Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL
16-06-2018, 08:43 PM
Bài viết: #1
NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL
NÚI TÀ LƠN

Núi Tà Lơn (người Khmer gọi là núi Bokor) cách thị xã Kampot tỉnh Kampot khoảng 10km về hướng Taây Nam. Đây là nơi hành hương, tham quan và vui chơi của Vương quốc Campuchia. một dãy núi, mà đỉnh cao nhất có chiều cao là 1.080 m. Theo những dấu tích còn lại, thì hàng triệu năm trước, có thể núi Tà Lơn nằm sâu dưới đáy là biển. Rồi vì một tác động nào đó, khiến nó vươn mình ra khỏi biển như ngày nay. Bằng chứng là trên đỉnh núi có vô số khối đá bị nước biển ăn mòn, và cát ở nơi ấy cũng thật là trắng mịn.
Nhìn chung, khí hậu ở đây khá là mát mẻ. Tuy nhiên vào mùa khô, thời tiết trên đỉnh thường là "ngày nóng, đêm lạnh". Do vậy, cây cảnh trên đỉnh núi không thể cao lớn vì đất thiếu phân (đất thường lẩn cát đá) và thiếu nước (nhất là vào mùa khô). Đặc biệt, ở đây có nhiều cây bá tùng (lá của cây bách và cây tùng trên một cây), cỏ (mảnh và nhọn), địa lan .
Bắt đầu từ năm 1917, người Pháp đã xây dựng ở đây các công trình, như nhà thờ, chùa chiền, nhà nghỉ, sòng bạc;...mà ngày nay phần lớn đã trở thành hoang phế. Trong thập niên 1990, người ta đã ví Tà Lơn (Bokor) như là "một nơi kỳ lạ nhất trên thế giới" và là "thành phố ma" vì vẻ hoang tàn và kỳ bí của nó.
Đối với một số người Việt và người Khmer, thì đây còn là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại. Tượng nữ thần Dì Mâu (gọi theo người Việt), chùa Năm Thuyền (Wat Sampov Pram),...đều là nơi được đông đảo người Khmer đến cúng bái. Ở thế kỷ 19-20, một số người Việt đã chọn ngọn núi ấy làm nơi tu luyện, hoặc đến vãn cảnh. Trong số đó có Nguyễn Thành Đa (Cử Đa, đạo hiệu là Ngọc Thanh), Giáo chủ đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Ngô Văn Chiêu khai sáng đạo Cao Đài., nghỉ dưỡng và hành hương. Nhiều công trình đang được xây dựng tại đây( trong đó ngoài doanh nhân Sáu cò gốc người Vn, còn lại là các anh tàu nắm hết, trong đó có một con đường trải nhựa rộngdo ông sáu hợp tác cùng nhà nước.
Tài liệu lịch sử và địa lý Campuchia, cao nguyên Bokor do người Pháp phát hiện và xây dựng thành nơi nghỉ dưỡng từ khi thực dân Pháp mới đặt chân sang Đông Dương, tương tự như việc phát hiện các khu vực Sa Pa, Đà Lạt của Việt Nam. Di tích của thời kỳ Pháp thuộc còn lại ở Bokor là một khách sạn - casino khá hoành tráng, một ngôi nhà thờ với một tháp chuông mái nhọn tương tự như nhà thờ Sa Pa, một tháp nước và một số nền móng tàn tích của các kiến trúc dân dụng khác.
[Hình: attachment.php?aid=13885]

Về phía Vương triều Monivong của Campuchia, năm 1908 nhà vua cũng cho xây dựng nơi này một ngôi chùa, gọi là chùa Năm Thuyền, vì chùa toạ lạc ở địa điểm có 5 ghềnh đá tự nhiên hình mũi thuyền. Thế nhưng, không hiểu vì sao người Pháp lại không quy hoạch và phát triển Bokor thành khu dân cư như Sa Pa hay Đà Lạt, mà chỉ khai thác cao nguyên này một thời gian rồi bỏ hoang từ năm 1917. Cũng theo lời người hướng dẫn du lịch, thì có lẽ chính quyền thực dân Pháp không khai thác Bokor vì địa hình quá hiểm trở, người Pháp chỉ xây dựng đường đất lên núi từ các lối mòn của dân bản địa, trong khi đây là con đường đèo độ dốc cao, hơn 1.000 mét với rất nhiều khúc quanh rất gắt, kiểu “cua tay áo, cùi chõ”.
Cao nguyên Bokor chỉ mới “hồi sinh” từ khi Nhà nước Campuchia quy hoạch khu vực này thành khu du lịch vào năm 2008 và doanh nhân Sok Kun trúng thầu xây dựng, khai thác Bokor. Trong vòng 5 năm, Sok Kun đã đổ vào đây hàng trăm triệu USD để xây dựng con đường đèo dài 32km với hai làn đường bê-tông nhựa phẳng phiu và hàng chục km đường trên cao nguyên nối liền các điểm trong khu du lịch. Trên đường đèo còn có một điểm nhấn là tượng đài thánh nữ Jamao tại một mặt bằng hiếm hoi ở khoảng nửa đường. Thánh nữ Jamao được người dân Campuchia tôn sùng như một vị thần có quyền năng mang đến sự bình an, may mắn cho mọi người. Những nơi thờ cúng Jamao thường là ở các vị trí hiểm trở, nguy hiểm trên các con đường thiên lý trên đất nước Chùa Tháp. Người đi đường ngang qua các nơi thờ Jamao thường dừng lại thắp hương, cầu nguyện để được thượng lộ bình an.
Trên cao nguyên Bokor, rộng 140.000 ha, doanh nhân Sok Kun đã xây dựng một khu resort 5 sao với những khu khách sạn, casino, nhà hàng tiệc cưới… đồng thời phục chế các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc còn để lại. Không chỉ thế Oknha Sok Kun còn có tham vọng xây dựng Bokor thành một thành phố du lịch kiểu như Đà Lạt với một Trung tâm hội nghị quốc gia và 3.000 căn hộ biệt thự. Điều này đã được quy hoạch trong dự án lâu dài và quy mô nhất của người giàu nhất Vương quốc Campuchia hiện nay.

[Hình: attachment.php?aid=13886]
Khuliên hợp KS giải trí massage, casino…của ông Sáu Cò

[Hình: attachment.php?aid=13887]
[Hình: attachment.php?aid=13888]
bên ngoài khu ks

[Hình: attachment.php?aid=13889]
[Hình: attachment.php?aid=13890]
[Hình: attachment.php?aid=13891]
[Hình: attachment.php?aid=13892]

Chú thích thêm:
Trước nay, ngành du lịch Campuchia hầu như chỉ duy nhất tuyến Phnom Pênh - Seam Reap, thăm thủ đô xứ Chùa Tháp và khu đền cổ Angkor, kỳ quan thế giới nổi tiếng. Bước sang năm 2013, du lịch Campuchia lại có thêm tuyến “xuống biển, lên núi” thăm thành phố biển Sihanoukville và cao nguyên Bokor, một địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng mới được đưa vào khai thác từ đầu năm nay. Điều lý thú là cả hai địa chỉ du lịch độc đáo, Angkor và Bokor, đều do một nhà đầu tư người Campuchia gốc Việt quản lý, kinh doanh: Công tước (Oknha) Sok Kun, Nghị sĩ Thượng viện Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Campuchia, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sokimex. Sok Kun còn có cái tên Việt Nam rất dân dã là: Ông Sáu Cò. Công tước Neak Oknha Sok Kong, Nghị sĩ Thượng viện Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Campuchia, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sokimex, có hai quốc tịch VN và CPC. Sok Kong còn có cái tên Việt Nam rất dân dã là ông Sáu Cò. Sáu Cò có bố mẹ đều là người Việt, sinh ra ở Prey Veng, thời Khmer đỏ cầm quyền, năm 1975 ông chạy về Đồng Tháp làm ruộng, năm 1979 (tham gia lực lượng quân tình nguyện VN?) sang lại CPC sinh sống và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh... Ông là một trong 10 người giàu có nhất Campuchia, riêng lãnh vực du lịch là trùm số 1, tập đoàn của ông bao phủ những địa danh nổi tiếng như Siêm Riệp Ongkor, Sihanouk Ville, cao nguyên Bokor...
[Hình: attachment.php?aid=13893]

Ông Sáu Cò - Oknha Sok Kun là người giàu nhất Campuchia có lẽ không phải là không có cơ sở. Chỉ cần lướt vào địa chỉ internet của Tập đoàn Sokimex, hoặc vào Google gõ các từ Sok Kun, Sokimex hay Angkor, Bokor sẽ khai thác được vô số thông tin về nhà đầu tư này. Bởi lẽ Sok Kun chính là người được Chính phủ Campuchia giao quyền khai thác du lịch ở kỳ quan thế giới Angkor. Tại đây, ông đã trúng thầu việc quản lý di tích, bán vé vào cổng khu di tích đền cổ và phục vụ nghỉ dưỡng cho du khách quốc tế ở khu khách sạn 5 sao Seam Reap. Với việc quản lý khai thác hai khu Angkor và Bokor, ông Sáu Cò – Oknha Sok Kun thực sự đã là “trùm du lịch” ở Vương quốc Campuchia. Nhưng vẫn chưa hết, Sok Kun còn đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khách sạn 5 sao ở vị trí “đắc địa” nhất tại trung tâm thủ đô Phnom Pênh: ngã tư sông Mekong - Tonle Sap, tức “quảng trường sông 4 mặt”, đối diện khu Hoàng cung Vương quốc Campuchia…

( còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
16-06-2018, 08:58 PM (Được chỉnh sửa: 16-06-2018 08:59 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL
Đỉnh núi cao nhất của cao nguyên Bokor nằm sát bờ vịnh, chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam khoảng hơn 10 hải lý. Từ vị trí này du khách dễ dàng gọi điện thoại bằng sóng của nhà mạng Việt Nam Viettel qua các trạm phát trên đảo Phú Quốc.

[Hình: attachment.php?aid=13894]
Đảo Phú quốc nhìn từ Tà Lơn

Theo tuyến du lịch “xuống biển, lên núi”, du khách đi 270km từ Phnom Pênh đến Sihanoukville tắm biển, nghỉ một đêm, rồi tiếp tục đi 130km sang Kam Pot, lên cao nguyên Bokor, cao 1.080 mét so với mặt biển. Điểm đặc biệt, rất độc đáo của Bokor là tuy cùng nằm trên cùng vĩ tuyến với miền Tây Nam bộ của Việt Nam, nhưng Bokor lại có khí hậu ôn đới như thành phố Đà Lạt của Việt Nam. Ban ngày, Bokor cũng có sương mù lãng đãng, là đà sát mặt đất vào buổi chiều. Ban đêm, ngay vào những ngày hè của mùa du lịch, nhiệt độ ở Bokor cũng chỉ khoảng 12 đến 15 độ. Do vậy, các phòng nghỉ ở khu resort Bokor không cần lắp máy lạnh và nhất thiết phải có phòng tắm nước nóng.

BÀ YAMAO

Theo truyền thuyết của người Khmer, núi Bokor được cai quản bởi vị nữ thần Veang Kh’mau (người Việt gọi là bà Mao). Trước đây, người quanh vùng chỉ biết hái lượm, nhờ bà Mao dạy trồng lúa nước nên cuộc sống không còn đói kém. Người dân tôn thờ bà Mao trở thành thánh nữ đại diện cho lòng nhân ái mang lại hạnh phúc cho người dân Campuchia. Tượng thánh nữ Ya Mao tọa lạc trên đỉnh Bokor, được ông Sok Kong cho dựng vào tháng 2/2012, tượng cao 22m trên bệ 15m, diện tích khoảng 1.500m2. Tương truyền, Ya Mao hiển linh phù hộ người đi đường bình an, xua tan những tai nạn trực chờ phía lưng chừng đồi. Trên đường lên cao nguyên Bokor, nhiều du khách thường đến hành hương và viếng tượng bà.
[Hình: attachment.php?aid=13895]
Tượng thánh nữ Veang Kh'mau trên núi Tà Lơn

Có truyền thuyết bà Ya Mao lấy chồng được 3 ngày thì người chồng đi chinh chiến và đi mãi không về. Bà nhớ chồng đi tìm nhưng không gặp. Người dân địa phương nghĩ rằng người phụ nữ tìm chồng thì nhớ gì ở người đàn ông và họ mang những trái chuối có hình dáng giống một phần thân thể của phái mạnh để cúng ven đường thì bóng người phụ nữ biến mất. Sau khi xây điện thờ nữ thần Ya Mao, ngoài việc cúng chuối, người dân trong vùng còn xây Linga và Yoni để thờ tại đây. Khách đi đường thường ghé váo múc nước uống, rửa mặt để mong được bình an. Tài xế thì tạt nước thánh lên đầu xe mong chuyến đi được thuận lợi, tránh được nạn tai.

[Hình: attachment.php?aid=13896]
Khu thờ bà Mao trên đường Quốc lộ 4 Campuchia( chánh điện thở đối diện: vì lễ nghi tín ngưởng kg tiện chộp) cách thành phố biển Sihanouk Ville (Kampong Som) 124 km, dưới chân đồi ở huyện Phnôm Srut, tỉnh Kompong Spư (Campuchia)

[Hình: attachment.php?aid=13897]
[Hình: attachment.php?aid=13898]
Phía sau khuđiện thờ khỉ nhiều rất dạn vì lại đây nhận chuối, dừa dưa hấu cúng.

CHÙA NĂM THUYẾN TRÊN TÀ LƠN

Chùa Năm thuyền hay còn gọi là Wat Sampov Pram, nằm trên cao nguyên Bokor. Ngôi chùa này do vua Monivong xây dựng vào năm 1924 để vua có thể đến đây lễ bái, cầu nguyện mỗi khi lên Bokor. Chùa tuy không lớn nhưng trong khuôn viên chùa đặc biệt là 5 tảng đá lớn hình dạng giống như chiếc thuyền buồm, cho nên mới gọi là chùa Năm Thuyền. Năm con thuyền ấy hoàn toàn do thiên nhiên ban tặng cho địa danh này, như tượng trưng cho 5 yếu tố Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Truyền thuyết về Wat Samprov PRAM hoặc Chùa 5 thuyền được người Campuchia truyền tụng như sau: Ngày xửa ngày xưa, có một hoàng tử tên là Preah Thong. Cha của ông vì ủng hộ em trai ông nên yêu cầu hoàng tử phải từ bỏ tất cả mọi thứ để cho em trai của mình. Thật sự chán nản, Hoàng tử Preah Thong đã quyết định rời bỏ đất nước của mình và đi du ngoạn vòng quanh thế giới. Trong một lần thám hiểm, Hoàng tử Preah Thong tìm thấy một cây Tlork rất cao.Cây Tlork sản sinh các loại hạt không chỉ ăn được mà nó còn có thể được sử dụng để chống thấm nước cho tàu thuyền. Đây là thứ mà Hoàng tử Preah Thong cần nhất tại thời điểm đó. Do đó, ông ra lệnh cho người hầu cắm trại ngay gần cây Tlork. Sáng hôm sau, khi hoàng tử Preah Thong đi dạo trên bãi biển vào buổi sang, ông thấy một nhóm thiếu nữ đang chơi đùa gần bãi biển. Ngay lập tức Hoàng tử bị lôi cuốn và thu hút bởi vẻ đẹp của một Nagani (công chúa Thủy Cung).Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên đã đến với hai người họ. Chẳng lâu sau, Hoàng tử Preah Thong yêu cầu công chúa Nagani dẫn mình đến gặp cha cô để xin phép kết hôn. Công chúa nhìn vào mắt hoàng tử và nói một câu nói thật dịu dàng "chàng hãy cầm lấy đuôi của thiếp". Sau đó công chúa dẫn hoàng tử đi vào biển sâu để gặp mặt Long Vương. Long Vương rất hài lòng về hoàng tử Preah Thong và đồng ý cho hai người kết hôn.Sau 7 ngày ở tại Thủy cung, hoàng tử Preah Thong muốn rời đi để xây dựng vương quốc cho riêng mình và đi du ngoạn khám phá thế giới cùng với người vợ mới cưới. Long Vương không chỉ cầu chúc cho chuyến đi của hai người mà ông còn tặng vợ chồng hoàng tử 5 chiếc thuyền buồm khổng lồ chứa đầy châu báu làm của hồi môn.Cùng với 500 gia nhân, hai vợ chồng hoàng tử đi đến vùng đất mà hiện tại là vị trí của Chùa 5 thuyền. Hoàng tử Preah Thong quyết định xây dựng vương quốc của mình tại đây. Hoàng tử Preah Thong đã được biết đến như là cha đẻ của nền văn minh Khmer!
[Hình: attachment.php?aid=13899]
[Hình: attachment.php?aid=13900]
[Hình: attachment.php?aid=13901]

Theo thời gian, nước biển rút đi, mặt đất dần cao lên và 5 chiếc thuyền buồm khổng lồ biến thành đá. Du khách đến Chùa Samprov Pram có thể thấy 5 viên đá hình chiếc thuyền vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Đó là huyền thoại về Chùa Samprov Pram (chùa 5 thuyền), một câu chuyện mà không phải khách nào cũng biết khi du lịch đến núi Bokor.

[Hình: attachment.php?aid=13902]

[Hình: attachment.php?aid=13903]
Chùa Nam tông trên núi Tà Lơn

( còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       
THANK YOU
16-06-2018, 09:12 PM
Bài viết: #3
RE: NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL
THỦ PHỦ SẦU RIÊNG

Tỉnh Kampot được coi là thủ phủ sầu riêng ngon nức tiếng. Với các tín đồ của thứ trái cây nữ hoàng nhiệt đới, thì đây quả là thiên đường. Bởi sầu riêng tại Kampot có sức quyến rũ khó cưỡng vì vừa thơm nồng đượm, lại ngọt lịm đê mê, mà hoàn toàn không hề có bất kỳ chất bảo quản nào. Thứ cấm cản duy nhất ngăn thực khách tận hưởng trái cây này là túi tiền. Bởi giá sầu riêng tại đây đắt hơn nhiều so với ở Việt Nam và cả Thái Lan.

[Hình: attachment.php?aid=13904]

[Hình: attachment.php?aid=13905]

[Hình: attachment.php?aid=13906]

[Hình: attachment.php?aid=13907]

[Hình: attachment.php?aid=13908]

SIHANOUKVILL
Sihanoukville (tiếng Khmer: ក្រុងព្រះសីហនុ), phiên âm tiếng Việt là Xi-ha-núc-vin, tên khác: Kampong Som, Kampong Saom, được đặt tên theo cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, là một thành phố cảng ở phía nam Campuchia và là thủ phủ của tỉnh Sihanoukville. Thành phố này có cảng nước sâu duy nhất ở Campuchia, có các bãi biển thu hút khách du lịch. Tên chính thức của thành phố bằng tiếng Khmer là: Krông (thành phố) Preah (thánh) Sihanouk (tên của vị vua cũ), thêm vào đó là: "Thành phố của thánh Sihanouk" hoặc "Thành phố Sihanouk danh dự". Vua Norodom Sihanouk (trị vì 1941-1955, 1993-2004) vẫn được tôn kính là cha đẻ của quốc gia (hiện đại). Cái tên "Sihanouk" bắt nguồn từ tiếng Phạn thông qua hai từ Pali: Siha (sư tử) và Hanu (hàm).
Tên thay thế, Kompong Saom (cũng được viết tắt là Kompong Som và Kampong Som), (tiếng Khmer: កំពង់សោម) có nghĩa là "Port of the Moon" hoặc "Shiva's Port". Saom có nguồn gốc từ tiếng Phạn "saumya", bản gốc (Rig Vedic) có nghĩa là "Soma, nước ép hoặc hy sinh của mặt trăng thần", nhưng phát triển thành "mặt trăng" Pali "," mặt trăng "" tên của Shiva ". Từ Kampong hoặc Kompong có nguồn gốc từ Mã Lai [19] và có nghĩa là làng hoặc xóm. Ý nghĩa của nó trải qua phần mở rộng đối với cầu tàu hoặc cầu hạ cánh sông.
Thành phố có dân số khoảng 89.800 người và khoảng 66.700 người ở trung tâm đô thị năm 2008. Thành phố Sihanoukville bao gồm phần lớn hơn sáu xã (Sangkats) của tỉnh Preah Sihanoukville. Đây là một thành phố tương đối trẻ, nó đã phát triển song song với việc xây dựng Cảng tự trị Sihanoukville, bắt đầu vào tháng 6 năm 1955, là cửa ngõ của quốc gia để trực tiếp và thương mại biển quốc tế không hạn chế. Thành phố có cảng nước sâu duy nhất ở Campuchia bao gồm một nhà ga dầu mỏ và một cơ sở hậu cần vận chuyển. Nhơ đó, Sihanoukville đã trở thành một trung tâm quốc gia hàng đầu về thương mại, thương mại, giao thông và sản xuất.
Đảo dưới đây thuộc quận Mittakpheap của Sihanoukville. Phần lớn là trong quá trình hoặc đã được giao cho phát triển du lịch . Koh Rong và Koh Rong Sanloem nói riêng cho đến nay đã trải qua nhiều năm phát triển không được phối hợp và thực hiện riêng lẻ. Một số nhà khách và khu nghỉ mát resort cung cấp chỗ ở có nhiều tiêu chuẩn khác nhau bên bãi biển hoặc trong khu rừng tươi tốt. Mặc dù cơ sở hạ tầng rất kém, số lượng khách du lịch tăng lên nhanh chóngvà hiện nay hết 80% do Trung quốc thuê và quản lý! Khu kinh tế đặc biệt Sihanoukville (SSEZ) là khu hợp tác kinh tế và thương mại ở nước ngoài được thiết kế để thúc đẩy các điều kiện thị trường thuận lợi như: lợi thế chính sách, môi trường chính trị an toàn, tình trạng thương mại thuận lợi, hỗ trợ cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, chi phí lao động thấp, và dịch vụ tuyệt vời. Ngoài các khu vực xung quanh cảng, một trung tâm công nghiệp khá lớn, độc quyền bao gồm các công ty Trung quốc đã được phát triển từ năm 2010 (title= Cambodian, Chinese companies lay foundation of special economic zone in Sihanoukville)

Koh Rong: Nằm 26 km (16 dặm) về phía tây bờ biển Sihanoukville. Koh Rong là đảo lớn nhất của tỉnh Sihanoukville. Nó bao gồm một diện tích 78 km2 (30 dặm vuông). Địa hình chủ yếu là đồi núi với một ngọn núi khá lớn 316 mét (1.037 ft) tại phía tây bắc của hòn đảo này. Những ngọn đồi cung cấp nước cho lạch, đầm phá và cửa sông. Nội thất của hòn đảo gần như hoàn toàn có rừng. Mặc dù đã có rất nhiều nhà khách và quán rượu trong và xung quanh làng Koh Tuich, hòn đảo này hầu như vắng vẻ - kích thước tuyệt đối của nó lùn lùn tất cả các trung tâm giải quyết. Tính đến năm 2016, có một mạng phà hoạt động tốt giữa Sihanoukville và Koh Rong.

Đảo Koh Rong Samloem cách thị trấn Sihanouk Ville khoảng 2km, hòn đảo chưa có bàn tay khai phá của con người nên những bãi biển ở đây vẫn giữ được vẻ hoang sơ tuyệt đẹp vốn có của nó. Trên đảo hầu như không có người sống, các resort nằm rải rác trên đảo đều do người châu Âu xây dựng và quản lý. Đặc biệt nước biển ở đây trong vắt có thể nhịn tận đáy với những đàn cá đủ màu sắc bơi lội tung tăng. Đến đây ngắm cảnh sắc thiên nhiên, yên bình, đẹp hoang sơ.
[Hình: attachment.php?aid=13909]

Đảo Koh Totang:Là hòn đảo nhỏ có hình cá heo thuộc quần đảo Koh S’Danch, Campuchia. Hòn đảo này có những bãi biển nước trong xanh, rất phù hợp cho những ai thích yên tĩnh thoát khỏi cuộc sống ồn ào nơi phố thị và phù hợp cho các hoạt động Snorkeling.
[Hình: attachment.php?aid=13910]

Koh Dek Koul: Hòn đảo nhỏ này nằm cách Bãi biển Chiến thắng 7 km (4 dặm) và chỉ cách Đảo Rắn vài trăm mét nữa. Công ty Nga Mirax Luxury Resort hoạt động kinh doanh khách sạn trên hòn đảo chủ yếu là đá này.

Koh Bong Po-oun / Sông Saa: - Anh chị em / Quần đảo Lovers - Les Frères (tên cũ của Pháp), đổi tên thành đảo Koh Song Saa - Lovers - hai hòn đảo nhỏ ngoài khơi phía đông bắc Koh Rong.

SÂN BAY quốc tế Sihanoukville, cách Sihanoukville 15 km về phía Đông, là sân bay quốc tế thứ 3 tại Campuchia. Sân bay này cũng được gọi là Sân bay Kang Keng. Tên gọi tắt theo IATA là KOS lấy từ tên cũ của Sihanoukville là Kompong Som. Sau một thời gian đóng cửa lâu dài, sân bay này đã được mở lại ngày 15/01/2007. Đường băng đang được kéo dài ra 2200 m để đón các loại máy bay lớn.

[Hình: attachment.php?aid=13911]
Tượng đài sư tử vàng ở thành phố cảng. Theo tiếng Khmer, chữ Si-ha trong tên cựu Quốc vương Sihanouk có nghĩa là sư tử.

[Hình: attachment.php?aid=13912]
[Hình: attachment.php?aid=13913]
chùa cổ nam tông tại Sihanoukvill

( còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       
THANK YOU
16-06-2018, 09:25 PM
Bài viết: #4
RE: NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL
[Hình: attachment.php?aid=13914]
[Hình: attachment.php?aid=13915]
[Hình: attachment.php?aid=13916]
Biển sihanoukvill

[Hình: attachment.php?aid=13917]

[Hình: attachment.php?aid=13918]
công viên này cũng của ông Sáu Cò đầu tư

[Hình: attachment.php?aid=13919]
Bảng giá dịch vụ uống tại một KS

[Hình: attachment.php?aid=13920]
[Hình: attachment.php?aid=13921]
Casino( khoảng hơn 30 cái)

[Hình: attachment.php?aid=13922]
Khu sinh hoạt ( bảng hiệu nào có 2 ly bia kèm chử ktv là bia chân dài)

[Hình: attachment.php?aid=13923]


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS