Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ
01-04-2013, 03:35 AM
Bài viết: #1
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ



[Hình: attachment.php?aid=5256]







Người Việt ta từ ngàn năm xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ là loại chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ. Chữ Việt có trước cả chữ Hán hàng ngàn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt nam đã có những khám phá và còn tiếp tục truy tìm. Cùng với các nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học Pháp, Anh, Mỹ, Tiệp và nhất là Trung Hoa (Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu) đều khẳng định người Việt đã có chữ viết riêng từ trước kỷ Công nguyên (BC).

Bộ chữ này lưu lại trong nền văn hóa tiền Việt – Mường. Trên các mặt Trống Đồng và nhiều di vật cổ xưa khác đã được khai quật ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ và rải rác ở vùng cực bắc biên giới Việt Nam, đều có một dạng ký hiệu giống nhau, những hình con nòng nọc là những tự dạng, biểu tượng để ghi chép lại những âm thanh cấu thành từ ngữ. Đó chính là chữ Việt cổ, bộ chữ Việt cổ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt từ ngàn xưa.


[Hình: attachment.php?aid=5257]


Trống đồng Đông Sơn tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp

Tổ tiên chúng ta đã từng phải sống qua một quá trình đô hộ lâu dài của Trung Hoa, với âm mưu hủy diệt nền văn hóa Việt Nam chúng đã bắt dân ta dùng chữ Hán để bức tử, tuyệt diệt với chữ Việt cổ, với mục đích đồng hoá dân tộc. Chữ viết tiếng Việt (bộ chữ Khoa đẩu) thời bấy giờ là đối tượng bị Trung Hoa hủy diệt trước nhất, bởi nó phản ánh tư tưởng, linh hồn, văn hóa của dân tộc Việt.
Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng kêu gọi toàn dân đứng lên chống Tàu được viết bằng chữ Khoa đẩu, chữ Việt cổ.

Trong sách Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận.... "
Sách này còn viết rằng: "Mã Viện sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, đã tịch thu các trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và đúc cột đồng Mã Viện."

Sử xưa cũng ghi lại rằng: " Sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị chính sách đồng hoá. Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp đã bắt đốt hết sách Việt tộc, nhà nào cất giữ, lưu truyền thì bị giết hại. Các trống đồng Việt tộc bị Mã Viện tịch thu (năm 43), tiếp theo sau là cuộc cướp phá, tiêu hủy sách vở Việt tộc của nhà Minh đầu thế kỷ 15…"

Với chính sách tận diệt văn hóa Việt như trên, chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, đã bị xoá sạch, vì thế không thể phổ biến được cũng là điều dễ hiểu.



[Hình: attachment.php?aid=5258]


Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, viết bằng chữ Khoa Đẩu.






[Hình: attachment.php?aid=5259]


Chữ Việt cổ trên thân Trống Đồng Lũng Cú.













Tuy nhiên, với chí khí bất khuất của người Việt, luôn khát vọng độc lập tự do, ông cha ta từ chữ Hán tượng hình đã chế tác ra thứ chữ Nôm để sử dụng, nhằm mục đích giữ gìn nền văn hoá Việt Nam cận đại và bản sắc văn hóa thuần túy dân tộc Việt.






Nhìn chung Việt Nam vào thời điểm lịch sử cổ, trung đại, vẫn chưa chính thức có trường lớp nào dạy nói và viết tiếng Việt. Người Việt chúng ta ngày xưa đa số được học (nói) tiếng Việt ngay từ lúc lọt lòng mẹ, trong sinh hoạt gia đình và thông qua những giao tiếp hàng ngày ngoài xã hội là chính. Ở giai đoạn này chữ viết vì chưa truyền bá phổ thông trong dân chúng nên các câu Ca Dao, Tục Ngữ,Thơ ngắn, dài (1) nhờ có vần, có điệu, nên mau thuộc và dễ nhớ; là loại văn chương ca dao truyền khẩu được phổ biến rộng rãi trong nhân gian và ngày càng phong phú, súc tích.


Trong quá trình xã hội phát triển, dân tộc Việt Nam ta đã tiếp xúc giao lưu với nhiều dân tộc khác. Trong tiếp xúc trao đổi thông tin với nhau, vấn đề học hỏi và hiểu rõ ngôn ngữ của nhau trở nên nhu cầu cần thiết.

Vào thế kỷ XV. Sứ thần Trung Quốc đã phải nhờ đến các cơ quan phiên dịch ở Trung Quốc như Hội thông quán, Tứ Di quán, Tứ Dịch quán làm nhiệm vụ phiên dịch mỗi khi giao tiếp với Việt Nam. Các cuốn từ vựng đối chiếu tiếng Hán với một số thứ tiếng khác được lần lượt biên soạn, trong đó có cuốn An Nam Dịch Ngữ (*) là cuốn từ điển dùng để đối chiếu tiếng chữ Hán với chữ tiếng Việt.

(*) An Nam Dịch Ngữ là bản từ vựng dùng cho cơ quan hành chánh (nhà Minh) đặc trách giao dịch với Việt Nam từng phải triều cống.

Giai đoạn năm 939, thời Vua Ngô Quyền lập quốc, các triều đại Vua Việt Nam đã mượn chữ Hán (chữ Nho) để sử dụng trong hành chánh, học thuật. Tuy nhiên, người Việt vẫn nói tiếng Việt, không công nhận chữ Hán (chữ Nho) là quốc ngữ. Tổ tiên ta luôn tìm cách sáng tạo ra quốc ngữ riêng và đã dựa trên chữ Hán để chế ra chữ Nôm. Chữ Nôm được ghi nhận chính thức xuất hiện vào thế kỷ 13, khi quan Hình Bộ Thượng Thư: Nguyễn Thuyên, triều Trần Nhân Tông (1279-1293), làm bài văn “Tế cá sấu” (2) bằng chữ Nôm. Vào thời nầy, chữ Nôm được xem là Quốc ngữ bên cạnh chữ Nho, nên tập thơ chữ Nôm của Chu Văn An (1292–1370) được ông gọi là Tiều ẩn quốc ngữ thi tập (Tập thơ quốc ngữ). Đoạn Trường Tân Thanh (Kim Vân Kiều) của thi hào Nguyễn Du, là một trong những tiêu biểu hàng đầu những thành tựu đáng kể của chữ Nôm đã đóng góp cho nền văn hoá Việt Nam cận đại.

Tuy nhiên, chữ Nôm vì được cấu tạo trên căn bản chữ Nho, nên khi muốn học chữ Nôm thì phải biết chữ Nho (chữ Hán).Vì vậy chữ Nôm khó học, không phổ thông trong dân chúng, và ít được sử dụng rộng rãi.




[Hình: attachment.php?aid=5260]





Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kim Vân Kiều) của thi hào Nguyễn Du


File đính kèm Thumbnail(s)
                   


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (04-04-2013 10:53 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ - baothai - 01-04-2013 03:35 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS