Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
GIVING
11-03-2017, 04:44 PM
Bài viết: #1
GIVING
[Hình: attachment.php?aid=13402]

Có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học.
Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.
Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.
Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá. Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ.
- Chào cháu, có chuyện gì vậy?
Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói. Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc. Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.
- Cháu không thể nói gì với ta sao?
Giọng chàng trai đẫm nước mắt:
- Cháu yêu...
A, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình? Ông mỉm cười:
- Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.
- Không... Không ai có thể - Giọng chàng trai tuyệt vọng.
- Ta có thể.
Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:
- Ông trời cũng không thể làm được gì. Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...
Giờ thì đến phiên ông rùng mình - rồi sau đó...
- Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.
- Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.
- Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.
- Không phải vậy - chàng trai kêu lên - cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?
Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện. Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào. Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:
- Chào con.
Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:
- Nếu hai con không chê có một người cha như ta.
Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quí chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.
Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn của mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.
Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.
Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?
- Chúng con chào cha.
- Chào hai con.
Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...
oOo
Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...
Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:
- Con chào cha!
Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.
- Chào con.
- Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.
- Để làm gì?
- Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.
Giọng chàng trai đầy hi vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng! Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:
- Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.
- Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?

Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì. Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người cùng uống.
Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.
- Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.
Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?
oOo
Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi “Ông ội ơi...” thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.
Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...
Ông sợ. Phải, ông sợ...
Nếu biết ông là tỉ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao qui tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có qui tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.
Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.

Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.
Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...
Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...
- Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.
- Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...
- Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường.
Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.
- Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...
- Cha đã cho con rất nhiều rồi - chàng trai nghẹn ngào.
- Ta đã làm gì đâu... - giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...
- Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.
Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (17-03-2017 09:31 AM)
16-03-2017, 05:50 PM
Bài viết: #2
RE: GIVING
TRUYỆN THỨ HAI

CÔ BÉ BÁN RONG

[Hình: attachment.php?aid=13411]
Lan vừa đi vừa buồn rầu. Trời mỗi lúc mỗi lạnh, Đi một quãng, Lan lại dừng tại quán Hải Sản. May quá! Không một người xua đuổi hay hét hô. Sau khi chỉnh đốn vốn liếng của bản thân, Lan bắt đầu hát. Những bài hát tình yêu tha thiết mặn nồng, những bài hát của người lớn mà chính em cũng không hiểu ý nghĩa nó là gì. Sương trĩu nặng. Trong bóng đèn hắt xuống đường, hạt sương trông to và rõ. Không một ai mua. Ai mua giúp em một viên kẹo với. Em vừa hát vừa cầu khẩn trong bụng. Nhưng chỉ là những tiếng cười đùa, những tiếng hô to một, hai, ba zô. Bia chảy tràn xuống mặt đất, thức ăn thừa vung vãi trên bàn. Phía bên trái của quán, tại chiếc bàn mà có ông đầu hói ngồi cười to với hai hàm răng trắng, lông mày rậm và dài như hình hai con sâu rộm đu trên mắt, nồi nước lẫu đang sôi ùng ục lênh láng mở vàng thơm ngậy mùi của tôm, cua, cá. Nuốt ực nước miếng xuống họng đang khô rát. Lan vẫn hát. Tiếng hát bay xa, xa tới tận lầu hai của quán nhưng có lẽ tiếng hát của em nhỏ hơn tiếng cười, tiếng hô hào của những vị khách ở đây; hoặc cũng có thể họ mãi mê uống bia, mãi mê ăn nên không thể nghe tiếng hát em bé bán kẹo. Đôi môi tím dần. Khuôn mặt tái xanh. Sương rơi đọng trên mi, rơi xuống hỏm mắt, lăn dài trên má. Kia! Ở góc quán kia, cô bé mặc chiếc váy trắng, cài chiếc nơ to hồng xinh xắn trên đầu đang được làm nũng với mẹ.
- Con không ăn đâu.
- Ăn đi con người ta không có mà ăn kìa. Ăn đi mẹ thương!
- Con không ăn đâu! Con thích ăn món đậu basa chiên vàng kia?
“ Canh tím rau dền mẹ tôi nuôi lớn khôn con. Tím giọt mồng tơi ruột rau mắm muối dưa cà. Ngày nào trên đồng còn yêu thương …” tiếng hát Lan mỗi lúc một nhỏ dần nhưng gân cổ cố rướng lên để mong một người nghe thấy. Bụng cồn cào. Ôi! Chiếc đùi gà bị rớt. Đĩa bún để mãi từ nãy đến giờ vẫn chưa ai ăn. Ông áo trắng đang đứng lên đi về mà bàn ông ta vẫn còn có đĩa gỏi và nhiều thức ăn thừa. Giá như…!

Đèn tắt. Khách đã vãn từ lâu. Một cảnh hoang tàn sau những cuộc nhậu. Chỉ còn lại tiếng lanh canh va vào nhau của chén, tô, ly mà các nhân viên dọn bàn thu gom. Một mùi chua chua, nồng sặc sụa cùng mùi khen khét của tàn thuốc lá bay tứ tung dưới nền nhà. Tiếng hát của cô bé bán rong cũng im bặt trong đêm khuya. Rơi tỏm xuống một vùng không gian sâu thẳm. Sương rơi. Sương đẫm trên các kẽ lá bàng xanh. Sương che mờ các vì sao trên cao. Sương làm mờ cả những ngọn đèn vàng bên đường. Sương tuôn. Màn đêm dày che lấp cả bầu trời. Hơi thở yếu ớt đầy mệt nhọc. Bộ ngực lép trơ xương trong chiếc áo màu trắng mỏng ngã ố vàng đã rách dưới nách một đường dài, nhô lên, hạ xuống, phập phồng. Đôi mắt long lanh xoe tròn thơ ngây chăm chăm nhìn vào chiếc thau chứa thức ăn thừa mà người chủ quán gom lại để bán cho bà Chín nuôi heo sữa. Đứng thu, nép mình bên hông quán. Hai bàn tay ôm chặt chiếc giỏ kẹo. Lan nín thở. Em bước từng bước chậm rãi. Sợ hãi. Gần một chút. Gần chút nữa. Gần thêm chút xíu nữa.
- Đi ra.
Em giật mình. Hốt hoảng đứng lặng im. Không tiếng thở. Mặt tái nhợt
- Mày là ai đấy. Vào đây làm gì ? Khuya rồi, không thấy tao đang dọn dẹp à ? Con bé dơ bẩn này, đi chỗ khác. Hôi quá ! Con cái nhà ai giờ này còn lang thang ở đây hả ?
- Dạ…con… !
- Đi đi.
Sau cái hất tay lia lịa là tiếng sầm của cánh cửa kéo xuống không thương tiếc. Còn lại bóng tối và sự im ắng đến lạnh lùng.

Trời đêm. Đường mỗi lúc càng thêm lạnh. Xung quanh các dãy phố, những ngôi nhà lầu, biệt thự đang im lìm trong giấc ngủ. Mùi hoa sữa thoảng đâu đây bay lẫn quẩn trong mùi lạnh của đất. Trên con đường hoa phượng vĩ, những chiếc lá nhỏ nhắn nhẹ nhàng rơi. Đèn lờ mờ sáng. Một bông hoa phượng vĩ già mệt mỏi lìa cành. Thấp thoáng một thân hình bé nhỏ. Bàn chân trần nớt, bỏng, rát in từng bước lang thang nặng nề. Bóng người gầy ốm lặng lẽ theo sau. Đường dài. Em đi mãi. Đi mãi. Nhà của em ở đâu ? Ánh mắt mệt nhoài nện xuống mặt đường. Em bước đi… Bước đi... Nhưng em không biết sẽ về đâu. Nơi em ngồi co rúm người xuống là nơi mà chân em không thể bước tiếp được nữa.
- Mẹ ! Mẹ đang ở đâu ? Ba đang ở đâu ?
Đường phố ngủ. Sương vẫn rơi.

Đã bao đêm, đã bao mùa thu trôi qua, bao mùa đông lại đến, em vẫn chưa được một lần ôm ấp của mẹ ba. Em đói. Dưới hiên nhà biệt thự màu vàng hình như có số và địa chỉ đường. Nhưng em không đọc được. Cuộc đời của cô bé mồ côi làm sao biết chữ. Cuộc sống mưu sinh với nghề bán kẹo hát rong chỉ làm em qua cơn đói tùy ngày khách mua hàng. Trong phố nhộn nhịp với các cửa hiệu rực rỡ nhiều sắc màu. Người người qua lại tấp nập chật cả khu phố nhưng ai ai cũng đều bận bụi với công việc riêng. Chị mặc áo màu tím bận lựa chiếc đèn ngủ nào đẹp nhất ở cửa hàng này để tặng con gái út chuẩn bị có nhà mới. Cô mặc chiếc áo thêu hình hoa mai bận đợi bạn trai đến cùng đi ăn hải sản. Anh tóc xoăn, có cái mặt trắng trong chiếc quần jean hàng hiệu bận tập lái ô tô mà ba anh vừa mới mua cho. Chú mặc bộ đồ veston đang bận chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ vị khách hàng quan trọng trong quán Giang Hương này. Ông lão tóc bạc có bộ râu rậm rạp, cái mũi cao cao bận vỗ về cháu gái đang khóc nhè vì ông làm ướt chiếc áo đầm có hai lớp vôn xanh nhạt của cháu.

Lang thang… Lang thang… !

Dưới nắng chiều vàng trải dài yếu ớt, bị che khuất một nữa trong đám mây đen hình thù như con sư tử đang nhe răng dữ tợn, em gặp được vị khách đầu tiên đứng xem kẹo của em. Cô bé có mái tóc dài được tết thành hai bím trông thật xinh xắn. Em hí hứng giơ tay lên cao đung đưa gọi mẹ :
- Mẹ ơi ! Mẹ ơi !
Người mẹ hốt hoảng chạy ra:
- Sao con yêu ? Con có chuyện chi đó ?
- Mẹ ơi ! Mẹ mua cái này cho con với mẹ.
Cô bé ve vẩy đôi bím xà vào lòng mẹ lắc lắc bàn tay đeo toàn nhẫn vàng. Chiếc lắc vàng ở cổ tay bà mẹ có con ếch to nằm lè lưỡi như chực liếm mồi.
- Cái gì đâu ? Để mẹ xem.
Người phụ nữ nhìn vào giỏ. Nhìn vào mặt Lan. Nhìn xuống người em. Sau một phút, bà dắt con lùi xa em. Bà quay lại mỉm cười dịu dàng với con gái:
- Đi vào nhà mẹ có cái này đẹp hơn cho con. Mình không mua những thứ ấy nữa con nhé.
- Nhưng con thích cái ấy cơ. Mẹ mua cho con đi!
- Cái đó hôi lắm! Con thấy con bé ấy bẩn không? Những thứ trong giỏ ấy cũng bẩn như nó đó con. Ăn vào con sẽ bị đau bụng. Con ngoan vào nhà đi. Mẹ cho con cái này đẹp lắm. Đi nào! Mẹ thương.

Em đứng trơ trọi rồi lặng lẽ bước đi. Em đi về đâu. Ngã đường nào dẫn em về nhà? Gốc phố nào sẽ mỉm cười với em? Lối đi nào có dấu chân của mẹ, của ba?

Độp ! Không phải mưa. Sương sao? Sương đang rơi đó sao? Lan co rúm người trong gốc tối dưới gốc cây phượng vĩ. Lạnh ! Đói ! Ôi ! Bánh bao! Con mèo hoang có bộ lông tam thể mượt mà nhem nhuốc. Có lẽ, nó đã chui lủi trong xó nhà người này, người kia hay có khi bị ai đó tạc thức ăn lên mình để đuổi đi như đuổi cái điềm dự báo không may mắn sấp đến với họ. Lan gọi nó là Kit. Kit đang nhai ngấu nghiến chiếc bánh. Nó vừa nhai vừa ngoắc cái đầu sang bên trái rồi ngoắc sang bên phải, vừa nuốt nghẹn mẩu bánh bao vội vào bụng, vừa gầm gừ. Kít là mèo hoang – con vật mang đến sự xui xẻo mà quan niệm của những người có trái tim bé hơn cả một hạt đâu đen, sẵn sàng túm vào cổ và ném mạnh nó ra đường, hay đá tung nó ra xa khi đạp phải. Và cười thỏa mãn yên tâm nghe tiếng meo meo đứt quãng đau đớn. Những chiếc xe chạy vội vàng giữa con đường vắng teo, lạnh lẽo. Gió khẽ lùa vô tình. Lá phượng vĩ rơi nhiều. Bàn tay nhỏ xíu. Lá rơi trên bàn tay nhỏ. Lá lọt qua kẻ tay. Lá rớt xuống trên đầu ngón tay. Một chiếc màn lấm chấm vàng. Ấm áp đưới những tấm bê tông xi măng lặng ngắt. Cơm ! Ôi ! Cơm nhiều quá ! Xa tít trên cao, trời tối đen. Vì sao nhỏ lấp lánh như nói chuyện cùng em.

Một giọt ! Hai giọt ! Ba giọt tranh nhau lăn tròn trên má. Người mệt lã. Lan đưa bàn tay đầy lá cho vào mồm.

Đắng !

Không phải cơm! Không! Cơm mà! Nhưng sao cơm lại đắng quá!

Trời rồi sẽ sáng như những ngày đã qua. Em lại tiếp tục lang thang để bán kẹo. Em ôm giỏ kẹo trong lòng. Kẹo ngọt và thơm. Ấm áp ! Một viên kẹo được bốc. Kẹo có giấy màu vàng, màu xanh, cả màu tím. Hình con thú, hình trái tim, hình mặt gấu. Ngon và ngọt làm sao !

Sương đang rơi…

Lạnh…!

Ngôi sao nhỏ quá ! Bạn ấy đâu rồi nhỉ ? A ! Bạn ấy kìa ! Bạn ấy đang nhìn mình. Bạn ấy đang hát. Bạn ấy cũng biết hát sao ?
Trời tối đen. Cơn gió thốc mạnh. Rùng mình! Lan ôm chặt gối thu người như bức tượng bị người chủ bỏ rơi! Nhà của em ở đâu ? Nhà của em màu gì ? Mẹ em đâu ? Mẹ em già hay trẻ ? Ba em đâu ? Ba em đang làm gì ?

Xào xạt…

Gió quật mạnh.
Phượng vĩ lá rơi nhiều… !
Không phải cơm.

Mưa… !

Điện trong nhà bật sáng. Lan nghe thấy tiếng la lớn của một người phụ nữ :
- Anh mang sữa cho con giúp em với. Nó đói bụng khóc thít lên rồi.
- Sữa ư? Sữa là gì nhỉ? À! chắc ngọt và ấm như kẹo.

Đèn tắt.
Không còn mưa.
Gió mạnh.

Em nằm ngủ thật ngon và bình an. Lan nghe tiếng mẹ nói bên tai. Nó nhắm nghiền mắt. Nó thấy ánh mắt ấm áp của mẹ. Ánh mắt mà nó chưa được một lần nhận được từ một ai đó. Bàn tay mẹ vuốt mái tóc xơ cứng rối bời của em. Tóc em hôi lắm. Người em hôi lắm. Mấy bà chủ quán hay mắng em như thế. Nhưng mẹ không mắng em. Mẹ không xa lánh em. Mẹ ôm em. Mẹ hôn em. Mẹ rất ấm. Nó nghe thấy cả tiếng mẹ đang vỗ về.
- Con yêu của mẹ ! Con ngủ đi ! Mẹ đây ! Mẹ sẽ che chỡ và ru con ngủ. Ngủ đi con yêu của tôi. Ngủ ngon akay ơi ! Ngũ ngon akay hỡi !
- Ôi ! Tiếng hát của mẹ hay quá ! Ấm áp quá ! Dịu dàng quá ! Mẹ hát ru con. Akay là con đây phải không mẹ ? Con hiểu lời của mẹ hát, mẹ à. Mẹ ơi ! Mẹ đừng đi ! Lan khẽ rên.
- Con yêu hãy ngủ ngon ! Mẹ ở bên con đây. Mẹ không đi đâu con yêu
- Mẹ ơi ! Con ấm quá !
- Ngủ đi con ! Trời sắp sáng rồi.
- Ngày mai, mẹ có ở với con không mẹ ?
- Mẹ luôn ở bên con, con yêu. Ngủ đi con ! Trời sắp sáng rồi.

Lan miên man trong giấc mơ. Em ngửi thấy mùi hương thơm mát của chiếc mềm. Nó khác hẳn mùi của thức ăn hôi, thừa. Mùi hương của hoa phượng vĩ.

Gió thốc quật mạnh.

Lá phượng vĩ đua nhau rơi khắp người Lan.

Gió lạnh!

Em không còn nghe tiếng hát của mẹ nữa. Em không nhìn thấy khuôn mặt của mẹ nữa. Lan mở mắt vùng chạy theo nhưng toàn thân cứng đờ thâm tím. Nó hét to. Nó kêu khóc gọi mẹ.

Mẹ nó đi rồi.
Đói !
Em thấy đói và lạnh quá ! Mẹ đi rồi. Mẹ đã hứa không bỏ em đi. Mẹ đi rồi.
Đói !
Lạnh !

Dòng suối trắng đục lạnh lẽo tuôn dài. Nước lả chả trên xuống ngực. Nước thắm vào tim.
Buốt giá.
Cô đơn.
Tủi khổ.
Người Lan co quắp, cứng khô như khúc gỗ qua bị mói mọt đục dần qua thời gian.

Trên trời cao, ngôi sao nhỏ đã quay trở lại. Các ngôi sao đang tung tăng với điệu múa thần tiên làm rực rỡ cả vùng trời. Nhưng ngôi sao nhỏ vẫn nhấp nháy yếu ớt tìm mẹ. Mùa nào cũng vậy, ngôi sao nhỏ vẫn lẻ loi riêng một nơi góc trời.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (17-03-2017 09:48 AM)
16-03-2017, 06:50 PM
Bài viết: #3
RE: GIVING
TRUYỆN THỨ BA

BA ĐỒNG XU

[Hình: attachment.php?aid=13412]

Valodia, Sasha và Tanhia là bộ 3 của trường trung học phổ thông của một thành phố nhỏ Xmolenxco chơi với nhau rất thân. Tuy 3 người học khác lớp nhau nhưng cùng trường, Valodia là chàng thanh niên mạnh khoẻ, tế nhị và nhã nhặn với mọi người. Còn Sasha học dưới một lớp, nhỏ con, nhanh nhẹn và học giỏi. Đôi bạn trai này gần nhà nhau và chơi với nhau từ hồi còn nhỏ. Họ đã từng bên nhau trong mọi xó xỉnh của thành phố khi còn ấu thơ. Khi lên trung học họ quen với Tanhia, một cô gái mới lớn được xếp vào hàng hoa khôi của trường. Tanhia có đôi mắt xám cùng mái tóc màu hạt dẻ rất nhí nhảnh. Ba người chơi với nhau thân thiết đến nỗi các bạn học của cả trường đều biết. Bọn lơn lớn ở trường thường hay bàn tán về quan hệ của bộ 3 này. Có người thì cho là Valodia và Tanhia là một cặp, có người thì cho là Tanhia yêu Sasha… Cuối cùng thì mọi người chỉ biết là ba người này chơi thân với nhau còn hơn cả ruột thịt.

Nói thẳng ra trong trái tim của Valodia lẫn Sasha đều muốn cất giữ hình ảnh của người bạn gái thân thương Tanhia cho riêng mình. Nhưng tình bạn giữa đôi bạn trai mạnh mẽ đến mức không bao giờ hai người dám nghĩ đến chuyện thổ lộ tình yêu với Tanhia. Họ không muốn tình bạn giữa 3 người phải tan vỡ. Tanhia cũng vậy, cô biết rằng cả 2 người bạn trai đều rất yêu mình, nhưng chưa một lần nào cô thiên vị ai, vì cả Valodia và Sasha đều tốt và đáng trân trọng như nhau, hơn nữa 2 người bạn trai lại quá thân thiết và gần gũi.

Thời gian rồi cũng trôi đi mau, 2 người bạn trai ra trường và công tác ngay tại thành phố, còn Tanhia thì đang học năm cuối của trung học. Họ vẫn gặp nhau hàng tuần, đi xem và thường đi khiêu vũ cùng nhau vào những ngày cuối tuần. Tình cảm vẫn mặn nồng như khi còn học trong trường, chỉ có điều là họ gặp gỡ nhau ít hơn.

Rồi chiến tranh xẩy ra, cả Valodia va Sasha đều được gọi nhập ngũ cùng ngày, Tanhia thì tham gia vào đội cứu thương của quận đoàn. Ngày hôm sau là ngày lên đường ra mặt trận, cả 3 hẹn gặp nhau tại nhà của Tanhia. Tối hôm đó như những lần gặp trước, họ có mặt rất đúng giờ. Nhưng ai cũng trầm lặng và ít nói hơn. May mà Tanhia còn chạy qua chạy lại chuẩn bị đồ ăn cho bữa tối. Khi cả 3 đã cùng ngồi bên nhau, im lặng, thì Sasha cất tiếng:

- Ngày mai là ngày bọn mình lên đường rồi mà ngày về thì không biết trước, có điều mà có lẽ không phải riêng mình mà chắc là cả Valodia nữa muốn nói với Tanhia rằng bọn anh rất yêu em.

Như đã chuẩn bị cho câu nói từ lâu lắm rồi, Tanhia không hề bối rối ngắt lời:

- Em biết tình cảm của hai anh dành cho em từ lâu, em yêu cả hai anh, rất yêu và rất quý trọng tình bạn của các anh, tình bạn của 3 đứa chúng mình. Em không muốn làm tổn thương một ai cả.

Valodia nói cuối cùng:

- Tanhia, thú thật anh rất muốn có em trong đời, nhưng anh không muốn mất đi tình bạn đã có giữa chúng ta. Thật khó, nhưng cũng đến lúc chúng mình phải đối diện với sự thật rồi.

Họ lại im lặng, không khí trầm hẳn xuống. Chẳng còn bao lâu nữa là đến giờ phải chia tay. Tanhia đi vào bếp, làm một chiếc bánh ngọt và để vào lò, sau đó đi ra và nói với hai người:

- Em đã làm một chiếc bánh ngọt để chúng ta cùng ăn trước lúc chia tay.Trong chiếc bánh đó em có đặt một đồng xu nhỏ, nếu anh nào ăn bánh mà trong đấy có đồng xu thì em sẽ yêu người may mắn đó, còn nếu em nhận được đồng xu thì có nghĩa mãi mãi chúng ta chỉ là bạn của nhau như bây giờ, các anh thấy được không?

Chẳng còn cách nào hay hơn, thế là mọi người đồng ý. Khi Tanhia mang bánh vào phòng, thì thấy Valodia và Sasha đã đứng bên cửa sổ nhìn ra bầu trời tối đen nói chuyện với nhau rất thân mật, có lẽ họ tìm cách để làm giảm nỗi hồi hộp trong lòng mình. Sau khi Tanhia cắt chiếc bánh ra làm ba , cô mời 2 anh vào bàn. Họ lại im lặng nhìn vào chiếc đĩa đựng bánh đã để sẵn ở giữa bàn. Một phút trôi qua, rồi hai phút… Cuối cùng thì Tanhia nói:

- Bây giờ em sẽ quay chiếc đĩa thật mạnh nhé. Khi nào đĩa dừng thì từng người sẽ nhận lấy phần bánh trước mặt nhé.

Như để phá tan sự im lặng đáng sợ này, Tanhia quay đĩa thật nhanh. Trái tim trong lồng ngực của Valodia và Sasha như muốn vỡ tung vì hồi hộp. Chiếc đĩa từ từ dừng lại. Vẫn với cá tính quyết đoán của mình Sasha nhận lấy phần bánh trước mặt mình đầu tiên và từ từ cho vào mồm. Rồi đến lượt Valodia và Tanhia lấy phần tiếp theo… Họ nhai từng lần một chậm. thật chậm. Bỗng Sasha reo lên thật to và lấy từ miệng mình ra một đồng xu, anh lao vào ôm lấy Valodia và sau đó bế bổng Tanhia lên. Trong lúc Sasha đang vui sướng đến tột độ thì Valodia lặng lẽ vào phòng vệ sinh rửa mặt, một lúc sau anh quay ra và bắt tay chúc mừng Sasha. Valodia xin về sớm để 2 người ở lại tâm sự. Tiễn anh ra cửa mà nước mắt Tanhia giàn giụa hai hàng, cô ôm Valodia và bỗng oà lên khóc nức nở…

Thời gian 3 năm trôi đi cũng thật là nhanh, Valodia trở về thành phố thân yêu của mình với nỗi buồn vô tận vì Sasha người bạn từ ấu thơ của mình đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường. Tanhia đã biết tin này, trái tím của người con gái như sắt lại. Ngay sáng hôm sau khi về Xmolenxco, Valodia đến thăm lại cô bạn gái Tanhia hồi học sinh của mình. Vẫn căn phòng này, năm xưa có tiếng cười nói của cả 3 người mà giờ đây chỉ còn 2. Valodia kể cho Tanhia về những ngày gian khổ của mình ở chiến trường, kể về sự hy sinh dũng cảm của Sasha trong cùng tiểu đội chiến đấu với mình. Valodia kể trước lúc tắt thở Sasha đã lấy từ túi ngực mình ra đồng xu năm nào và trao cho Valodia, sasha ra đi và chỉ muốn trao lại tình yêu của mình với Tanhia cho Valodia mà thôi. Tanhia lặng lẽ đi ra phía cửa sổ, nơi mà Valodia va Sasha lần cuối đã đứng đó. Valodia đứng dậy, anh lại gần Tanhia, đặt một tay lên vai Tanhia, còn tay kia anh cho vào túi và lấy ra hai đồng xu nhỏ giống nhau đưa cho Tanhia. Và cũng chính lúc đó Tanhia xoè lòng bàn tay trái của mình ra, trong đó cũng có một đồng xu y trang như thế. Hai người lặng lẽ ôm lấy nhau, nước mắt Tanhia lại chảy dài như đêm nào đó tiến Valodia về trong khi Sasha vui mừng vì nhận được đồng xu may mắn của mình.
Sau này Valodia và Tanhia trở thành vợ chồng của nhau, và hàng năm cứ đến ngày mất của Sasha họ lại cùng nhau ra nghĩa trang thăm lại bạn cũ của mình cùng với 3 đồng xu luôn trong tay.

Ba đồng xu thật nhỏ nhưng nó lại tượng trưng cho tình bạn và tình yêu cao cả của 3 con người cao đẹp. Tại sao lại có 3 đồng xu nhỉ. Khi kể lại chuyện này cho mọi người Tanhia luôn cầm 3 đồng xu đó trong tay:

- Hôm đó, tôi đã cố tình chọn 3 đồng xu và đặt vào 3 góc của chiếc bánh, vì tôi không muốn mất người nào cả. Ai cũng nhận được phần của mình với đồng xu trong ấy. Chỉ có Sasha, anh ấy quá chân thành và quá yêu tôi nên khi cắn phải đồng xu thì đã reo lên. Trong lúc đó Valodia lặng lẽ vào nhà vệ sinh để lấy đồng xu ra khỏi miệng mình rồi âm thầm cho vào túi quần. Còn tôi, khi thấy Sasha vui đến tột độ thì không còn đủ can đảm đưa đồng xu của mình ra nữa mà lặng lẽ dấu đi, Nhưng cũng chính hôm đó tôi biết rằng trong đời tôi được chứng kiến một tình bạn thật vĩ đại và lòng cao thượng vô biên của Valodia, vì tôi biết rằng trong túi Valodia lúc đó đang có đồng xu thứ 3.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
17-03-2017, 06:45 PM
Bài viết: #4
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ TƯ

CẶP KÍNH

Chị ốm nặng rồi qua đời khi bé Quyên vừa tròn một tháng tuổi.
Bé bị mù bẩm sinh. Anh vừa làm cha vừa làm bà vú. Nhìn cảnh gà trống nuôi con, ai cũng ái ngại, khuyên anh nên đi thêm để có người chăm sóc bé Quyên. Những lúc ấy anh chỉ lặng lẽ cố giấu tiếng thở dài não nuột, trong thâm tâm anh nghĩ: "Tìm được người vợ cho mình thì dễ chứ tìm được một người mẹ tốt cho con mình thì khó lắm".
Nhưng rồi thời gian cũng qua đi, khi vòng khăn tang trắng trên đầu đã được quấn thành tro, anh cưới một người đàn bà khác. Ban đầu người vợ mới rất yêu thương bé Quyên, chăm sóc nó như một người mẹ thực sự. Nhưng chẳng được bao lâu, khi có một đứa bé trai bụ bẫm ra đời thì bé Quyên như một người thừa trong căn nhà nhỏ đầy tiếng cười và tiếng khóc.
Anh suốt ngày bận bịu với "cục cưng nối dõi" của mình, không ai còn để ý đến con bé mù đó nữa.
Bé Quyên chưa biết buồn, nó lủi thủi chơi một mình ở góc vườn hay một xó xỉnh nào đó. Nó bị người mẹ kế cấm không được đến gần em bé, làm bạn với nó chỉ có chú chó con mà ba nó mới xin về.
Có một hôm, con bé đang chơi thì chợt nghe tiếng thét của thằng em, nó quên lời cấm, hối hả vào nhà định dỗ em. Nhưng khi tay nó vừa chạm vào chiếc nôi thì người mẹ kế từ ngoài chạy vào giáng cho nó một cái tát nảy lửa.
- Đồ quỷ, mày làm gì con trai tao thế? Mày định giết nó hả? Đã mù rồi còn ác ! Muốn đi theo con mẹ mày phải không? Phải không?
Cứ mỗi tiếng "phải không" là người mẹ kế lại dúi đầu con bé vào tường. Bé Quyên vừa đau vừa hoảng sợ, nó quỳ phục dưới đất nức nở van xin:
- Má ơi, xin đừng đánh con, con không hại em, không phải, không phải mà.
Nhưng người mẹ kế không tin lời nó nói. Và hôm đó, con bé được một trận đòn để nhớ đời. Cũng từ hôm đó, bé Quyên biết buồn, nó thường hay khóc một mình
Một thời gian sau, thằng bé tập tễnh biết đi. Nó lớn nhanh như Gióng và hồn nhiên như một chú chim chích. Người mẹ kế "cảnh giác", "kiểm soát" chặt chẽ không cho thằng bé chơi với Quyên nhưng không làm sao ngăn cấm được trẻ thơ đang ở độ tuổi "tò mò" nên người mẹ kế đành phải quay sang gắt gỏng, cau có với con bé.
Bé Quyên không sợ bị đánh đòn, vì nó đã quá quen thuộc. Nó chỉ sợ không được trò chuyện cùng em bé, hai chị em nó thường dắt nhau ra góc vườn, nơi có một khóm hoa mẫu đơn cao phủ kín, trốn chơi ở đó.
Người mẹ kế lâu dần không thấy bé Quyên hại con mình nên thả "tự do" cho hai đứa nhỏ. Anh mỗi khi đi làm về đều có quà bánh cho cậu con trai. Vì thế cứ chiều đến, cậu bé thường hay dắt chị ra đầu ngõ đợi ba về. Thoáng thấy bóng anh, cậu bé ào tới reo lên tíu tít:
- A! Ba đã về.
Anh nhấc bổng cậu bé, vờn lên đầu nựng:
- Hà, hà! Con trai cưng của ba ngoan quá. Nào cho ba thơm một cái đi nào.
Cậu bé sung sướng cười như nắc nẻ. Bé Quyên bị bỏ quên, lẳng lặng lảng đi chỗ khác. Đôi vai gầy của nó rung lên, hình như nó khóc.
Ngày tiếp ngày, cảnh tượng ấy diễn ra đều đặn. Con bé càng trở nên ít nói và gầy đi như một chiếc lá khô. Anh vẫn vô tình không thấy.
Đến một hôm anh đi làm về bỗng dưng lên cơn sốt. Bé Quyên hốt hoảng lần đường sang gọi ông Năm – người thầy thuốc ở nhà bên cạnh. Lúc về nó đến bên bố, giọng thảng thốt lo lắng:
- Ba ơi! Ba có làm sao không? Đừng chết nghe ba! Ông Năm tìm đôi kính rồi sẽ mang thuốc sang cho ba ngay thôi mà.
Con bé có vẻ bồn chồn lại hỏi:
- Nhưng mà sao ông Năm không đi liền mà còn phải đi tìm kính làm gì vậy hở ba?
- Thì để cho ông nhìn thấy đường mà – Anh mệt nhọc trả lời cho qua chuyện.
Không ngờ bé Quyên chộp lấy đôi bàn tay anh, giọng nó vừa run vừa hớn hở:
- Ba ơi! Con cũng cần có một đôi kính như của ông Năm vậy. Ba mua cho con nghe ba?
- Còn cần cái đó để làm gì ? – Anh ngạc nhiên hỏi.
Bé Quyên sợ ba từ chối, oà khóc:
- Ba ơi, con có nhìn thấy gì đâu. Con muốn được sáng mắt để nhìn thấy ba, nhìn thấy em Tí thôi mà.
Anh nghe như có một cái gì trỗi dậy, nhói lên trong lồng ngực, không biết giải thích sao cho con bé hiểu được. Anh đành giấu người trong tấm chăn, nước mắt giàn giụa...

Hôm sau trước cửa nhà chỉ có mình cậu bé đứng đợi ba về. Anh không thấy bé Quyên, nét mặt biến sắc: "Chị con đâu?". Cậu bé phụng phịu chỉ tay về phía khóm hoa mẫu đơn góc vườn. Anh bế con trai đến đặt bên bé Quyên, âu yếm hôn lên hai mái đầu thơ dại, giọng anh trìu mến lạ:
- Hai đứa con yêu quý của ba!
Bé Quyên bỗng quàng lấy cổ anh, mếu máo.
- Ba ơi! Con đã có ba rồi. Con không cần đôi kính mắt nữa.
Anh sững sờ ôm con vào lòng. Anh khóc, khóc nức nở, khóc như chưa bao giờ được khóc. Anh thấy như lương tâm đang hỉ tội. Anh biết vì sao bé Quyên không cần có đôi kính mắt nữa, mặc dù mới hôm qua đây nó thiết tha nài nỉ. Con bé chưa ý thức được nỗi bất hạnh của cuộc đời, trước mắt nó là một màn đên dày đặc.
Nhưng nó đã ý thức được cuộc sống, đã nhìn thấy tình yêu thương quý hơn tất cả. Và với nó, tình thương còn quý hơn ánh sáng. Anh không ngờ được rằng khi đã trở thành một kĩ sư nổi tiếng, anh lại được một bài học ở chính đứa con gái mù bé bỏng của mình, một bài học giản đơn về cách cư xử, nhưng đó là đạo lí của con người .
THANK YOU
17-03-2017, 06:53 PM
Bài viết: #5
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ NĂM

TIẾNG SÁO THỔI

[Hình: attachment.php?aid=13413]

Một góc khiêm tốn trên vỉa hè . Một ông lão tóc bạc phơ và cây sáo .Khúc nhạc mừng thật buồn. Bao kẻ qua người lại dừng xe chờ đèn xanh và nhìn ông già thổi sáo . Vài kẻ mỉm cười tán thưởng.Một vài người mở ví lấy vài đồng bạc lẻ bỏ vào chiếc nón trước mặt ông lão.Lời nhạc lúc trầm lúc bổng của một ông lão người mù. Hình như đã mấy năm rồi , tại góc đường này, lại ông lão và cây sáo !

Cách đây vài năm , sững người khi nghe tiếng sáo trúc du dương giữa chốn Sài Gòn ồn ào và náo nhiệt này . Một ông lão ngồi trên vỉa hè và đang thổi bài Lòng Mẹ của Y Vân .Giữa chốn đô thị này được nghe tiếng sáo trúc sao mà thanh thản và du dương đến thế ! Tiếng sáo từ một ông lão mù đang tự mình kiếm kế sinh nhai . Ôi sao mà ai oán , chạnh lòng!.Không biết ông lão có con cháu gì không mà ra ngồi đây một mình với cây sáo trúc. Lòng chợt bàng hoàng không biết mai sao về già mình sẽ ra sao ?

Xã hội ngày nay ngày càng khác xưa rồi . Lớp trẻ ngày nay không còn chịu được cảnh gia đình ba thế hệ “ tam đại đồng đường “ của quá khứ . Người già lại vẫn chưa quên những nếp sống xưa. Người già cô đơn . Người già lặng lẽ . Người già buồn . Những nỗi buồn quạnh hiu .
Còn ta ? Ta vẫn còn đây cái tuổi phơi phới . Ta vẫn còn đây sức trẻ dẻo dai . Ta lo đi cày, lo kiếm tiền suốt ngày , suốt tuần và suốt năm . Chợt một ngày kia, vô tình nhìn ông già thổi sáo trên đường cùng bài nhạc căn bản Lòng mẹ .Hiện lên quanh ta lúc này sao lắm những điều vô tình ta đối xử với người thân …. Bỗng nhớ ra rằng đã từ một tháng nay mình quên ghé thăm nhà ngoại .Bỗng nhớ ra rằng cả vài tuần nay mình quên ghé nhà chú Út thắp nén nhang cho ông bà nội ..cái thằng cháu đích tôn - cục cưng cục vàng bỗng nghẹn ngào !

Ông lão đang làm gì đấy nhỉ ?Thả hồn mình vơi theo tiếng sáo trúc trên vỉa hè ?Hay lại vô tình len lén lau những dòng nước mắt khi nghe những tiếng cười khúc khích vô tình của những cô chiêu cậu ấm qua đường .
Ôi thương thay cho cây sáo trúc bên đường ! NGHIỆP hay SỐ PHẬN.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
19-03-2017, 06:24 AM
Bài viết: #6
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ SÁU

BÀI THƠ TỪ VIỆN DƯỞNG LẢO

[Hình: attachment.php?aid=13414]
Một ông lão ở Úc đã ra đi trong hiu quạnh tại viện dưỡng lão. Nhưng điều ông để lại lấy đi nước mắt của biết bao người.
Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với bố mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng sống nhanh, sống gấp khiến người thân bên cạnh vô tình bị lãng quên. Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.
Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, mảy may không có chút gì để đời, con cái thì hờ hững lãng quên. Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.

Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ “Cranky Old Man” của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh. Bài thơ nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái tim của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ. Cảm động hơn cả không phải là những người bạn già khác ở viện dưỡng lão mà chính là những cô y tá, những người đã từng chăm sóc và luôn nghĩ rằng ông lão thật bất hạnh vì chẳng có trong tay thứ gì.

“Ông lão gàn dở
Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?
Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm
Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần
Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm”
Người luôn mãi bỏ quên... một chiếc giày hay tất?
Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc
Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình

Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực
Và chú rể đôi mươi, với trái tim rực cháy
Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.
Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người phụ nữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.

Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và sợ hãi
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn mất đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa
Thân xác bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi
Tuy trái tim ngừng đập, chỉ còn là đá lạnh
Nhưng trong thân xác này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy

Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sống dậy
Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…
Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa
Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi
Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu
Hãy mở mắt và nhìn
Chẳng phải lão già đâu
Hãy lại gần và thấy…một TÔI thật trẻ trung.”

Bài thơ đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.
Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong Mak.
Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cha mẹ. Cứ mỗi ngày lãng phí trôi qua, bạn đã mất đi 24 giờ được ở gần họ. Vì thế, hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
19-03-2017, 09:55 PM
Bài viết: #7
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ BẢY

LỜI MỘT BÀ MẸ NÓI VỚI CON về DANH DỰ

[Hình: attachment.php?aid=13415]

Dạo gần đây hình như có ít người còn bàn bạc trao đổi về vấn đề Danh dự. Xã hội lòai người ngày càng đặt nặng tiền bạc, coi tiền bạc là thước đo giá trị con người:
Tiền là tiên là Phật,
Là sức bật tuổi trẻ,
Là sức khỏe tuổi già,
Là cái đà danh vọng,
Là cái lọng che thân,
Là cái cân công lý…
Thế nên các phạm trù đạo đức học cơ bản như Danh dự, Nhân phẩm…gần như bị quên lảng.

Nhưng Danh dự là gì nhỉ! Phải chăng “Danh dự là tiến tăm tốt (P. Honneur ), có danh mà không có chức vụ” ( Đào Duy Anh) hay “Danh dự là phạm trù đạo đức học, thể hiện lòng tôn trọng đối với các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức, ý thức bảo vệ và giữ gìn những phẩm chất mà bản thân mình lấy làm tự hào và được người khác tôn trọng.
Mất Danh dự có nghĩa là mất sự tin yêu, mến phục của những người khác, và đối với người có Danh dự thì đấy là một tổn thất lớn nhất. Người có Danh dự tôn trọng lời mình đã hứa và có ý thức bảo vệ Danh dự của bản thân, của dòng họ, của đòan thể, của Tổ quốc mình. Người đó biết giữ gìn để không ai có thể chê trách phẩm giá của cá nhân mình, hoặc xúc phạm đến dòng họ, đòan thể, Tổ quốc. Danh dự là nguyên tắc đạo đức khuyến khích lòng tự trọng của con người trong mọi cử chỉ và hành vi của mình”

Dầu hòan tòan không có sản nghiệp vật chất, con cũng có một chút gì đó về tinh thần để mà tự hào. Một chút đó chính là phẩm chất của con. Khi con không có phẩm chất thì dầu con có giàu sang thế mấy đi nữa, con vẫn cảm thấy nghèo nàn, một thứ nghèo nàn sẽ làm con khốn khổ suốt đời. Bao giờ con cũng sống với người khác. Bởi lẽ đơn giản là con không thể tách khỏi xã hội lòai người. Con cần sự tin yêu như cần hơi thở. Đánh mất sự tin yêu, tôn trọng của người xung quanh thì thử hỏi con làm sao sống được, đừng nói chi là sống hạnh phúc.

Danh dự còn quan hệ mật thiết với lòng tự trọng. Người tự trọng là người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, Danh dự của mình.Cũng là”con” nhưng con người vượt trên con vật ở rất nhiều điểm, đặc biệt là về mặt tinh thần. Chỉ có con người mới có cuộc sống tinh thần phong phú. Do đó, chỉ có con người mới có Danh dự, mới biết tự trọng.
Theo mẹ, muốn có Danh dự, con luôn luôn “hãy tự biết mình” như lời Socrate đã dạy cách nay trên 2.500 năm. Hãy tự biết mình hay là hãy luôn luôn tự kiểm tra mình, tự phê bình và phê bình. Đó là việc con kiểm điểm về ưu điểm, đặc biệt là khuyết điểm trong thời gian qua một cách trung thực và thành khẩn trước “tòa án lương tâm”.
Con quá “ suy tư “ về bản thân mình thì dễ trở nên thiếu tự tin, đầy mặc cảm tư ti, đâm ra rụt rè, nhút nhát, hay sợ sệt bâng quơ. Ngược lại, nếu con không chịu tìm hiểu mình thì con sẽ đầy ảo tưởng, bồng bềnh trên chín từng mây, bị lợi dụng qua lời tán tỉnh để rồi cuối cùng lún sâu trong sai phạm, từng bước đi đến xảo trá, gian tham lừa bịp. Đó là con đường đau khổ vô hạn cho con và vô cùng cho Mẹ.

Con ơi! Phải có can đảm xé toang bức màn đen ảo tưởng vô minh, cố gắng tìm hiểu và cân đo chính xác về chân giá trị bản thân mình! Tài sức của mình đến đâu mình họat động trong chừng mực đó! Mình có một mà ảo tưởng là mười hay trông cậy vào thời cơ như há miệng chờ sung thì rõ ràng là u mê, tăm tối mà người xưa hay nói thẳng là thiếu khôn!
Nghề nghiệp tự thân nó, không sang , không hèn. Con đừng cho rằng nghề này hèn, nghề kia sang mà thêm sai lầm. Bởi lẽ:
Nghề nào cũng trọng cũng hay,
Làm quan cũng quý, đi cày cũng sang.
Lao tâm lao lực bằng hàng,
Cũng là ích nước lợi làng kém ai.
Thế gian chỉ một thằng lười…

Xã hội luôn quý trọng sự siêng năng, cần kiệm. Con siêng năng, cần kiệm con sẽ có cuộc sống an tòan về vật chất, bảo đảm về tư cách tức là giữ vững được Danh dự làm người. Con thông minh, tài giỏi thế mấy mà con lười nhác, ngán ngại lao động thì cuộc đời con nhứt định chẳng ra gi! Có những người khuyết tật mà vẫn tự lực, mưu sinh , không cần nhờ vả một ai! Có người đi xe lăn từ sáng đến tối, nuôi cả mẹ già, con dại. Với những người đầy nghị lực như vậy, Mẹ hết sức thán phục và quý mến.

Thật ra, ai cũng muốn ăn trên, ngồi trước , sang cả, ngôi cao. Nhưng tất cả những điều đó phải tương xứng với đức trọng tài cao và công lao đóng góp là lẽ đương nhiên và công bằng xã hội. Bởi vì có người thì thông minh tài trí tuyệt vời, có người thì đần độn u mê, có người thì khỏe mạnh như voi, có người thì quanh năm ươn yếu, bịnh tật. Nhìn lên để tiến thủ là cần thiết nhưng nhìn vào trong để “tự biết mình” mới là điều cực kỳ quan trọngTheo Mẹ cái quan trọng trong đời sống là Tình và Đức; trong đó, Danh dự giữ vai quan trọng.
Muốn có Danh dự con phải là người tự trọng. Muốn trở thành là người tự trọng, trước tiên, con phải biết tự lực, tức là đứng bằng đôi chân của mình. Tự lực cánh sinh là dựa vào sức bản thân để đổi đời, là giải quyết các vấn đề sống còn của bản thân. Con ơi! Lúc con còn bé bỏng, Mẹ có thể ẳm con trên tay, cõng con trên lưng, đội con trên đầu…Nhưng có điều tuyệt đối, cổ lai, chưa ai làm được là “đứng dùm” kẻ khác. Cho nên, bằng mọi cách và mọi giá, con phải tập tự đứng bằng đôi chân của mình con ạ! Một điều tệ hại Mẹ thấy cần nói thẳng ra là nếu con không tự đứng được bằng đôi chân của mình thì chắc chắn trăm phần con không bao giờ “cao được” mà suốt đời, con chỉ ngồi, hay bò hoặc lết hoặc khủng khiếp hơn nữa là trườn như rắn, rít…

Thêm nữa, muốn bảo vệ Danh dự, con phải biết xấu hổ. Ngày xưa, ông bà ta rất sợ bị làm nhục: Sĩ khả lục bất khả nhục ( kẻ sĩ có thể giết được nhưng không thể làm nhục được) bởi vì họ thà chịu chết chớ không chịu nhục ( ninh thọ tử bất ninh thọ nhục). Khi con biết hổ thẹn, đặc biệt là hổ thẹn trước lương tâm, con sẽ không dám làm càn. Lỡ con làm càn một lần con cũng không còn mặt mũi nào tái phạm. Nếu con không kịp thời ngăn cái xấu thì một ngày nào đó, con sẽ trở nên”quen thuộc” với cái xấu , cái dở và ta nghiễm nhiên thành kẻ “mặt chay mày đá” lúc nào không hay.
Danh dự còn lệ thuộc vào tín nghĩa. Lời con nói phải bảo đảm là thật. Lời con hứa phải bảo đảm là chắc như đinh đóng cột. Khi sai hẹn con phải xin lỗi. Khi thất hứa con phải đền bù. Và con phải biết ăn năn hối cải về những sai sót đó. Làm được như vậy, con mới được người người tin yêu và con mới bảo vệ được Danh dự làm người.

Chuyện về Danh dự biết nói sao cho cùng. Có điều Mẹ thấy cần phải nhắc nhở con là trước khi làm bất cứ việc gì con nên đắn đo, suy nghĩ đến hậu quả của nó và liên hệ hậu quả đó với Danh dự làm người của con, của gia đình, của dòng họ.
Được vậy, Mẹ đã mãn nguyện lắm rồi.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
24-03-2017, 09:29 PM
Bài viết: #8
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ TÁM

CÂU CHUYỆN TẠI SÂN BAY

[Hình: attachment.php?aid=13427]

Khoảng 5h sáng ngày 25/9 tại sân bay Tân Sơn Nhất, một người phụ nữ làm thủ tục ở quầy vé. Nhìn là biết người nghèo vì áo quần cũ kỹ, mặt mày hốc hác, tiều tụy, đã vậy lại còn thấp bé, chỉ độ 1,5m. Với thái độ khẩn cầu, chị xin được đổi giờ bay chuyến 6h, nhưng chuyến bay đã hết vé, chỉ còn hạng thương gia. Muốn đổi vé, chị phải bù thêm 1,5 triệu đồng.
Những người xung quanh nhìn một người phụ nữ tiều tụy, nghèo khổ ấy lục túi lấy tiền, những đồng tiền chẵn lẻ khác nhau chứng tỏ được thu gom theo kiểu bỏ ống, nhưng cũng đủ để bù giá vé. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy chị quyết định không chút đắn đo, có người còn cười cợt vì cho rằng nghèo mà "chơi leo". Hầu như chị không quan tâm đến thái độ, ánh nhìn của những người xung quanh, với chị, được đổi giờ bay sớm hơn là quan trọng nhất.

Nam nhân viên giám sát mặt đất như muốn xác định lại: "Chị mua vé hạng thương gia cơ à?". Chị đáp lại: "Dạ vâng! Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú?".

Những người xung quanh nghe câu nói của chị đều lặng ngắt và thực sự chia sẻ. Có thể chị không hề biết hạng thương gia là gì, và chị cũng không bận tâm khi phải thêm số tiền không nhỏ đối với chị, để chỉ về với mẹ sớm hơn một giờ. Một giờ thôi nhưng quý báu vô cùng.

Dù chị không kể ra, nhưng ai cũng có thể hiểu chị là công nhân hoặc là người tha phương kiếm sống. Cuộc mưu sinh và cái nghèo không cho chị có cơ hội bên mẹ những ngày đau yếu, chỉ khi tử biệt sinh ly mới tất tả chạy về. "Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú?", một câu nói chưa đựng nỗi đau và cũng là sự uất hận của người con không gặp mặt mẹ trước khi mẹ mất.

Câu chuyện lên đến cao trào cảm xúc ở đoạn sau. Nam nhân viên sau khi nghe chị nói đã chạy đi một lát rồi quay trở lại. Anh nói: "Em đổi vé xong rồi, chị đi đi nhé. Không phải bù thêm tiền bạc gì đâu". Ngay sau đó, một nữ nhân viên khác gửi lại cho chị 1,5 triệu đồng.

Không ai biết nam nhân viên ấy đã làm cách gì để giúp chị. Có thể anh đã trình bày hoàn cảnh của chị với người có trách nhiệm cao hơn, và mọi người đã nhanh chóng xử lý, chuyển chị lên hạng thương gia nhưng không thu tiền. Dù cách gì thì cũng đã có một kết thúc rất đẹp. Rất cảm ơn những tấm lòng nhân hậu, đã làm cho cuộc sống đáng yêu hơn.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
24-03-2017, 09:59 PM
Bài viết: #9
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ CHÍN

KHOẢNG CÁCH

Một buổi trưa mùa hạ nắng như thiêu đốt, một người phụ nữ mù lòa bước đi chậm chạp trên con đường mòn cua một vùng ngoại ô thưa thớt dân cư. Tay không cầm gậy, lối đi này rất quen thuộc với bà. Bên vệ đường có một cây to, bà rẽ... vào đó dường như để trốn cơn nắng hạ dưới bong mát tàn cây phủ trùm trên một khoảng đất rộng. Có thể bà sẽ nghỉ trưa ở đây như bà đã từng làm như thế sau những buổi đi xin.
Bà đến gần gốc cây. Bà sẽ dựa vào gốc cây để tìm một giấc ngủ yên lành. Bà sẽ cảm thấy hạnh phúc không thua gì một mệnh phụ ngã lưng trên chiếc giường nệm êm ái. Bà đang mơ màng với thứ hạnh phúc lớn lao nhứt mà bà có thể có được, thì bất ngờ bà vấp phải một vật gì, bà chao đảo, chưa kịp lấy lại thăng bằng, thì bà nghe một tràng âm thanh chua chát:

- Ai đó ? Bộ đui mù rồi hay sao mà không thấy tui đang ngồi đây vậy ? Thứ đồ gì mà xớn xác thế ?

- Xin lỗi, xin lỗi ! Tôi mù cô ạ! tôi mù thật! Cho tôi xin lỗi ! xin lỗi cô! Bà hốt hoảng trả lời khi gượng đứng lên được.

Giọng nói thanh thót quá, chắc là cô ấy còn nhỏ lắm, tuổi cỡ con mình là cùng.- Bà nghĩ thế và bà hối hận vì thái độ bất cẩn của mình. Im lặng! Không có tiếng trả lời ! Đúng như người phụ nữ suy đoán, tiếng nói phàn nàn gây gắt vừa rồi là của một cô bé trạc tuổi mười bốn mười lăm, có điều bà không biết được rằng, cô bé ấy cũng mù như bà. Cô bé cũng đi xin và dừng chân nghỉ nơi này trước bà.

Cô bé hối hận vì lời nói vừa rồi, cô bé im lặng! Nghe ngóng một lúc, người phụ nữ mù lòa vẫn không nghe một lời nào đáp lại. Bà nói lớn lên một lần nữa:

- Cho tôi xin lỗi nhé ! Tôi mù ! Tôi mù thật đó!. Rồi bà quay lưng bước đi.

Chợt cô bé gọi lại: Nè bà ơi, tôi cho bà một ngàn nè !. Số tiền duy nhất mà cô đang có. Nghe thế, bà rất mừng. Bà mừng vì nghĩ cô bé tha thứ cho mình, hơn là mừng vì nhận được một ngàn đồng. Bà dừng lại, quay ngược chiếc nón lá cũ kỹ đưa về phía tiếng nói. Chợt một chiếc lá vàng rơi vào chiếc nón của bà.
Bà tưởng cô bé bỏ tiền vào nón, bà nói: Cám ơn cô, cám ơn cô!. Nhưng khi bà thọt tay vào nón lấy tiền, bà mới nhận ra đó chỉ là một chiếc lá khô. Bà lẩm bẩm: Cô bé gạt mình. Chắc cô bé còn giận mình. Bà buồn bã quay đi!

Trong khi đó, cô bé cầm tờ giấy một ngàn đồng đưa về phía bà chờ đợi bà lấy. Nhưng cô bé lại nghe tiếng bước chân xa dần.- Bà ấy không lấy tiền, chắc bà ấy còn giận mình .Cô bé nghĩ như vậy, và lòng vô cùng buồn bã.

Một chiếc lá rơi vô tình làm vỡ ánh trăng vàng trên mặt hồ yên lặng!.
Chiếc lá vàng không rơi vào mặt hồ yên lặng mà nó rơi vào chiếc nón của một tâm hồn hiền hòa đơn sơ, làm tan vỡ sự yên bình của hai tâm hồn cùng đau khổ. Hai người mù !

Cuộc đời có biết bao lần con người hiểu lầm nhau.
Thế giới vật chất mênh mong , thế giới tâm hồn càng bao la hơn .
Ngày nay, khoa học tiến bộ, thế giới ngày một gần nhau hơn, nhưng con người thật sự đã hiểu nhau ?

Một chuyện phim tên Khoảng Cách. Chuyện phim kể rằng:

Một buổi sáng đẹp trời, một chàng thanh niên lái xe đến sở làm, không may, anh đụng phải một đứa bé tuổi mới vừa lên 7. Đứa bé được chở đến bệnh viện cấp cứu. Tình trạng đứa bé không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó bị gảy chân, và có thể sẽ không thể trở lại bình thường được.

Điều đáng nói, đứa bé này lại là con trai duy nhất của một goá phụ tuổi chưa đầy ba mươi. Người goá phụ trẻ căm tức chàng trai, nàng nguyền rủa chàng thanh niên bằng những lời lẽ cay độc nhất. Điều đó có thể dễ hiểu : vì nàng quá thương con, niềm an ủi duy nhất của nàng khi chồng nàng mất không đầy một năm sau khi nàng sinh đứa con đầu lòng.

Đứa bé xinh đẹp, thông minh và dễ thương, bổngdưng đứa bé thành kẻ tật nguyền. Càng nghĩ càng căm hận ! Sau một thời gian điều trị,đứa bé xuất viện. Chân được phẫu thuật thành công, không phải cắt, tuy vậy đứa bé đi đứng còn rất khó khăn, cần phải luyện tập nhiều mới có thể trở lại bình thường. Mẹ đứa bé không thể nguôi ngoai được mối sầu hận trong lòng.

Phần chàng trai, khoảng thời gian đứa bé ở bệnh viện, gần như lúc nào chàng cũng ở bên đứa bé . Khi đứa bé được xuất viện, mỗi sáng trên đường đi làm việc chàng tranh thủ ghé thăm. Buổi chiều chàng đến vui chơi với nó. Chàng động viên nó tập đi từng bước, như người mẹ tập cho con những bước đi chập chững đầu tiên. Chàng mua quà cho đứa bé, khích lệ đứa bé, cổ võ đứa bé mỗi khi nó đi được nhiều bước đi liên tiếp một cách tự nhiên như người không bị thương tích ! Chàng nhẫn nhục.

Chưa bao giờ mẹ đứa bé ban tặng cho chàng một nụ cười ! Điều đó có nghĩa là chàng chưa được tha thứ ! Nhiều lúc chàng cũng muốn buông tiền bồi thường trọn gói rồi quay lưng đi bỏ mặc sau lưng một goá phụ trẻ kiêu kỳ và sắt đá, nhưng chàng thật sự thương đứa bé. Chàng muốn trả lại ho đứa bé một cuộc sống bình thường, hay ít ra là không đến đổi tồi tệ.

Rồi ngày tháng dần qua, những nỗ lực của chàng đã đem lại kết quả rất khả quan. Những bước chân của đứa bé tuy dù còn đôi chút vụng về, cũng như trên gương mặt mẹ nó còn vương nét lạnh lùng, nhưng tiếng cười đã tìm lại được trong căn nhà vốn thường ngày vắng vẻ ấy.

Rồi một chiều nọ, chàng nói lời từ giả hai mẹ con. Đứa bé ôm lấy chàng và hồn nhiên nói: Sao chú không ở lại với cháu luôn vậy, chú?.
Được rồi, được rồi ! Chàng nhanh nhẩu trả lời,- Cháu ngoan nhé ! Chú sẽ thường xuyên đến thăm cháu mà ! Nhớ phải tập đi, tập chạy nhiều nữa nhé ! Hôm nào ra bãi biển chạy đua với chú nha ! Chạy thắng chú là có quà to cho cháu đấy !. Mẹ nó im lặng.

Một buổi sáng Chúa Nhật trên bãi biển, Đứa bé chạy đùa giỡn với chàng. Nó nắm tay kéo Mẹ nó lại bên nó để cùng hốt cát đắp ngôi nhà thật to. Chú với mẹ nhặt những viên sỏi đẹp lót xung quanh nhà nhen. Nó chạy tung tăng, hí ha hí hửng. Đôi chân nó đã mạnh thật rồi! Nó vui quá. Nó không còn nhớ gì đến vết thương nữa.
Bóng đứa bé sáng rực và lấp lánh trên bãi biển như cánh hải âu đang lấp lánh trong ánh nắng bình minh. Chàng nhìn theo đứa bé. Lòng vui khôn tả. Người goá phụ trẻ nhìn theo con mình, nụ cười rạng ngời không tắt trên môi.
Bất chợt hai người nhìn nhau. Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi. Cả hai cùng cười. Họ đã quên khoảng cách tự bao giờ ? Mới hôm nay hay đã từ lâu ? Điều đó chỉ có hai người biết ! Dường như có chút gì e thẹn sau cái nhìn bất chợt ấy.

Nàng cúi xuống như để che dấu một điều gì từ cõi thâm sâu của lòng nàng. Bất ngờ nàng nhìn thấy một viên sỏi lớn đang lấp lánh trong nắng. Chàng cũng thấy. Nàng cúi xuống nhặt. Chàng cũng nhặt. Bàn tay của nàng đặt lên viên sỏi.
Bàn tay của chàng đặt lên tay nàng. Nàng không rút bàn tay lại. Chàng cũng không.
Tiếng sóng biển vẫn muôn thuở rì rào như tiếng tơ lòng muôn thuở vẫn ngân nga. Chú! Mẹ! con nhặt được một bụm sỏi rồi nè! Mẹ và chú được nhiều không ?
Đứa bé chạy lại hỏi. Không có câu trả lời. Chỉ có một viên sỏi duy nhất hai người không nhường nhau ! Cả hai đều đang cố giữ lấy viên sỏi ấy ! Vì viên sỏi ấy đã hóa kiếp thành viên kim-cương-hạnh-phúc ! Mà hạnh phúc thì phải hai người giữ mới được vẹn toàn !
THANK YOU
25-03-2017, 09:42 PM
Bài viết: #10
RE: GIVING
CHUYÊN THỨ MƯỜI

MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG

[Hình: attachment.php?aid=13428]

Sự cao thượng tâm hồn nằm trong tấm lòng mà không phải ở quần áo bên ngoài.
Xem ra Ông này còn là bậc thầy của Bill Gates nữa.
Đáng kính phục ...
Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó và keo kiệt.
Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành gương sáng cho các phú hào khác, như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có xe hiệu riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặt khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.

Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.
Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện:

“Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”

Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”

Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người .
Ông nói:

“BỞI VÌ TẤM VẢI LIỆM KHÔNG CÓ TÚI ĐỰNG”


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-03-2017 02:19 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS