Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
22-04-2018, 03:27 PM
Bài viết: #224
RE: NEW TOPIC'S DQ
Có thể phần tài liệu này chưa hẳn hoàn toàn như ý, phần tài liệu được dẫn chứng gon, đơn giản nhưng rõ ràng đã giup dq bớt đi mù mờ về đường lối đạo giáo mà mình tìm hiểu( lòng tin dù bị cái nhìn chi phối, nhưng đức tin kg bị hao mòn)
[Hình: attachment.php?aid=13826]

KINH ĐIỂN

Kinh điển được truyền miệng qua nhiều thế kỷ, thay đổi thêm bớt qua 4 kỳ kiết tập cổ điển, ghi lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và khi qua Trung Quốc còn bị tùy tiện thay đổi hay ngụy tác, làm sao chắc kinh nào là cốt tuỷ của đạo Phật? Phần căn yếu nào được mọi tông phái, trong nhiều quốc gia và qua nhiều thời đại chấp nhận? Phần nào là khế lý và phần nào là khế cơ? Phần nào là tinh túy, phần nào là văn hóa tín ngưỡng địa phương? Để tránh rối loạn trong cách dùng từ ngữ, dùng Dharma (P-Dhamma) là phần khế lý và Phật giáo là phần khế cơ. Dùng phương pháp phân tích nội dung (Content analysis) tìm mẫu số chung của các tông phái và phật giáo tại mỗi quốc gia khác nhau để xác định Dharma- những nguyên tắc giáo lý và hành trì từ bài giảng đầu tiên của Đức Phật cho 5 anh em Kiều Trần Như tại Vườn Lộc Uyển. Mục đích chính là đi tìm phần spirit của Dharma, loại bớt phần hoa lá cành của văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng địa phương.

Ngũ bộ kinh hệ Pali gồm 5 Nikayas.

1- Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), gồm 34 phẩm trong 3 phần
2- Trung Bộ Kinh (Majjhima) gồm 153 phẩm
3- Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya) gồm 56 chương, xép loại theo từng chủ đề
4- Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara), các phẩm đánh số theo thứ tự các con số
5- Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) gồm 15 kinh không được xem là quan trọng như Pháp Cú, các bài kệ của tăng ni đã đạt quả Arhat. Các kinh này có nguồn gốc từ nhiều bộ phái trước khi Nguyên Thủy bị phân hóa, dù phần lớn vẫn là kinh Nguyên Thủy.

Ngũ bộ tương đương được ghi bằng tiếng Phạn có tên là Agamas (A Hàm) được dịch sang chữ Hán. Agama có nghĩa là truyền thừa, thỉnh thoảng cũng được dùng trong hệ Pali, nhưng phần lớn hệ này dùng từ Nikayas. Nguyên bản tiếng Phạn đã mất dấu vì biến động xâm lăng của đạo quân Hồi-Thổ Nhĩ Kỳ và thỉnh thoảng tìm thấy vài nguyên bản Sanskrit, như Kinh Pháp Cú được hai học giả, một Pháp một Nga tìm thấy.

Ngũ bộ theo hệ Hán tạng:

1- Trường A Hàm (Dirgha-agama (30 kinh), tương đương với Trường Bộ Kinh
2- Trung A Hàm (Madhyamagama ) gồm 222 kinh, tương đương với Trung Bộ Kinh
3- Tạp A Hàm (Samyuktagama) gồm 1,361 kinh, tương đương với Tương Ưng Bộ Kinh
4- Tăng Nhất A Hàm (Ekottarragama) gồm 481 kinh tương đương với Tăng Chi Bộ Kinh
5- Ksudraka- Agama tương đương với Tiểu Bộ

Các kinh điển Đại Thừa
Có năm dòng trong kinh đìển đại thừa:

1- Bát Nhã (Prajnaparamita-Perfection of Wisdom), có ít nhất 30 bản dài ngắn khác nhau, từ vài dòng cho đến cả ngàn trang. Chủ đề chính về Không (Sunyata- Voidness), tự xem là dòng tâm linh thâm sâu nhất. Gần đây các nhà học giả-dịch giả Tây Phương gọi Bát Nhã là The Mother of All Mothers. Kinh Kim Cương là bản rút gọn của dòng này.
2- Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka- Flower Ornament) có 3 kinh lớn, một bản có tên là Gandavyuha (World Array Sutra)
3- Thập Địa Luận (Dasabhumika- Bodhisattva stages) nói về các giai đoạn đạt quả vị Bồ Tát
4- Duy Ma Cật (Vimalakirti) nhấn đến vai trò của cư sĩ bồ tát Duy Ma Cật
5- Kinh Đại Niết Bàn (Nirvana-Parinirvana) ghi lại những ngày cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập nát bàn
6- Pháp Hoa (Sadharma pundarila- The Lotus Sutra) Kinh Lăng Già (Lankavatara) và Kinh A Di Đà hay Vô Lượng Thọ (Sukhavati-vyuha)

Trong khi mức độ khả tín của Ngũ Bộ khá cao dù trong quá trình từ truyền miệng đến giai đoạn ghi lại kinh bằng chữ viết thế nào cũng có chuyện tam sao thất bản, mức độ khả tín của kinh điển Đại thừa trầm trọng hơn. Không có bằng chứng nào cho thấy các Kinh Đại thừa biên tập hay lưu truyền ở Ấn. Ngay cả giới luật cũng nhiều sai khác vì lúc khởi nguyên, đoàn thể tăng già Đại thừa chưa được thành lập nên giới luật chưa cần thiết. Chỉ sau này khi các đoàn thể tăng già được thành lập như ở đại học Nalanda, giới luật mới được đặt ra.

Các kinh điển Đại thừa không rõ do ai biên tập và dĩ nhiên là bị thêm bớt qua nhiều thế kỷ và nội dung thường rất khác nhau. Có nhiều điểm khác biệt giữa kinh Bát Nhã (Perfection of Wisdom) 25 ngàn câu và Bát Nhã 6 ngàn câu và kinh Kim Cương. Các kinh Pháp Hoa (The Lotus Sutra), Hoa Nghiêm (Flower Garland Sutra) và Kinh Vô Thọ Lượng Quang (The Sutra of Infinite Light) khác nhau về tư tưởng và phong cách diễn đạt. Giữa Yogacara và Trung Quán cũng thế: không như trong Ngũ Bộ Kinh > đâu là mối nhất thống của tư tưởng Đại thừa?

Trong hệ Hán Tạng, sư phân biệt giữa kinh và luận rất phức tạp. Tác phẩm khởi xướng Đại thừa ở Ấn thì được xếp vào luận như Đại Thừa Khởi Tín Luận, Trung Quán Luận, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận. Tác phẩm của sơ tổ Thiền Tông, Đạt Ma thì gọi là Tuyệt Quán luận trong khi Lục tổ, người Trung Quốc, thì gọi là Pháp Bảo Đàn kinh!

Các giới luật của Đại Thừa Trung Quốc không dựa trên giới luật Nguyên Thủy mà dựa vào Kinh Phạm Võng, một kinh xem là kinh biên tập ở Trung Quốc. Một số tăng Trung Quốc như Huệ Tạo, T’an Le,and Seng Yuan chi trích các kinh Bát Nhã 2,500 câu, Kinh Pháp Hoa và Kinh Đại Niết Bàn.

Một học giả Nhật, Tominaga Nakamoto (1715-1746) chịu hảnh hưởng của triết gia Vương Dương Minh, nghiên cứu Phật Giáo nguyên thủy trong kinh Agamas và các kinh Đại Thừa, cho rằng các kinh này được biên tập ít nhất trong một thời gian 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt và không phản ảnh lời dạy trực tiếp và chân thực của Đức Phật

Nội dung kinh hệ Pali và Đại Thừa cũng rất khác nhau.

Trong hệ , Đức Phật lịch sử giảng pháp trong hoàn cảnh xã hội, văn hóa, lịch sử và cả thiên nhiên của miền đông-bắc quốc gia Ấn vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Trong kinh Đức Phật đề cập đến tình hình chánh trị và kinh tế của một vài tiểu quốc. Một vài bài pháp thoại phản ảnh phong tục, tập quán, tư tưởng các tôn giáo và triết lý cùng thời. Dễ nhận ra trang phục, thực phẩm, mùa màng, nhà cửa, kiến trúc, nghề nghiệp của dân chúng …Thiên nhiên cũng được vẽ lại một cách trung thực, rừng núi hùng vĩ, mùa khô, mùa mưa, cây cỏ thực vật, chim chóc và ngay cả…côn trùng.Không có thành phần nào trong xã hội mà Phật không thu nhận làm đệ tử: khất sĩ, nhà tu khổ hạnh, vua, hoàng tử, quan chức triều đình, thương gia, nông dân, triết gia, côn đồ ăn cướp, gái giang hồ và cả dân hạ tiện Untouchables. Đọc kinh hệ Pali chúng ta thấy được bức tranh sống động của xã hội Ấn lúc bấy giờ.

Trong các kinh Đại Thừa, hoàn cảnh xã hội văn hóa Ấn chỉ còn là một bức tranh mờ nhạt. Phật không còn thuyết pháp cho những đệ tử bình thường trong xã hội Ấn hay trên địa cầu này, mà ở các thế giới khác, các cung trời mỹ lệ, nhã nhạc réo rắt, mùi hương diễm tuyệt. Có thể đó là tam thiên đại thiên thế giới- thế giới ba ngàn- ở một vũ trụ khác- hay nói theo các nhà Vật lý hiện đại- một vũ trụ song song, trong đó có nhiều đức Phật và Bồ Tát khác cũng đang thuyết pháp. Đức Phật không còn là một người hành khất, quần áo xốc xếch, cầm bình bát đi khất thực, mà một Đức Phật uy nghi ngồi trên toà sen, hào quang chiếu rọi đến bao nhiêu thế giới, chung quanh có bao nhiêu Bồ tát đứng hầu. Trong khi Đức Phật thuyết pháp, có bao hiện tượng mầu nhiệm xảy ra: trái đất rung chuyển, mưa hoa từ trời rơi xuống. Đó là thế giới đầy ánh sáng rực rỡ- vô lượng thọ quang- đầy mầu sắc, một thế giới tuyệt đẹp không bút mực nào tả xiết. Đẹp như trong cơn mơ- những cơn mơ không thực. (Sangharakshita, 1995, tr 22-23)

Có thể vì cơn ‘pháp nạn’ do quân Hồi Giáo- Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có 10 ngàn tăng già bị giết, phần lớn kinh sách bị đốt, lưu tán qua Nepal, Tây Tạng, các quốc Trung Á như Afghanistan, theo con đường lụa qua Trung Quốc, không còn dấu tích các bản kinh Đại thừa nào còn ở Ấn. Một vài bộ kinh được Nagarjuna nhắc đến, là bằng chứng sót lại cho thấy các kinh này có lưu truyền ở Ấn trước thời Nagarjuna. Muốn nghiên cứu Đại thừa phải qua ngã Hán tạng, nhưng kinh điển nào thực sự dịch từ Sanskrit, kinh nào biên tập ở Trung Quốc và kinh nào do các tăng ni ngã mạn ngụy tác?

Kinh tạng Nikàya Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Ðó là những bộ kinh chứa đựng những gì Ðức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã... Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Ðức Phật tuyên thuyết.

Nikàya bộ gồm 5 quyển
1.Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya).
2.Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya).
3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya).
4.Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya).
5.Tiểu bộ kinh(Khuddaka-Nikàya).

1.Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya)

Trường-Bộ Kinh là bộ Kinh thứ nhứt trong Hệ Pali, Phật-Giáo Nguyên-Thủy, được Viện Nghiên-Cứu Phật-Học Việt-Nam ấn hành năm 1991, do Hoà-thượng Thích Minh-Châu soạn bản Việt-văn.
Trường-Bộ Kinh phân ra làm 3 Phẩm (Vagga):I. Phẩm Giới-Uẩn; II.Đại-Phẩm; III.Phẩm Ba-lê-tử gồm có 34 bản Kinh; vì nội-dung mỗi bản Kinh khá dài so với các bản Kinh Phật khác, nên được kết-tập lại dưới nhan-đề Trường-Bộ Kinh.

2.Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya)

Trung bộ kinh (zh. 中部經, pi. majjhima-nikāya) là tuyển bộ thứ hai trong năm Bộ kinh trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka). Kinh này được viết bằng văn hệ Pali, bao gồm 152 kinh không dài lắm (trung). Trung A-hàm (sa. madhyamāgama) Hán ngữ bao gồm 222 bài kinh (được dịch từ một bản Phạn, nay đã thất truyền). Hai bộ có 97 kinh giống nhau. Theo truyền thuyết thì Trung bộ kinh được tôn giả Xá-lợi-phất (sa. śāriputra) trình bày lại trong hội nghị Kết tập lần thứ nhất.

3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya)

là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ).
Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Có tất cả là 56 Tương Ưng được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):
I. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng II. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng III. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng IV. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng V. Thiên Đại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng
Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993.
Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương ứng là Tạp A-hàm, đã được các hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993,thuộc Đại tạng kinh Việt Nam.

4.Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya)

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali.
Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996.
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.
Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được các hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang tiếng Việt (Ðại tạng kinh Việt Nam).

5.Tiểu bộ kinh(Khuddaka-Nikàya)

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập).
Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau.
Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:
1.Kinh Tiểu tụng
2 Kinh Pháp cú
3 Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết
4 Kinh Phật thuyết như vậy
5 Kinh tập
6 Chuyện Thiên cung
7 Chuyện Ngạ quỷ
8 Trưởng lão Tăng kệ
9 Trưởng lão Ni kệ
10 Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật
11 Nghĩa tích
12 Vô ngại giải đạo
13 Sự nghiệp anh hùng
14 Phật sử
15 Sở hạnh tạng

Khái quát lịch sử truyền bá và những đặc điểm của kinh tạng Nikaya

Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Đây là cơ sở giáo làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển. Những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã… Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn 3 tháng, một đại hội được triệu tập để tụng đọc lại những lời Đức Phật dạy nhằm giữ gìn kho tàng Pháp bảo. Đây là lần kiết tập kinh điển đầu tiên.

Sau khi Phật nhập diệt 100 năm, một đại hội khác được triệu tập để minh định lại những gì là đúng với lời Phật dạy và những gì đi lệch hướng; chủ yếu là một vài vấn đề tranh cãi về giới luật, có 10 điều mới phát sinh : Diêm tịnh, chỉ tịnh, tụ lạc gian tịnh, trụ xứ tịnh, tùy ý tịnh, cửu trụ tịnh, sinh hòa hiệp tịnh, bất ích lũ ni sư đàn tịnh, thủy tịnh, kim tiền tịnh.
Những vị cho 10 điều trên là phi pháp đã tách riêng thành Thượng tọa bộ, những vị chủ trương thực hiện 10 điều cải cách thì tách riêng thành Đại chúng bộ – Sự phân chia đầu tiên của giáo đoàn Phật giáo. Những kinh điển của cả hai bộ phái vẫn là kinh điển Nguyên thủy và vẫn duy trì bằng phương thức đọc tụng thuộc lòng chứ không viết thành văn. Đây là lần kiết tập kinh điển thứ hai.

Lần kiết tập kinh điển thứ ba vào khoảng năm 200 đến 234 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Hai bộ phái chính là Thượng tọa và Đại chúng sản sinh ra nhiều bộ phái, gồm khoảng 20 bộ phái. Giáo lý được giải thích tùy theo khuynh hướng của bộ phái. Trong đó, Đại Thiên (Mahadeva), một học giả Phật tử khá nổi tiếng đã đưa ra 5 điều giới hạn của quả vị A-la-hán : Dư sở dụ, vô tri, do dự, tha linh nhập và đạo nhân thanh cố khởi. Điều đó làm mọi người hoang mang. Từ ảnh hưởng chủ trương của Đại Thiên và mặt khác – ảnh hưởng của giáo nghĩa Bà-la-môn lẫn lộn vào giáo lý Phật giáo.

Vua A-dục quyết định ủng hộ triệu tập đại hội Phật giáo dưới sự chủ tọa của ngài Moggalipputta Tissa, thầy của vua A-dục. Kỳ này gọi là lần kiết tập thứ ba, chấn chỉnh lại sự pha tạp trong giáo lý. Thượng tọa bộ lúc bấy giờ được gọi là Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavada), được vua A-dục đỡ đầu và ủng hộ mạnh mẽ. Phân biệt thuyết bộ là cha đẻ của Đồng diệp bộ, chính Đồng diệp bộ (Tamrasatiyah) đã kiết tập 5 bộ Nikàya rất đầy đủ. Năm bộ Nikàya này được hoàng tử Mahinda sau khi xuất gia đem khẩu truyền ở Tích Lan.

Một hệ phái khác khá mạnh cũng phát xuất từ Thượng tọa bộ là phái Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) không được vua A-dục ủng hộ vì họ chủ trương luận lý hơn là kinh luật. Họ chuyển dần lên Đông bắc Ấn, đặt căn cứ địa tại Ca-thấp-di-la (Kasmira), dần dần họ truyền bá chánh pháp toàn cõi biên cương phía Bắc và sang các nước lân cận. Đến đời vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniskha), nhà vua hết lòng ủng hộ và tổ chức đại hội kiết tập kinh điển. Đây được coi như lần kiết tập kinh điển thứ tư, vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau TL. Truyền thống Phật giáo Bắc tông được truyền bá từ phái này qua 4 bộ A-hàm, Luật tạng và một số luận thư. Kỳ kiết tập này mới được chép thành văn.
Riêng 5 bộ Nikàya được Mahinda mang qua Tích Lan vẫn giữ phong cách truyền khẩu cho đến khi một đại hội kiết tập được tổ chức tại Tích Lan ở làng Aluvihata. Đây là lần đầu tiên 3 tạng Pàli được chép bằng chữ trên lá buông vào năm 83 trước TL. Lần này gọi là lần kiết tập kinh điển thứ tư (Kinh tạng Nikàya).

CÁC BỘ A-HÀM VÀ NIKÀYA

1. A-hàm (Agama) dịch là Pháp quy hay Vô tỷ pháp, gồm có 4 bộ :
a/. Trường A-hàm (Dirghagama) 22 quyển, do ngài Phật-đà-da-xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm dịch (412 TL, y cứ Pháp tạng bộ).
b/. Trung A-hàm (Madhyamagama) 60 quyển, do ngài Tăng-già-đề-bà (Sanghadeva) dịch vào khoảng năm 397 TL. Bộ này là nền tảng của Hữu bộ.
c/. Tạp A-hàm (Samyukta-agama) 50 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (Gunabhadra) dịch năm 435 TL (y cứ của Hữu bộ).
d/. Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-agama) 50 quyển.

2. Nikàya bộ gồm 5 quyển :
a/. Trường bộ kinh (Dìgha – Nikàya)
b/. Trung bộ kinh (Majhima – Nikàya).
c/. Tương ưng bộ kinh (Samyutta – Nikàya).
d/. Tăng chi bộ kinh (Angttara – Nikàya).
e/. Tiểu bộ kinh (Khuddaka – Nikàya).

TRƯỜNG A-HÀM tương đương với TRƯỜNG BỘ – chép những bài pháp dài.
TRUNG A-HÀM và TRUNG BỘ chép những bài pháp bậc trung. TƯƠNG ƯNG BỘ tương đương với TẠP A-HÀM – chép những lời kinh có nội dung tượng tự nhau.
TĂNG NHẤT và TĂNG CHI – chép những bài sắp xếp theo con số. Riêng TIỂU BỘ KINH thì Pàli tạng mới có – ghi chép những câu kệ vắn tắt.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY

1. Cả hai truyền thống A-hàm và Nikàya đều thuộc truyền thống Nguyên thủy, mặc dù con đường truyền bá có khác nhưng nội dung thì không khác nhau mấy. Tư tưởng của hai truyền thống đều giữ được tư tưởng Phật học của thời Nguyên thủy Phật giáo.
2. Cả hai được giữ gìn bằng phương thức khẩu truyền suốt một thời gian khá dài khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt.
3. Thể loại văn tường thuật, ký sự, dùng điệp từ và trùng cú nên rất dễ chán khi đọc. Tuy nhiên kinh phản ánh tư tưởng, học thuật, sinh hoạt, tập quán, tôn giáo của xã hội đương thời.
4. Diễn đạt tư tưởng Phật học một cách thiết thực gần gũi với tâm lý con người, những ví dụ dễ hiểu và lý luận giản đơn nhưng rất chặt chẽ. Nhất là những định nghĩa căn bản của thuật ngữ Phật học rất rõ ràng.
5. Kinh chứa đựng rất nhiều những lời dạy phản ánh quan điểm của Phật về các vấn đề tu tập, phương cách sống, lối ứng xử, về các vấn đề lý luận, xã hội… rất dễ trích dẫn và dễ nhớ.
6. Tư tưởng Nguyên thủy chứa đựng tư tưởng gốc hay tư tưởng nền của tư tưởng Đại thừa.

VẤN ĐỀ ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA

Trước đây, thường nghĩ giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Đại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Đại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng phân biệt quan điểm đã làm chia rẽ mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay , những quan niệm Tiểu thừa và Đại thừa không còn thích hợp. Những nghiên cứu cho rằng :
1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Đức Phật 400 năm) chưa có danh từ Đại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Đại thừa và Tiểu thừa xuất hiện đồng thời với kinh điển Đại thừa khoảng thế kỷ thứ I trước hoặc sau TL.
2. Danh từ Tiểu thừa không nên hiểu là Thượng tọa bộ, mà là chỉ cho giai đoạn bộ phái, sự tranh chấp về đường lối hành đạo mà lúc bấy giờ các Bộ phái quá chú trọng về lý luận và hình thức.
3. Ngày nay không có hệ Tiểu thừa nào có mặt trên thế giới. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship Buddhists) họp tại Colombo (Tích Lan) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa khi nói đến Nam tông Phật giáo.
4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống : Truyền thống Nguyên thủy và truyền thống Phát triển. Về mặt địa lý, truyền thừa thì gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Không một cây nào có thể gọi là cây khi không có gốc hay ngọn. Sự nhất quán trong hệ thống giáo lý phải được thiết lập và không ra ngoài hai hệ thống Nguyên thủy và Phát triển – cả hai bổ sung cho nhau. Những tư tưởng Phật giáo Phát triển đều phải mang tính kế thừa giáo lý Nguyên thủy, nếu không thì giáo lý Phát triển sẽ mất đi giá trị.
5. Mặc dù truyền thống Nguyên thủy và Phát triển có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản.

Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau :

a/. Cả hai đều nhìn nhận Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là bậc Đạo sư.
b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhập con đường tu tập : Giới, định, tuệ.
c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.

Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Đây là cơ sở giáo lý làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là thấp kém thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-01-2015, 05:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-01-2015, 03:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-01-2015, 11:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 08-01-2015, 09:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-01-2015, 05:09 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-01-2015, 05:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-01-2015, 09:14 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-01-2015, 06:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 13-01-2015, 10:33 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-01-2015, 09:38 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-01-2015, 07:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2015, 01:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-01-2015, 06:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2015, 11:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 22-01-2015, 04:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-02-2015, 05:54 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-02-2015, 06:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-02-2015, 09:45 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-03-2015, 03:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-03-2015, 03:35 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2015, 11:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2015, 02:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-03-2015, 08:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-03-2015, 08:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:56 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:58 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 11:01 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 29-03-2015, 09:35 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:09 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-04-2015, 08:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-04-2015, 04:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-04-2015, 08:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:20 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-05-2015, 03:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-05-2015, 03:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-06-2015, 10:20 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-06-2015, 10:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-06-2015, 02:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-06-2015, 02:26 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-06-2015, 09:17 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-06-2015, 03:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2015, 08:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-06-2015, 05:41 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-06-2015, 09:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-07-2015, 09:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-07-2015, 08:16 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-07-2015, 08:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-07-2015, 09:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-07-2015, 09:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-07-2015, 05:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 20-07-2015, 09:29 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 02:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 08:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 08:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-07-2015, 08:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 26-07-2015, 04:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 05:34 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 05:36 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 03:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 03:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-08-2015, 05:13 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-08-2015, 05:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:32 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:38 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:40 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:46 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015, 04:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015, 04:26 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-08-2015, 05:56 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-08-2015, 04:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015, 05:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015, 05:41 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-08-2015, 09:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015, 08:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015, 08:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-08-2015, 02:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-08-2015, 10:05 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 23-08-2015, 10:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-08-2015, 10:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-08-2015, 10:14 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-09-2015, 09:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-09-2015, 04:55 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-09-2015, 09:31 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-09-2015, 03:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2015, 06:27 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-09-2015, 01:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-10-2015, 02:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 03:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 03:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 04:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-10-2015, 03:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-10-2015, 06:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-10-2015, 02:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-10-2015, 10:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-11-2015, 09:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-11-2015, 05:58 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-11-2015, 09:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-11-2015, 01:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-11-2015, 06:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-11-2015, 05:40 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-12-2015, 05:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-12-2015, 08:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 11:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 04:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 04:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 05:30 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 05:35 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2015, 08:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-12-2015, 11:30 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2016, 06:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-02-2016, 07:53 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-02-2016, 06:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-02-2016, 05:17 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-02-2016, 10:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-02-2016, 09:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016, 11:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016, 12:10 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016, 10:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016, 11:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016, 08:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016, 10:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016, 03:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016, 03:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-03-2016, 09:25 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-04-2016, 04:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-04-2016, 05:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-04-2016, 04:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-04-2016, 09:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-04-2016, 07:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-04-2016, 05:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-04-2016, 05:50 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2016, 10:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-05-2016, 07:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-05-2016, 06:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-05-2016, 06:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-05-2016, 06:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-06-2016, 12:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-06-2016, 06:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-07-2016, 11:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-07-2016, 11:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2016, 05:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2016, 08:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2016, 07:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-08-2016, 09:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-09-2016, 09:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2016, 09:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2016, 09:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-10-2016, 10:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:31 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:38 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 31-10-2016, 05:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-11-2016, 08:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-11-2016, 09:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-11-2016, 08:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-11-2016, 09:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-12-2016, 06:09 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-12-2016, 06:13 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-12-2016, 07:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-12-2016, 04:02 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-12-2016, 11:33 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-12-2016, 06:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-12-2016, 06:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-01-2017, 06:12 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2017, 05:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-02-2017, 03:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-03-2017, 09:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-03-2017, 10:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-03-2017, 12:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-03-2017, 05:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-03-2017, 05:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-03-2017, 09:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-03-2017, 09:29 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-03-2017, 08:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-05-2017, 03:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-05-2017, 07:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-05-2017, 10:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2017, 08:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2017, 09:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2017, 09:55 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-08-2017, 07:04 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-08-2017, 07:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2017, 08:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-08-2017, 06:43 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-10-2017, 09:17 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-12-2017, 04:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-12-2017, 04:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-02-2018, 03:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2018, 03:25 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-04-2018, 11:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-04-2018 03:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:10 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-05-2018, 07:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-05-2018, 10:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-05-2018, 06:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-05-2018, 05:54 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-06-2018, 09:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-06-2018, 05:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-07-2018, 09:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2018, 08:51 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2018, 08:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-07-2018, 10:35 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2018, 06:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2018, 06:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-08-2018, 06:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-09-2018, 08:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-09-2018, 08:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-10-2018, 06:38 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-11-2018, 08:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-01-2019, 09:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-01-2019, 03:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-02-2019, 09:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-02-2019, 11:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-02-2019, 05:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2019, 06:01 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-04-2019, 06:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-04-2019, 04:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-04-2019, 07:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2019, 06:25 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-07-2019, 08:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-07-2019, 06:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2019, 05:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2019, 05:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 31-07-2019, 06:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-08-2019, 05:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-11-2019, 06:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-12-2019, 05:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-01-2020, 05:30 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-01-2020, 05:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2020, 05:37 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-05-2020, 07:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-05-2020, 02:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-05-2020, 04:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-06-2020, 08:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-06-2020, 07:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-07-2020, 11:42 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-07-2020, 09:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-08-2020, 07:05 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-09-2020, 07:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-09-2020, 07:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 10-11-2020, 12:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-01-2021, 06:56 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-02-2021, 05:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-02-2021, 06:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-04-2021, 05:37 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-06-2021, 05:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-06-2021, 08:05 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-06-2021, 07:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2021, 06:50 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-11-2021, 06:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2022, 12:40 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2022, 12:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2022, 12:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2022, 12:45 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS