Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CÂY MAI VÀNG VN
30-01-2018, 05:52 PM (Được chỉnh sửa: 30-01-2018 08:47 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
CÂY MAI VÀNG VN
NHÂN MÙA TẾT MẬU TUẤT MAI VÀNG BIỂU TƯỢNG HOA MÙA XUÂN MIỀN NAM ĐÃ BUNG SẮC. dq GỬI BÀI TẬP HỢP VỀ HOA MAI MÀ dq ĐÃ SƯU TẦM & RÚT CÁI CHÍNH THIẾT THỰC ĐỀ BÀ CON TA NẾU ĐỒNG ĐIỆU THÍCH CHƠI MAI CÓ THỂ THÊM NHIỀU ĐIỀU LÝ THÚ.
dq hoa kiểng gì thì thua, riêng hoa mai vì ngày còn đi làm có một khu riêng để mình dọc phá mai mini + khế ghép bonsai ( làm chết cũng khá nhiều nên có kinh nghiệm Wink
dq THÀNH THẬT CÁM ƠN CÁC TRANG WEB ĐẢ CO 1 BÀI VIẾT LIÊN QUAN.

MỤC NÀY ĐƯỢC CHIA NHIỀU PHẦN SẼ ĐƯA LÊN LẦN LƯỢT.

MAI VÀNG
(dq sưu tầm tập hợp theo các tài liệu trên net)

I/ PHÂN LOẠI THEO MIỀN NAM BẮC
Việt Nam có khoảng 8 loại gồm: Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Nhất Chi Mai, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy, Song Mai
Theo phong thủy từng vùng, trên đất Bắc và xứ Huế có các loại mai như :

- Song mai: hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.

- Mai mơ: còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume (Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới lặt lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.( thật ra vì có hoa 5 cánh trông tựa hoa mai nên cho là mai? )

Tại miền Nam, vì thuộc khí hậu nhiệt đới hơn so với miền Bắc, ngày Tết luôn rơi vào lúc thời tiết nóng có thể tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai .

- Mai chiếu thủy: là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1,5m. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.

- Nhất chi mai: hoa màu trắng pha hồng.

[Hình: attachment.php?aid=13710]

- Mai tứ quý: là loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần lặt lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểngvì hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là "Mai đỏ", nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già, to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai (hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).

- Bạch mai: cây cao 1,5m, hoa có mùi thơm như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong tượng trưng cho sự tinh khiết, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên.

- Nam mai: là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng "Nam kỳ lục tỉnh", đó chính là cây Mù U. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis,thuộc họ Guttiferae (măng cụt). Cây mù u thân mộc, lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn (nhiều khói, ít sáng). Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai.( đây cũng tạm xem giống hoa mai vì 5 cánh mà thôi)
[Hình: attachment.php?aid=13708]

- Hoàng mai: mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi của hoa mai. Hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn.
Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là "Mai núi". Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. Hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh.

Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là "Mai Động". Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào kéo dài đến Nha Trang.
Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại cánh thật mỏng manh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ, có loại phơn phớt vàng như mai Giảo v.v...
Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông. Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào. Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm, ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.

[Hình: attachment.php?aid=13709]

Mai thường được nuôi trồng làm kiểng có hoa. Và dĩ nhiên giá trị của cây mai được quyết định ở vòm hoa. Một vòm hoa mai đẹp là có nhiều hoa từ dưới lên trên, từ phía phải được lấp đầy bằng những chùm hoa, hoa phải nở kín từ trong ra ngoài tạo thành một vòm hoa dày đặc.

II/ PHÂN LOẠI THEO HÌNH DÁNG CÁNH HOA+ ĐỊA ĐIỂM
Đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này , một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn.
Thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương thơm nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày.

Hoa mai tại Việt Nam có các loại sau:

1 – Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt.
Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung.

2 – Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.

3 – Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).

4 – Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động.
Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền Nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa .

5 – Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào.Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương( ngày nay khó gặp)

6 – Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này.
Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là “Mai thơm” vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là “Mai ngự” vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là “Mai ngự”.

7 – Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam thường đọc trại ra thành “mai châu”.

8 – Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu.

9 – Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.

10 – Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.

11 – Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là “Nước khoáng Vĩnh Hảo” thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là “Mai Vĩnh Hảo”. Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.

12 – Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai.
Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.( thường dùng gốc ghép cho mai bonsai giảo vì bộ rễ rất đẹp)

13 – Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh .Loại này là loại mai nhân tạo thấy rất nhiều trên thị trường mai tết.
[Hình: attachment.php?aid=13711]

6 loại mai trên thế giới:

1 – Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung.
Chúng là loài cây hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ.
Hoa mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.

2 – Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie.
Loài Ochna pulchra cao khoảng 37m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ở gốc, pah62n thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam.

3 – Mai vàng Myanmar (Miến Điện): Ở đất nước Phật giáo này có một loài mai mang tên khoa học là Ochna serrulata gần giống với loại mai Nam Phi. Hình thức của hoa mai có khác đôi chút ở chổ cánh hoa bẹt hoặc có bầu noãn đỏ như mai tứ quý, tồn tại rất lâu trước khi rụng hoàn toàn.

4 – Mai vàng Indonesia: Có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv, Ochna serrulata. Tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên do địa chất khác nhau nên chúng có ngoại hình lớn hơn mai Châu Phi. Có loài nở hoa vào mùa xuân, mùa hè hoặc nở cả bốn mùa như mai tứ quý.

5 – Mai vàng Madagascar: Là loại mai có tên khoa học là Ochna greveanum với năm cánh tròn trịa, dúm bèo theo rìa cánh giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá mai dài và rũ xuống từng chùm.

6 – Mai vàng Châu Phi: Khác với mai vàng Nam Phi vì nó giống mai vàng năm cánh của Việt Nam nhưng có tên khoa học khác là Ochna thomasiana thuộc dạng cây bụi, lá hình oval, đầu lá nhọn và bén dài khoảng 10cm. Hoa rộ trên cành vào mùa xuân, nhưng đôi khi lại bất chợt nở hoa vào mùa hè nhưng số lượng ít hơn. Cánh hoa thon dài khoảng 2cm, đài hoa bung ra rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh giống như mai tứ quý của Việt Nam.
Đây là 19 loại mai của Việt Nam và thế giới, trong đó có loài thứ 4, thứ 6 và thứ 7 đã mang bảy cái tên khác nhau theo cách gọi của dân gian Việt Nam. (Mai Vàng Nhiều Cánh: Mai 9 Cánh; Mai Giảo 12 Cánh Thủ Đức; Mai 12 Cánh Bến Tre; Mai 18 Cánh Bến Tranh; Mai 12-24 Cánh Tư Giỏi; Mai 24 Cánh Cử Long; Mai Cúc 24 Cánh Thủ Đức là loại cúc mai vì có 3 từng cánh, hai từng bên ngoài to lớn, còn từng cánh bên trong xoắn lại như nhụy, giống như hoa cúc nở thẳng, xòe cánh bên ngoài vàng tươi rất đẹp; Mai 32 Cánh Ba Bi, đặc biệt loại này khi tàn, rừng hết, ít có đậu thành hạt để làm giống gieo trồng; Mai 24 Cánh Huÿnh Tỷ do ông Huÿnh Văn Tỷ nhân giống ra; Mai 24 Cánh 9 Đợi; Mai 48 Cánh Gò Đen, đây là loại hoa mai nổi tiếng, hoa màu vàng có 48 cánh, tròn đẹp; Mai 120-150 Cánh Bến Tre, giống như Cúc Mâm Xôi, nở tròn to đẹp) Nếu tính tổng cộng là có 24 loài mai trên khắp thế giới hoặc có thể còn nhiều hơn nữa.

Hoa mai rất đa dạng và phong phú chủng loại. Ở Trung Quốc họ vẫn gọi cây đào là cây mai vì có nhiều loại rất giống hoa mai nhất là hồng đào và bạch đào mà họ hay gọi là hồng mai và bạch mai, nhưng cánh mai tròn và nhỏ như cánh đào, nhụy hoa rậm và dày, thân cây giống hệt như cây đào nên thường gọi là đào chứ không gọi là mai.
( CÒN TIẾP)


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (30-01-2018 07:12 PM)
30-01-2018, 08:51 PM
Bài viết: #2
RE: CÂY MAI VÀNG VN
III/ PHÂN LOẠI THEO THỰC VẬT HỌC ( theo GS Tôn Thất Trình)

Mai vàng VN thuộc các thứ giống lòai Ochna integerrima Lour. ( còn có tên cũ là Elaecorpus integerrima Lour. và Ochna harmandii Lec v.v… ) xưa mọc hoang thành rừng từ Quảng trị vào Nam. Tài liệu thực vật cho biết là lòai mai rừng này có thứ giống hoa trắng và nhiều thứ giống chịu đựng được nhiệt độ lạnh hơn Quảng Trị, như các giống tìm thấy ở rừng miền Bắc Thái Lan , thuộc các nhóm rừng lá rụng – deciduous forests Đông Nam Á Châu . Các thứ giống miền Trung hay miền Nam Việt Nam thì luôn luôn có lá xanh, phải lặt hết lá vài tuần trước Tết hoa mới nở đúng vào dịp Tết được

Các cụ xưa thấy hoa gì đẹp to hay nhỏ, dáng hoa mai đều gọi là mai. Có khi thuộc những lòai, những họ thực vật xa lắc xa lơ, như cây Bạch Mai , hoa nở trắng cây, một đại thụ trong Nam nổi tiếng vì Pháp đã triệt hạ cây này ở chùa Cây Mai vùng Sài Gòn vào thời kỳ xâm chiếm miền Nam ,thế kỹ thứ 19. Đó là cây Mai mù u, lòai Ochrocarpus siamensis var.odoratissimus Pierre , thuộc họ Bứa Guttiferae , không phải họ Mai vàng Ochnaceae .

Mai tả nhiều ở miền Bắc là mai đào hay mai mơ ( apricot ) thuộc họ hoa hồng Rosaceae . Ông Nguyễn Thiện Tịch đã phân biệt hai họ mai này , đặc biệt là mai Ochnaceae có các nhụy cái rời hẳn nhau ở bầu nhụy, nhưng vòi và nướm lại dính nhau thành một vòi duy nhất giữa hoa; khi ra trái thì có nhiều trái gọi lầm là hột xếp quanh một đế hoa , trước màu xanh , khi chín màu đen Các mai đào , mai mơ thường chỉ có một nhụy cái , về sau chỉ cho một trái như trái đào , trái mơ. Mai mơ được dân Nhật lựa chọn nhiều làm cây hoa cảnh và uốn éo thân làm kiểng bonsai rất đẹp .

Người miền Bắc cho rằng cây mai vàng không có ở miền Bắc vì đây là loài cây xuất xứ ở Nam. Miền Bắc chỉ có cây mai trắng, nhưng ít người dùng để chơi Tết, mà ngày Tết thường chỉ chơi hoa đào. Nhưng từ năm 2007, khi rừng Đại lão mai vàng ở Yên Tử được phát hiện và công bố gây bất ngờ.

Quảng Ninh đã đưa rừng mai vàng vào di sản quan trọng phải bảo vệ nghiêm ngặt, đồng thời các nhà khoa học đã nghiên cứu rừng mai quý hiếm này. Khi khảo sát kỹ nguồn gốc cây mai vàng ở non thiêng đại ngàn Yên Tử, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả và Trường Đại học Nông nghiệp nhận thấy giống mai vàng này đã có cách đây khoảng 800 năm, được phân bố rải rác khắp vùng rừng Yên Tử tập trung ở 3 khu chính, khe núi dọc từ chùa Hoa Yên xuống, khu rừng thuộc phường Vàng Danh (TX Uông Bí) và khu rừng thuộc dãy núi xã Tràng Lương, Bình Khê (Đông Triều).

Tại đây có những cây mai cao đến 15 mét, đường kính thân 60-70cm và có rất nhiều cành. Theo những nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thì cây mai vàng Yên Tử và cây mai vàng miền Nam đều thuộc cùng một loài (tên khoa học là Ochna integerrima), đây là loại mai có 5 cánh, lộc màu xanh. Cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng rất dễ chịu. Trên một cành có rất nhiều hoa. Kích thước hoa không lớn, đường kính khoảng 2 - 3cm. Sự khác biệt lớn nhất mà người thích mai vàng Yên Tử quan tâm là khả năng sinh sống và nở hoa trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ lạnh của miền Bắc.

Điều này đã tạo nên những đặc điểm về hình thái, hương thơm và thời điểm nở hoa khác hẳn so với các giống hoa mai vàng ở phương Nam. Tìm trong sử liệu, công trình nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn hóa về di tích danh thắng Yên Tử có rất nhiều, nhưng không có tài liệu chính thức nào nói về loài mai vàng rất quý tại Yên Tử mọc thành rừng.

Mai vàng Yên Tử có tên khoa học là Ochnaceae, nhưng các cụ nhà ta xưa kia gọi là “Kim liên mộc”. Còn người dân dưới chân Yên Tử thì quen gọi là “mai ký đá vì căn cứ vào các đặc trưng của loài mai này. Đó là, rễ cây len lỏi ở các khe đá, hút mỡ màu từ đất và khí trời để nuôi thân cành trơ gan cùng tuế nguyệt, nhưng cứ độ xuân về lại bung nở khoe sắc hương. Bởi thế, thật đúng khi cho rằng mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn.

Vì phải dành nhựa sống để chống chịu giá rét nên mai Yên Tử nở muộn hơn mai miền Nam một chút. Là “họ hàng” với mai vàng miền Nam nhưng mai vàng Yên Tử lại có sự khác biệt riêng, khó lẫn. Bông hoa có 5 cánh, nở thành chùm nhiều bông, chứ không lác đác như mai miền Nam. Sắc hoa tươi màu vàng chanh và đặc biệt rất lâu tàn. Khi lìa cành, cánh hoa mỏng manh yêu kiều ấy theo gió bay bay khắp vùng rừng núi thâm nghiêm. Mai vàng Yên Tử có hương chay tịnh mà người đời gọi là “lãnh hương”. Nghĩa là trời càng lạnh, hoa càng toả hương thơm bay xa khiến cho lòng người như được hoà nhập với cõi linh thiêng của đất Phật Yên Tử. Điểm khác nữa là lá non của nó lúc nào cũng xanh mướt chứ không nhuộm sắc tím, vàng như các giống mai khác. Nhiều vị sư già đem cành mai về chùa cắm lọ lộc bình, dâng lên bàn thờ Phật. Hết mùa xuân, dưới chân tượng Phật, hoa đã rụng mà cành vẫn giữ được vẻ tươi xanh.

[Hình: attachment.php?aid=13712]
Mai vàng Yên Tử

Truyền thuyết kể rằng, khi Phật hoàng Trần Nhân Tông cởi bỏ long bào, về chốn non thiêng này lập nên Thiền phái Trúc Lâm, ngài đã cùng các đệ tử trồng những cây mai đầu tiên. Người đời sau tôn kính gọi những cây đó là “Đại lão mai vàng”. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tuổi của đại lão mai vàng là gần 800 năm, trùng với sự kiện vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con để về Yên Tử tu hành. Có thể nói, mai vàng Yên Tử không chỉ mang vẻ đẹp của những bông hoa bình thường mà còn có ý nghĩa lịch sử và nhân văn. Mai vàng gắn với cuộc đời và tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chữ “Mai” của Việt Nam là tiếng Nôm, nguyên do là Chúa Nguyễn khi hùng cứ miền Trung muốn tìm loại hoa cho ngày Tết, thấy cây rừng cho hoa vàng đẹp quá mới lấy về chưng bày và đặt tên là “Mai”, ngẫu nhiên trùng hợp với “Mai” (梅) là âm Hán-Việt, âm Hán-Nhật (ON) là Bai, âm thời nước Ngô bên Trung Hoa của chữ này là “Me”, từ đó mới có âm Nhật (kun) là “Mume” và rồi “Ume” tức “Mơ”.

Mai Nhật thuộc chi Anh Đào, họ Hồng (薔薇 = Bara, Tường Vi), hoa nở vào cuối đông, thường màu trắng, hồng hay đỏ (rất hiếm khi có màu vàng) và cho trái, còn Mai Việt thuộc họ Okuna(ockunacea) nhiệt đới, hoa nở vào lúc nóng (khoảng 30 độ C), màu vàng và không cho trái.
Ở Nhật có Kim Mịch Mai, 金糸梅hoa 5 cánh và nhiều nhụy, màu vàng giống Mai Vàng Việt Nam, và cũng có một số loại Mai khác, tất cả cùng gốc từ Trung Quốc
Nổi tiếng nhất là loại Robai (蝋梅, Lạp Mai), gọi là lạp vì cánh hoa hơi trong, trông như bằng sáp nến và có mùi thơm, đa số hoa hướng hạ (hướng xuống đất). Đăc tính chung của loại Lạp Mai này là nở vào cuối đông, tháng 12 đến tháng 3, nên trước khi thưởng thức hoa Anh Đào, người yêu hoa có thể đi ngắm hoa Mai. Một số loại hoa Mai tiêu biểu như:
– Kinshibai (Kim Mịch Mai), loại mọc thành bụi thấp, hoa kép 10 cánh, màu vàng tươi, nhiều nhụy, nở vào mùa hè, hướng thượng, riêng hoa trông rất giống Mai Vàng Việt Nam.
– Kobai (Hồng Mai紅梅,), cây cao, có hoa 5 cánh màu đỏ, nhụy màu vàng, nở vào tháng 2, 3.
– Mangetsu Robai (Mãn Nguyệt Lạp Mai滿月蝋梅),hoa kép 12 cánh tròn, có màu vàng tươi, có mùi thơm như hoa Lài.
– Obai (Hoàng Mai黄 梅) hoa màu vàng nhạt, đặc biệt có tới 6 cánh nhưng chỉ có 1 nhụy cùng màu.
– Robai (Lạp Mai 蝋梅 ), còn gọi là Tobai hay Karaume (Đường Mai唐 梅 ), hoa kép 12 cánh kép tròn hay dài, lớp ngoài màu vàng nhạt, lớp trong màu đỏ tía.
– Shidare Ume (Chi Thùy Mai 枝垂 梅), gọi là chi thùy vì cành rũ, hoa kép 10 cánh màu hồng hay trắng, đặc biệt đầy hoa dọc theo cành, nở vào tháng 2, 3.
– Shira Ume (Bạch Mai白梅), hoa 5 cánh màu trắng, nhụy màu vàng, nở vào tháng 2.
– Soshin Robai (Tố Tâm Lạp Mai 素心 蝋梅 ), hoa kép tròn hay dài, lớp ngoài và trong đều màu vàng.
– Warobai (Hòa Lạp Mai 和 蝋梅 ), hoa kép tròn, lớp ngoài màu vàng nhạt, lớp trong màu đỏ tía.
Một số Mai đặc biệt nở vào mùa đông lạnh giá gọi chung là Kanbai (寒梅, Hàn Mai) như:
– Hitoe Kanko (Nhất Trùng Hoàng Hồng 一重 黄 紅), hoa 5 cánh màu hồng, nhụy vàng nhạt.
– Toji (Đông Chí 東 至 ), hoa 5 cánh màu trắng, nhụy màu vàng.
– Tamabotan (Ngọc Mẫu Đơn ), hoa kép 10 cánh màu trắng, nhụy màu vàng.
– Yae Kanko (Bát Trùng Hoàng Hồng 八重 黄 紅 ), hoa kép nhiều lớp như hoa Vạn Thọ, màu hồng, nhụy màu vàng.

Ở Nhật và Trung Quốc còn một loại Mai nữa, lạ lắm, cây này vốn là một loại thảo chỉ cao độ 20 cm, lá hình trái tim, đôi khi thấy ở các lạch nước nông, vùng núi ẩm thấp. Hoa 5 cánh màu vàng nhạt, tuy nở trong nước vào khoảng tháng 8-10, nhưng hình dáng cũng giống hoa Mai nên có tên là Umebachi (Mai Bát 梅鉢 ), cây thì gọi là Umebachiso (Mai Bát Thảo梅鉢草 ), hay vì sống như loại rong nên còn gọi là Umebachimo (Mai Bát Tảo 梅鉢 藻 ), tên khoa học là Parnassiapalustrisl.

Việt Nam có Nhị Độ Mai tức Mai Tứ Quý (Nhật Bản chỉ trồng chơi rất ít), là một loại Mai Vàng nhưng khi cánh hoa rụng sẽ lộ đài hoa màu đỏ ôm lấy nhụy, rồi nhụy kết hạt, hạt lớn dần đẩy đài hoa ra, trông như nở lần thứ hai.
Hoa kỳ cũng có nhiều loại Mai Vàng Trước tiên là loài mai vàng xinh đẹp của Mỹ tên khoa học là Ochna pulcra , cây cao 5m , mọc rộng 3m , mọc chậm, hoa màu vàng chanh lợt, ở Hoa Kỳ nở vào mùa thu hoa đầy cây dày dặc thơm ngát ( có lẽ ít thấy ở các giống mai vàng Việt Nam ), rất thích hợp ở những vườn nhà tương đối nhỏ ở Hoa Kỳ. Cây rụng lá một thời gian ngắn vào cuối đông. Vào mùa xuân ở Mỹ, lộc đâm ra đầu tiên màu tím, rồi đỏ dần sau đó lá mới xanh. Vào thu, lá đổi màu rất lạ, trước khi lá rụng. Lá răng cưa nhỏ mịn và láng bóng. Cây thích nhiều ánh nắng và chịu đựng được lạnh. Đây là một lòai mai vàng Ochna, đáng du nhập vào nước ta , bổ sung mai vàng theo cách đâm lá , rụng lá , hoa nở đầy cành mùa thu thay vì đầu xuân dịp Tết , hương thơm ngát ,trái cũng màu xanh tươi tắn , khi chín màu đen , chim chóc thích ăn .
Sau đó xuất hiện hai lòai mai khác , thường bán trồng chậu, gọi là mai tứ qúi . Không hiểu tại sao lại có tên là tứ qúi , ba tháng nở hoa một lần ( ? vì mai nước ta, nhất là mai họ Hoa Hồng, nhiều lắm là nở hai lần ” nhị độ mai ” ) hay là tại vì hoa trái tồn tại lâu dài, xuân hạ thu đông , nở đầu hạ , cuối xuân ( vào dịp Tết )cánh hoa vàng, sau đó cánh rơi rụng thì lá đài màu đỏ chói. mọc lên ở tâm đỏ 5 hay nhiều trái nhỏ màu xanh , rồi chuyễn qua màu đen đậm láng bóng, tương phản rỏ rệt với lá đài đỏ . Hay cũng tại mai vàng này luôn luôn có lá xanh – evergreen , không rụng lá mùa đông ? Lòai nhiều hoa , nhưng tương đối nhỏ tên khoa học là Ochna multiflora hay Ochna serrulata , tên chung là bụi mắt chim – bird’s eyes bush. ở giai đoan trái chín đen láng bóng , con trẻ Mỹ xem tựa mắt và tai chuột, kiểu Mickey Mouse của phim Disney. Lá bầu dục , 5-10cm, dai như da thú , răng cưa đều đặn , khi mới ra lộc thì lá màu đồng thau , sau đó mới màu xanh. Chịu đựng được nhiệt độ dưới không và nhiệt độ cao 35-40 độ C . Cũng như chịu đựng khá giỏi khô hạn , khi cây mọc đã khá cao. Ưa đất ít acid. Ưa bóng râm một phần nào . Trồng thùng gổ , chậu sành , chậu đất lớn đều tốt. Trồng làm phên dậu cũng tốt . Lòai tứ quí thứ hai là Ochna kirkii hay Ochna thomasiana hay mai trái đen huyền, nguồn gốc ở Hawaii , nhưng mùa Tết người Việt bán hoa mai vàng này lại gọi là mai nguồn gốc Phi Luật Tân, cho có vẽ Á đông ? Bụi nhỏ như serrulata và thưa cành hơn. Thân có sẹo trắng. Lá mọc luân phiên (nên gọi là tứ quí ?) đầy lông . Hoa to hơn 3- 5cm. Trái đen huyền, mọc thẳng đứng trên đài đỏ láng bóng . Các nhà vườn không dám sử dụng lọai nàylàm cây cảnh, sợ chim thích ăn trái này nhả hột rải rác, lan tràn khắp đồng nội như cỏ dại khó trị , mọi loài hoa Ochna Mỹ kể trên thật ra nguồn gốc các xứ Nam Phi Châu , trồng lâu ngày ỏ Mỹ nên gọi là mai vàng Mỹ

Kể cả loài mai đỏ O. atropurpurea GS Phạm Hoàng Hộ kể ra ở sách Cây Cỏ Việt Nam cũng nguồn gốc Nam Phi ( Natal hay Mozambique ) . Mai có nhiều loại. Về mặt cấu trúc, mai được chia ra mai sẻ, mai châu, mai liễu, mai chùm. Dựa vào màu sắc, mai được sắp thành hoàng mai, bạch mai, thanh mai, hồng mai.

Trong sách Cây cảnh, hoa Việt Nam, ông Trần Hợp kê năm loài hoa mai thuộc ba họ. Cây mai tứ quý tức mai đỏ Ochna atropurpurea DC, cây huỳnh mai tức mai vàng O. integerrima (Lour.) Merr. (còn có tên O. harmandii H. Lec) và cây mai vàng thơm Ouratea lobopetala Gagnep. thuộc họ Mai tức Lão mai Ochnaceae. Cây mai chấm thủy Wrightia religiosa (Teijeims. et Binn.) Hook.f., hoa màu trắng xoè rất thơm, chủng lá nhỏ trồng làm cảnh trong chậu gọi là cẩm mai, thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Còn cây mai gốc Nhật Prunus mume Sieb. et Zucc. (hay Armaniaca mume Sieb.) thì thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.
Việt Nam gọi mai đỏ lòai Ochna atropurpurea DC mới đúng là mai tứ qúi vì hoa vàng trổ lẽ tẽ suốt năm.

Có mai vàng nhiều cánh, ghép mai cánh vàng lá đài đỏ , hay ghép mai trắng nhiều ít cánh hoa, thuộc hai lòai Ochna integerrima và lòai mai hoa trắng Ochna mauritiana .

Mai Ochna mauritiana khác hẳn hoa mai mơ trắng vì mỗi hoa đều có đến 20 – 30 nhụy đực , tua nhụy dài 2.5- 4mm; khi ra trái lá đài uống cong dài ra cuối mùa màu đỏ tím, và trái chín màu đen đủ cở tròn , thuôn , lăng trụ , thẳng đứng; hoa mọc từng chùm , dạng ngù – corymbform chứa 8 – 14 hoa nên Âu Mỹ gọi mai trắng này là mai làm bó hoa – arbre à bouquet .

Ở miền Bắc có hai lọai trái mơ vàng là Prunus armenica L. l, trái mơ bán đầy chợ Hà nội mỗi năm hoa nở thơm ngàt, nhưng ít khi là hoa vàng . Hoa vàng trái mơ vàng tên khoa học lòai là Prunus mume L .,( Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc.) quốc tế gọi là mơ Nhật – japanese apricot , trái đầy lông , thịt dính vào hột tròn , rất cứng, trồng khá nhiều ở Hòa Bình ,Cao Bằng , Lạng Sơn. Chính vì vậy mà môt số Việt Kiều ở Pháp quả quyết mai vàng Việt Nam thuộc họ Hoa hồng . có khoảng 300 loại. Cây mơ cao từ 6 đến 9 mét, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa.Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nảy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu Mai này tương cận với cây Mơ, có tên khoa học Prunus Armeniaca Lin, cũng như cây Đào (Prunus Persica Stokes). Mai này có hoa năm cánh, màu trắng, hồng hay đỏ thắm, mùi thơm. Quả Mai lúc sống màu xanh và biến thành màu vàng khi chín. Nơi núi rừng quanh chùa Hương, thuộc vùng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, Bắc Việt có những rừng mơ trắng xóa, phong cảnh này được nhắc đến rất nhiều trong thi ca Việt Nam


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
30-01-2018, 08:55 PM
Bài viết: #3
RE: CÂY MAI VÀNG VN
IV/ Hoa Mai Trong Văn Chương Việt cổ:

Có lẽ mai nở sớm nhất trong thơ ca Việt Nam lại là đoá hoa mai nở muộn, là cành mai cuối mùa xuân của đại sư Mãn Giác (1052 – 1096) thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông. Nguyên văn được chép trong Thiền uyển tập anh:
春去百花落,
春到百花開。
事逐眼前過,
老從頭上來。
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅。
Phiên âm:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Ngô Tất Tố dịch:
Xuân trôi, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một nhành mai.

Lê Mạnh Thát dịch:
Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồi!
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một cành mai.

Hoàng Xuân Hãn dịch:
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân lại, nở trăm hoa.
Trước mắt, sự đời thoảng,
Trên đầu hiện tuổi già.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một cành mơ
Cái nhìn của bậc đạt đạo về việc hoa nở, hoa tàn không như cái nhìn của thế nhân, cái nhìn ấy vượt ra ngoài sự còn mất, trói buộc, có không.

Bài thơ Tảo Mai của Phật hoàng Trần nhân Tông

早 梅 其 一
五出圓芭金撚鬚,
珊瑚沉影海鱗浮。
箇三冬白枝前面,
些一辨香春上頭。
甘露流芳癡蝶醒,
夜光如水渴禽愁。
姮娥若識花佳處,
桂冷蟾寒只麼休。

TẢO MAI KỲ NHẤT
Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.
Cá tam đông bạch chi tiền diện,
Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch Nghĩa:

MAI SỚM LẦN MỘT

Năm cánh hoa tròn thơm, nhụy hoa điểm sắc vàng,
[Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt ba tháng đông,
Sang đầu xuân, chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
Sương ngọt chảy mùi thơm, làm con bướm tỉnh giấc say đắm,
Ánh sáng ban đêm như nước, khiến con chim khát nước buồn bã.
Nếu Hằng Nga biết được dáng vẻ xinh đẹp của hoa mai,
Thì chẳng ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

Phỏng Dịch Thơ Việt:
MAI SỚM LẦN MỘT
Tròn xoe năm cánh, nhụy vàng phơi
Chìm bóng san hô, vảy cá trồi
Đông ba tháng lạnh cành im trắng
Xuân một ngày hanh nhánh ấm ngời
Sương ngọt nức hương lay bướm dậy
Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu
Hằng Nga nếu biết hoa mai đẹp
Bóng quế cung thiềm sẽ chán thôi.

早 梅 其 二
五日驚寒懶出門,
東風先已到孤根。
影橫水面冰初泮,
花壓枝頭暖未分。
翠羽歌沉山店月,
畫龍吹濕玉關雲。
一枝迷入故人夢,
覺後不堪持贈君。

TẢO MAI KỲ NHỊ
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn [căn].
Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thúy vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Họa long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.

Dịch Nghĩa:
MAI SỚM LẦN HAI
Năm ngày sợ rét, lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Cành hoa trĩu xuống đầu cành, hơi ấm chưa phân định rõ.
Giọng ca chim Thuý vũ lắng chìm [theo] ánh trăng ở quán trọ trong núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng người xưa,
Sau khi tỉnh giấc, không thể đem tặng bạn được.

Phỏng Dịch Thơ Việt:
MAI SỚM LẦN HAI
Năm ngày trốn lạnh, biếng rời nhà
Gió xuân vừa ghé gốc cây già
Mặt nước bóng chao, băng sớm rã
Cành hoa cánh trĩu, ấm chưa ra
Thúy Vũ chim vờn, trăng núi ẩn
Họa Long sáo ướt, Ngọc Quan nhòa
Cành hoa lạc mộng người xưa khuất
Tỉnh giấc làm sao tặng bạn xa!

Phật hoàngTrần Nhân Tông tả vẻ đẹp tự nhiên của những cánh hoa mỏng mảnh, một vẻ đẹp tinh khiết mà hấp dẫn: cánh trắng điểm nhị vàng, óng ánh . Khi nở rộ tỏa hương thơm dịu ngọt, khi hết còn lại vài búp thì e ấp đầu cành… Những bông hoa mai ấy rất thực nhưng dường như lại ảo. Những đóa hoa mai của Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự gần gũi nhưng xa vời biết bao! Hương thơm của hoa làm chú bướm si mê phải giật mình tỉnh giấc; sắc hoa hòa ánh trăng loang loáng như nước làm cho con chim đang khát cháy cổ thêm buồn rầu; cành mai tươi đẹp rơi vào giấc mộng cố nhân khiến cho người tỉnh giấc càng bâng khuâng vì hoa chỉ là hoa trong mộng!
Bởi lẽ ở đây “cái sắc” và “cái không” quyện vào nhau bao nhiêu thì cái ham muốn và cái được nhận, cái thực và cái mộng lại cách xa nhau bấy nhiêu. Dường như bài thơ là một lời chỉ dẫn cho đệ tử “cái vô thường” của vạn vật để từ đó biết hạn chế những dục vọng trong cuộc đời! Nhưng bằng những cảm xúc thế tục, không thể phủ nhận giá trị thẩm mỹ của những vần thơ về những cành mai sớm ấy.

Một thiền sư pháp hiệu Huyền Quang (1254 – 1334), là vị tổ thứ ba của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, từng tôn mai lên ngôi vị “ngự sử đài” – chức quan giữ trọng trách giám sát và can gián vua chúa:
Ngự sử mai hai hàng chầu rập
Trượng phu tùng mấy chạnh phò quanh.
Ngự sử mai, trượng phu tùng, quân tử trúc hợp thành “tam ích hữu” – ba người bạn có ích. Khái niệm này xuất phát từ thiên thứ 16 Quý thị trong sách Luận ngữ:
益者三友,損者三友:友直,友諒,友多聞,益矣;友便辟,友善柔,友便佞,損矣。
Phiên âm:
Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hỹ; hữu tiện tịch, hữu thiện nhu, hữu biền nịnh, tổn hỹ.
Nghĩa:
Có 3 bạn hữu ích, có 3 bạn nguy hại: ngay thẳng, rộng lượng, hiểu biết nhiều là ích; uy nghi, chiều chuộng, khéo xiểm nịnh là hại.
Sách Nguyệt lệnh quảng nghĩa gọi hình tượng ước lệ bộ ba tùng-trúc-mai là đông thiên tam hữu, tuế hàn tam hữu, đông xuân tam hữu.

Thi hào Nguyễn Trãi ngôi sao văn học thế kỷ XV quan tâm khai thác mảng đông thiên tam hữu. Đặc biệt, mai chiếm tần số xuất hiện khá cao trong các sáng tác của Ức Trai. Đọc 21 bài Ngôn chí, đã thấy 8 bài đề cập mai với những câu “tuyệt diệu” như:
Trà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng,
Phiến sách ngày xuân, ngồi chấm câu.
(Ngôn chí 2)
Quét trúc, bước qua lòng suối,
Thưởng mai, về đạp bóng trăng.
(Ngôn chí 15)
Đối với mai, Nguyễn Trãi hết sức ưu ái. Tại sao? Qua bài thơ chữ Hán Đề Hoàng ngự sử mai tuyết hiên, nhà thơ đã giải thích:

題黃御史梅雪軒
豸冠峨峨面似鐵,
不獨愛梅兼愛雪。
愛梅愛雪愛緣何?
愛緣愛雪梅清潔。
Phiên âm:
Trãi quan nga nga diện tứ thiết
Bất độc ái mai kiêm ái tuyết.
Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà?
Ái duyên tuyết bạch, mai phương khiết.

Lê Cao Phan dịch:
Mũ trãi cao cao gương mặt sắt,
Yêu luôn tuyết, nào chỉ yêu mai.
Vì sao yêu không một mà hai?
Bởi tuyết trắng, còn mai thanh khiết.

Trong phần thơ Hoa mộc môn ngoài các bài Mai và Lão mai, bài thất ngôn pha lục ngôn viết về mai làm theo thể ô thước kiều phối hợp liên hoàn của Nguyễn Trãi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ quốc âm thời ấy:

Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi;
Ưa mi vì tiết sạch hơn người.
Gác đông ắt đã từng làm khách,
Há những Bô tiên kết bạn chơi.

Tiên Bô kết đã mấy thu chầy,
Ngẫm ngợi dường bằng mếch trọng thay.
Lại có một cành ngoài ấy lẻ
Bóng thưa ánh nước động người vay!

Bóng thưa ánh nước động người vay!
Lịm hương đưa, một nguyệt hay.
Huống lại bảng xuân xưa chiếm được,
So tam hữu chẳng bằng mày.
Sánh với tùng và trúc, mai giống khí tiết. Nhưng mai lại nổi trội ưu thế mà hai bạn không sao có nổi: sắc hương.

Sắc hoa mai, ai ai cũng dễ dàng nhìn thấy, dẫu ngồi gần hay đứng xa, kể cả qua “bóng thưa ánh nước” lung linh óng ánh chập chờn. Chẳng hạn thơ Trần Quang Khải (1241 – 1294):

詩客重來頭髮白,
梅花如雪照晴川。
Phiên âm:
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên.

Ngô Tất Tố dịch:
Qua viếng, khách thơ đầu đã bạc,
Hoa mai như tuyết chiếu lòng vời.

Hương hoa mai thì sao nhận ra, chỉ tri âm tri kỷ đó là vầng trăng mới đủ khả năng. Lịm hương đưa, một nguyệt hay – câu thơ lục ngôn của Ức Trai đại phu thâm trầm kín đáo quá. Kín đáo như hương mai vậy.

Nhà thơ Cao Bá Quát cũng rất yêu hoa mai. Trong bài Tài Mai:

Đầu xuân nắm hạt mai gieo
Giống thanh gởi chốn núi đèo xanh tươi
Nữa mai xuân điểm bầu trời
Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung.

Điều này cho thấy, hoa mai có thể hiểu đồng nghĩa với cái đẹp, điều tốt lành mà ông một đời mong ước. Ông đã từng vượt qua số phận thăng trầm, dám ngẩng cao đầu sống giữa đất trời; người đã từng đứng lên khởi nghĩa chống chế độ phong kiến, như ông nói: “Bước tới đường danh chẳng cúi đầu”, nhưng với hoa mai, ông suốt đời “cúi đầu bái phục”:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.

Được dịch:
Mười năm bàn đạo giao du, khó như tìm gươm cổ
Một đời chỉ biết cúi đầu bái phục hoa mai.

So với nhiều hoa khác, mai lại là loài "anh hoa phát tiết" sớm nhất, ngay từ tiết lập xuân còn nhiều giá lạnh. Do đó cổ nhân đã phong tặng mai danh hiệu Bách hoa khôi - ví như người đỗ đầu khoa thi, người con trai ưu tú nhất hoặc con gái xinh đẹp nhất.

Bài Vịnh Mai của thi sỹ Nguyễn Khuyến cũng gọi hoa mai là bách hoa khôi

Thử tử bất tri hà xứ lai ?
Tiểu viên cách tuế ngẩu nhiên tài.
Diệp do vị phát , hoa tranh phát,
Hoa ký bất khai, diệp thủy khai .
Oái uất dỹ phi quần thảo ngũ ,
Thanh phân ưng thị bách hoa khôi,
Túy Ông thần tịch sắc tương úy,
Thế mạc tử tri, chân khả ai !

Dịch thơ :
Chẳng hay gốc tích nơi nào ?
Ngẩu nhiên năm trước, trồng vào vườn ta
Lá chưa mọc, đã đầy hoa,
Hoa tàn lá mới rườm rà đua tươi .
Xanh tươi hơn mọi cây rồi
Mà hương thanh lại khác vời trăm hoa
Ông say hôm sớm mặn mà,
Người đời hờ hững thực là đáng thương.
( Đỗ Ngọc Toại dịch )

Một bài tuyệt bút về mai gắn liền với tên tuổi của nhà ái quốc lừng danh : Phan Bội Châu. Năm đó (1883), Phan mới 16 tuổi. Sau khi thi hương, bài được chấm ưu hạng, chàng trai quên Nam Đàn ấy phải dự kỳ sát hạch cùng 6 sĩ tử khác để xếp vị thứ cao thấp tại phủ Anh Sơn. Đích thân quan phủ là Hoàng Giáp Phạm Như Xương trực tiếp ngồi ghế chánh chủ khảo. Các thí sinh nhận đề và cắm cúi làm bài hồi lâu thì Phan mới đến. Quan phủ hơi bực mình nhưng vẫn cho Phan vào và buộc chàng làm bài với một đề thi riêng. Đang tiết cuối xuân, trông thấy cây mai bên hiên chỉ còn lưa thưa dăm đóa, quan Hoàng Giáp bèn ra đề : "Hoa khai bất cập xuân" (Hoa nở không kịp mùa xuân). Đề thi ngụ ý phê bình cái tội trễ tràng của chàng trai nổi tiếng thông minh. Phan Bội Châu phóng bút ngay :

Đông hoàn tằng bước nhãn
Dĩ hứa bách hoa khôi
Chỉ vị khiêm khiêm ý
Phiên giao tiệm tiệm khai...

Tạm dịch :
Nhờ chúa Xuân ưu ái
Xếp đứng đầu trăm hoa
Chỉ vì lòng khiêm tốn
Nên hẵng nở tà tà...

Liếc mắt qua, Hoàng Giáp Phạm Như Xương sững sờ, không cho Phan Bội Châu làm bài nữa. Ông bảo: "Chỉ cần 4 câu mở đầu thế này là dư sức đỗ đầu xứ rồi".
Ngoài bộ "tam hữu" như đã nói, mai còn được kết hợp với lan, cúc, trúc tạo nên bộ "tứ quý" tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và không chỉ với thực vật, động vật, mai lại được các thi nhân cho "se duyên" với ngọc, với tuyết để ví von tài tử giai nhân. Như bài "Lão mai" trong "Hồng Đức quốc âm thi tập" có câu :

Xuân thêm cốt cách, hương càng bội
Tuyết giúp tinh thần, ngọc hãy còn.

Hoặc như trong "Hương miệt hành", truyện thơ được sáng tác từ đầu Lê (có sách cho là đời Trần), có câu : Tuyết mai cốt cách, ngọc tinh thần Câu thơ ấy buộc nhiều người liên tưởng ngay đến câu Kiều quen thuộc : Mai cốt cách, tuyết tinh thần

( còn tiếp)
THANK YOU
30-01-2018, 09:05 PM
Bài viết: #4
RE: CÂY MAI VÀNG VN
V/ HOA MAI trong trang trí

[Hình: attachment.php?aid=13713]

Hoa mai không những được khen tặng trong những vần thơ mà còn được trang trí trên những bộ đồ trà có cây mai làm đề tài, nổi tiếng nhất là bộ chén dïa trà ‘Mai Hạc‘ có câu thơ Nôm trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du: ‘Nghêu ngao vui thú yên hà, Mai là bạn, hạc là người quen‘, cây Mai ở bộ chén dïa này vë theo kiểu chữ ‘ Nữ ‘. Cây mai uốn cong rất nhiều hoa , một tảng đá và một con chim hạc đứng trên tảng đá . Câu thơ viết theo hai cách : 6/ 2/ 6 hoặc 6/ 8 theo dòng dọc kiểu chữ nho. Chén dïa màu men xanh ngọc và ký hiệu hãng ‘Ngoạn Ngọc‘ chế tạo. Cũng hình vë này nhưng có loại chén dïa có đề cầu thơ chữ Hán ‘Hàn mai xuân tín tảo, Tiên hạc táo chi đầu‘ tức là cành mai báo tin xuân về sớm, Tiên hạc đầu cành ríu rít kêu; hiệu ‘Nhã ngọc‘.

[Hình: attachment.php?aid=13714]

Một bộ chén diã khác vë một cành mai rất đẹp, không có hoa nở chỉ có cành và búp, không có lá. Dưới gốc mai có mấy tảng đá lớn nhỏ khác nhau, có cỏ non và đầy rêu. Một cây cầu nhỏ vắt ngang con suối, một cao sỹcưởi lừa qua cầu đi trước, một tiểu đồng vác một cành mai đi theo sau. Bên kia chén đối diện với tranh vë có câu thơ ‘Lộc thán mai hoa sấu‘ viết thành hai dòng: ‘Lộc thán mai‘ ở dòng thứ nhất, ‘Hoa sấu‘ ở dòng thứ hai, dưới hai chữ này có khuôn dấu thành sáu vị trí đối nhau. Câu thơ này vốn là của Khổng Minh trong Tam Quốc ‘Kÿ lộ quá Tiểu Kiều, độc thán mai hoa sấu‘, có nghiã là: ‘cưởi lừa qua cầu nhỏ, để kiếm cành mai gầy‘. Ngoài ra còn có những bộ chén dïa như Mai điểu - Mai trúc; Tô canh Ngọ (1810) vë cành mai, đïa Nguyệt mai với bài thơ Nguyệt mai trên chiếc đïa chè sứ men lam đường kính 17 cm, cao 2, 5 cm, ký hiệu Ngoạn Ngọc.

Ngoài ra người ta còn vë hoa mai trên tranh và viết lên những bài vịnh Hoa mai như Ngô Trọng Khuê, hiệu Nguyên Mai đạo nhân, từng được ngắm xem một cuộn tranh vë mặc mai (vë bằng mực Tàu). Cuộn tranh có trăm bài vịnh hoa mai do Chỉ Chỉ sanh thư đề phiá sau; Nguyên mai đạo nhân xưng tán là Song Tuyệt.
Còn về cuộn tranh ‘ Thiết cán hàn hương ‘ của Văn Hoành Sơn đời Minh vë, dài trên ba xích cũng có thơ đề ‘ Mai hoa bách vịnh ‘ phiá sau ( thật chỉ đuợc 96 bài ). Cuộn tranh gần hai trượng, tranh vë thơ văn, chữ viết đều, hay, đẹp, bề thế nhã quan.

[Hình: attachment.php?aid=13715]

Nói về ‘ Họa pháp cây Mai’, xưa xay đã có biết bao nhiêu danh họa của ta, của Trung Hoa, của Nhật, và Đại Hàn- đã vë, nhưng thử hỏi đã có mấy ai được thành công?
Ngay như Vương Duy (701-761) được coi là vị tổ sư Nam Tông hội họa, có nhiều bức họa nổi tiếng để đời, nhưng vẩn chưa được liệt vào giới họa sỹcó biệt tài vë Mai.
Họa sỹcó tài vë Mai có lë đứng đầu chỉ có Đằng Sương Cát, tự là Thắng Hoa sinh vào thế kỷ thứ IX, khi vë mai nét bút của ông tuy rắn rỏi và đều nhưng lại có thần. Người đương thời cho rằng do ông có tư tưởng cao siêu, tâm tư khác thường nên mới vë được như vậy.
Đời Nam Tống có Mã Viễn với Mai thạch khê phù đồ ( Mai,đá, khe, viẹt trời.)
Đời Nguyên (1277-1368) có Ngô Trấn, Vưong Miện với Mặc mai đồ.
Kế đó, phải kể đến những danh họa Từ Hi sinh vào thế kỷ thứ X, Vũ Tích sinh vào đời Đường; Trâu Phục Lôi và Vương Miện sinh vào thế kỷ XIV.. hai ông sau này có biệt tài vë Mai theo lối thuỷ mạc.
Đã nói tranh thì cũng phải nói những nghệ nhân điêu khắc trên những tấm gỗ quý như Trắc, Căm Xe, Nu, Cẩm lai, Bờ Mu hay Mun v ..v.. thành những khay trà đẹp với hình dáng một chiếc lá lớn hơn bàn tay có thể đựng một chiếc bình trà Mãnh Thần với bốn chén sứ Giang Tây có khắc hình một cành mai nằm phiá mặt đáy khay ôm trọn, có hai con thằn lằn ngóc đầu lên liếm mặt trên khay (đây là vật gia bảo của gia đình tôi trên ba đời) hoặc họ khắc một cành hoa mai trổ hoa xum xê trên một tấm bình phong nhỏ để thờ trên bàn thờ ông bà có cẩn xa cừ. Hay thư pháp của những nhà danh nho mà trong quyển Câu Đối, Nguyễn Văn Ngọc có nhắc đến Nguyễn tư Giản, ông nghè Dụ, ông nghè Tuyển đã đỗ về khoa bút thiếp như câu đối:
‘Hỷ kiến hồng mai sơ kết tử
Hàn khan lục trúc hựu sinh tôn‘.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
30-01-2018, 09:12 PM (Được chỉnh sửa: 30-01-2018 09:20 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #5
RE: CÂY MAI VÀNG VN
VI/ CHƠI MAI

Chơi hoa mai cũng có phần cầu kÿ, đó là thú chơi cây kiểng - cây đẹp phải có chậu đẹp, mới làm tăng thêm giá trị cây kiểng. Đối với những cây mai cổ thường trồng trong những chậu to lớn, chạm trổ đẹp, cẩn đá màu, cẩn miểng chén kiểu, theo hình Long, Lân, Quy, Phụng rất là sắc sảo, thì trở nên quý giá vô cùng. Có nhiều chậu có mang những nhiều câu chữ nho đầy ý nghiã như : Lan quế đằng phương, Vinh hoa phú quý, Phước Lộc Thọ, Tùng hạc diên niên, Đáo mã thành công, Tam dương khai thái, Bạng duật tương trì - Ngư ông đắc lợi,Thần đồng vấn Khổng Tử.. Bây giờ còn nhiều chậu mới như chậu Bát Tràng, chậu sứ đất Giang Tây -Trung Quốc với các hình dáng trẹt như khay, như mâm, như dïa, để trồng cây dạng Bonsai, nhẹ nhàng, tiện gọn.

[Hình: attachment.php?aid=13716]

Nhưng khi đã có cây mai cổ và cái chậu đẹp còn phải biết đến cái thế của cây mai và uốn nó theo cách ‘âm dương‘; cây uốn theo ‘dương’ là cây ‘trung bình’, thân thẳng đứng, tượng trưng cho nam giới, cho người chồng, người cha trong gia đình. Chữ ‘Trung‘ theo chữ nho có nghïa là đứng giữa chữ ‘bình‘ theo chữ nho có nghïa là dáng trung bình hay đứng chính giữa và thường theo các thế: Trực quân tử, Trực liên chi, Trung bình ngay, Trung bình công. Còn cây uốn theo ‘âm‘ thường là cây mẩu tử sửa theo các thế: Tam cang ngũ thường, Tam tùng tứ đức. Tuy nhiên , khi cây mẩu tử đã được đúng thế, có khi cây tử chết, thiếu cây tử thì có thể trồng cây tử thêm sát bên cây mẩu, trường hợp này gọi là ‘minh linh dưởng tử‘ vì coi cây tử là con nuôi..Ngoài ra còn những thế khác là Tiều phu quải tử, Nghinh phong, Xuy phong, Long thăng, Long giáng, Vũ trụ, Nhất trụ kình thiên, Thất hiền thiết chi, Hồi đầu, Lão cán trường chỉ. Còn trường phái uốn kiểng tự do ngày nay có sáng kiến ra thế Sơn thủy - Tứ Diện.
Ngoài ra chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông…

Khi chọn mua một cây mai về chưng trong những ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau:
Chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xi xẻo cả năm .
Cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, không mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này.

Chưng mai trong những ngày tết: Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn.

Cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
30-01-2018, 09:18 PM (Được chỉnh sửa: 30-01-2018 09:28 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #6
RE: CÂY MAI VÀNG VN
TRỒNG MAI

Tuy kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng không quá cầu kỳ, nhưng để cho mai nở hoa nhiều, đẹp và đúng vào dịp Tết thì đòi hỏi nắm được một số yêu cầu cơ bản.

Chuẩn bị đất: Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1-1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai. Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá.

Bón lót: Bón phân bò, tro trấu với lượng 3-5kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3-4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt.

Tưới nước: Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm.

Bón phân thúc: Sau trồng 15-20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15-25gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu. Bón thúc bằng cách rải phân NPK 20-20- 15+TE hoặc NPK 13-13-13 Đầu Trâu quanh gốc với lượng 20-30 gam/cây, định kỳ 25-30 ngày/lần. Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 định kỳ 7-10 ngày/lần. Sau 3-4 tháng từ khi trồng, bón 0,5-0,1 kg phân hữu cơ/cây. Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt.

Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết:

Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân - Xiết nước - Tuốt lá. Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.

Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày. Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Đúng "đưa ông Táo", nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết.

Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước "đưa Ông Táo" thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động che gốc để tránh mưa.

Chăm sóc sau tết:

Mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên.

Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.

Tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? do sâu đục thân, tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được do có loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên phải xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở.

Trường hợp cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rầy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống và sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến.

Để ý xem: thấy trên cây kiểng có kiến thì trên ngọn cây đó có rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).

THEO dq CHĂM CHO CÂY MAI TỐT cần chút kinh nghiệm sau:

- Mai đòi hỏi phải có nắng đủ thì chăm tốt mới ra hoa nhiều.Cây kg dùng thêm phân bón lá đúng thời gian cần thì ít bông , bông không to dù là bông giảo ghép.
Việc chú ý vỏ thân cây bị rêu bám cũng là vấn đề: rêu hút hết phân phun cho cây và gây chết dần nhánh > chết cây.
Lá mai bị cuốn nhỏ dần hoặc bị chuyển màu là có vấn đề : bệnh, bị bò trỉ, bệnh úng lá... phải sử sớm.
Việc canh năm nhuần để lặt lá, khí hậu nóng lạnh khá quan trọng khi muốn mai nở đúng ý.

-Mai tự nhiên kg ghép chăm dễ, cấy ghép nhất là tạo dáng để bàn đòi hỏi phải cắt tỉa kỷ. Đừng tiếc cành ra nếu kg đúng hướng và phá mất thế,cut ngay, những lộc non ra cùng bông để lại sẻ cho nụ sớm hơn nơi đây vì quá trình lá già trước.

Nếu chậu nhỏ rễ chiếm hết phân phải thay chậu lớn hơn,hoặc nếu tiếp tục giữ nhỏ thì cần:

Nghiêng ,vổ nhẹ , rút cây lẩn rễ ra khỏi chậu,cố giữ rể cám vì là nơi hút chất dinh dưỡng,bỏ bớt đất cũ1/3 chung quanh và một ít dưới đáy. Cắt tĩa nhánh tạo dáng lại (nếu kg muốn cho mọc dài ra cần cắt đừng tiếc chồi mọc ra khi ra hoa > cắt chừa mụt trên các nốt lá cũ ; nơi đây chắc sẽ cho nhánh mới).

Đất trộn mới gồm tro trấu+ phân bò hoai khô ( phần kg khô sẽ gây sình đất dễ thúi rễ. Nếu quá tham cho phân bò nhiều > nóng chết rễ cám) + sơ dừa tơi một ít để giữ ẩm, nếu có võ đậu phọng thì good hơn .Trộn chung với nhau . Cần chú ý; trộn phân tưới nước mà chảy ngay là OK không sợ thúi rễ.

[Hình: attachment.php?aid=13719]

Lót dưới đáy chậu ít võ đậu cho dễ thoát nước> Cho ít phân trộn dưới đáy > Bỏ cây đã bớt đất vào ( thay chậu có thể kg bớt đât) > cho thêm phân trộn chung quanh cây > vỗ nhẹ cho đất lót vào kẻ hở không cần ếm quá chặt ( tưới từ từ sẽ dẽ hơn) > tưới nước nhiều xem có thoát nước nhanh kg > nếu nước ra đáy nhanh: OK xong.

[Hình: attachment.php?aid=13718]

Khi đã ra đọt và lá non mới chuyển sang xanh phun thêm phân bón lá có NP cao hơn K kèm thuốc ngừa bệnh là chắc ăn ( theo dq kg cần bỏ phân hóa học nguyên vào gốc vì đã thay phân mới quá tốt rồi) .
> sau tết chừng 3 tháng nếu muốn dậm pha loãng NPK 20-20-20 tưới gốc ( bỏ phân hóa học nguyên: tưới nước phân dồn vào ngay gốc> có thể lấy cây ra cắm mai giả vào chưng quanh năm ).
Tưới thêm phân gốc thì 7 ngày sau mới dùng phân bón lá kẻo cây bội thực > die.

[Hình: attachment.php?aid=13717]

DQ có kinh nghiệm trồng mai bonsai để bàn vì đã trảm đâu chừng vài chục cây mai lùn bonsai rồi Applause


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS