Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
XEM > HẢI:GIA VỊ TRUNG QUỐC
25-09-2013, 02:09 PM
Bài viết: #3
RE: XEM > HẢI:GIA VỊ TRUNG QUỐC
Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc

Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm.

Thời gian qua, tại nhiều địa phương, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các mẫu tương ớt, nước mắm không rõ nguồn gốc. Tại các chợ Hà Đông, Đồng Xuân, chợ Xanh (Hà Nội) hay quán tạp hóa nhỏ... các loại gia vị này được bày bán khá nhiều. Tương ớt, nước tương thường đựng vào loại can nhựa lớn, giá 10.000-15.000 đồng một lít, bên ngoài không hề có tem nhãn nêu rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần. Các loại nước mắm công nghiệp được pha chế từ một phần nước mắm nguyên chất, nước muối, phụ gia tạo mùi hương, tạo màu nâu vàng, chất bảo quản... được bán với giá rất rẻ 5.000 đồng một lít.
[Hình: attachment.php?aid=6691]
Những can nước mắm "bẩn" được cơ quan chức năng thu giữ hồi đầu năm tại Hà Nội.

Chủ một cơ sở sản xuất nước mắm cho hay, thông thường một lít nước mắm đạt tiêu chuẩn phải có giá 11.000-12.000 đồng, sản phẩm chất lượng giá còn cao hơn nữa. Với loại nước mắm được bán giá 5.000 đồng một lít thì chất lượng chắc chắn không đảm bảo, độ đạm hầu như không có, rất dễ trộn hóa chất tạo màu, tạo mùi.

Trước thông tin nước mắm có sử dụng chất bảo quản, chất tạo ngọt là đường hóa học cyclamte, sac-charin... phó giáo sư Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết, đây là chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...

Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hảo, Phó viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cho rằng, rất khó nhận biết tương ớt, ớt bột nhuộm phẩm màu có chứa chất gây ung thư vì các độc chất trên không mùi, không vị. Cách duy nhất là nhận biết qua màu của sản phẩm. Tương ớt làm tự nhiên sẽ có màu sậm, mùi vị thơm ngon chứ không có màu sặc sỡ, tươi rói như được pha hóa chất. Những thực phẩm có sử dụng chất phẩm màu rhodamine B thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, màu đẹp đều, không bị phai màu trong nước.

Người tiêu dùng nên lựa chọn các loại thực phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng, có ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng và đặc biệt cần chú ý thực phẩm đó có thông tin về phụ gia thực phẩm. Không nên lựa chọn các loại thực phẩm có màu sắc quá sặc sỡ, độ bóng bất thường.

Đối với nước mắm, khi mua nên chọn những nhãn hàng uy tín, độ đạm đúng với quy định. Thông thường nước mắm từ 15 đến 30 độ đạm là phù hợp để dùng hằng ngày. Đây là thành phần quan trọng nhất của nước mắm, quyết định giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra khi mua nên lắc nhẹ chai nước mắm, nếu thấy nước chảy xuống chậm, đọng lại trên vỏ chai nghĩa là có độ đạm cao.

Để kiểm tra thật chuẩn nước mắm, mọi người nên để chai mắm đối diện với nguồn sáng, sau đó lắc chai mạnh rồi dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống thì không nên dùng. Vì dấu hiệu kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác nhà sản xuất cho vào.

Nước mắm nguyên chất thường có mùi nặng. Nước mắm có sử dụng phụ gia không tốt khi nếm thử có vị chát ở đầu lưỡi.

Mua các loại nước nắm rẻ tiền trên thị trường, cơ sở nước nắm Đông Hải (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) đã pha chế thành nhiều loại theo tỷ lệ khác nhau rồi dán nhãn của các hãng nổi tiếng bán ra thị trường trục lợi.
[Hình: attachment.php?aid=6692]
Trưa 10/8, Cảnh sát môi trường phối hợp với Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra cơ sở chế biến, kinh doanh nước mắm Đông Hải (71 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội).

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện cơ sở này đang bán nhiều loại nước mắm đã đóng chai thành phẩm, dung tích 1 lít với các nhãn hiệu: Hãng nước mắm Đông Hải – Cốt cá Hồng đặc biệt; Xí nghiệp nước mắm sạch V.A.T được chế xuất từ cá chim trắng Đại Dương; Nước mắm nhĩ Nha Trang; Nước mắm Đông Hải...

Tổ công tác còn phát hiện bên trong kho hàng của cơ sở này có hàng trăm can nhựa đựng nước mắm loại 20 lít.
Qua kiểm tra phát hiện tất cả các loại nước mắm này đều ghi hạn sử dụng bằng giấy dán ngoài, thời gian: 12/20/14 và 20/2/2014. Tuy nhiên, khi bóc giấy thì thấy hạn in trên nhãn chính thức là 12/2012 và 2011. Ngoài ra, còn một số lượng lớn các nhãn chưa sử dụng cũng ghi hạn sử dụng là 12/2012.
[Hình: attachment.php?aid=6693]
Chủ cơ sở khai nhận, đã mua hai loại nước mắm 15.000đ/lít và 5.000đ/lít của các cơ sở kinh doanh nước mắm khác trên thị trường, sau đó mang về hòa trộn theo tỉ lệ khác nhau để cho ra các sản phẩm nước mắm có chất lượng và giá khác nhau rồi bán ra thị trường

Trong 2 kiốt chật hẹp cạnh nhà vệ sinh, hàng ngày có khoảng 500 lít nước mắm được pha chế bằng loại hóa chất lạ cùng nhiều loại phụ gia xuất xứ từ Trung Quốc được tung ra thị trường.

Sáng 31/8, cơ quan chức năng thị xã Thuận An (Bình Dương) bất ngờ kiểm tra chi nhánh của Công ty TNHH Hòn Mê tại khu dân cư 434 (khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa), phát hiện dây chuyền sản xuất mắm bẩn cạnh nhà vệ sinh .
[Hình: attachment.php?aid=6694]
Trong 2 kiốt thuê của công ty Hòn Mê, lực lượng chức năng thu giữ hàng nghìn chai nước mắm, lọ mắm mang nhãn hiệu Đại Dương Phan Thiết; nước mắm cá cơm Hòn Mê. Hai sản phẩm này ghi trên nhãn là đã được Bộ Y tế trao tặng thương hiệu “cúp vàng” an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng, và chuẩn bị tung ra thị trường .
[Hình: attachment.php?aid=6695]
Ngoài ra, còn có hàng nghìn lọ mắm tôm Hậu Lộc được gắn nhãn “Đặc sản Thanh Hóa”, hàng trăm bình nước mắm cá cơm Phan Thiết mang nhãn Đại Phú và nhiều bình, chai lọ, nhãn mác; hàng chục thùng nước mắm nguyên liệu, nhiều thùng hóa chất lỏng có “mùi lạ” và nhiều phẩm màu để pha chế cũng bị thu giữ.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện quản lý của Công ty Hòn Mê cho biết, đã pha trộn cứ 100 lít nước mắm cộng với 200 lít nước và hóa chất (chưa xác định chủng loại, nguồn gốc) cùng 250 gr đường Trung Quốc là có 300 lít nước mắm thành phẩm. Đường và hóa chất được mua từ một ngôi chợ ở TP HCM. Trung bình, cứ 2 ngày thì sản xuất được 1.000 lít nước mắm theo công thức trên.

Tại hiện trường, hệ thống rửa chai, lọ được để hẳn trong nhà vệ sinh. Nơi pha chế là một chiếc bồn nhựa 1.000 lít được cơi nới bên cạnh. Từ chiếc bồn này “công thức” pha chế được thực hiện, sau đó theo ống nước chuyền đến “hệ thống” chiết xuất nước mắm ra chai lọ. Quản lý nơi này trình một số giấy tờ đăng ký chất lượng hàng hóa do Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương cấp phép. Tuy nhiên, khi đối chiếu với nhãn mác một số sản phẩm thì không trùng khớp.

Theo ông Lê Quốc Tiến, cán bộ Môi trường phường Bình Hòa, qua kiểm tra thực tế, các sản phẩm nước mắm được người quản lý khai nhập từ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, nhưng tại thời điểm kiểm tra nơi đây không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hàng hóa nào. Còn những hóa chất và phụ gia được xác định có xuất xứ từ Đài Loan và Trung Quốc.
[Hình: attachment.php?aid=6696]
Các lọ mắm thành phẩm tại cơ sở.
Ông Nguyễn Văn Sang, cán bộ phường Bình Hòa cho hay, từ tháng 7/2012, người dân phản ánh rất nhiều về việc cơ sở chế biến các loại mắm này gây ô nhiễm môi trường, mùi hôi thối bốc ra từ nơi sản xuất. Cơ sở này không có giấy phép hoạt động tại phường Bình Hòa. Công ty Hòn Mê có đăng ký giấy phép kinh doanh tại khu phố 2, phường An Phú (thị xã Thuận An).


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
ANH THƯ (25-09-2013 11:09 PM), baothai (26-09-2013 09:03 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: XEM > HẢI:GIA VỊ TRUNG QUỐC - dieuquang - 25-09-2013 02:09 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS