Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHÙA VIỆT
10-12-2013, 09:54 PM (Được chỉnh sửa: 10-12-2013 09:57 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #33
RE: CHÙA VIỆT
22/ CHÙA ĐỒNG ( YÊN TỬ ) QUẢNG NINH

Chùa Đồng hay có tên là Thiên Trúc tự, tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử (Quảng Ninh) là ngôi chùa bằng đồng có một không hai trên đất nước Việt Nam và ngay cả các nước thuộc Châu Á cũng chưa có ngôi chùa bằng đồng nào lớn như vậy. Chùa Đồng được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công bố kỷ lục “NGÔI CHÙA BẰNG ĐỒNG LỚN NHẤT CHÂU Á (trên đỉnh núi) lớn nhất”

[Hình: attachment.php?aid=7547]

Ngôi chùa Đồng hiện nay tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử, là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi vòng cung Đông Triều (cao 1.068m so với mặt nước biển). Chùa có trọng lượng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và cao 3,35m mang vóc dáng của một đài sen nở. Đây là một công trình chùa độc đáo nhất Châu Á được khánh thành ngày 30 tháng 1 năm 2007. Chùa được cấu trúc hình chữ đinh, được xây dựng trên một diện tích gần 20m2. Bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngự đài sen và ba pho tượng của Tam Tổ Trúc Lâm.
[Hình: attachment.php?aid=7550]

Núi Yên Tử ( 1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi...
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ( 1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương ( 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái ( 1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
[Hình: attachment.php?aid=7549]
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
[Hình: attachment.php?aid=7548]
Tháp Huệ Quang là nơi đặt một phần xá lỵ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự . Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc HOÀN TOÀN BẰNG ĐỒNG NGUYÊN CHẤT (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

Yên Tử là một địa điểm có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với các công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia, bao gồm: Chùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực (tên chữ là Linh Nhâm tự), chùa Lân (tên chữ là Long Động tự), chùa Giải Oan, vườn tháp Hòn Ngọc (bao gồm 9 ngôi tháp lớn nhỏ bằng đá và gạch), khu tháp Tổ (còn gọi là vườn tháp Huệ Quang), chùa Hoa Yên (tên chữ là Hoa Yên tự), chùa Một Mái (tên chữ là Bán Thiên tự), chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng (tên chữ là Thiên Trúc tự). Ngoài ra còn một số am như: Am Dược, am Thung, am Thiền Định, am Lò Rèn, am Diêm,am Ngọa Vân
, tượng đá Yên Kỳ Sinh, , bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Phải kể các giá trị như sau:
Giá trị lịch sử :
Đặc biệt các văn bia ở Yên Tử đều chứa đựng một lượng thông tin rất lớn, qua nghiên cứu các văn bia ở đây chúng ta có thể lập lại được một phả hệ những nhà sư đã tu hành tại đây cùng với lược sử của họ, từ đó có thể nghiên cứu được tình hình phát triển của Phật giáo Trúc Lâm qua từng thời kỳ.
Trải qua các thời kỳ: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, danh sơn Yên Tử trở thành nơi hội ngộ của các bậc thiền sư đạo cao đức trọng như Tổ Chân Nguyên, ni sư Đàm Thái, Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông, Đệ Tam Tổ Huyền Quang...
Giá trị văn hoá:
Sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã để lại cho hậu thế những bản kinh văn và các bản sách quý giá, những sách dạy cho các tăng môn và dân chúng của Thiền phái Trúc Lâm tu tập, sám hối, tu hành thập thiện như: Thiền tâm thiết chuỷ ngữ lục, Đại Hương Hải ấn thi tập, Tăng già Toái sự, Thạch thất Mỹ Ngữ, Truyền Đăng Lục, Thượng Sĩ hành trang… Đây là những di sản văn hoá phi vật thể quý giá đang đồng hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Bên cạnh đó, Thiền phái Trúc Lâm cũng để lại cho đời sau nhiều công trình văn hoá vật thể quý báu: chùa chiền, am, tháp được hình thành trong quá trình ra đời và phát triển của chốn tổ Trúc Lâm tại Yên Tử. Những di sản vật thể quý báu đó đã phản ánh khá rõ nét về sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc Việt Nam qua các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Đó là những báu vật, cổ vật có một không hai trong kho tàng văn hoá Việt Nam.
Giá trị tư tưởng:
Trong lịch sử xã hội Việt Nam, Phật giáo ở nước ta từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 18 đều do Thiền tông chủ yếu lãnh đạo và truyền bá. Các hệ phái Thiền tông hầu hết từ Trung Hoa truyền sang như: Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, phái Vô Ngôn Thông, phái Thảo Đường… Những vị tổ đứng đầu mỗi hệ phái đa phần là người Trung Hoa, Ấn Độ, chỉ có phái Thiền Trúc Lâm mới có ông tổ là người Việt Nam, mới thông cảm với tâm tư nguyện vọng, phong tục tập quán của người Việt Nam, giáo hoá thích ứng với nhu cầu của Phật tử Việt Nam.
Giá trị thắng cảnh:
Yên tử - một trong những linh sơn của đất nước, bên cạnh cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, còn là nơi bảo tồn được rất nhiều loài động thực vật quý hiếm mà không một vùng núi nào có được, đặc biệt là các loài cây quý như Tùng, Trúc, Mai và các loại cây thuốc nam quý hiếm.
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính, trầm mặc của chùa tháp, là sự thơ mộng của suối nước trời mây chen trong cây cỏ hoa lá và chim muông, là sự phong phú của thảm thực vật đa dạng và những loại cây dược liệu có giá trị. Chính vì vậy mà từ xa xưa Yên Tử được xếp là một trong 72 phúc địa của nước ta. Đại Thanh nhất thống chí có ghi: “Núi Yên Tử là nơi đắc đạo của Yên Kỳ Sinh nhà Hán. Năm Tự Đức thứ ba liệt vào hạng danh sơn, chép trong điểm thờ” (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí ). Sau này các triều đại phong kiến nước ta đều xếp Yên Từ vào loại “danh sơn”…

KỲ CÔNG XÂY DỰNG

Phần làm hạ tầng cho ngôi chùa bằng đồng có thể tọa lạc một cách vững chãi trên đỉnh núi cao nhất dãy Yên Tử, công việc đã không hề đơn giản. Từ khoảnh đất chỉ rộng có 2m2, những người công nhân xây dựng đã tạo được một mặt bằng rộng 19m2 để làm móng đỡ chùa. Nền đá cứng bị phong hóa lâu năm khiến cho việc đập, khoan vào lòng núi trở thành một thử thách. Máy khoan vượt núi khó phát huy tác dụng nên những người thợ thường đập đá bằng tay. Gạch đá, cát sỏi, xi măng để xây dựng các hạng mục như nhà ghi công đức, sân hành lễ, am hóa sớ, móng và sân chùa… hầu như đều được vận chuyển theo đường bộ. Lực lượng lao động địa phương thạo đường núi phải gùi vật liệu từ chân núi lên tận đỉnh núi.
Những ngày thi công phần hạ tầng chùa, những công nhân phải ở trong những lán, trại tự tạo trên đỉnh núi. Nhiều người còn nhớ một kỷ niệm là trận mưa đá, công nhân nằm trong lán bị rơi trúng cả vào đầu, chiếc lán che nắng che mưa bị bẹp dúm. Chưa hết, lại “dính nạn” sét đánh khiến mấy chục công nhân giật nảy người, may mà mọi người chỉ bị ù tai mà không có ai bị thương tích gì. Mọi người nói vui với nhau “không có Phật tổ phù hộ chắc không may mắn được như vậy”.
Đến phần đúc đồng, để có một công trình đặc biệt như chùa Đồng, hơn 100 thợ đúc đồng lành nghề ở làng đúc đồng Ý Yên (tỉnh Nam Định) đã được tuyển chọn và làm việc ròng rã hơn một năm trời. Họ phải đúc từng chi tiết rời ngay tại chân núi Yên Tử. Sau đó, với quãng đường dốc đá xa 3-4km, người ta dùng cáp treo để vận chuyển từng chi tiết và cấu kiện trong tổng số gần 4.000 chi tiết của ngôi chùa lên đỉnh núi. Hệ thống cáp treo ngày ấy cũng không đủ tải các chi tiết lớn, do vậy có khi những người thợ phải tự chế một hệ thống tời bằng ròng rọc dẫn lên đỉnh núi.

CẢNH VẬT

[Hình: attachment.php?aid=7551]
đường Tùng ( rừng Tùng )
[Hình: attachment.php?aid=7552]
vườn tháp Hòn ngọc
[Hình: attachment.php?aid=7553]
cáp treo Hoa Yên
[Hình: attachment.php?aid=7554]
nhìn từ trên đỉnh xuống
[Hình: attachment.php?aid=7557]
tượng An Kỳ Sinh: đá tự nhiên
[Hình: attachment.php?aid=7556]
am Thiền Định : nơi Điều Ngự Giác hoàng Trần nhân Tôn nhập định tham thiền


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (11-12-2013 09:03 AM), langtrang (12-12-2013 02:47 PM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
CHÙA VIỆT - dieuquang - 04-11-2013, 02:56 PM
RE: CHÙA VẠN ĐỨC - dieuquang - 04-11-2013, 03:33 PM
RE: CHÙA VẠN ĐỨC - dieuquang - 05-11-2013, 08:08 PM
RE: CHÙA VẠN ĐỨC - dieuquang - 05-11-2013, 08:46 PM
RE: CHÙA VẠN ĐỨC - dieuquang - 07-11-2013, 08:00 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 07-11-2013, 08:21 AM
RE: CHÙA VIỆT - MyHang - 07-11-2013, 12:51 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 08-11-2013, 11:46 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 09-11-2013, 12:08 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 09-11-2013, 05:54 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 12-11-2013, 09:07 AM
RE: CHÙA VIỆT - Hoang Oanh - 12-11-2013, 10:30 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 12-11-2013, 11:13 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 12-11-2013, 11:42 AM
RE: CHÙA VIỆT - baothai - 13-11-2013, 09:42 AM
RE: CHÙA VIỆT - MyHang - 13-11-2013, 12:42 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 13-11-2013, 08:49 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 13-11-2013, 09:03 PM
RE: CHÙA VIỆT - baothai - 15-11-2013, 12:38 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 15-11-2013, 08:53 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 15-11-2013, 09:44 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 18-11-2013, 10:36 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 18-11-2013, 02:23 PM
RE: CHÙA VIỆT - baothai - 20-11-2013, 04:50 AM
RE: CHÙA VIỆT - baothai - 20-11-2013, 04:59 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 20-11-2013, 06:21 AM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 24-11-2013, 06:37 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 24-11-2013, 06:50 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 24-11-2013, 07:22 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 24-11-2013, 08:18 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 24-11-2013, 08:31 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 29-11-2013, 04:10 PM
RE: CHÙA VIỆT - dieuquang - 10-12-2013 09:54 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS