Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 3 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
GIA PHẢ HỌ LÊ
21-10-2011, 09:32 PM
Bài viết: #4
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
b/Về nội bộ gia đình :
-b1/ Bà Phạm Thị Tăng là dâu của giòng họ Lê (Tổ tiên của Lê Phùng Xuân là di dân từ miền Bắc Trung bộ vào sinh sống ở Kiều Hạ được một vài thế hệ, đã trở thành gia tộc có vai vế trong xã hội, giàu có ) Bà là người Vợ Lớn ( Hoặc vợ nhỏ ) Khi ông Lê Văn A chết ( Sự kiện nầy có thật vì ông Lê Văn A hiện nay còn chôn tại Kiều Hạ -Sa Đéc ). Vì lý do gì đó trong nội bộ gia đình, sự bất hòa của các người vợ khi ông chồng chung đã chết.
Bà đã dắt theo người con của mình là Ông Lê Văn Ban, cùng những người thân tín, người làm, những người bà con xa trong họ, về Định Yên mua đất, khẩn hoang để lập nghiệp, và chia đất cho những người cùng họ đi theo sinh sống.
-b2/ Ông Lê Văn A quê ở Kiều Hạ -Sa Đéc đã có gia đình, đi làm ăn xa, xuống Định Yên cưới bà Phạm Thị Tăng, mua đất lập cơ sở 2,sinh ra người con là Ông Lê Văn Ban, được một thời gian thì ông về Kiều Hạ , sau đó ông chết và chôn ở tại đấy?Bà Phạm Thị Tăng một mình nuôi con ( ông Lê Văn Ban ) khôn lớn lập gia đình cho con ( cưới bà Trần Thị Yên ) tạo dựng nên một gia tộc họ Lê mới ở đất Hòa Lạc -Định Yên????9 giả thuyết nầy chưa giải thích được một cách logíc về những người cùng họ Lê sinh sống trong khu vực chạy dài từ từ Rạch Cái Xuất đến rạch Mương Rỗ .
c/ Về mặt chính trị :
- Ông Lê Văn A quê ở Kiều Hạ -Sa Đéc có tổ tiên ở Miền BắcTrung bộ tham gia đội quân của Quang Trung- Nguyễn Huệ, có những chiến công trong việc truy đuổi Gia Long trong nhiều năm, lập gia đình ở vùng Kiều Hạ -Sa Đéc, đã được phong chức tước, quan phẩm hàm ...Khi Gia Long lập quốc thì tìm những người đã truy đuổi mình trước đây để trả thù, Tổ tiên ông Lê văn A bị truy sát, ông phải rời Kiều Hạ trốn về xã Định Yên để sinh sống, Ông đã dắt vợ, con và những người thân tín trong gia tộc ( họ Lê) về khẩn hoang,phát triển thành giòng họ Lê tại Định An ( Định Yên ) cho tới ngày hôm nay. Khi chết, theo nguyện vọng của ông muốn được chôn ở quê nhà, nên gia đình đã đem ông đi chôn ở Kiều Hạ- Sa Đéc. ( giả thuyết nầy còn một nghi vấn là chã lẻ ông và bà Phạm Thị Tăng chỉ có với nhau một người con duy nhất là ông Lê Văn Ban hay sao??)
- Ông Lê Văn A quê ở Kiều Hạ -Sa Đéc có tổ tiên ở Miền BắcTrung bộ tham gia đội quân của vua Gia Long -Nguyễn Ánh, đã có chiến công và một chức vụ nhất định trong các đội quân. Sau khi giải ngũ (hoặc còn trong quân ngũ ) đã lập gia đình với bà Phạm Thị Tăng ( người ở miền Nam???-Đậy cũng là một nghi vấn về nguồn gốc của bà Phạm Thị Tăng cần được các thế hệ sau xác minh rõ )
* Sau khi giải ngũ, Ông đã đưa vợ, con và những người thân tín trong gia tộc (họ Lê) về khẩn hoang, phát triển thành giòng họ Lê tại Định An (Định Yên ) cho tới ngày hôm nay.Khi chết, theo nguyện vọng của ông muốn được chôn ở quê nhà, nên gia đình đã đem ông đi chôn ở Kiều Hạ- Sa Đéc
* Còn trong quân ngũ,Ông đã đưa vợ, con và những người thân tín trong gia tộc (họ Lê) về khẩn hoang, phát triển thành giòng họ Lê tại Định An ( Định Yên ) cho tới ngày hôm nay.Còn Ông thì trở lại với quân đội, tham gia trong cuộc khẩn hoang mở đất và bảo vệ đất nước. Khi chết, tưởng nhớ công lao của Ông, nhà Nguyễn đã đưa ông về chôn tại Kiều Hạ -Sa Đéc. (Nếu tổ tiên của Ông, và bản thân của Ông có nhiều công lao thì có thể Ông cũng được Nhà Nguyễn phong Thần Thành Hòang ở đâu đó???-Đây cũng là một giả thuyết đặt ra, để các thế hệ sau có cơ hội sẽ xác minh tính chân thực của nó ( qua lý luận biện chứng theo quan niệm sử học hoặc qua điều tra thực tế ), bởi vì tôi quan niệm tất cả những gì ta chưa biết thì không thể cũng có khi là có thể, chỉ khi được xác minh thì sẽ được kết luận chính xác mà thôi, còn nếu ta không đưa ra những giả thuyết, thì các thế hệ sau chúng ta sẽ không có phương hướng để nhận định, không có những cơ sở để lý luận, và sẽ bỏ qua nhũng cơ hội khi nghiên cứu viết về gia phả giòng họ Lê ở đất Hòa Lạc Định Yên.
d/ Về mặt pháp luật :
Như tôi đã đề cập phần trên (Viết và tìm hiểu về các thế hệ từ Nội Tổ (Ông cố )trở lên, sẽ càng gặp nhiều khó khăn vì tư liệu không có, chuyện kể về tổ tiên mình cũng không có, vì nhiều lý do : thất lạc trong chiến tranh, trong một thời gian dài trước đây,đời sống của người dân không ổn định do các tổ chức tôn giáo, chính trị ở địa phương luôn bất ổn….nên việc ghi chép lại các tư liệu trong gia tộc, càng không thể thực hiện được.). Tuy nhiên chúng ta cũng phải đặt ra những giả thuyết - Về pháp luật - có thể xảy ra .Vì trong giai đọan mở cỏi đất phương Nam,. Lưu dân theo các cuộc di dân vê miền Nam, đều có nhiều thành phần trong xã hội : Tốt có, xấu có, thường dân có,quan lại có,những phú hộ khai hoang mở rộng đất đai để canh tác cũng có, những kẻ trốn tránh pháp luật cũng có, những người chống đối chế độ phong kiến cũng có, những nông dân bị các cường hào, ác bá chiếm đất đuổi đi có, những tù nhân bị lưu đày cũng có….
Như tôi đã đề cập phần trên, các giả thuyết về pháp luật chỉ xảy ra trong 2 trường hợp :
*d1/Ông Lê Văn A là lưu dân trong giòng người di dân thời mở cõi đất phương nam,Ông về sinh sống ở Định Yên khi ông thuộc nhóm người :
- Những người chống đối chế độ phong kiến .
- Những nông dân bị các cường hào, ác bá chiếm đất đuổi đi.

*d2/ Ông Lê Văn A là lưu dân trong giòng người di dân thời mở cõi đất phương nam,Ông về sinh sống ở Định Yên khi ông thuộc nhóm người :
- Trốn tránh pháp luật vì một lý do nào đó ?.
- Là giòng họ của những người lính đối lập bị lưu đày …

Trong nhiều giả thuyết mà tôi đã nêu ở phần trên, chắc rằng có người hỏi tôi tại sao tôi đưa ra nhiều giả thuyết và trong đó có một vài giả thuyết có vẻ hơi vô lý - Để làm chi vậy ???
Tôi xin trả lời :
- Vì chưa có chứng cứ nào xác minh cho nguồn gốc của gia tộc, nên tôi cố gắng đưa ra nhiều giả thuyết để các thành viên trong gia tộc và các thế hệ đời sau có dịp nghiên cứu vá xác minh thêm.
- Tôi quan niệm tất cả những gì ta chưa biết, thì không thể cũng có khi là có thể, chỉ khi được xác minh thì sẽ được kết luận chính xác mà thôi, còn nếu ta không đưa ra những giả thuyết, thì các thế hệ sau chúng ta sẽ không có phương hướng để nhận định, không có những cơ sở để lý luận, và sẽ bỏ qua nhũng cơ hội khi nghiên cứu viết về gia phả giòng họ Lê ở đất Hòa Lạc Định Yên
.

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 4 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (24-10-2011 08:01 PM), langtrang (11-11-2011 07:59 PM), Út Trang (12-11-2011 08:46 PM), behai (21-11-2011 08:50 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 19-10-2011, 10:34 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 20-10-2011, 09:54 AM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 20-10-2011, 06:32 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 21-10-2011 09:32 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 23-10-2011, 12:54 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - behai - 24-10-2011, 02:12 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 29-10-2011, 07:27 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 10-11-2011, 11:27 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - Út Trang - 12-11-2011, 08:47 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 16-11-2011, 09:10 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 16-12-2011, 09:37 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 17-12-2011, 01:26 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 21-12-2011, 04:56 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 26-12-2011, 03:23 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - caubaxuan - 01-01-2012, 06:52 PM
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ - baothai - 25-02-2012, 10:37 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS