Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
THIỀN...?
07-01-2018, 07:09 AM (Được chỉnh sửa: 08-01-2018 09:53 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
THIỀN...?
BÀI 1: MẶT TRÁI CỦA THỰC TẬP THIỀN KG ĐÚNG

SAU ĐÂY LÀ MỘT BÀI VIẾT NHỎ NGHIÊN CỨU VỀ THIỀN , UP LÊN MỤC ĐÍCH chỉ để THAM KHẢO

Thực hành chính niệm (mindfulness) đã có sự bùng nổ lớn trong thập kỷ qua, với vô số sách, ứng dụng và các sản phẩm khác trên thị trường. Các can thiệp thiền được sử dụng trong các trường học, nơi làm việc và dĩ nhiên là bởi các cá nhân. Nhưng liệu có phải chúng ta hơi bị ám ảnh với việc "sống ngay lúc này"? Và có cách tiếp cận nào khác với sức khỏe không?
Các nghiên cứu cho thấy thiền có thể thúc đẩy tính vị kỉ và thiếu sự đồng cảm. Nhà tâm lý học của Healthspan, TS Meg Arroll, giải thích tại sao vô niệm (mindlessful) (chú trọng làm việc hơn là sống) lại tốt hơn cho mọi người

Chính niệm bắt nguồn từ đâu?

Khuôn khổ của chính niệm lấy rất nhiều từ đạo Phật, dựa trên những kỹ thuật được sử dụng bởi các Phật tử, nhưng bản thân nó không phải là triết học.

Chính niệm là một kiểu thiền đặc biệt khuyến khích bạn luôn sống trong thời điểm hiện tại, thay vì gặm nhấm về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai - tức là nó dạy bạn làm thế nào để "sống ngay lúc này".

“Sống ngay lúc này” có thể khá khó khăn trong cuộc sống hiện đại hối hả, nơi chúng ta thường phải làm việc như những cỗ máy tự động, với rất ít nhận thức về trải nghiệm của mình qua từng khoảnh khắc.

Khi kỹ thuật này được phát triển lần đầu tiên để giảm căng thẳng (được biết đến như là giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm hay MBSR), nó đã được thực hiện như là một chương trình có cấu trúc thường bao gồm tám đến 10 buổi hàng tuần. Mỗi buổi học thường kéo dài hai tiếng rưỡi, đôi khi theo sau bởi một khóa học cả ngày vào cuối tuần theo nhóm.

Khi kỹ thuật này được phát triển lần đầu tiên để giảm stress (được gọi là MBSR: giảm stress bằng chính niệm), nó được cung cấp dưới dạng một chương trình có cấu trúc thường bao gồm 8 đến 10 buổi hàng tuần. Mỗi buổi học thường kéo dài 2,5 tiếng, đôi khi tiếp theo vởi bởi một khóa học cả ngày vào cuối tuần theo nhóm.

Đi kèm với nó là “bài tập về nhà”, thường là thiền, các bài tập chính niệm như yoga, và/hoặc sử dụng MBSR trong các tình huống có thể gây stress hàng ngày.

Như vậy, chính niệm cho sức khoẻ và hạnh phúc là một kỹ năng thực sự cần phải được phát triển.

Tại sao nó không còn được ưa thích?

Giống như bất kỳ kỹ năng nào, việc hoàn thiện chánh niệm là một nỗ lực tiến bộ gộ dần và có thể mất nhiều công sức.

Nếu bạn có thể dành thời gian để chính niệm hàng ngày, nó thực sự có thể trở thành một phần của cuộc sống và sẽ không giống như một nhiệm vụ - nhưng đối với những người rất khó tìm ra thời gian để làm bất cứ điều gì cho bản thân, chính niệm có vẻ như một việc nữa cần phải đưa vào lịch.

Hiện có rất nhiều khóa học, sách và ứng dụng ít tốn thời gian hơn so với ở trên, nhưng tất cả đều cần thời gian.

Mặt trái của chính niệm: phá hủy sự đồng cảm

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Amsterdam đã xem xét liệu chỉnh niệm có cải thiện sự đồng cảm hay không.

Trong số những đối tượng là người vị kỷ, chính niệm thực sự khiến họ ít cảm thông hơn

Người ta cho rằng vì chính niệm đặt trọng tâm vào khoảnh khắc hiện tại, không phán xét, những người thực hành kỹ thuật chính niệm có thể hòa hợp hơn với cảm xúc của người khác.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu gồm 161 người, các nhà nghiên cứu thấy rằng chính niệm không chỉ kém không hiệu quả trong nâng cao sự đồng cảm, mà ở những người vị kỷ, chính niệm thực sự khiến họ ít cảm thông hơn.

Chính niệm có thể mang lại những ký ức và cảm xúc khó khăn

Một phỏng vấn nghiên cứu gồm 60 Phật tử thực hành thiền thấy rằng thiền (mà chính niệm là một loại), 88% có những trải nghiệm khó khăn trong thực hành thiền.

Những trải nghiệm khó khăn này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ngoài thời gian thiền, do đó bắt chước thiền có thể có hại.

Thật vậy, một số người có vẻ có những phản ứng phụ tiêu cực nghiêm trọng với chính niệm bao gồm lo âu và trầm cảm trầm trọng hơn, cảm giác thực tế thay đổi, hoang tưởng khuyếch đại, hành vi bất thường, phấn khích, và thậm chí loạn thần - mặc dù các trường hợp này rất hiếm.

Chính niệm có thể không phải là cách tiếp cận phù hợp với tất cả

Những nghiên cứu này là bằng chứng đầu tiên và quan trọng để cảnh báo việc sử dụng chính niệm và thiền như một cách tiếp cận “tất cả trong một” cho những khó khăn trong cuộc sống.

Giống như mọi kỹ thuật trị liệu, chính niệm là một công cụ và nếu được sử dụng trong những hoàn cảnh thích hợp, nó có thể có lợi - nhưng không phải là không có rủi ro đối với một số người.
THANK YOU
08-01-2018, 10:07 PM
Bài viết: #2
RE: THIỀN...?
BÀI 2: THIỀN TẬP VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

[Hình: attachment.php?aid=13700]

Bài học từ thiền tập với Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tác giả: BS Sanjay Gupta

Trong 2 tháng vừa qua, tôi đã trải qua những biến đổi. Khó có thể mô tả đầy đủ, ngoại trừ nói rằng lòng tôi hầu như lúc nào cũng vui hơn và kiên nhẫn hơn trước kia.
Trong quá khứ, gia đình tôi và các bạn của tôi thường nói về tôi là thuộc loại dễ chịu, nhưng vội vã. Tuy nhiên, trạng thái bất an và căng thẳng trong tôi bây giờ gần như đã biến mất.
Không còn khó khăn nữa, tôi đã giữ được chú tâm khi các đứa con nhỏ của tôi tới vây quanh tôi. Thay vì thường xuyên xem điện thoại, tôi đã có một khả năng nhanh chóng tập trung và kiểm soát ý định, và sống an vui trong một thế giới ít bị phân tâm hơn.
Thay đổi này như dường khởi sự từ cuối năm ngoái (2016), sau khi tôi có một buổi sáng thiền tập với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trước tiên là, vâng, tôi cảm thấy một chút dị kỳ khi viết một câu như thế, và tôi đã không cảm thấy xứng đáng với lời mời của ngài lúc đó. Ngay cả khi tôi thiền tập, tôi cũng chưa bao giờ chắc chắn là tôi đã có hay không áp dụng kỹ thuật đúng đắn, hay là có hay không một phương pháp thiền tập chấp nhận được trước mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nếu ngài muốn tìm một thiền hữu tốt, tôi lo ngại rằng ngài sẽ không tìm ra thiền hữu đó nơi tôi. Ngay cả thế ngồi của tôi cũng kinh hoàng, khi ngồi tréo chân trên sàn. Lưng tôi bắt đầu đau, rồi tới đầu gối đau. Do vậy, hơi thở của tôi, trên nguyên tắc là nơi tôi chú tâm, lại nghe như không đều và thô nhám. Tất cả mấy thứ đó làm tôi loạn tâm, thay vì chậm lại và an bình.
Chỉ suy nghĩ về việc thiền tập với Đức Đạt Lai Lạt Ma là đủ làm tôi lo lắng.
Tuy nhiên, ai mà nói “không” đối với cơ hội ngồi thiền với Đức Đạt Lai Lạt Ma? Tôi đồng ý tham dự thiền tập với ngài sáng sớm hôm sau tại nơi cư trú của ngài.
Buổi thiền tập khởi sự lúc 3 giờ sáng.
Tuy đã 81 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma sống theo một lịch trình rất tích cực. Tôi đã gặp ngài ở thành phố Mundgod, Ấn Độ, tại tu viện Drepung, nơi ngài đang chủ tọa một hội nghị về nối kết Phật giáo và khoa học.
Tu viện là một tòa kiến trúc xinh đẹp, xây từ 600 năm trước. Bên trong, có những tượng Phật lớn bằng vàng đứng kế bên các bức tường trang trí hoa văn. Hội trường rộng, nhưng ấm áp, với các cửa và cửa sổ mở để đón nắng ấm miền Nam Ấn Độ.
Trong ba ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma điều hợp các buổi hội thảo về các đề tài siêu hình phức tạp, như các phương diện về lý luận, về các yếu tố căn bản của vũ trụ, về nguồn gốc sự sống và về kinh nghiệm chủ thể về tâm thức.
Hào hứng và trí tuệ - nhưng cũng rất nặng đầu. Khó để tỉnh thức, chớ đừng nói gì tới chuyện theo dõi cho kịp những màn tranh luận nhanh như bật lửa giữa các Phật tử và các khoa học gia. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma đều tham dự và khảo vấn suốt các buổi; điểm chú ý đặc biệt là hơn phân nửa những lời bình luận đã được dịch sang [Tạng ngữ] cho ngài. (Ghi chú của dịch giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tiếng Anh lưu loát, nhưng có lúc ngài nghe không kịp khi người khác nói nhanh, và lúc đó cần dịch sang Tạng ngữ để ngài hiểu).
Đức Đạt Lai Lạt Ma thường thức dậy lúc 2g40 giờ sáng, và khởi sự buổi thiền tập hàng ngày lúc 3 giờ sáng, ngay cả khi hầu hết những người phụ tá của ngài còn đang ngủ.
Tình hình nói chung là thế, khi một trong các viên chức cao cấp của ngài đón tôi bên ngoài tu viện một sáng sớm. Chúng tôi đi trên đoàn xe ba chiếc vào cổng để vào tư dinh của ngài.
Từ nơi đó, có thêm nhiều viên chức khác đưa chúng tôi vào một hội trường nhỏ, nơi các cận vệ của ngài từ từ thức dậy và đang uống trà ban sáng. Cuối cùng, người chánh văn phòng của ngài dẫn tôi vào bên ngoài khu vực cá nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Có một vài hướng dẫn nhỏ trước khi chúng tôi vào. Ngó thẳng vào mắt nhau không hề gì, và bắt tay cũng được nhưng bạn phải dùng cả hai bàn tay, không chỉ một. Nhưng chớ quay lưng về phía ngài khi rời phòng, và như thế là đi lùi, hướng mặt về ngài càng nhiều càng nên. Khi ngồi tréo chân trên sàn, đừng chỉa bàn chân về Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và xưng hô thích hợp là “Your holiness” (Kính thưa Đức Thánh Thiện).
Một lát sau, cửa mở ra, và tôi bước vào một căn phòng nhỏ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngồi trên một bục, và ngài đã lắng sâu vào thiền định. Tôi tuột đôi giày ra, ngồi tréo chân ở một góc sàn nhà để mấy ngón chân không chỉa về hướng ngài, nhắm mắt lại và khởi sự chú tâm vào hơi thở.
Tất cả bất an thiền tập của tôi tức khắc hiện ra. Sau vài phút, tôi nghe giọng trầm ấm của ngài: “Có câu hỏi gì không?”
Tôi nhìn lên và thấy khuôn mặt ngài đang mỉm cười, bắt đầu kiểu cười với cái đầu gật gù độc đáo của ngài.
Tôi nói, “Thiệt khó cho tôi.”
Ngài đáp, “Với tôi, cũng thế. Sau khi ngồi thiền hàng ngày trong 60 năm qua, tôi vẫn cảm thấy thiền tập là khó.”
Rất ngạc nhiên khi nghe ngài nói như thế. Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà sư và là lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, cũng gặp gian nan với thiền tập.

Ngài nói với tôi,“Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thích pháp thiền phân tích (analytical meditation).” Thay vì chú tâm vào một đối tượng của tâm, như trong pháp thiền nhất tâm (single-point meditation), ngài gợi ý rằng tôi nên nghĩ về một vấn đề tôi đang tìm cách giải quyết, một đề mục tôi có thể đã đọc mới đây hay một trong các lĩnh vực triết lý từ các buổi hội thảo trước đó.

Ngài muốn tôi tách rời vấn đề từ mọi thứ khác ra, bằng cách [quán tưởng] đặt nó vào một bong bóng lớn, trong suốt. Với mắt nhắm, tôi đã nghĩ về một thứ gì đấy vướng bận trong tâm - một điều gì tôi không thể giải quyết. Trong khi tôi đặt hiện thân vật lý của vấn đề đó vào trong bong bóng, nhiều chuyện khởi sự xảy ra rất tự nhiên.

Vấn đề bấy giờ trực tiếp hiện trước tôi, trôi lơ lửng nhẹ tênh. Trong tâm tôi, tôi có thể xoay bong bóng đó hay lật ngược nó. Đó là một cách thực tập chú tâm.
Trong khi bong bóng khởi lên [trong tâm], nó cũng tách rời ra khỏi bất kỳ dính mắc nào khác, thí dụ như các dính mắc cảm thọ chủ quan. Tôi có thể hình dung nó trước mắt, trong khi vấn đề tự cô lập nó, và trở thành một cái nhìn trong suốt.

Thường, chúng ta đã để cho các yếu tố cảm thọ không liên hệ làm mờ đi các giải pháp thực tiễn và kỳ diệu trước mặt chúng ta. Nó [cảm thọ che mờ đó] có thể làm cho chúng ta bực dọc và không vui. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với tôi, rằng xuyên qua thiền pháp phân tích, chúng ta có thể dùng lý luận để nhận diện rõ hơn câu hỏi, tách nó ra khỏi các chuyện không liên hệ, xóa bỏ ngờ vực và làm bật sáng các câu trả lời. Đơn giản và dễ hiểu như thế. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là, thiền pháp này hiệu quả.

Trong cương vị một nhà khoa học về thần kinh não bộ, tôi chưa bao giờ mong đợi rằng một nhà sư Phật giáo, ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, sẽ dạy tôi cách kết hợp lý luận giảm trừ và suy nghĩ phê phán tốt hơn vào đời mình - nhưng đó là những gì đã xảy ra.

Như thế đã biến đổi tôi. Và tôi nhờ đó tốt hơn. Tôi thực tập pháp thiền phân tích hàng ngày, thường là sáng sớm. Hai phút đầu tiên vẫn là khó nhất, trong khi tôi hình dung một bong bóng trong tâm và để nó lơ lửng trên tôi. Sau đó, tôi đạt tới điểm có thể mô tả như là một trạng thái “trôi đi” - trong đó, 20 tới 30 phút trôi đi dễ dàng.
Tôi bây giờ được thuyết phục hơn bao giờ hết rằng ngay cả những kẻ hoài nghi gay gắt nhất cũng có thể sẽ thành công với pháp thiền phân tích.

Trong những ngày lễ, tôi đã để ra nhiều thời gian để truyền lại lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho gia đình tôi, các bạn tôi, và dạy họ các nguyên tắc căn bản của pháp thiền phân tích. Đây là món quà tôi rất muốn chia sẻ với họ. Và bây giờ, với quý độc giả.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
28-03-2018, 10:09 PM
Bài viết: #3
RE: THIỀN...?
NHƯ THẾ LÀ THIỀN?

Đây là chuyện tôi nghe:
Có thầy nọ sống đời tu hành rất mực thánh thiện. Không kể những lúc bắt buộc phải nhín chút thời gian dành cho các sinh hoạt cần thiết của đời thường, thầy luôn cố gắng thu xếp tối đa thời gian trong ngày để cầu nguyện, tụng kinh, ngồi thiền, v.v… Đầu óc thầy hầu như không còn chỗ nào trống trải cho các tà niệm sái quấy có thể thừa cơ len lỏi vào. Sau nhiều năm dài tu hành tinh nghiêm, cẩn mật như thế, thầy thấy mãn nguyện trước sự tiến bộ tâm linh.
Thế rồi khuya hôm nọ, sau khi xong cữ thiền giờ Tý, thầy đi ngủ và mơ thấy mình dự một buổi tiệc lớn gồm toàn những bậc đạo cao đức trọng. Trong lúc chủ tiệc chưa ra tiếp khách, mọi người lần lượt được rước tới bàn ăn rất to và dài. Ai cũng có chỗ ngồi trang trọng theo đúng thứ bậc vì chủ tiệc đã gắn sẵn trên mặt bàn những tấm thẻ nhỏ ghi họ tên từng thực khách. Thầy thấy mình được vinh dự xếp ngồi gần chủ tiệc, nhưng ở vị trí thứ nhì. Vị trí thứ nhất dành cho người bán tạp hóa ở khu phố không xa nơi thầy cư trú.
Sáng hôm sau, thầy tìm tới tiệm tạp hóa, lựa một góc và nhẫn nại đứng quan sát rất lâu. Tiệm không lớn lắm nhưng lúc nào cũng có khách hàng vào ra nườm nượp. Chủ tiệm chẳng hở tay bán hàng, thu tiền, thối tiền… vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười, nói năng hòa nhã… Tuyệt nhiên không thấy chủ tiệm có cử chỉ, động tác đặc biệt gì tỏ ra ông đang tĩnh tâm hay cầu nguyện.
Nhân một lúc ngớt khách, thầy bước tới chào chủ tiệm và kể lại giấc mơ kỳ lạ. Chủ tiệm ôn tồn nói: “Tôi cần chiết dầu ăn từ cái thùng hai mươi lít ra hai mươi cái chai xếp sẵn ở góc kia. Xin thầy giúp một tay. Đừng để chai nào đầy quá hay vơi quá. Đừng làm sánh dầu ra ngoài chai nhớp nháp. Lát nữa sẽ tiếp tục câu chuyện của thầy.”
Thầy chiết dầu vừa xong thì đúng lúc chủ tiệm được ngơi tay bán hàng. Ông ta bước tới hỏi: “Nãy giờ cắm cúi lo chiết dầu ra chai, trong đầu thầy có giây phút nào nhớ nghĩ tới Trời tới Phật không?”
Thầy bẽn lẽn: “Tôi làm không quen, ráng tập trung rót dầu vào từng chai theo đúng yêu cầu của ông, mệt toát mồ hôi. Do đó chẳng được phút giây nào rảnh trí mà nhớ nghĩ tới Phật Trời!”
Chủ tiệm cười hiền: “Nếu thầy bận bịu buôn bán như tôi cả ngày, lu bu quanh năm suốt tháng, thì tâm thầy ắt xa Trời xa Phật mịt mù luôn! Tôi không có phước lớn để được rảnh rang chuyên lo tu hành như thầy. Tôi chỉ ráng tập thành thói quen cho tâm tôi lúc nào cũng nhớ Trời nhớ Phật. Khi bán hàng cho khách tôi nguyện không để ai phải phiền lòng vì bị cân non đong thiếu. Khi chiều chuộng khách hàng tôi nguyện không để ai mích lòng vì thấy tôi thiên vị. Gặp khách hàng xấu tính, tôi nói cười nhã nhặn, thầm nhắc nhở: Thánh Thần giả dạng thường dân tới thử thách mình đây. Tôi tu như vậy đó, thưa thầy.
THANK YOU
11-04-2018, 09:31 PM
Bài viết: #4
RE: THIỀN...?
THIỀN & THỞ

Tập thiền
Nói đến thiền lại nghĩ ngay đến ngồi thiền: bán già, kiết già. Thực ra có thể tập thiền trên mọi tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi...), mọi lúc (khi làm việc, lúc nghỉ ngơi...) Tuy nhiên, Thiền và Yoga thường khai thác cách ngồi kiết già để chữa mỏi mệt. Giữ lưng thẳng đứng khi ngồi thiền chữa trị đau cột sống rất hiệu quả, nếu kết hợp với thở bụng cũng có thể làm chậm lão hóa.
Một vấn đề quan trọng khác khi thiền định là phải ý thức rõ hơi thở : “Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra…” Tim đập thì khó theo dõi vì nó đập mau chậm ngoài ý muốn của chúng ta. Các bộ phận khác trong cơ thể cũng khó quan sát chỉ riêng hơi thở thì quan sát rất dễ dàng. Lúc lo âu thì thở hổn hển. Lúc sợ hãi thì thở khi nhanh, khi chậm. Thở cũng gắn liền với các hoạt động cơ bắp, mệt thì đứt hơi, khỏe thì hơi thở nhẹ nhàng .Như vậy chỉ cần quan sát hơi thở có thể quan sát được toàn diện thân xác .
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết : "Rõ ràng chỉ có hơi thở mới là một sợi dây nhạy cảm buộc thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Không chỉ thế, thở còn vừa là ý thức, vừa là vô thức. Như không cần ta. Như ở ngoài ta. Như không có ta. Quan sát thở, ta còn có dịp đào sâu xuống…vô thức. Ta thấy thở gắn với sự sống chết của kiếp người. Còn sống là còn thở, chết là hết thở, là tắt thở, là ngừng thở. Để ý một chút ta sẽ thấy đời người thực ra chỉ là… một hơi thở! Khi chào đời em bé khóc thét lên một tiếng thật to để hít mạnh không khí vào phổi để rồi khi lìa đời, cụ già lại thở hắt ra một cái, trả lại cho đời tất cả những gì mình đã vay mượn! Giữa hai lần thở vào thở ra đó là những đợt thở… lăn tăn như những làn sóng nhỏ, mà nối kết các làn sóng nhỏ lăn tăn đó lại với nhau ta có cuộc rong chơi trong cõi Ta bà!"

Tập thở

Thở quan trọng như vậy nhưng ít ai chú ý đến và nhất là không biết cách thở. Lúc sinh ra, chúng ta thở bằng bụng, tuy nhiên khi lớn lên chúng ta lại thở bằng ngực . Theo chuyên gia Shah thì việc thở bằng ngực làm các khí đọng sẽ nằm ở dưới đáy phổi, có nghĩa không khí trong lành ít đến vùng đáy phổi hơn . Trong khi đó, vùng đáy phổi là nơi chứa nhiều mạch máu ấm áp và ẩm ướt nhất - tức là nơi trao đổi khí và vận chuyển ôxy vào máu nhiều nhất. Như vậy động tác hít vào thở ra là một chu kỳ. Cứ mỗi chu kỳ có khoảng nữa lít khí vào ra cơ thể. Chu kỳ nầy hoạt động khoảng 18 lần trong một phút . Hơi thở cần nhịp nhàng và đều đặn, trung bình 15 nhịp/phút , tạm ngưng một quãng ngắn giữa hít và thở ra. Chỉ cần vài phút tập thở mỗi ngày sẽ có tác dụng rất lớn cho sức khỏe (chống stress, giảm huyết áp, mất ngủ, các chứng bệnh dạ dày, giảm mệt mỏi...), ảnh hưởng rất tốt đến ba hệ thống thần kinh, tuần hoàn và hô hấp.

Các cách thở

1/ Thở sâu
Trong cách hít thở thông thường chỉ tống khí ra khỏi phần trên và phần giữa của phổi, còn phần dưới là đáy phổi thì không hoạt động và đầy khí cặn . Vậy phải tập hít thở sâu đến tận đáy phổi, đẩy hết khí cặn ra ngoài và làm cho khí trong lành tràn vào. Hít thở tối đa sẽ giúp các cơ hô hấp khỏe hơn. Do máu tăng cường nuôi dưỡng các bộ phận, cơ thể sẽ tăng khả năng tự điều chỉnh các rối loạn của các cơ quan. Chẳng hạn sự sợ hãi làm tim hồi hộp vì thải khí carbon quá nhiều, nên hít thở chậm và sâu, tập trung tư tưởng để thư giãn, lấy lại bình tĩnh và quân bình tinh thần. Hít thở sâu trao đổi khí trong phổi và các cơ quan khác từ đó thải khí độc ra khỏi cơ thể và chống được mệt mỏi.

2/ Thở nằm
Nằm ngửa, hai tay giang ra hai bên, lòng bàn tay ngửa lên, nhắm mắt lại, thư giản toàn thân. Hít hơi mạnh vào và đưa xuống bụng rồi thở ra từ từ cho đến khi cảm thấy cơ thể chìm xuống.

3/ Thở đi
Sự hít thở và đi bộ có liên quan với nhau vì đều do khối óc điều khiển. Nên đi chân không khoảng 15 phút và đi bộ thật chậm để nhận thức nhịp thở. Chân trái bước lên, hít hơi mạnh đến khi chạm đất thì thở ra. Lập lại động tác với chân phải. Cơ thể chuyển động giống như trái banh, lưu ý giữ thẳng cột sống. Trong lúc đi, thỉnh thoảng lại kết hợp với thở bụng và thở sâu theo công thức : 4 bước hít vào (phình bụng), 2 bước ngừng thở, rồi 8 bước thở ra.

4/ Thở ngồi
Ngồi xếp bằng theo tư thế kiết già hay bán già, thẳng lưng để cột sống duỗi hẳn ra. Tập trung hít thở vào cơ hoành (màng chắn khoang bụng trên, không phải ở ngực). Nhắm mắt lại, hít vào thở ra đều đặn. Tập khoảng 15 phút mỗi ngày . Thở 4 thì bằng nhau : Thì 1 hít vào sâu, từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra. Thì 2 nín thở giữ hơi. Thì 3 thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ. Thì 4 nín thở. Thời gian của các thì như nhau.

5/ Thở bụng
Việc thở bụng theo 4 nguyên tắc: sâu, đều, chậm rãi, êm dịu có tác dụng phục hồi sức khỏe rất kỳ diệu. Cách thở này chẳng những cung cấp đủ dưỡng khí mà còn giúp điều hòa các rối loạn của tạng phủ. Hít vào thì phình bụng như một quả bong bóng căng ra cho cơ hoành hạ xuống xoa bóp các cơ quan nội tạng. Thở ra thì thót bụng như máy hút bụi co rút lại cho cơ hoành nâng lên xoa bóp trái tim .

6/ Thở theo Yoga
Có thể tập thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế, nhưng tốt nhất là ngồi bán già hoặc kiết già. Phép thở yoga cần phải nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn theo 3 thì (hít vào, giữ hơi, thở ra) hoặc 4 thì (hít vào, giữ hơi, thở ra, nín hít). Cách thở nầy là cách thở thiền định, phải quán sát từng hơi thở của chính mình.

7/ Thở một lỗ mũi
Mũi có bên trái và bên phải, ta thường sử dụng cả hai để hít vào và thở ra. Thực ra, hai bên rất khác nhau. Bên phải tượng trưng cho mặt trời, bên trái cho mặt trăng. Nếu đau đầu, bịt mũi bên phải thở bên trái, 5 phút sau thì sẽ bớt. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần làm ngược lại, đóng mũi trái và thở bằng mũi phải. Ít phút sau, sẽ thấy khỏe khoắn. Bên phải thuộc về nóng. Bên trái thuộc về lạnh . Phần đông phụ nữ thở bên trái nên họ trở nên dịu dàng nhanh hơn. Ngược lại phái nam thở bên phải nhiều hơn, nên họ mau nóng nảy. Buổi sáng khi thức dậy, hãy chú ý lỗ mũi nào thở nhanh hơn. Nếu bên trái thở nhanh hơn, chúng ta sẽ thấy mệt mỏi. Hãy bịt bên trái, thở bên phải , tức khắc sẽ cảm thấy khỏe khoắn. Liệu pháp thở nầy có thể chữa bệnh mà không cần thuốc và không hại gì cả.

Kết luận

Người ta thường hỏi :
- Làm thế nào để được khỏe mạnh hơn?
Và thường được trả lời :
- Hãy kiêng ăn: ăn nhiều rau trái, uống nhiều nước…
- Hãy tập thể dục: chạy bộ, bơi, aerobic…
Những lời khuyên trên có thể đúng, có thể sai. Nhưng rõ ràng là không hiệu quả với tất cả mọi người. Bởi chúng chỉ là những bài viết lý thuyết suông và không trả lời những điều cần quan tâm: Cách này có hiệu quả không? Khi nào thì hiệu quả? Tốn kém bao nhiêu? Phần lớn các bài viết nầy trích ra từ những nguồn dễ kiếm trên mạng, không được hướng dẫn rõ ràng và hiệu quả cụ thể - như những nguyên lý khoa học - để có cảm hứng thực hiện.
Có một cách đơn giản đến mức mà hầu hết mọi người đều bỏ qua . Đó là "Hít Thở".
Ai cũng có thể làm được. Hít thở là sự sống. Chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Người nhịn thở, đạt kỷ lục là 3 phút. Sau 5 phút thì mắt hoa, tai gào rú, đầu đau thắt như bị kim cô xiết, bụng quặn lên từng đợt, toàn thân bỏng rát.
Khoa học đã chứng minh: Đủ lượng oxy trong cơ thể sẽ giết vi trùng, vi khuẩn. Tiến sĩ Otto Warburg đoạt giải Nobel năm 1931 nhờ chứng minh được ung thư sẽ không phát triển trong môi trường giàu oxy. Hiện nay, giới y khoa đều biết hầu hết bệnh đau tim đều do thiếu oxy. Phái nữ nên chú ý về hít thở nếu muốn trẻ lâu. Lão hóa là do cơ thể bị nhiễm độc do hấp thu phải chất độc và sự hư hỏng các tế bào. Những người trẻ lâu nhờ vận động nhiều và tống chất độc ra hiệu quả. Và điều đầu tiên cơ thể làm để tống chất độc là kết hợp chúng với oxy. Hít thở cung cấp oxy vào máu cho máu tuần hoàn đến não , kiểm soát năng lượng sống, từ đó kiểm soát tâm trí .

Bài tập thở

Một nhịp thở bao gồm ba phần: Hít vào - Giữ hơi -Thở ra. Có ba cách hít thở: hít thở bằng miệng - hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng - hít thở bằng mũi, miệng đóng lại. Cách thở bụng (với mọi tư thế: đứng, ngồi, nằm...) và hít thở bằng mũi là tốt nhất. Hít theo nhịp 1 - 4 - 2. Hít vào 1. Giữ trong 4. Thở ra 2.
Hít vào trong 5 giây (1x5). Giữ hơi trong 20 giây (4x5). Thở ra trong 10 giây (2x5).
Hít vào: 1…2…3…4…5
Giữ hơi: 1…2…3…4…5…6….7…8…9…10…11…12…13…14…15…16…17…18…19… 20
Thở ra: 1…2…3…4…5…6…7…8…9…10
Có thể nâng số lần lên dần dần. Đạt được đến nhịp 10-40-20 là chúng ta đã đạt được cách thở của các thiền sư. Đừng cố gắng quá sức. Thử mỗi ngày hít thở như vậy 3 lần. Mỗi lần tập trung 10 phút, sẽ cảm thấy nguồn năng lượng của mình cuộn chảy và tâm hồn bình an.

CÁCH NGỒI THIỀN

Có nhiều phương pháp ngồi thiền để thư giãn, giảm căng thẳng, tăng gia sức khỏe và sống đời an vui.

a. Thiền thở (Breath Meditation):
là một trong những pháp thiền giản dị, thông dụng và hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu thiền. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần. Nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần. Hành giả nên bận áo quần rộng, thoải mái, giây thắt lưng lỏng vừa phải để máu huyết lưu thông dễ giàng. Kiếm một chỗ ngồi yên tĩnh để dễ tập trung tư tưởng. Ngồi kiết già (hai bàn chân gác lên bắp vế), bán già (gác một bàn chân..) hay ngồi trên ghế cũng được nhưng kết quả kém hơn hai cách ngồi vừa kể. Lưng, đầu và cổ thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau, hai ngón tay cái vừa đụng vào nhau. Mắt nhắm lim nhim (xin xem hình trong bài), chót lưỡi đụng nhẹ vào phía trên răng cửa. Bắt đầu, tâm theo dõi hơi thở. Hơi thở đầu tiên: Hít vào, đếm 1, thở ra đếm 1. Tiếp theo là hít vào rồi thở ra mơí đếm 1 và cứ tiếp tục hít vào thở ra đếm 1 cho đến 10. Rồi bắt đầu trở lại đếm 1. Luôn luôn để tâm theo giỏi hơi thở đừng để nó nghĩ những chuyện khác. Nếu trường hợp tâm chạy tán loạn thì nhẹ nhàng đem nó trở lại. Thiền là nhẹ nhàng, tự nhiên, không cưởng bách, thoải mái. Thân và tâm trong tư thái: “Hít vào tâm tỉnh lặng, Thở ra mĩm miệng cười. Vui sống trong hiện tại, Đem tình thương cho đời”. Lúc xả thiền: Hai bàn tay xoa vào nhau nhiều lần rồi xoa vào mặt, cổ, tay chân và lưng để máu huyết thư giãn.

b. Quán tưởng hay Thiền quán (Visualisation Meditation):
Tâm hành giả nghĩ vào một điểm giữa hai chặn mày, hay mắt hé mở nhìn vào một điểm đen, trắng… treo trên tường, hay đèn nến, một ảnh tượng treo trên tường, Tượng Phật, hay tượng một lãnh tụ mà mình hâm mộ. Rồi tập trung tư tưởng (mind) vào đó, đừng nghĩ những vấn đề gì khác.

c. Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation):
Đi đứng, nằm ngồi…luôn luôn tỉnh thức. Lúc đi biết mình đang đi, đứng, ăn… biết mình đang đứng hay đang ăn…(Be mindfulness, you know what you doing).

d. Thiền chú (Mantra Meditation):
Đọc chú hay niệm danh hiệu Phật. Hành giả có thể niệm danh hiệu Phật, Bồ tát, hay bài chú sáu chữ: “Um ma ni bát mê hồng”, lặp đi lặp lại như thế (niệm trong cổ nhưng vẫn nghe được tiếng. Tập trung tư tưởng nghe tiếng niệm đó, không nghĩ gì khác hơn.
Điều quan trọng hàng đầu của thiền là tập trung tư tưởng (focus your mind, concentrate yourself) đừng để mind dong ruổi như con khỉ; leo cành nầy qua cành khác; (tâm viên ý mã: tâm như con vượn, ý như con ngựa là điều không nên). Tâm hồn luôn an lạc, thảnh thơi, vui vẽ, không lo âu phiền muộn. Quá khứ đã qua rồi, tương lai chưa đến, vui sống với hiện tại, nhìn tất cả vạn loại hữu tình lẫn vô tình bằng con mắt thương yêu. Nhà Phật gọi là “Từ nhãn thị chúng sanh”.
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS