế Phong
Sương lam đã mờ chân mây mà thuyền không bến đỗ. Thuyền ơi, còn lờ lững trôi xuôi nặng nỗi đa mang. Giữa dòng ai biết nông sâu, vơ vẩn một hồn cựu mộng, mối sầu day dứt sao chặt cho đứt, khối sầu nặng trĩu sao đập cho tan … Hơi thu theo heo mây, thông ngàn vi vu lời gió vang từ miền xa lăng lắc, thuyền nhớ bến mơ trong giấc mộng phai tàn.

Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong

(Con thuyền không bến) - Đặng Thế Phong

Khi mùa hè với cái nắng gay gắt qua đi, mùa thu đến đem theo những cơn gió heo may dịu dàng, những con đường tràn ngập lá vàng rơi và cả khúc yêu thương của những trái tim “vương màu xanh mới”. Lời ca bay bổng, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng những năm 1970 mỗi khi vang lên như khẽ nhắc nhở người nghe rằng mùa thu đã sang rồi. Tình cảm dành cho mùa thu được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thể hiện vừa lãng mạn, lại vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn trong các tình khúc của mình. Cô gái trong bài hát đã nhờ vẻ đẹp “má hồng”, “môi em thơm nồng” của mùa thu để bày tỏ tình yêu của mình một cách ý nhị. Khi thiên nhiên, đất trời thay áo mới, con người cũng khoác lên mình một tâm hồn mới, đầy ắp yêu thương và hy vọng.

Anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và anh có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân, mang tình yêu tới
Anh có nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé.
(Mùa thu cho em) Ngô thụy Miên
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ làm xao xuyến lòng người, mùa thu với những lời ru, ánh trăng thề, những con đường hiu quạnh còn đem lại cảm giác buồn man mác. Đó là sự hoài niệm về những gì đã qua, về mối tình cũ đã chìm trong quá khứ. Mùa thu đến và đi quá đột ngột, cũng giống như chuyện tình dang dở của cô gái trong ca khúc Không còn mùa thu, để lại bao nuối tiếc và thương nhớ. Những ký ức về cuộc tình cũ cứ hiện về trong tâm trí của cô gái ấy mỗi độ thu sang.
Nhắc tới mùa thu, hầu như ai cũng hình dung ra sắc vàng. Đó là màu của những chiếc lá rơi bên thềm, của ánh trăng khuya và cũng là màu vàng tê tái của những ký ức tươi đẹp đã qua, chìm khuất tận nơi chân trời.
“... Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm
Không còn lời ru, mơ trên môi mềm
Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu
Anh làm mùa thu, cho em mơ màng...”
(Không còn mùa thu) Việt Anh
Nhìn những mùa thu đi và Nắng thủy tinh đều là hai nhạc phẩm bất tử về mùa thu mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho kho tàng âm nhạc VN. Đều lấy hình ảnh là một buổi chiều thu, nhưng nếu như Nắng thủy tinh là một “chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm” thì buổi chiều trong Nhìn những mùa thu đi lại “đơn côi bàn tay quên lối, đưa em về nắng vương nhè nhẹ”. Trong cuộc đời của mỗi con người, ai rồi cũng sẽ phải đón nhận những mùa thu đi qua và “nghe tên mình vào quên lãng”. Mùa thu đến và đi để lại bao cảm xúc bâng khuâng, ngậm ngùi. Những hoài cảm sâu sắc của biết bao người nghe đã, đang và sẽ vẫn trào dâng mỗi khi những giai điệu êm đềm ấy được ngân vang. Mùa thu cũng là lúc để chúng ta hoài niệm về quá khứ, để tâm hồn mình “buồn dâng mênh mang” và lắng đọng theo từng nốt nhạc xưa cũ.
Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng…”
“… Chiều đã đi vào vườn mắt em
Mùa thu qua tay đã bao lần
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
Màu nắng bây giờ trong mắt em…
(Nhìn những mùa thu đi/ Nắng thủy tinh) Trịnh Công Sơn
THANK YOU
13-11-2017, 07:36 PM
Bài viết: #42
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
MỜI XEM NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI


.ppsx  DQ-NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI.ppsx (Kích cỡ: 9.44 MB / Tải về: 399)
THANK YOU
14-11-2017, 05:58 AM
Bài viết: #43
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
Mời xem pps * LÁ ĐỖ MUÔN CHIỀU*


.ppsx  DQ- LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU.ppsx (Kích cỡ: 7.19 MB / Tải về: 371)

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (15 /6/ 1924 – 15 / 11/ 2001) là một nghệ sĩ biểu diễn lục huyền cầm Hạ Uy Di, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu bất tử được thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ.
[Hình: attachment.php?aid=13635]
Sinh ra trong một gia đình tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, ông là con trai thứ 2 của nhà tư sản Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) – chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương trước 1945). Sinh ngày 15/6/1924, tại Hải Phòng, mảnh đất có nhiều nhân vật đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt Nam thời điểm khởi đầu: Lê Thương, Văn Cao, Hoàng Quý, Hoàng Phú (Tô Vũ)… Trong đó, chính nhóm Đồng Vọng mà Hoàng Quý chủ xướng đã tạo nên không khí sáng tác cho dòng nhạc lãng mạn thời gian này. Đoàn Chuẩn lại trưởng thành ở Hà Nội, không những thế, lại còn trong một gia đình tư sản cỡ lớn: Hãng nước mắm Vạn Vân. Hà Nội đầu thế kỷ từng có câu: “Cốm Vòng, cà Báng, húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”, hãng này nổi tiếng khắp Đông Dương.
Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn Guitar Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là “Ánh Trăng Mùa Thu” vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình với đề từ ghi “kỷ niệm những ngày ở Khuốc, Thu 1947”. Không biết người nhạc sĩ hào hoa này đã mang theo hình ảnh cô gái làng Chèo nào vào ca khúc, nhưng ông vốn dĩ là “tay chơi số 1” Bắc Kỳ, với vô số bóng hồng len lỏi trong suốt chặng đường nghệ thuật.
Đoàn Chuẩn, theo lời kể của con trai là Đoàn Đính, nổi tiếng về tính cách phong lưu và hào hoa có thể so sánh như công tử Bạc Liêu ở Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha khẳng định. Đã có rất nhiều huyền thoại xung quanh những chuyện tình lãng mạn của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Về việc mỗi sáng ông đều thuê người gửi một bông hồng đỏ đến nhà người thiếu nữ ông si mê, suốt gần 3 năm liền. Cho đến khi bông hồng thứ 1000 đã đến tay người đẹp, ông chủ trẻ mới xuất hiện trên ngưỡng cửa nhà nàng. Đoàn Chuẩn nổi tiếng chơi sang và chơi… ngông nữa. Chàng công tử hào hoa và những “người em gái” “Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn không bao giờ yêu cô nào không xinh” –Sinh ở Hải Phòng nhưng trưởng thành tại Hà Nội, là con trai chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ, Đoàn Chuẩn sở hữu tới 6 chiếc xe đẹp nhất Hà Nội. Trong những chuyến chở người đẹp xuống Đồ Sơn chơi, ông sẵn sàng phi xe xuống tận bãi biển chứ không đậu trên bờ như người khác, và vung tiền trả cho tất cả những diện tích nơi chiếc ô của ông tỏa bóng mời người đẹp ngắm biển. Có lần, ông biết đích danh một chàng con nhà có thế lực khác định mời cô gái mà ông thương mến đi chơi, ông bèn thuê hẳn hai chiếc xe tới cửa nhà nàng, đậu chắn hai đầu chiếc xe của đối thủ, rồi khóa xe lại bỏ đi chơi. Lúc đó, ông mới đàng hoàng xuất hiện trên chiếc xe riêng hạng sang tới đón người đẹp. Đoàn Chuẩn kỹ tính nhất là chuyện ăn và mặc. Bữa ăn của ông phải được chăm sóc rất cầu kỳ, ví dụ như món tôm biển, phải dùng loại còn tươi nguyên và được chế biến sau 15 phút mang về từ thuyền câu tôm. Có ngày, ông thay tới 6 bộ quần áo khác nhau để “đuổi theo” những cuộc rong chơi. Mỗi bài tình ca quyến rũ và đầy mê lực của ông đều là dấu ấn của một bóng hồng khác nhau. Có người kể lại đã từng thấy đôi khi ông khóc khi đàn lại những bài tình ca xưa, được cho rằng tặng M, tặng T… Nhưng chưa ai được nghe ông tâm sự về họ. Chỉ có thể biết một phần những câu chuyện tình của ông qua tài tử Ngọc Bảo – người bạn tri kỷ, người hát nhạc Đoàn Chuẩn hay nhất. Và, đặc biệt hơn nữa, song hành với những câu chuyện tình nổi đình đám của người nhạc sĩ tài hoa, chính là người vợ yêu dấu của ông. “Ông ấy lãng mạn, đa tình lắm. Có vậy, ông mới viết được những bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết. Bổn phận của tôi là chăm chồng, nuôi con, lúc nào cũng an phận chịu đựng. Ông không biết đến sinh kế, gia đình, con cái... Đời ông phóng khoáng. Nghe nhạc ông lúc nào tôi cũng ngạc nhiên - sao ông tài thế?...”
[Hình: attachment.php?aid=13637]
Ông bà Đoàn Chuẩn và cô con gái đầu lòng.
Đối với nhiều người, mùa thu như một bức tranh đẹp nhất trong bốn mùa với màu xanh của đất trời, với sắc vàng của hoa cúc, của áo mơ phai và của cả lá vàng. Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ và nhạc sĩ. Nhưng sáng tác hay và lấy lấy mùa thu là chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của mình có lẽ chỉ có Đoàn Chuẩn - Nhạc sĩ của mùa thu. Trong 10 tình khúc nổi tiếng của ông, có đến 9 tác phẩm viết về mùa thu, duy chỉ có Gửi người em gái miền Nam là viết về mùa xuân, nhưng trong ca khúc vẫn còn hình ảnh của mùa thu đã xa.
Lúc sinh thời, Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn từng nói: “Giời đất cho ta đủ cả bốn mùa, nhưng hình như chỉ có mùa thu là mùa của tình yêu, vì mùa hè thì oi bức, ồn ào quá; còn mùa đông lại giá lạnh, cô quạnh quá; mùa xuân thì vạn vật còn mải “rong chơi”…” cho nên ông mới có những câu chữ đầy cảm xúc như một kẻ đã trót si tình với mùa thu đến say sưa mê mẩn đến vậy.
Giai đoạn ông sáng tác nhiều nhất là thời kỳ đầu thập kỷ 50, thời kỳ này đã tạo ra một Đoàn Chuẩn “vua slow” với những tình khúc về mùa thu Hà Nội. Trong giai điệu của ông, ta cảm thấy có tiếng lá rơi nhè nhẹ, có tiết heo may se lạnh, một chút bâng khuâng, yêu thương, luyến tiếc. Hơn nữa, còn thấy phảng phất ở giai điệu ấy hình bóng huyền diệu của những “tuyệt sắc giai nhân” đã hơn một lần làm xao xuyến trái tim “chàng công tử Hà Nội” dịu dàng và đa tình này. Vẫn một tình nghệ sĩ ấy, vẫn một tà áo xanh ấy, vẫn gặp gỡ và chia tay muôn thuở.
Tình khúc mùa thu của Đoàn Chuẩn là trang nhật ký của những mối tình thì không sai. Yêu đến mức bất chấp mọi nguy hiểm, ở trên mọi ràng buộc mới có thể thốt lên những giai điệu si tình đến thắt lòng người như vậy. Và trong tất cả những mê đắm ấy, mùa thu Hà Nội luôn như thể “cời than bếp lửa”. Ở Cánh hoa duyên kiếp thì: “Như duyên em thầm kín. Trong hương thu màu tím buồn…”. Ở Lá thư thì: “Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương…”. Ở Gửi gió cho mây ngàn bay thì: “Với bao tà áo xanh đây mùa thu…”. Ở Chuyển bến thì: “Một sớm thu về chuyển bến xuôi…”. Ở Dang dở (hay Tà áo xanh) thì: “Ta quen nhau mùa thu…”. Ở Lá đổ muôn chiều thì: “Thu đi cho lá vàng bay…”. Đến ngay ở Gửi người em gái miền Nam tuy viết về mùa xuân nhưng cũng cứ như là đứng từ mùa thu vọng tới: “Nhưng một sớm mùa thu giữa khung trời tím ngát…”.

Ba ẩn số trong cuộc đời nghệ sĩ Ẩn số thứ nhất là cái tên chung: Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Nghệ sĩ Guitare Hawaii Đoàn Đính kể - tên thật của người bạn này là Tạ Đình Thâu (một nhiếp ảnh gia tri kỷ với Đoàn Chuẩn). Chưa bao giờ ông cụ nói về cái tên chung này. Nhưng ngay từ “Ánh trăng mùa thu”, ông đã ghi tên chung là Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Đây vẫn là một ẩn số mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai giải mã được.

[Hình: attachment.php?aid=13636]

Tất cả các ca khúc được sáng tác vào giai đoạn đầu (1947 – 1956) đều được ký tên chung Đoàn Chuẩn – Từ Linh, hoặc “Nhạc: Đoàn Chuẩn, Lời: Từ Linh”. Vậy Từ Linh là ai?
Theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Từ Linh là nhân viên thư ký của hãng nước mắm Vạn Vân, nhạc sĩ Trần Thịnh lại cho rằng đó là người tài xế riêng của Đoàn Chuẩn còn người viết biết được rằng Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu (dễ nhớ, vì trùng họ, trùng chữ lót với người viết) là em của một người bạn thân của Đoàn Chuẩn.
Tuy nhiên, dù Từ Linh là ai thì vẫn chắc chắn đây là một “tri âm, tri kỷ” của Đoàn Chuẩn. Một tình bạn son sắt, chung thủy cho đến lúc cả hai đều khuất bóng. Không ai biết Từ Linh đã đóng góp cụ thể như thế nào vào nhạc Đoàn Chuẩn nhưng chắc chắn là Từ Linh đã có đọc, có góp ý, và có thể đã sửa lời hoặc đặt lời cho ca khúc của Đoàn Chuẩn được thăng hoa hơn… có những ca khúc người ta dám chắc mười mươi chỉ là một mình Đoàn Chuẩn sáng tác nhưng vẫn được tác giả ký tên Đoàn Chuẩn – Từ Linh một cách trân trọng.
Sau 1954, Từ Linh di cư vào Nam còn Đoàn Chuẩn vẫn neo mình ở căn nhà số 9, Cao Bá Quát – Hà Nội. Sau này, ở miền Nam in lại những ca khúc của cặp đôi này nhưng chỉ còn ghi tên Từ Linh Từ Linh mất tại Sài Gòn năm 1992. Còn Đoàn Chuẩn cũng đã ra đi trong vòng tay của người vợ suốt đời chịu đựng cái tính hào hoa, đa tình của ông rồi lại chăm sóc suốt gần 2 năm ông bị tai biến mạch máu não cho đến những giây phút cuối đời.

Điều lạ lùng là ngày mất của Đoàn Chuẩn (15.11.2001) lại trùng với sinh nhật của một nhạc sĩ thân thiết, cùng quê Hải Phòng: nhạc sĩ văn Cao (15.11.2001).
Ẩn số thứ hai là khoảng lặng suốt 31 năm không sáng tác một nhạc phẩm nào. Chưa ai tìm ra lời giải cho quãng lặng đáng kể này, kể cả các nhà phê bình và những người thân trong gia đình cố nhạc sĩ nhưng ai nghe nhạc của ông cũng tiếc là sao ông không viết thêm nữa những ca khúc làm say mê, quyến rũ lòng người. Ẩn số thứ ba là màu tím trong nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn. Ông vốn nổi tiếng với hai màu. Các nhạc phẩm của ông đều liên quan đến mùa thu vàng và màu xanh khỏe khoắn sáng lên trong ánh vàng rực rỡ ấy (Tà áo xanh, Tình nghệ sĩ, Gửi gió cho mây ngàn bay, Lá đổ muôn chiều, Thu quyến rũ, Vàng phai mấy lá). Nhưng, có đôi khi, màu tím xuất hiện giản dị, chân phương và khiêm tốn: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh đón xuân về…” (Gửi người em gái); “Chiều nào áo tím nhiều quá…” (Đường về Việt Bắc). Đó là hình ảnh người vợ thân thương của ông, là chiếc áo tím bà mặc khi còn đi học, là sự ẩn mình canh cánh bên người chồng tài hoa. Tổng số tác phẩm của Đoàn Chuẩn không nhiều, chỉ gần 20 ca khúc nhưng đã để lại cho đời cả một gia tài âm nhạc. Ca khúc tình tứ, lãng mạn của ông thì luôn vang mãi trong niềm yêu của công chúng yêu nhạc, nhưng nhiều sự thật khác về cuộc đời ông thì lại nằm trong sự im lặng đến quyến rũ – như những giọt thu mà ông đã im lìm gieo trên nốt nhạc.

[Hình: attachment.php?aid=13638]

Từ mối tình đầu để có một gia đình với một người đẹp là bà Đoàn Chuẩn đẹp tới tận bây giờ - hiền thảo, đôn hậu và bao dung, Đoàn Chuẩn đã phiêu diêu qua những cung bậc yêu đương nồng cháy và nóng bỏng đến độ phải thốt lên những giai điệu lạ lùng trong tập Những bài hát bị xé mà đến nay còn nhiều người chưa được thưởng thức. Đấy là mối tình cuối cùng sâu đậm nhất trong trường tình Đoàn Chuẩn.
Nàng là con gái đầu lòng của một viên chức hỏa xa kháng chiến, cha nàng là tự vệ chiến đấu nội thành. Khi rút ra chợ Đại, cha mang theo nàng mới 12 tuổi. Vài năm sau, nàng về lại Hà Nội với mẹ để cùng mẹ chăm sóc năm em dưới mình. Ở tuổi dậy thì, nàng đã tần tảo làm thuê, đánh máy chữ, đan áo len để có tiền góp với mẹ nuôi các em. Nàng đẹp đến kiêu sa và hát rất hay. Tình cờ, một nhạc công đài Pháp - Á đã phát hiện ra tài nghệ này của nàng. Và nàng đã đăng quang “vương miện thủ khoa” trong cuộc thi hát do đài Pháp - Á tổ chức. Chính lúc ấy, nàng mới biết tác giả những tình khúc mùa thu Hà Nội. Từ chỗ muốn nâng đỡ một tài năng trẻ, giúp cho học nhạc, giúp những sô diễn, tình cảm đã len lén vào hồn từ khi nào mặc dù xung quanh nàng biết bao vệ tinh bủa vây.
Tình cảm đang lãng mạn vậy thì đột nhiên nàng “biến” khỏi Hà Nội. Sự “biến” của nàng khiến Đoàn Chuẩn chống chếnh. Ông cảm thấy mất mát thực sự, xót xa trong cô đơn. Nhưng thực ra không phải nàng cố ý cho Đoàn Chuẩn “leo cây” mà vì người cha bị mất đột ngột ở vùng tự do. Chú nàng là đại đội trưởng vệ quốc đoàn đã cử liên lạc bí mật vào thành đón nàng ra ngoài vùng tự do vào cuối mùa xuân 1954, đúng thời điểm mở ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Rồi nàng trở về cùng đoàn quân giải phóng thủ đô. Họ gặp lại nhau gấp gáp hối hả, như tìm lại một cái gì đó cùng đánh mất. Để rồi lại vĩnh viễn xa nhau: “Có những đêm về sáng - Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi!” và để rồi: “Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát và tìm trong nét bút xa xôi”.
“ “Đúng là có những lúc, gia đình chúng tôi đã rơi vào tình cảnh im lặng đợi chờ cơn bão – Nghệ sĩ Guitare Hawaii Đoàn Đính bộc bạch – Nhưng rồi, cuối cùng thì mọi sự vẫn bình yên. Hồi bố tôi yêu một người ca sĩ, tên là Lê Hằng, mẹ tôi đã tìm tới tận nhà cô ấy. Mẹ tôi hỏi cô ấy có yêu bố tôi không. Cô ấy nói có. Mẹ tôi bảo: Tôi còn yêu anh ấy gấp 10 lần cô. Nếu cô thực lòng với anh ấy, tôi xin giao cho cô cả mấy đứa con. Vậy mà cô Hằng tỉnh ngộ, xé hết tất cả những bản nhạc bố tôi đã viết tặng và rời xa ông. Sau này, những bài đó được chúng tôi sưu tầm lại và ấn hành trong tập Bài ca bị xé”.

Đi kháng chiến, thì Đoàn Chuẩn vẫn là công tử Hà Thành chính hiệu. Cả 10 bài hát viết trong thời gian kháng chiến mà người ta không thấy bóng dáng kháng chiến ở chỗ nào! Ông đã nhận mình là “tay mơ” trong sáng tác, và trong cả… tình yêu. Chẳng hạn, “Tình Nghệ Sĩ” là khi đi tản cư, do mê một cô nàng bán hàng cà phê xinh đẹp người Hà Nội. Quán tên là Thanh Hương, vì thế ban đầu nhạc sĩ nghĩ: “Đây quán Thanh Hương mấy thu đầm ấm…” sau đó, mới thành “Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm. Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng…”. Cũng may, không thì ngày nay “Tình Nghệ Sĩ” lại không còn quảng đại mà sẽ bị gói trọn trong hai chữ Thanh Hương xa xôi ngày nào. Tự nhận mình là đa tình, thích gái đẹp. Có lẽ chính vì thế, khi có gia đình rồi, có được người vợ cũng đẹp lắm rồi, ông “hết hứng” viết.

Chính bản thân ông cũng thành thật nói lên một điều “rất đáng tiếc” của mình cuối đời là tiếc sao “Tất cả những cô ca sĩ hát nhạc Đoàn Chuẩn – Từ Linh hay thì… chẳng có cô nào đẹp cả”, mà ông suốt đời chỉ yêu cái đẹp thôi!

Trong cao trào cách mạng, ông tham gia thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Kháng chiến toàn quốc, ông vào tham gia công tác văn nghệ ở Khu IV và bắt đầu sáng tác ca khúc. Các bài “Tình Nghệ Sĩ” (1948) và “Đường Về Việt Bắc” được viết vào thời kỳ đó.
Sau đó, Đoàn Chuẩn về lại Hà Nội. Tình khúc Đoàn Chuẩn bắt đầu nổi tiếng ở giai đoạn này. Toàn bộ ca khúc của mình, ông đều đề tên chung Đoàn Chuẩn – Từ Linh trong phần tác giả.
Tình khúc Đoàn Chuẩn in đậm mùa thu Hà Nội. Đó là “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay”, “Lá Thư”, “Thu Quyến Rũ”, “Cánh Hoa Duyên Kiếp” (còn gọi là “Dạ Lan Hương”), “Tà Áo Xanh”, “Chuyển Bến”, “Lá Đổ Muôn Chiều”… Bài hát “Gửi Người Em Gái Miền Nam” được viết sau này dường như là bài hát cuối cùng khép lại sự nghiệp sáng tác của Đoàn Chuẩn.
“Chôn sâu tận đáy lòng” tình cảm ấy, Đoàn Chuẩn đã khép lại giai đoạn sáng tạo những tình khúc mùa thu Hà Nội độc đáo vào những năm đầu hòa bình ở miền Bắc, sau khi bài Gửi người em gái miền Nam bị phê phán và ngừng không phát sóng. Mãi tới khi bước vào thời kỳ đổi mới và mở cửa, những tình khúc mùa thu của Đoàn Chuẩn mới thực sự được khôi phục cùng những tình khúc lãng mạn của Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước… ông phấn khởi, khỏe ra, mừng tủi giữa bạn bè.

Có nhiều giai thoại về sự ra đời của bài hát “Gửi Người Em Gái Miền Nam”, tuy nhiên, bài viết này cho rằng, khi “người trong mộng” đi lấy chồng, Đoàn Chuẩn ngẩn ngơ như người mất hồn và trút tâm sự vào bài hát.
Sự ra đời của ca khúc “Gởi Người Em Gái Miền Nam”
Vì muốn chạy trốn mối tình vô vọng, năm 1954 – chia đôi đất nước, nàng ca sĩ “Vàng phai mấy lá” đã vào Nam và lập gia đình. Ở lại miền Bắc, Đoàn Chuẩn ngẩn ngơ như người mất hồn, và ông viết “Gửi Người Em Gái Miền Nam” – một ca khúc có mùa xuân, có tết duy nhất nằm trong “kính thưa các bản nhạc … mùa thu”, của ông:
“Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng. Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng. Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rủ mà chi. Đêm tân xuân Hồ Gươm như say mê. Ngàn phía đến lễ đền. Chạnh lòng tôi nhớ tới người em…”.
Nàng trong mắt Đoàn Chuẩn thật lộng lẫy, kiêu sa: “Tôi có người gái tuổi chớm dâng hương, mắt nồng rộn ý yêu thương. Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng Kiều. Ôi tình yêu… Em tôi đi màu son trên đôi môi. Khăn san bay lả lơi trên vai ai. Trời thắm gió trăng hiền. Hà Nội thêm dáng những nàng tiên…”
[Hình: attachment.php?aid=13639]
Bài hát Gửi Người Em Gái Miền Nam viết bằng tay của Đoàn Chuẩn

Cũng cần nói thêm. khoảng từ 1957, nhạc Đoàn Chuẩn bị cấm hát ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam thì công chúng được hát thoải mái nhạc của bất kỳ tác giả nào, miễn sao bài hát đó không dính líu đến chính trị. Riêng ca khúc trên được ngắt bớt 2 chữ “Miền Nam” ở cái tựa, chỉ còn “Gửi Người Em Gái”. Đến thập niên 1990, nhạc Đoàn Chuẩn mới được hát lại trong phạm vi toàn quốc. Nhạc Đoàn Chuẩn và các nhạc sĩ cùng thời với ông thường mang hơi hướm phương Tây, nhưng ở “Gửi Người Em Gái” tác giả đã hạ một câu lục bát rất “ngọt”: “Người đi cho dạ sao đành. Đường quen lối cũ, ân tình nghĩa xưa?”.
Nhiều người cho rằng, nàng của những giai thoại kể trên chính là ca sĩ T.V. lừng danh một thời, hiện sống ở TP HCM, người viết đã may mắn được gặp và mạo muộn hỏi bà có phải là nhân vật chính trong giai thoại này. Bà cười, bảo: “Không phải đâu! Đó là ca sĩ M.L., bạn thân của tôi”.
Ca từ trong nhạc Đoàn Chuẩn hầu như có chung một quy ước, ở đó có mùa thu, có người thiếu nữ tô quầng mắt, nét son trên đôi môi, khép nép trong tà áo xanh, có đôi mắt như hồ thu, tóc thề xõa trong gió… Tất cả đều như tranh Tố nữ.

Những ghi chú bên lề bản nhạc cũng đầy bóng giai nhân
Viết xong một bản nhạc, khi đang còn dư âm cảm xúc, Đoàn Chuẩn thường viết vài dòng “ghi chú” trên bản nhạc để nhắc nhớ những kỷ niệm cho riêng mình, câu nào cũng thấp thoáng bóng giai nhân, có khi là những câu thơ, như:
“Để nhớ một kỷ niệm với V.P. và M.L. Em ơi, lá có rơi ngoài muôn ngả/ Thì chung quy cũng về đất thân yêu/ Anh phong sương mưa nắng đã hoen nhiều/ Đời nhạc sĩ có gì vui đâu em hỡi/ Anh ra đi em cũng đừng chờ đợi/ Mai anh về, kia nữa hoặc chẳng bao giờ” (ghi trên Chuyển Bến),
hay:
“Viết tại 63 Lý Thường Kiệt và 46 Hàng Cót, Hà Nội (rạp Đại Đồng) cuối năm 1954, bước sang năm 1955. Không sao kìm nổi xúc động và nhớ vô cùng” (Lá Đổ Muôn Chiều)”…
Đã có rất nhiều người ngộ nhận dòng nhạc của Đoàn Chuẩn là “nhạc tiền chiến”. Thực ra, giai đoạn sáng tác chính ông (1948 – 1956) với khoảng 10 bài quen thuộc là ở trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau này ông có sáng tác thêm những ca khúc như: “Tâm Sự” (1956), “Một Gói Nho Khô”, “Cánh Hoa Pensée” (1998), “Phấn Son” (1989), “Mầu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu” (1989)… nhưng không mấy phổ biến.
Vài năm trước khi từ trần, bệnh xuất huyết não khiến ông không thể di chuyển được và nói rất khó khăn. Câu nói cuối cùng ông nói trước khi không nói được là: “Rồi những người tình sẽ ra đi. Rồi nhạc sĩ sẽ ra đi. Chỉ còn tác phẩm ở lại”. Đầu năm 2000, ông bị tai biến mạch máu não và hôn mê. Sau đó, ông tỉnh lại nhưng mất tiếng nói, chỉ có thể bút đàm cho đến lúc qua đời lúc 22 giờ, ngày 15 tháng 11 năm 2001.

Về già, gia cảnh sa sút nhưng vợ chồng NS Đoàn Chuẩn vẫn rất êm ấm thuận hòa.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn-Từ Linh và tác phẩm:
1. Ánh trăng mùa thu, 1947 (ca khúc đầu tiên)
2. Tình nghệ sĩ, 1948
3. Lá thư, 1948
4. Đường về Việt Bắc, 1949
5. Thu quyến rũ, 1950
6. Chuyển bến, 1951
7. Gửi gió cho mây ngàn bay, 1952
8. Cánh hoa duyên kiếp (hay “Dạ lan hương”), 1953
9. Lá đổ muôn chiều, 1954
10. Tà áo xanh (hay “Dang dở”), 1954-1955
11. Chiếc lá cuối cùng, 1955
12. Để có những chiều tắt nắng, 1955
13. Một gói nho khô, một cánh pen-séc, 1955
14. Vàng phai mấy lá (hay “Vĩnh biệt”), 1955
15. Gửi người em gái miền Nam, 1956
16. Thuở trâm cài (bút danh Việt Tử; thập niên 1960)
17. Khuôn mặt em (thơ: Văn Cao), 1987
18. Đường thơm hoa sữa gọi, 1988
19. Màu nắng có bao giờ phai đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng)
20. Bài ca bị xé.
21. Bên cầu.


File đính kèm Thumbnail(s)
                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (14-11-2017 09:31 AM)
10-12-2017, 05:10 AM
Bài viết: #44
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
LAST CHRISTMAS

.ppsx  DQ-LAST CHRISTMAS2.ppsx (Kích cỡ: 9.07 MB / Tải về: 375)

Sáng tác: nhạc sĩ Wham
Các ca sĩ: Wham,Taylor Swift,Ashley Tisdale,Crazy Frog,Hilary Duff,Cascada,Savage Garden,Cheetah Girls
“Last Christmas” là một trong những bài hát Giáng sinh phổ biến nhất vào dịp Noel
Ra mắt vào năm 1984 bởi George Michael, “ Last Christmas ” nhanh chóng trở thành bài hát Giáng sinh phổ biến nhất vào dịp Noel.
Bài hát da diết với tâm sự của một chàng trai về mối tình dang dở trong mùa Giáng sinh. "Last Christmas" sau đó đã đã trở thành ca khúc được các nghệ sĩ trẻ cover nhiều nhất. Từ Backstreet Boys, Human Nature, Savage Garden cho đến Hillary Duff, Ashley Tisdale, Taylor Swift… Nhưng có lẽ bản thu âm của nhóm Wham vẫn luôn được coi là thành công nhất.
Mặc dù giai điệu bài hát đượm buồn nhưng vẫn đủ ấm áp để xua đi phần nào cái giá lạnh của ngày đông đã làm nên sức sống mãnh liệt cho bài hát bất hủ này.

Lời bài hát “Last Christmas” - ca khúc Giáng sinh được yêu thích:
Last Christmas
I gave you my heart but the very next day you gave it away this year to save me from tears
I'll give it to someone special

Last Christmas
I gave you my heart but the very next day you gave it away this year to save me from tears
I'll give it to someone special
Once bitten and twice shy
I keep my distance but you still catch my eye
Tell me baby do you recognize me
Well it's been a year
It's doesn't suprise me

Happy christmas
I wrapped up and send it with a note saying
I love you I mean it now I know what a fool
I've been
But if you kiss me now
I'd know you fool me again

Last Christmas
I gave you my heart but the very next day you gave it away this year to save me from tears
I'll give it to someone special

Last Christmas
I gave you my heart but the very next day you gave it away this year to save me from tears
I'll give it to someone special
A crowded room friends with t ired eyes
I'm hiding from you and your soul of ice
My God I thought you were someone to rely on
Iguess I was shoulder to cry on
A face on a lover with a fire in his heart
A man under cover but you tore me apart woo woo woo
Now I've found a real love you'll never fool me again

Last Christmas

I gave you my heart but the very next day you gave it away this year to save me from tears
I'll give it to someone special

Last Christmas
I gave you my heart but the very next day you gave it away this year to save me from tears
I'll give it to someone special
A face on a lover with a fire in his heart
A man under cover but you tore him apart
I'll give it to someone
I'll give it to someone special someone special
THANK YOU
01-01-2018, 09:31 PM
Bài viết: #45
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
tình cờ nhận một pps nhạc về mùa thu Nhật Bản cài bài nhạc mà dq rất thích > gây cảm hứng mượn ý tác giả Phan thành Trung làm ra pps sau , kính mời xem qua. ( pps của anh Trung thì xin kg đưa lên)

KÍNH MỜI XEM * MÙA THU JAPAN*


.ppsx  DQ- MÙA THU JAPAN.ppsx (Kích cỡ: 8.35 MB / Tải về: 381)
THANK YOU
11-04-2018, 06:32 PM
Bài viết: #46
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
MỜI XEM PPS * ÁO DÀI VN * NHẠC JO MARCEL.


.ppsx  DQ- ÁO DÀI VIETNAM.ppsx (Kích cỡ: 6.7 MB / Tải về: 386)

LỜI BÀI HÁT(trước 75)) ÁO DÀI VIET NAM – JO MARCEL
Xinh, xinh thật là xinh cô gái Việt Nam
Duyên, duyên thật là duyên cô gái Miền Bắc
Thương, thương thật là thương cô gái Miền Nam
Yêu, yêu kiều dịu dàng cô gái Miền Trung
Rồi một mùa thu ta về ta nắm tay nhau
Cùng hát ca vang mừng chiếc áo dài
Một chiếc áo dài của người Việt Nam

Người Việt Việt Nam trong chiếc áo dài
Người Việt Việt Nam tha thướt bước về
Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai

Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách
Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui
Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp
Vẻ đẹp của người Việt Nam

Xinh, xinh thật là xinh cô gái Việt Nam
Duyên, duyên thật là duyên cô gái Miền Bắc
Thương, thương thật là thương cô gái Miền Nam
Yêu, yêu kiều dịu dàng cô gái Miền Trung
Rồi một mùa thu ta về ta nắm tay nhau
Cùng hát ca vang mừng chiếc áo dài
Một chiếc áo dài của người Việt Nam
Xem thêm
Ritz với Jo Marcel

Đầu những năm 1970 tại Sài Gòn có 5 phòng trà nổi tiếng nhất được gọi là 'ngũ đại phòng trà'. Đó là Tự Do, Đêm Màu Hồng, Queen Bee nằm trên hai trục đường lớn trung tâm Nguyễn Huệ và Tự Do (Đồng Khởi). Tuốt vào Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm là phòng trà Ritz và Baccara.

[Hình: attachment.php?aid=13817]
Lệ Thu _ Anh Khoa

Dân mê nhạc trẻ thập kỷ 1970 chắc không ai xa lạ về những cái tên như Trường Kỳ, Nam Lộc và đặc biệt Jo Marcel. Nhạc sĩ này ca hay, biết sử dụng âm thanh, ánh sáng hiện đại hơn nhiều phòng trà khác nên được coi là phù thủy của âm thanh ánh sáng sân khấu. Jo còn là một nhà sản xuất băng nhạc có hạng, đóng đô ở lầu 3 của Crystal Palace (Thương xá Tam Đa).
Trước khi dọn về Ritz, Jo Marcel tổ chức phòng trà tại Queen Bee vào năm 1969. Sau khi hết hợp đồng thuê Queen Bee, Jo thuê phòng trà Ritz của ông Nguyễn Văn Xướng (chủ rạp Hưng Đạo). Ngoài thành phần ca sĩ, Ritz còn nổi bật lên vì âm thanh và màu sắc mà Jo Marcel đã bỏ rất nhiều công sưu tầm để mang lại cho phòng trà của mình một sắc thái riêng biệt, khác lạ với những phòng trà khác. Jo Marcel còn sử dụng kỹ thuật điện ảnh để tăng phần hấp dẫn và có lẽ là mới lạ nhất thời gian đó. Trên sân khấu là một màn ảnh của rạp xi nê bỏ túi. Nào là phi thuyền Apolo với người phi công là ca sĩ Sỹ Phú đã du học tận Mỹ xa xôi. Những danh lam thắng cảnh của năm châu, của đại dương, của núi, của suối, hoa lá, chim chóc với diễn viên chính là các ca sĩ của Ba Con Mèo (cho phần trình diễn của ban tam ca này), ban hợp ca Bốn Phương (cho phần trình diễn của những đứa con Dương Thiệu Tước - Minh Trang)... Những cảnh này là do Jo Marcel vừa quay phim và đạo diễn. Sau này, Jo có tự tay làm một cuốn phim về nhạc trẻ dựa theo truyện dài Tuổi choai choai của Trường Kỳ.
Jo Marcel tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh năm 1936 tại Hà Nội và là trưởng nam của kỹ sư Vũ Ngọc Thuyến - cũng là một nhạc sĩ và ca sĩ có biệt tài. Năm 1958, Tòng bắt đầu đi hát tại ca vũ trường Đại Nam với tên Ngọc Minh. Năm 1960, Tòng qua hát cho nhà hàng Caravelle. Trong thời gian hát tại đây, ông có dịp học hỏi rất nhiều vì được hát chung với một số ca sĩ nước ngoài. Năm 1963, Tòng ký giao kèo với nhà hàng Baccara. Là một ca sĩ nhưng lại hiểu biết về kỹ thuật âm thanh, nên mỗi khi hát ở một nhà hàng mới, Tòng được “đặc quyền” thay đổi hệ thống âm thanh cho phù hợp với giọng ca của mình. Tại Baccara, Tòng hợp ca cùng nữ ca sĩ Bạch Bích trong những bản nhạc nước ngoài nên đổi tên mới là Jo Marcel.

Giọng hát chủ lực của phòng trà Ritz là Lệ Thu. Khán giả đến với Ritz trước nhất là vì Lệ Thu, như đến với Đêm Màu Hồng vì Thái Thanh, Queen Bee vì Khánh Ly. Vì tiếng hát Lệ Thu, những người ái mộ phải đi ngược vào đại lộ Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm (Trần Đình Xu) trong khi Tự Do, Maxim’s, Đêm Màu Hồng ở ngay trung tâm. Đến hát ở Ritz, Lệ Thu không cần trang điểm nhiều vì hệ thống ánh sáng ở phòng trà này đã nâng cao khuôn mặt của nàng.
Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Sau đó, gia đình chuyển xuống Hải Phòng cho đến năm 1954 vào nam. Tại Sài Gòn, cô học ở Trường Les Lauriers (Tân Định) cho tới lớp đệ tứ. Nhờ đã học nhạc lý tại Trường Sainte Marie Hải Phòng, thêm có khiếu về ca nhạc, Lệ Thu tự trau dồi ca hát bằng phương pháp nghe các danh ca hát trên đài phát thanh. Ngoài ra cô cũng được nhạc sĩ Đức Quỳnh chỉ dẫn thêm về ca nhạc. Trên Báo Sinh Hoạt Nghệ Thuật năm 1971, Lệ Thu đã giải thích: “Lệ Thu là mùa thu tráng lệ, mùa thu tuyệt vời. Thú thật tên Oanh cũng đẹp lắm chứ. Nhưng khi mới đi hát bị một ông khách hỏi tên bất ngờ, quýnh quá Oanh nói đại tên Thu. Thu không thì trơ quá nên về sau thêm chữ Lệ vào cho đẹp”. Nhưng từ tháng 4.1970 Lệ Thu đã về với phòng trà Tự Do. Ông Ngô Văn Cường chủ Tự Do đã dùng giá cao để giựt Lệ Thu ra khỏi Ritz của Jo. Jo ký với Lệ Thu là 700.000 đồng hát một năm, cộng tiền cát sê khá cao, còn ông Cường kêu Lệ Thu trả hợp đồng 1 triệu và tiền hát hằng đêm gấp đôi.

Ngoài Lệ Thu, Ritz còn có Ba Con Mèo hay mặc soiree, đầm , mini - jupe...hát rất lả lướt, nụ cười trong vắt, rất....Tây . BA TRÁI TÁO ( The Apple ) gồm : Tuyết Hương, Tuyết Dung & Vy Vân. Vy Vân hát nhạc Pháp loại có " trình độ ". Các nhóm nhạc ấy chơi rất điệu nghệ hút hồn ...phái mày râu nhiều lắm ! ban hợp ca Bốn Phương và ban The Dreamers với những đứa con của bố già Phạm Duy như Duy Quang, Thái Hiền, Duy Cường, Julie Quang, Duy Minh. Hằng đêm, Phạm Duy cùng những đứa con chất nhau trên chiếc xe hơi cũ hát ở Embassy - một club Mỹ trên đường Nguyễn Trung Trực, sau đó là Queen Bee rồi về đây.
Người thủy chung với Jo Marcel nhất là Anh Khoa, hết Queen Bee rồi đến Ritz. Tiếng hát của Anh Khoa là tiếng hát của những rặng thùy dương hiền hòa của miền biển Phan Thiết.
Ritz còn có Mỹ Thể, giọng hát của thế hệ cùng thời với Lệ Thanh, Thanh Thúy. Mỹ Thể có tiếng ca cao vút nhưng không thanh như Lệ Thu mà ngộp thở, mà say. Mỹ Thể hồi ấy xuất hiện trên ti vi chỉ với tà áo dài cổ thuyền, tóc thề ngang vai. Hầu như chương trình của Shotguns đều có cô ấy. Ca khúc mà người ta hay nhắc khi nói về Mỹ Thể : Tóc mai sợi vắn sợi dài.

Nghệ sỹ Jo Marcel hát nhạc Việt lẫn nhạc ngoại đều thu hút : Ai về sông Tương, Mộng dưới hoa, Dư âm, Em đến thăm anh đêm 30. Thập niên 70, ca sĩ này có ra album Xuân 1 971 với một số nhạc phẩm về mùa xuân, tập hợp các ca sĩ : Thanh Lan , Thanh Thúy, Khánh Ly, Thái Thanh ..và Bạch Tuyết ( trình bày Gái xuân - Tô Vũ - thơ Nguyễn Bính ; trước 75 , Bạch Tuyết hát tân nhạc rất sáng giá cùng với cố NS Hùng Cường ).

Nam danh ca Sỹ Phú với chất giọng trầm ấm, truyền cảm , được xem là một trong những giọng nam hay thuở ấy. Bến xuân, Chờ người, Thà như giọt mưa, Nghe những tàn phai, Bây giờ tháng mấy.., Hai năm tình lận đận , Em hiền như masoeur , Nắng chiều, Ngậm ngùi và rất nhiều tình khúc êm dịu - một khi Sỹ Phú cất lên là chỉ muốn nghe ...và nghe thôi .

Tiếng hát của Lệ Thu thì đâu xa lạ gì nữa. Nước mắt mùa thu, Xin gọi là cố nhân, Cho tôi được một làn, Đan áo mùa xuân, Mùa thu lá bay, Thu sầu , Như cánh vạc bay, Hoài cảm, Hương xưa, Đếm sao cho xuể những tình khúc chị đã hát ! Lệ Thu với chất giọng cao đặc biệt , mạnh mẽ , đủ ngân , luyến láy , đưa người nghe đến tận cùng của cảm xúc. Có điều đặc biệt, khi ở Mỹ - cả Khánh Ly & Lệ Thu là cặp bài trùng song ca " trên đỉnh của đỉnh " : Tiếng sáo thiên thai, Giọt mưa trên lá, Nhìn những mùa thu đi- Như cánh vạc bay, Yêu em dài lâu, Sầu đông , Mây lang thang , Hoa soan bên thềm cũ.

Anh Khoa - cũng là danh ca nhạc nhẹ thời hoàng kim, giọng vừa trầm, hơi khàn nhưng vẫn có sắc thái trong , đầy đặn đã chinh phục được giới trẻ HS, SV ...Riêng Lệ Thu sau ngày 30/ 4 có hát một thời gian . Chỉ cần 03 ca khúc Tự nguyện , Trên đỉnh Trường Sơn , Hà Nội niềm tin & hy vọng - đã chứng tỏ một danh ca Sài Gòn hát NHẠC ĐỎ cũng rất TRỨ DANH vậy. Anh Khoa ở lại lâu hơn. Anh nổi tiếng với Mặt trời bé con, Hương thầm, Điệp khúc tình yêu, Anh ở đầu sông em cuố sông , Thành phố trẻ ..và nhạc Anh , Mỹ.( đang sống ở Hungary cùng vợ ).

Thái Hiền - cô gái bước vào tuổi ô mai với một loạt ca khúc : Tuổi ngọc Tuổi hồng, Tuổi thần tiên, Bình ca 1 ., Nằm vắt tay lên trán ,. Khi ấy , giọng cô ấy trong trẻo , hồn nhiên ( ngày nay dễ nhận ra cô trong các ca khúc đạo ca…). Tất nhiên theo thời gian , Thái Hiền hát ngày càng đằm thắm hơn. Ca khúc Tháng 6 trời mưa , ở hải ngoại , Thái Hiền đã ghi âm và rất được người nghe đón nhận, khen ngợi.

Julie Quang là nữ ca sĩ - " bà xã " cũ của Duy Quang. Bài hát Bài thơ vu quy, Ngày tân hôn, giới trẻ thời đó cũng rất hâm mộ. Và , cố danh ca Duy Quang có lẽ không cần nói nhiều . Trước 75, anh với ngoại hình rất thư sinh hát các ca khúc của " bố Phạm Duy , ca khúc ngoại lời dịch . Thành công trong nghề . Duy Quang còn song ca ăn ý với Thanh Lan, Ngọc Lan , Julie Quang, Hương Lan....nữa. Khoảng gần cuối thạp niên 70 , trước khi xuất cảnh , Duy Quang đã ôm đàn và hát Tiếng hát từ thành phố mang tên Người ( Cao Việt Bách ) - đúng dịp lễ hội để tạm biệt khán giả.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (13-04-2018 05:12 AM)
10-06-2018, 06:48 AM
Bài viết: #47
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
MỜI NGHE XM PPS NHẠC* ĐỢI CHỜ* (ảnh đen trắng qua sử lý theo ý nên hơi tối nhé,dq)


.ppsx  DQ - ĐỢI CHỜ.ppsx (Kích cỡ: 4.87 MB / Tải về: 356)

ĐỢI CHỜ - Lời và nhạc: Trần Nhật Bằng & Phạm Đình Chương

Trăng lắng sâu vào đêm đợi chờ.
Đêm thế gian quạnh cô mịt mờ.
Như ném ai vào cõi bơ vơ .
Nhưng vẫn chưa tìm thấy người mơ.

Ta đi ngóng trông em, trong (bóng) đêm dài ... than.
Ngàn tơ vàng chìm lắng, mơ dáng ai về,
trong ánh trăng vàng.
Như gió đi tìm hương, như chim nhớ mùa,
khát khao tình xưa.
Ta níu xin thời gian, đừng cho phai úa,
kiếp duyên tình mộng mơ.

Ta thiếp đi vì vui tàn rồi.
Bên khúc sông lạnh riêng mình ngồi.
Ôm bó hoa đọng ngát hương môi.
Xa vắng cho lòng nhớ xa xôi!

[Hình: attachment.php?aid=13874]
[Hình: attachment.php?aid=13875]
[Hình: attachment.php?aid=13876]

[Hình: attachment.php?aid=13877]

TIỂU SỬ
• Tên thật: Trần Nhật Bằng. Sinh năm 1930 tại Hà Nội. Mất ngày 7 tháng 5, 2004 tại Fairfax, Virginia, Hoa Kỳ.
• Học nhạc từ 7 tuổi tại một trường Nhà Dòng, học hòa âm cùng với Ðỗ Thế Phiệt (em họ, nguyên Giám Đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn)
• SÁNG TÁC: trên 100 ca khúc. (Tác phẩm đầu tiên: “Đợi Chờ” còn có tên là "Hoa Trăng" - 1947)
• HÒA ÂM: Soạn cho nhiều ban nhạc (Ðài Phát Thanh: Quân Đội, Tự Do, Ðài Truyền Hình Việt Nam) và các hãng sản xuất nhạc tại Hà Nội và Sài Gòn.

• TRÌNH DIễN:

[Hình: attachment.php?aid=13880]

- Với các ban nhạc Ðài Phát Thanh Hà Nội và Sài Gòn (các ban Hoàng Trọng, Nghiêm Phú Phi, Thăng Long, Văn Phụng, Nhật Bằng, Tiếng Hát Tâm Tình (Anh Ngọc), Nguyễn Ðình Toàn, Vũ Thành, Ðào Trường Phúc …)
- Tại vũ trường và các nhạc hội: Hà Nội (1952: Ban Gió Nam, Thăng Long) và Hoa Kỳ (1991: Houston; 1993-94: San Jose)
• DẠY NHẠC: Lớp “Luyện Ca Sĩ” (1996: Hoa Kỳ)
• THÀNH LẬP:
- Ban Hợp ca Hạc Thành (Sài Gòn 1954 với 4 anh em Nhật Bằng, Nhật Phượng,Thể Tần, Hồng Hảo)
- Ban Do-Si-La (Sài Gòn 1963 với Anh Ngọc, Văn Phụng)
- Ban The Blue Ocean (Washington DC 1990 cho 3 con Nhật Hải, Nhật Hùng, Nhật Huấn)
• SỞ TRƯỜNG: Ngoài hát và soạn hòa âm còn sử dụng tây ban cầm, dương cầm, contrebasse
• HOẠT ÐỘNG:
- Trước 1951:
- Sinh viên Trường Bưởi và Trường Ðào Duy Từ ( Hà Nội)
- Nhạc sĩ Ðài Phát Thanh và phòng trà (Hà Nôi)
- 1956-75: Ðài Phát Thanh Quân Ðội Sài Gòn
- 1990: Định cư tại Hoa Kỳ
- 1996: Mở lớp “Luyện Ca Sĩ” và soạn hòa âm tại Fairfax, Virginia
Ánh Sáng Ðồng Quê
Ánh Sáng Miền Nam (Xuân Lôi & Nhật Bằng)
Anh Về Một Mùa Trăng
Bóng Chiều Tà
Bóng Người Chiến Sĩ
Bóng Quê Xưa (Đan Thọ & Nhật Bằng)
Chiều Nhớ Quê
Chiến Sĩ Ca
Chờ Anh Em Nhé (Xuân Tiên & Nhật Bằng)
Cùng Một Mái Nhà (Xuân Tiên & Nhật Bằng)
Dạ Tương Sầu
Đàn Vui (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Đợi Chờ - tức Hoa Trăng (Nhật Bằng & Phạm Đình Chương)
Hãy Hát Cùng Tôi (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Hãy Quên Đi Niềm Thương Nhớ
Hãy Trả Lời Em (Trần Thiện Thanh & Đào Duy & Nhật Bằng)
Hương Quê (Nhật Bằng & Huỳnh Hiếu)
Khúc Nhạc Ngày Xuân
Lỡ Làng
Một Chiều Thu
Mùa Ðông Tuyết Trắng
Mùa Ly Biệt
Mưa Đầu Mùa
Nàng Tiên Trắng
Ngày Tươi Sáng (Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)
Nhịp Sống Miền Nam
Nếu Em Có Về Thăm Quê Cũ (thơ: Phạm Thế Trường)
Nước Mắt Quê Hương
Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương (thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung)
Sau Lũy Tre Xanh
Thu Ly Hương (Nhật Bằng & Đan Thọ)
Thuyền Trăng (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Tiếng Đàn Trong Đêm
Tình Nghệ Sĩ (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Tình Tuyệt Vọng (thơ: Hồng Thủy)
Ước Mơ (thơ: Phan Khâm)
Về Đây Anh (Nhật Bằng & Nguyễn Hiền)
Về Làng Cũ (Xuân Lôi & Nhật Bằng)
Vọng Cố Ðô (Đan Thọ & Nhật Bằng)
Xin Em Đừng Hỏi (Trần Thiện Thanh & Đào Duy & Nhật Bằng)
Ý Nhạc Ngày Xanh (Nhật Bằng & Thanh Nam)

Phạm Đình Chương (1929 – 1991) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ 1950 trở đi. Riêng về lãnh vực sáng tác, ông được coi một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra ông còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với biệt hiệu là Hoài Bắc.
Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.
Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm thành công và để đời như Ly Rượu Mừng, Xuân Tha Hương, Thủa Ban Đầu, Tiếng Dân Chài v.v.. Đáng kể nhất là trường ca bất hủ Hội Trùng Dương mà ông viết về đất nước Việt Nam hoa gấm, qua ba bài ca nói về sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Theo như lời ông đã nói với gia đình, trường ca này đã phải tốn mất 4 năm để hoàn tất.
Một sáng tác lãng mạn và để đời thứ hai trong thập niên 50 đã gắn liền vào tên tuổi Phạm Đình Chương, đó là ca khúc bất hủ phổ thơ Đinh Hùng nhan đề Mộng Dưới Hoa. Riêng nói về Mộng Dưới Hoa, ca khúc này đã theo năm tháng để trở thành một trong những bài tình ca được ưa chuộng và hát nhiều nhất của nhạc Việt. Qua khía cạnh chuyên môn, nhất là về lãnh vực nhạc phổ từ thơ, ta cứ đọc phần phê bình và ca ngợi của nhạc sĩ Vũ Thành sau đây. Nhạc sĩ Vũ Thành viết: " Tác phẩm thành công nhất của Phạm Đình Chương, theo tôi, là Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng phổ nhạc. Nét đặc thù của tác phẩm này là hơi nhạc tuy rất Việt Nam, mà lại được viết theo âm giai tây phương, chứ không cần đến ngũ cung như hầu hết các sáng tác có âm hưởng thuần túy Việt Nam khác. Ngoài ra, Mộng Dưới Hoa còn đặc biệt ở điểm rất cân đối và được cấu tạo như cung cách một bản nhạc “mẫu” trong các sách giáo khoa về sáng tác. Mộng Dưới Hoa còn đáng được coi là một kỳ công vì phổ nhạc vào thơ Việt Nam là một việc cực khó. Người phổ nhạc chẳng những phải lệ thuộc vào số chữ mà còn phải lựa cung bậc cho đúng luật bằng trắc của bài thơ, không như trường hợp phổ nhạc thơ Pháp hay thơ Anh, chỉ cần theo đúng số chữ mà thôi. Vì vậy, thường thường các bài thơ Việt Nam được phổ nhạc đều viết theo thể tự do, không gò bó, thì mới theo sát được [âm] bằng trắc của từng chữ. Làm theo thể mẫu hết sức cân đối mà vẫn giữ đúng được bằng trắc của từng chữ, ta phải ngả nón trước Phạm Đình Chương.”
Trong thập niên 60, ông đã sáng tác một loạt ca khúc phổ thơ rất thành công và được yêu chuộng như Nửa Hồn Thương Đau, Ngợi Ca Tình Yêu và Đêm Màu Hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Khi Cuộc Tình Đã Chết (Du Tử Lê), Người Đi Qua Đời Tôi (Trần Dạ Từ) và nổi bật nhất là ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng). Từ đó, Phạm Đình Chương thường được cho là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Giai đoạn này cũng là lúc ông lập ra phòng trà tên gọi Đêm Màu Hồng và với ban hợp ca Thăng Long, đã biến nơi này thành chỗ hội tụ của các văn nghệ sĩ đương thời.
Sau biến cố 1975, Phạm Đình Chương vượt biên sang định cư tại California, Hoa Kỳ vào năm 1979. Ông định cư tại quận Cam cùng gia đình từ đó. Tại khoảng thời gian sống tại Hoa Kỳ, ông đã viết một số ca khúc cuối cùng, gồm những tác phẩm phổ thơ như Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, Quê Hương Là Người Đó, Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển (phổ thơ Du Tử Lê), Hạt Bụi Nào Bay Qua (Thái Tú Hạp) v.v.. Ngoài ra, ông đã hoạt động rất thành công qua những buổi trình diễn tại các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Vào mùa hè năm 1991, ông lâm bệnh và qua đời vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại quận Cam, California, hưởng dương được 62 tuổi. Theo như gia đình ông kể lại, sau khi người anh của ông là nghệ sĩ lão thành Hoài Trung qua đời tám năm sau đó, vào một buổi sáng nắng ấm năm 1998 tại miền nam Cali, gia đình ông đã đem cốt của hai ông và rải ngoài biển, như trong một ca khúc ông viết trong thời gian cuối cùng, nhan đề “Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển”, phổ từ thơ của thi sĩ Du Tử Lê.
[Hình: attachment.php?aid=13878]

Sáng Tác

[Hình: attachment.php?aid=13879]
Danh sách các tác phẩm do nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết gồm có:


1 – Anh đi chiến dịch (1962) - Hoàng Oanh Ban Thăng Long Bích Vân Thanh Tuyền
2 – Bài ca tuổi trẻ (1950) - Ban Thăng Long
3 – Bài ngợi ca tình yêu (thơ Thanh Tâm Tuyền) - Hoài Bắc & Phạm Thành Thái Thanh
4 – Bên trời phiêu lãng (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - Quỳnh Lan
5 – Buồn đêm mưa (thơ Huy Cận) - Ban Thăng Long
6 – Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - Mai Hương
7 – Dạ tâm khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền) - Duy Trác
8 – Đất lành - Ban Thăng Long
9 – Đêm cuối cùng - Thái Thanh Tuấn Ngọc Thùy Dương
10 – Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền) - Kim Tước Sĩ Phú Bích Vân
11 – Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) - Tâm Hảo Trần Thái Hòa
12 – Đến trường
13 – Định mệnh buồn - Phạm Thành
14 – Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng) - Phạm Đình Chương hát: MP3 Youtube
Phạm Đình Chương hát với Phạm Thành
15 – Đón xuân - Như Quỳnh
16 – Đợi chờ (viết với Nhật Bằng) - Vũ Khanh Lệ Thu
17 – Được mùa - Kim Tước-Mai Hương-Quỳnh Giao Thanh Thúy
18 – Hạt bụi nào bay qua (thơ Thái Tú Hạp) - Phạm Thành
19 – Heo may tình cũ (thơ Cao Tiêu) - Thái Thanh
20 – Hò leo núi - Ban Thăng Long
21 – Trường ca Hội Trùng Dương - Ban Thăng Long
22 – Khi cuộc tình đã chết (thơ Du Tử Lê) - Vũ Khanh Lệ Thu
23 – Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển (thơ Du Tử Lê) - Lê Hồng Quang
24 – Khúc giao duyên - Duy Khánh & Thái Thanh
25 – Kiếp Cuội già
26 – Lá thư mùa xuân - Anh Khoa
27 – Lá thư người chiến sĩ - Bích Liên
28 – Ly rượu mừng - Ban Thăng Long
29 – Mắt buồn (thơ Lưu Trọng Lư) - Julie
30 – Mầu kỷ niệm (ý thơ Nguyên Sa) - Vũ Khanh Xuân Thu & Duy Khánh Thái Hiền
31 – Mỗi độ xuân về - Teresa Mai
32 – Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng) - Nguyên Khang Anh Ngoc & Mai Hương
Vũ Khanh Nhạc hòa tấu saxo
33 – Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn) - Ban Thăng Long Mai Hương
Ái Vân & Hương Lan Jo Marcel & Lệ Thu Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương (youtube)
34 – Mười thương - Thái Thảo
35 – Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ) - Ngọc Lan Trần Thái Hòa
36 – Nhớ bạn tri âm
37 – Nửa hồn thương đau (ý thơ Thanh Tâm Tuyền) - Thái Thanh Ngọc Lan Tuấn Ngọc
38 – Quê hương là người đó (thơ Du Tử Lê) - Mai Hương & Phạm Thành Ý Lan
39 – Ra đi khi trời vừa sáng (lời Phạm Duy) - Ban Thăng Long
40 – Sáng rừng - Đức Tuấn
41 – Ta ở trời tây (thơ Kim Tuấn) - Elvis Phương Bích Vân
42 – Thằng Cuội
43 – Thuở ban đầu - Duy Trác Ý Lan Quang Tuấn Quỳnh Giao
44 – Tiếng dân chài - Ban Thăng Long
45 – Trăng Mường Luông
46 – Trăng rừng
47 – Xóm đêm - Quang Dũng Thanh Thúy Nhạc hòa tấu1 Nhạc hòa tấu2
48 – Xuân tha hương - Mai Hương
[Hình: attachment.php?aid=13882]
NGUỒN từ website: phamdinhchuong.com


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
15-08-2018, 10:38 PM
Bài viết: #48
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
MỜI NGHE QUA PPS * MẸ TÔI * nhạc Trần Tiến.


.ppsx  DQ- MẸ TÔI.ppsx (Kích cỡ: 7.31 MB / Tải về: 277)

lời bài hát sau đây:

Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa
Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo.
Ngoài kia, mùa Đông cây bàng lá đổ.

Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em nằm mơ
Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ ngồi xa vắng.
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.

Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi
Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.
Tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt.

Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ ngồi trông áng mây vàng
Mẹ ơi! Hãy dắt con theo ối a để con mãi mãi bên mẹ.
Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.
Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ.

Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ tôi về đâu?
Ngàn năm mây trắng bay theo ối a mẹ ơi mẹ về đâu?
THANK YOU
15-08-2019, 03:36 AM
Bài viết: #49
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
Tình cờ nghe một bài nhạc phổ thơ khá buồnmà đa số các trang web lại dùng lời nhạc cho đó là lời bài thơ. Đây cũng là ngộ nhận như cây Sala và hoa Đầu lân Balltree (cây hoa trồng trong chùa Phật ).Bài thơ *Thoáng Hương Qua* của nhà thơ, cư sĩ Phạm thiên Thư được Phạm Duy phổ nhạc Với tựa *Em Đi Lễ Chùa Này*
Mời nghe xem


.ppsx  dqg -THOÁNG HƯƠNG QUA.ppsx (Kích cỡ: 9.67 MB / Tải về: 193)


THOÁNG HƯƠNG QUA

Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng chín
Lò hương có làn trầm bay
Vờn trên bờ tóc bịn rịn
Giữa thu em lễ chùa này
Lầu chuông có con chim hót
Tiếng ca theo làn gió may
Lá vàng sương gieo nhẹ hạt
Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi bay
Hắt hiu trong cành gió bấc
Vườn chùa rụng cánh lan gầy
Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm lặng
Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào nở
Con bướm chập chờn hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ
Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu cành
Tiếng tan trên giòng suối xanh
Nước ơi sao buồn nức nở
Bây giờ tôi biết em đâu
Cuối vườn nụ mai nhiệm mầu
Vừa thoát làn hương trinh bạch
Em ơi ! Mây đã qua cầu
Phạm Thiên Thư

Theo lời Phạm Duy, về ca khúc Em Lễ Chùa Này thì : “Khi Phạm Thiên Thư đưa thêm thơ cho tôi phổ nhạc thì tôi chọn bài Em Lễ Chùa Này vì cả hai chúng tôi đều muốn quay về xưng tụng những gì thuộc về văn minh Việt Nam, như ngôi chùa cổ ở miền Bắc là nơi lúc còn nhỏ tôi thấy đôi kẻ tình nhân thường hẹn nhau tới dâng hương cầu nguyện…” Đây chỉ là cảm nhận riêng của người nhạc sĩ chớ thật ra đọc trên nguyên tác bài thơ ta sẽ thấy cái “tình” kia ảo diệu hơn nhiều. Phạm Thiên Thư là một nhà thơ-tu sĩ, tình của ông là tình của người đứng xa ngắm nhìn và cảm nhận. Phạm Duy là một nhạc sĩ-người tình nên dĩ nhiên tình của ông là tình của người trong cuộc, cũng như nhan đề bài thơ chỉ là Thoáng Hương Qua chớ không cụ thể như Em Lễ Chùa Này như tên ca khúc.

Bài thơ Thoáng Hương Qua được viết theo thể loại thơ 6 chữ, khi chuyển thành ca khúc Phạm Duy viết lại theo thể loại thơ 7 chữ, tuy nhiên phần ý nghĩa nội dung vẫn không ra ngoài nguyên tác.
Cả bài thơ và nhạc đều có 8 khổ, có thể tạm chia thành mấy khúc như sau:

– Khúc 1: khổ thơ đầu, thể hiện ở cung La trưởng, nhịp 3/4 chậm vừa:
Thơ:
Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
Nhạc:
Đầu Mùa Xuân cùng em đi lễ
Lễ chùa này vườn nắng tung bay
Và ngàn lau vàng màu khép nép
Bãi sông bay một con bướm đẹp

– Khúc 2: khổ thơ 2, giai điệu như khúc 1:
Thơ:
Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng chín
Lò hương có làn trầm bay
Vờn trên bờ tóc bịn rịn
Nhạc:
Mùa Hạ qua cùng em đi lễ
Trái mơ ngon đồi gió mơn man
Từ lò hương làn trầm nghi ngút
Khói hương thơm bờ tóc em vờn

– Khúc 3: khổ thơ 3, chuyển sang cung Rê trưởng, nâng cao độ của nốt nhạc để tạo hiệu ứng âm thanh mới:
Thơ:
Giữa thu em lễ chùa này
Lầu chuông có con chim hót
Tiếng ca theo làn gió may
Lá vàng sương gieo nhẹ hạt
Nhạc:
Rồi Mùa Thu cùng em đi lễ
Có con chim đậu dưới gác chuông
Hòa lời ca vào làn sương sớm
Gió heo may rụng hết lá vàng

Khúc 4: khổ thơ 4, trở lại như khúc 1 và 2:
Thơ:
Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi bay
Hắt hiu trong cành gió bấc
Vườn chùa rụng cánh lan gầy
Nhạc:
Vào mùa đông cùng em đi lễ
Lễ chùa này một thoáng mưa bay
Và ngoài sân vài cành khô gẫy
Gió lung lay một cánh lan gầy

Về mặt lý thuyết âm nhạc thì đến đây đã hoàn chỉnh bố cục của một ca khúc theo cấu trúc Đk1 – Đk2 – Pk – Đk3. Tuy nhiên ở bài thơ này, 4 khổ thơ đầu chỉ mới là điệp khúc để dẫn tới hiệu ứng ở hai khổ thơ tiếp theo (hiệu ứng này ở Việt Nam hay gọi là “cao trào”)

– Khúc 5: hai khổ thơ 5 và 6, chuyển sang cung La thứ, nhịp chậm lại để tạo âm hưởng thiết tha, tiếc nuối:
Thơ:
Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm lặng
Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào nở
Con bướm chập chờn hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ
Nhạc:
Tàn mùa đông vào chùa bỡ ngỡ
Tiễn đưa em trong áo quan này
Từng cội hoa trầm lặng thương nhớ
Tóc em xưa tơ óng như mây
Vườn chùa đây vào nằm trong đất
Nép bên hoa ôi những hoa vàng
Vườn đào thơm chập chờn cánh bướm
Bướm khua râu ngơ ngác bay ngang

– Khúc 6: hai khổ thơ cuối, trở lại tiết tấu như ban đầu, để kết:
Thơ:
Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu cành
Tiếng tan trên giòng suối xanh
Nước ơi sao buồn nức nở
Bây giờ tôi biết em đâu
Cuối vườn nụ mai nhiệm mầu
Vừa thoát làn hương trinh bạch
Em ơi ! Mây đã qua cầu…
Nhạc:
Mộ của em, mộ vừa mới lấp
Có con chim nào hót trên cây
Lời của chim chìm vào tiếng suối
Suối xanh lơ buồn khóc ai hoài
Rồi từ đây vườn chùa thanh vắng
Đến thăm em ngày tháng qua mau
Một nụ mai vừa nở trong nắng
Hỡi em ơi mây đã qua cầu…

Nhưđề cập, cả hai bài thơ và nhạc đều hay, và nhờ có nhạc mà bài thơ đi vào lòng người sâu rộng hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận ra ca khúc Em Lễ Chùa Này mang tính đời thường nhiều hơn, còn bài thơ Thoáng Hương Qua cứ giống như một lửng lơ thanh thoát.
THANK YOU
04-09-2019, 09:06 PM (Được chỉnh sửa: 04-09-2019 09:11 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #50
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
PHẠM THIÊN THƯ

[Hình: attachment.php?aid=14235]

Bài thơ “Động Hoa Vàng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng nhất trong cõi thơ Phạm Thiên Thư. Xuất hiện khoảng đầu thập niên 70 ở miền Nam, bài lục bát 400 câu này là một câu chuyện tình yêu trong sáng, cao khiết không nhuốm màu tục lụy. Tựa một viên ngọc lung linh huyền ảo, nó dẫn người đọc tìm về một thế giới tịch lặng, đơn sơ đẫm hương Thiền. Nơi ấy con người có thể tìm được con đường nuôi dưỡng chân tâm hầu mong một cuộc sống bình an, thanh thản. Hẳn không mấy khó khăn để nhận ra rằng văn hóa Thiền thấm đẫm trong từng câu, từng chữ và làm nên nét đẹp thâm trầm, ý nhị cho bài thơ. Từ câu chuyện “gã từ quan” coi thường danh lợi, chán ghét những thị phi, giành giật trong cõi đời mà tìm về nơi thông xanh suối biếc, nương náu chốn núi rừng, nhà thơ đưa ta đến không gian bát ngát của động hoa vàng. Từ Động Hoa Vàng, nhà thơ nói đến rất nhiều những hình ảnh thuộc về không gian. Đó là: miền tuyết thơm, suối tơ huyền, suối hoa rừng, cội thu xanh, đồi dạ lan, miền cỏ hoa, bến hoa tươi, đường lặng im, non xanh, thềm trăng, lưng núi phượng… Tất cả những hình ảnh sang trọng, thanh thoát mà đơn sơ ấy thuộc về một không gian thoát tục. Không ồn ào náo động, không phù phiếm lòe loẹt, tất cả ở trong một trạng thái vắng lặng, thanh bình, nhẹ nhàng, trong sáng, trầm mặc. Có đến 38 lần Phạm Thiên Thư nhắc đến động hoa, thảm hoa, giàn hoa… 15 lần nhắc đến trăng và 32 lần sử dụng hình ảnh cánh chim, tiếng chim trong bài thơ. Trăng, hoa và tiếng chim, hương hoa thoang thoảng, ánh trăng nhẹ nhàng, tiếng chim trong vắt làm cho không gian trở nên tịch lặng, linh thiêng, thấm đẫm thiền vị. Đó là nơi con người có thể lắng lòng lại, thả hồn vào cõi thinh không để tìm sự bình an, thanh thản.Và có đến 13 lần Phạm Thiên thư nói đến mùa xuân trong bài thơ, cũng có nghĩa là thời gian bài thơ chủ yếu xoay quanh mùa khởi đầu cho một năm, mùa của hạnh phúc và niềm vui. Đó là mùa xuân ở Động Hoa Vàng, nơi con người sống giữa thiên nhiên để tâm hồn thanh tịnh. Thiền tông quan niệm bậc trí giả khi đã đạt Đạo, hiểu được lẽ vận hành của tạo vật, thoát khỏi tham, sân, si thì tâm hồn sẽ đạt đến cảnh giới của mùa xuân an lạc, không còn buồn khổ sầu lo. Mùa xuân trong “Động Hoa Vàng” cũng là một mùa xuân như thế. Nó không chỉ là mùa xuân của ngoại giới mà còn là mùa xuân của tâm tưởng khi con người đã từ bỏ tất cả những giành giật, đua chen mà tìm tới cõi tịch diệt của Thiền tông.
Bài thơ tình này là của một nhà sư có pháp danh Tuệ Không , tu tại Thiền viện Pháp Vân 1964-1975, Sài Gòn. Cùng thời điểm này, hay trước đó, tu sĩ Tuệ Không đã chuyển ngữ Kinh Phật Kim Cương ra thơ Việt, dưới tên Qua suối mây hồng, xuất bản 1971, kèm theo hai tùy bút văn xuôi, Ngã pháp mây nổi và Hiện hóa pháp, viết 1969, giúp ta hiểu thêm tâm tưởng Phạm Thiên Thư, hơn là những bài thơ đôi khi trầm bổng qua vần điệu.

ĐỘNG HOA VÀNG

1
Mười con nhạn trắng về tha
Như Lai thường trụ trên tà áo xuân
Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền
Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
2
Xe lên bụi quán hoa đường
Qua sương trắng dậm phố phường úa thu
Tiếng chim ướt sũng hai mùa
Hạt rơi thêm lạnh hững hờ mây qua
3
Dế buồn dỗ giấc mù sa
Âm nao lãng đãng tơ ngà sương bay
Người về sao nở trên tay
Với hài đẫm nguyệt thêm dài gót mơ
4
Con khuyên nó hót trên bờ
Em thay áo tím thờ ơ giang đầu
Tưởng xưa có kẻ trên lầu
Ngày xuân gieo nhẹ trái cầu gấm hoa
5
Tóc dài cuối nội mây xa
Vàng con bướm nhuỵ lẫn tà huy bay
Dùng dằng tay lại cầm tay
Trao nhau khăn lụa nhớ ngày sầu đưa
6
Từ chim thuở núi xa xưa
Về đây rớt lại hạt mơ cuối rừng
Từ em khép nép hài xanh
Về qua dục nở hồn anh đoá sầu
7
Ừ thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông
8
Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa
9
Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng
10
Sao em bước nhỏ ngập ngừng
Bên cầu sương rụng mấy từng mai mơ
Đêm về thắp nến làm thơ
Tiếng chân còn vọng nửa tờ thơ tôi
11
Đôi uyên ương trắng bay rồi
Tiếng nghe tha thiết bên trời chớm đông
Nửa đêm đắp mảnh chăn hồng
Lại nghe hoa lạnh ngoài đồng thiết tha
12
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu
13
Tường thành cũ phiến bia xưa
Hồn dâu biển gọi trong cờ lau bay
Chiều xanh vòng ngọc trao tay
Tặng nhau khăn lụa cuối ngày ráng pha
14
Đêm dài ươm ngát nhuỵ hoa
Chim kêu cửa mộ trăng tà gõ bia
Em ơi rủ tóc mây về
Nhìn trăng nỡ để lời thề gió bay
15
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên dục bây giờ chim di
16
Mây xưa cũng bỏ non về
Em xưa cũng giã câu thề đó đây
Nhớ đành biết mấy tầm tay
Lông chim biển bắc hoa gầy bãi đông
17
Đợi ai trăng rõi hoa buồn
Vắng em từ thuở theo buồm gió xuôi
Chiều chiều mở cổng mây trôi
Chênh vênh núi biếc mắt ngời sao hôm
18
Thế thôi phố bụi xe hồng
Hồ ngăn ngắt đục đôi dòng nhạn bay
Đưa nhau đấu rượu hoa này
Mai đi dã hạc thành ngoài cuồng ngâm
19
Xuống non nhớ suối hoa rừng
Vào non nhớ kẻ lưng chừng phố mây
Về thành nhớ cánh chim bay
Xa thành thương vóc em gầy rạc hoa
20
Hạc xưa về khép cánh tà
Tiếng rơi thành hạt mưa sa tần ngần
Em về hong tóc mùa xuân
Trăng trầm hương toả dưới chân một vành
21
Em nằm ngó cội thu xanh
Môi ươm đào lý một nhành đôi mươi
Về em vàng phố mây trời
Tay đơm nụ hạ hoa dời gót xuân
22
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
23
Gầy em vóc cỏ mây dời
Tay em mai nở chân trời tuyết pha
Ngày dài ngựa soải cầm ca
Trán cao ngần nửa trăng tà ngậm sương
24
Xe lăn bánh nhỏ bụi hường
Lao xao vó rụng trên đường phố mây
Mưa giăng ráng đỏ hao gầy
Đôi con ngựa bạch ném dài tuyết sa
25
Chim nào hát giữa thôn hoa
Tay nào hong giữa chiều tà tóc bay
Lụa nào phơi nắng sông tây
Áo xuân hạ nọ xanh hoài thu đông
26
Con chim mùa nọ chưa chồng
Cũng bay rời rã trong dòng xuân thu
Từ em giặt áo đông tơ
Nay nghe lòng suối hững hờ còn ngâm
27
Thuyền ai buông lái đêm rằm
Sông thu ngân thoảng chuông trăng rì rào
Cửa sương nhẹ mở âm vào
Lay nghiêng bầu nậm rượu đào trầm ca
28
Lên non cuốc sỏi trồng hoa
Xuôi thuyền lá trúc la đà câu sương
Vớt con cá nhỏ lòng đòng
Mải vui lại thả xuống dòng suối tơ
29
Vào non soi nguyệt tầm rùa
Đọc trên mai nhỏ xanh tờ lạc thư
Thả rùa lại đứng ưu tư
Muốn qua hang động sống như nguyệt rùa
30
Em nghiêng nón hạ cầu mưa
Sông ngâm mây trắng nước chưa buồn về
Hoa sầu cỏ cũng sầu chia
Lơ thơ xanh tụ đầm đìa vàng pha
31
Đất nam có lão trồng hoa
Mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông
Lại đem bầu ngọc ra trồng
Bầu khô cất nậm rượu hồng uống xuân
32
Người vui ngựa chợ xe thành
Ta leo cầu trúc bên ghềnh thác rơi
Theo chân chim gặp mây trời
Lại qua khói động hỏi người tu non
33
Bông hoa trắng rụng bên đường
Cánh thơm thông điệp vô thường tuyết băng
Con ong nhỏ mới ra giàng
Cũng nghiêng đôi cánh nhuỵ vàng rụng rơi
34
Mùa xuân bỏ vào suối chơi
Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa
Múc bình nước mát về qua
Ghé thôn mai nọ hỏi trà mạn xưa
35
Chim từ bỏ động hoa thưa
Người từ tóc biếc đôi bờ hạ đông
Lên non kiếm hạt tơ hồng
Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay
36
Người về đỉnh núi sương tây
Ta riêng nằm lại đợi ngày mướp hoa
Bến nam có phố giang hà
Nghiêng nghiêng nậm ngọc dốc tà huy say
37
Tình cờ anh gặp nàng đây
Chênh chênh gót nguyệt vóc gầy liễu dương
Qua sông có kẻ chợt buồn
Ngó hoa vàng rụng bên đường chớm thu
38
Mốt mai em nhớ bao giờ
Bãi dâu vãn mộ cho dù sắc không
Chân chim nào đậu bên cồn
Ngựa xuôi có kẻ lại buồn dấu chim
39
Đợi người cuộc mộng thâu đêm
Sông Ngân trở lệ dài thêm dòng nhoà
Anh nằm gối cỏ chờ hoa
Áo em bạch hạc la đà thái hư
40
Em từ rửa mặt chân như
Nghiêng soi hạt nước mời hư không về
Thâu hương hiện kính bồ đề
Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi
41
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
42
Ngựa xưa qua ải sương này
Còn nghe nhạn lạc kêu hoài bãi sông
Nước xuôi gờn gợn mây hồng
Tiếng ca lạnh thấu hoàng hôn giục đò
43
Hoa đào tưởng bóng đào xưa
Thuyền sang bến nọ dòng mờ khói vơi
Hoa dương vàng nhạt sầu người
Ta về uống nước sông khuây khoả lòng
44
Đưa nhau đổ chén rượu hồng
Mai sau em có theo chồng đất xa
Qua đò gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say
45
Khăn trăng từ độ trao tay
Nửa tan cát suối nửa mài nghiên sương
Mốt mai lòng có nghe buồn
Mảnh trăng hiện hoá thiên đường cõi chơi
46
Nhện cheo leo mắc tơ trời
Dòng chim qua hỏi mộ người tà dương
Đánh rơi hạt mận bên đường
Xuân sau mọc giữa chân thường cội hoa
47
Nụ vàng hương rộ tháng ba
Nửa đêm dậy ngó trăng tà tiêu tương
Chẳng như cội liễu bờ dương
Tóc xanh mướt giữa vô thường sắc không
48
Mai nào thơm ngát thu đông
Lược em chải rụng đôi dòng tơ xanh
Đôi chim hồng yến trên cành
Ngẩn ngơ quên rỉa lông mình điểm trang
49
Mùa xuân mặc lá trên ngàn
Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư
Động nam hoa có thiền sư
Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn
50
Nến khuya lửa hắt hiu vàng
Trang kinh lác đác đôi hàng nhạn sa
Ý nào hoá hiện ngàn hoa
Chữ nào cẩn nguyệt trên tà áo ni
51
Dỗ non suối giọng thầm thì
Độ tam thế mộng xá gì vóc hoa
Ni cô hiện giữa ta bà
Búp tay hồng ngọc nâng tà áo trăng
52
Tiếng chim trong cõi vô cùng
Nở ra bát ngát trên rừng quế hương
Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng
53
Đố ai nhớ hết hoa vàng
Đố ai uống cạn sương tàng trăng thâu
Đố ai tát cạn mạch sầu
Thì ta để tóc lên cầu đón ai
54
Em về sương đẫm hai vai
Dấu chân là cánh lan dài nở đêm
Từ em hé nụ cười huyền
Mùa thu đi mất trên miền cỏ hoa
55
Guốc mòn lẫn tiếng sơn ca
Sư về chống gậy trúc qua cầu này
Ngó bờ suối lạnh hoa bay
Thương sao giòng nước trôi hoài thiên thanh
56
Có con cá mại cờ xanh
Bơi lên nguồn cội tắm nhành suối xuân
Nửa dòng cá gặp phù vân
Hỏi sao mây bỏ non thần xuống chơi
57
Dù mai lều cỏ chân trời
Khơi hương lò cũ khóc người trong thơ
Em còn ửng má đào tơ
Tóc xưa dù có bây giờ sương bay
58
Lên non ngắt đoá hoa này
Soi nghiêng đáy suối bóng ai nhạt nhoà
Nom hoài chẳng rõ là ta
Tắm xong khoác áo hát ca về làng
59
Tay đeo vòng ngọc xênh xang
Áo em bay giải tơ vàng thiết tha
Bước chân tìm chán ta bà
Ngừng đây nó hỏi: đâu là vô minh
60
Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: thưa bác thiên thư
Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ
61
Nước đi từ thủa bao giờ
Dòng xuôi người đứng trên bờ ngó xuôi
Chừng đâu dưới bến hoa tươi
Buộc thuyền xưa đã có người ngó sông
62
Từ hôm em bỏ theo chồng
Áo trắng em cất áo hồng em mang
Chiều nay giở lại bàng hoàng
Mười năm áo cũ hoe vàng lệ xanh
63
Đôi chim nho nhỏ trên cành
Giục nhau đan tổ cỏ xanh bên đường
Nửa đời mây nước du phương
Thiền sư ngắt cỏ cúng dường phật thân
64
Gò chiều ùn bụi sương lên
Hỏi ra mới biết nơi yên cành vàng
Bên mồ chồn cáo đùn hang
Chim kêu như lảnh tiếng nàng ngân nga
65
Cuối xuân ta lại tìm qua
Tiểu thư chi mộ thềm hoa dại tàn
Sớm thu ta đánh đò sang
Bên đường cỏ mộ lại vàng cúc hoa
66
Trúc thưa cổng gió ơ hờ
Em ra tựa cửa nghĩ chưa lấy chồng
Sông ơi xanh nhé một dòng
Mùa xuân cắp rổ ra đồng vớt hoa
67
Đường dài xao xác chim ca
Người còn khoác nón theo tà dương nao
Ván cờ bày trắng bông đào
Sao lên núi thẫm trăng vào chén không
68
Đồi thu vắt suối mây hồng
Chim xanh lác đác ngược dòng hoa tiên
Bấc sầu lửa lụn chờ em
Lệ xưa ai đã đổ nên dầu này
69
Đón em như ngóng chim trời
Bãi xuân sớm đậu chiều dời khói thu
Em còn áo trắng ngày xưa
Trong anh muôn thủa bao giờ lệ hoen
70
Khơi trầm thơm tụng kinh hiền
Máu xuân mạch lạnh trong miền xương da
Vườn chùa có nụ hàm ca
Sương khuya: pháp bảo trăng tà: vô môn
71
Mai tươi cánh nở bên cồn
Mưa bay lấm tấm cành hương trắng ngời
Thu đông tàng ẩn kho trời
Hạt rơi rụng ngọc cánh rời rã hoa
72
Cổng làng mở cánh sao sa
Nhã lan loáng thoáng tiếng gà xóm mai
Lên chùa dâng dĩa hoa nhài
Chợt viền trăng lạnh trên hài tổ sư
73
Chuông ngân chiều lặng trầm tư
Tiếng lơi đẫm hạt thiên thư bềnh bồng
Điệu về tay giấu chùm bông
Gót chân đất phật trổ hồng hằng sa
74
Bóng trăng tịch mặc hiên nhà
Thành đàn nẩy hạt tỳ bà quyện hương
Gió thu từ độ tha phương
Về trên hốc gỗ bên đường lặng im
75
Áo em vạt tím ngàn sim
Nửa nao nức gọi nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ độ bao giờ
Gặp đây giả bộ hững hờ khói bay
76
Tình cờ như núi gặp mây
Như sương đậu cánh hoa gầy tiêu dao
Tỉnh ra thì giấc chim bao
Chuyện mười năm cũ lại nao nao lòng
77
Cành sen lá chĩu sương trong
Áo ni xám vạt trời hong buồn về
Tay nào nghiêng nón thơ che
Tay nào lần chuỗi bồ đề xanh xao
78
Đôi mày là phượng cất cao
Đôi môi chín ửng khoé đào rừng mơ
Tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
Tụng dòng kinh tuệ trên tờ khói mây
79
Tóc em rừng ngát hương say
Tay em dài nụ hoa lay dáng ngà
Mắt xanh bản nguyện di đà
Bước trầm hương nhẹ lẫn tà dương chim
80
Mắt nàng ru chiếc nôi êm
Ru hồn tôi ngủ ngàn đêm tuyệt vời
Em là hoa hiện dáng người
Tôi là cánh bướm cung trời về say
81
Một đêm nằm ngủ trong mây
Nhớ đâu tiền kiếp có cây hương trời
Cây bưởi trắng ngát hương đời
Nụ là tay phật chỉ người qua sông
82
Non xanh khoác áo sương hồng
Con chim điểm tuyết ngoài đồng vụt bay
Tiếng kêu lạnh buốt lòng tay
Ngón buông lại chợt tuôn đầy lòng hoa
83
Em bên cửa chuốt tay ngà
Cội lan đông mặc nở qua mấy nhành
Ngày em ướp áo hồ xanh
Con uyên tha thiết trên cành gọi thu
84
Ni về khép cửa chùa tu
Sớm mai mở cổng quét thu vườn hồng
Thu vương ngọn chổi đôi bông
Thoảng dâng hương lạ bướm vòng cánh duyên
85
Sư lên chót đỉnh rừng thiền
Trong tim chợt thắp một viền tà dương
Ngón tay nở nụ đào hương
Cầm nghiêng tịnh độ một phương diệu vời
86
Một dòng hoa nổi trên trời
Một dòng hoa nở trong người trầm tư
Cánh nào mở cõi không hư
Phiến băng tuyết khảm một tờ kim cang
87
Thư em ướp nụ lan vàng
Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa
Áo em phất cõi di đà
Ngón chân em nở cánh hoa đại từ
88
Chênh vênh đầu trượng thiền sư
Cửa non khép ải sương mù bóng ai
Non xanh ướm hỏi trang đài
Trăm năm còn lại dấu hài động hoa
89
Ngày xưa bên dậu vàng hoa
Chiều chiều kê chõng nằm ra ngó trời
Năm sau em bỏ đi rồi
Ta về ngồi lắng mưa rơi giậu buồn
90
Trên nền gạch nẻ rêu phong
Xưa phơi nhã điệu giờ hong đoá quì
Trẻ đào bãi cỏ xanh rì
Được thanh kiếm quỉ bao kỳ thu han
91
Non đem nhạn nhốt trong thành
Cho sông chưa trở yếm xanh dưới cầu
Người còn dệt lụa tằm dâu
Đêm nghe mưa rụng thiên thâu ngoài giàn
92
Núi nghiêng suối vắt tơ đàn
Nhìn ngoài thạch động mưa vàng lưa thưa
Nghiêng bình trà nhớ hương xưa
Từ vàng hoa nọ bây giờ vàng hoa
93
Sáng nghe lan rụng mái nhà
Chừng như mưa nhẹ núi xa mùa này
Đường về mù mịt ngàn mây
Về nam đôi cánh chim bay xạc xào
94
Mây dù chẳng chất non cao
Đường về dù chẳng sông đào nông sâu
Đêm đêm lòng dục nẻo sầu
Thềm trăng ngỡ tưởng hoa cau rụng thầm
95
Nhớ cha giọt lệ khôn cầm
Dưới trăng lấp lánh như trâm vân quỳnh
Nghiêng ly mình cạn bóng mình
Tay ôm vò nguyệt một bình mây bay
96
Gối tay nệm cỏ nằm say
Gõ vào đá tụng một vài biển kinh
Mai sau trời đất thái bình
Về lưng núi phượng một mình cuồng ca
97
Gây giàn thiên lý vàng hoa
Lên non cắt cỏ lợp nhà tụ mây
Xuống đầm tát cá xâu cây
Bới khoai vùi lửa nằm dài nghe chim
98
Khách xa nhớ đến nhau tìm
Lên đồi trẩy một giỏ sim làm quà
Hứng nước suối thết bình trà
Hái bầu nấu bát canh hoa cười khàn
99
Vào hang núi nhập niết bàn
Tinh anh nở đoá hoa vàng cửa khe
Mai sau thí chủ nào nghe
Tìm lên xin hỏi một bè mây xanh
100
Hoa vàng ta để chờ anh
Hiện thân ta hát trên cành tâm mai
Trần gian chào cõi mộng này
Sông Ngân tìm một bến ngoài hoá duyên





File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS