Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 1 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU: TẠI SAO GỌI LÀ VÀM CỐNG ?
19-10-2011, 10:11 PM
Bài viết: #1
QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU: TẠI SAO GỌI LÀ VÀM CỐNG ?
TẠI SAO GỌI LÀ VÀM CỐNG
Lê Hoài Lê

Nói đến Vàm Cống – Bình Thành (Lấp Vò – Đồng Tháp) thì mọi người đều nghĩ đến một địa danh hữu tình,thân thiện và thơ mộng bên bờ sông Hậu, một địa danh có nhiều ấn tượng với những người vừa mới đến vùng đất nầy. Nhất là với các du khách khi đi ngang qua phà Vàm Cống trong chuyến lữ hành du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Là người dân của quê hương Vàm Cống. Tôi rất trăn trở khi các du khách hoặc bạn bè hỏi đến địa danh của quê hương mình – Tại sao gọi là Vàm Cống ???.Đã nhiều lần tôi phải đành khất lại với bạn bè và du khách và hẹn trả lời vào dịp khác thuận tiện sau khi đã tìm hiểu kỹ về quê hương của mình
Đã từ lâu, ngay từ thập niên bảy mươi của thế kỷ hai mươi đến nay (1972 -2009 ) gần 40 năm qua, tôi đã cố gắng tìm hiểu về địa danh của quê hương mình, để trả lời cho câu hỏi -Tại sao gọi là Vàm Cống ???.Tôi đã từng tìm gặp các cụ già, những người lớn tuổi trong địa phương để tìm hiểu về địa danh quê hương mình thì chỉ nhận được các câu trả lời đại lọai như : – “Chỉ nghe người xưa, hoặc ông bà nói lại chứ tên Vàm Cống - Chợ Vàm Cống có từ rất lâu rồi”, hoặc : “Có lẽ ngày xưa ở gần dây có một cái cống lớn, nay đã bị san lấp hoặc bị hư hỏng , còn gọi Vàm Cống từ khi nào thì không biết nữa, vì nó có tên gọi từ rất lâu rồi”.
Gần đây tôi nhận được tập tài liệu của thầy tiến sĩ …viết về Lịch sử của Xã Bình Thành ( có nói về Vàm Cống ). Đọc nhiều lần chương mở đầu của tập tài liệu nầy - nói về “ Một số đặc điểm về đất nước – con người Bình Thành”. Tôi thấy tác giả đã có nhiều công phu và để nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử, địa danh và con người Bình Thành trong các tài liệu,sách tham khảo và cả trong thực tế.Tôi rất trân trọng những đóng góp của ông …Vì ông đã có nhiều công sức nghiên cứu, tìm hiểu và quảng bá cho quê hương giàu đẹp của chúng tôi.
Là con người của xã Bình Thành và quê hương Vàm Cống , tôi cũng xin có một vài ý kiến bổ sung thêm để tài liệu được hòan chỉnh khi ấn hành lịch sử của xã Bình Thành. Ở đây tôi chỉ trao đổi chung quanh địa danh Vàm Cống-Lấp Vò -Tại sao gọi là Vàm Cống ???. đang là một câu hỏi mà đến nay tôi chưa trả lời được với bạn bè, như tôi đã nói đến trong phần trên.
Tôi không đồng ý với tác giả tài liệu khi viết về địa danh Vàm Cống ở trang 9- dòng 17:
….Vòng theo khu vực này, Pháp cho đào mương phía trong vừa lấy đất đắp đường đi lại, vừa làm thủy lợi đặt cống thông ra sông, tạo đường nước thông thoáng để dân trong khu dân cư và chợ có nước sạch ăn uống, sinh hoạt. Hàng ngày nước vào ra hai lần theo con nước lớn ròng giữ được vệ sinh môi trường cho tòan khu vực.
Hiện tạị, cái cống nầy còn nằm trước cửa nhà của Ông Nguyễn Ngọc Vân, số nhà 366, ấp Bình Lợi, xã Bình Thành.
Cống có đường kính 1,2m dài khoảng 6m ( do nhiều đoạn ráp lại).
Việc đặt một cái cống lớn của Pháp là điều mới lạ đối với người dân địa phương nên người dân liền gọi chợ mới xây gần cái cống này là “Chợ Cống”.
Vì chợ nằm cạnh vàm sông, tại ngã ba sông Cường Thành( đầu ngoài của kinh xáng Lấp Vò ) và khém Cái Cùng của sông Hậu, dần dà “Chợ Cống” được gọi “Chợ Vàm Cống”cùng tồn tại với “bắc Vàm Cống” ( phà Vàm Cống)
Tên gọi VÀM CỐNG ra đời như thế đó.
Tôi không đồng ý vì hai lý do ;
1.Tên gọi Vàm Cống, chợ Vàm Cống đã có từ rất lâu ( khỏang thập niên 20 của thế kỷ XX hoặc có thể lâu hơn nữa) Còn cái cống làm ở phía trước nhà của Ông Nguyễn Ngọc Vân thì được đặt khỏang năm 1950.Nghĩa là sau đó gần ¼ thế kỷ, Như thế là chiếc cống đặt trước nhà anh Nguyễn Ngọc Vân thực hiện sau khi đã có tên gọi Vàm Cống rất nhiều năm, có thể từ 30 năm trở lên ( Điều nầy những người lớn tuổi ở khu vực Vàm Cống có thể xác định được ).Do đó giả thiết như tác giả trình bày chưa mang tính thuyết phục về thời gian và tên gọi của địa danh Vàm Cống.
2.Theo nhà văn Sơn Nam Trong chuyến về Lấp Vò đi cùng với anh Võ Thành Vạn – lúc đó là chuyên viên nghiên cứu khối Văn hóa - Văn nghệ của Tỉnh ủy Đồng Tháp - có ghé và nghỉ đêm tại nhà tôi năm 1984 để khảo cứu về địa danh, phong tục tập quán của quê hương Lấp Vò. Sau một ngày chỡ nhà văn Sơn Nam đi đến các đình chùa trong khu vực xã Bình Thành và Định Yên để tìm hiểu, ghi chép và nghiên cứu. Trong buổi tối hôm ấy tôi có hỏi nhà văn về địa danh Vàm Cống và Lấp Vò.Thì được nhà văn Sơn Nam trả lời có đại ý như sau : Theo các tài liệu xưa còn ghi chép lại, cùng với việc tìm hiểu riêng của ông ( nhà văn Sơn Nam ) thì địa danh Lấp Vò và Vàm Cống có nhiều giả thiết đang được nêu ra. Nhưng giả thiết có vẻ hợp lý nhất mà ông đang nghiên cứu về các địa danh Vàm Cống - Lấp Vò như sau:
Lấp Vò: theo phương ngữ chuyên môn Nam bộ thì “ Lắp Vò” ( hay “Lắp Dò”) là xảm trét ghe thuyền ( giống như cách giải thích Bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Hùynh Tịnh Của )
“ Lắp Vò” ( hay “Lắp Dò”): là một trong những thao tác sửa chữa thuyền là dùng “ Chai trét ghe quết nhuyễn, trôn lẫn sợi đay ( bao bố ) xé nhỏ rồi lấp vô khe tiếp nối giữa những mãnh ván thuyền. “
Nên công việc“ Lắp Vò” ( hay “Lắp Dò”) là việc làm hằng năm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô, để chuẩn bị đi lại,đánh bắt trong mùa nước nổi.
Tháng 1 năm 1787 chúa Nguyễn Phúc Ánh từ Xiêm ( Thái Lan ) trở về chọn Hồi Oa ( Nước Xóay –Long Hưng A ) đóng đại bản doanh ở trong khoảng 2 năm ( 1787-1788) – Lúc này quân Tây Sơn và Vua Quang Trung đang tập trung lực lượng để đánh Quân Thanh và dẫn đến chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789.
Vùng đất rộng, dọc theo sông Cường Thành và cách bờ sông Hậu khỏang 3Km bao gồm một phần xã Hòa An-Tỉnh An Giang (làng Bình Thành Tây cũ ), Chợ Cũ xã Bình Thành Trung ( làng Bình Thành Tây cũ ), Khu vực Thị Tứ Lấp Vò và một phần xã Bình Thành là địa điểm thích hợp để cho quân chúa Nguyễn tu sửa ghe thuyền phương tiện và“Lắp Vò”để chuẩn bị lực lượng chống chọi với quân Tây Sơn trong những năm 70,80 của thế kỷ 18.
Nơi xảm trét ghe thuyền, tu sửa phương tiện đó gọi là nơi“ Lắp Vò”(hay “Lắp Dò”) Dần dần địa danh“ Lắp Vò”(hay “Lắp Dò”) được xác lập, lâu dần trong dân gian
Đến năm 1947 (19/5/1947 ) Chánh phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ ( thân Pháp ) đã cho thành lập quận Lấp Vò. Ý nghĩa lịch sử về mặt hành chánh của địa danh Lấp Vò đã được thành lập,địa danh Lấp Vò đã thay cho vùng đất“ Lắp Vò”( hay “Lắp Dò”) có nhiều truyền thuyết trong giai đọan Gia Long lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
Tôi cũng đồng tình với nhận xét và đánh giá của nhà văn Sơn Nam về giả thiết nầy khi nói về địa danh Lấp Vò.
Về việc đề nghị của tác giả dẫn chứng ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê đề nghị nên cải chính lại địa danh “Lắp Dò” thay vì “Lấp Vò” thì ta cần phải xem xét và cân nhắc cẩn thận. Vì “Lấp Vò” là một địa danh đã được xác định về mặt hành chánh trên 60 năm ( từ năm 1947 đến nay ) thì khó có thể thay đổi được về mặt văn bản hành chính cũng như trong tấm lòng yêu mến quê hương của người dân đất Lấp về tiếng gọi thân thương của địa danh xứ mình.
Vàm Cống : Khi nói về địa danh Vàm Cống thì nhà văn Sơn Nam cũng không khẳng định về nguồn gốc của tên gọi. Nhưng ông vẫn còn phân vân : Nếu như Vàm Cống là từ ghép giữa “ Vàm” và “ Cống” như một số địa danh khác trong vùng như Vàm Đinh, Vàm Nao….thì ở Vàm Cống trước đây phải có một cái “Vàm” và 1 cái “Cống”. “Vàm” thì đã xác định theo địa hình - Vậy cái Cống đó nằm ở đâu ??? Xác định được vị trí cái Cống đó thì ta có thể giải mã được địa danh “Vàm Cống”. Còn cái cống làm ở phía trước nhà của Ông Nguyễn Ngọc Vân thì được đặt khỏang năm 1950, trong khi tên gọi Vàm Cống, chợ Vàm Cống đã có từ rất lâu ( khỏang thập niên 20 của thế kỷ XX) thì không hợp lý được.
Những ý kiến của nhà văn Sơn Nam từ năm 1984 đến nay, đã làm tôi trăn trở rất nhiều. Những năm qua tôi đã liên hệ với nhiều vị cao niên trong làng để hỏi thăm về vị trí của một cái cống trong địa phương xã Bình Thành, để xác định xem cái cống đó có thật hay không ??? hoặc là cái cống đó trước đây đã có, nhưng nay đã không còn vết tích do sự thay đổi của thời gian ??? ( còn tiếp )

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 2 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (26-10-2011 08:13 PM), MinHo (27-10-2011 09:47 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU: TẠI SAO GỌI LÀ VÀM CỐNG ? - caubaxuan - 19-10-2011 10:11 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS