Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHUYỆN TRỒNG CÂY NHỎ NHỎ MÀ KHÔNG NHỎ
31-03-2015, 05:05 AM (Được chỉnh sửa: 31-03-2015 05:05 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: CHUYỆN TRỒNG CÂY NHỎ NHỎ MÀ KHÔNG NHỎ
XIN GỞI TIẾP MỘT BÀI PHỎNG VẤN VỀ QUAN NIỆM CHẶT CÂY TRONG PHẬT GIÁO

ý kiến Hòa thượng Thích Chơn Không, trụ trì chùa Thiên Tôn Quận 5 về cái nhìn phóng sinh liên hệ đến việc bảo vệ cây xanh.

Cư sĩ Minh Thạnh (CS MT): Kính bạch Hòa thượng (HT), trước sự việc chặt hạ cây xanh ở Hà Nội, từ điểm nhìn phóng sinh của nhà Phật?
Hòa thượng Thích Chơn Không (HT TCK): Nghe tin hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị chặt hạ, tôi hết sức đau lòng! Đối với nhà Phật, làm như thế là “đại khai sát giới”.

CS MT: Kính bạch HT, đến như vậy sao, nhưng con biết trong giới cấm sát sinh của nhà Phật đâu có cấm việc chặt hạ cây cối?
HT TCK: Trong Bồ tát giới của Phật giáo Bắc tông, có cấm việc chặt hạ cây cối, là nơi cư trú của nhiều chủng loại sinh vật.
Nếu trồng cây là tạo chỗ nương náu cho nhiều loại sinh vật: chim chóc, côn trùng…. Thì chặt cây rõ ràng là hủy diệt môi trường sống của sinh vật. Một cái cây bị chặt là không biết bao nhiêu chim chóc, côn trùng, bò sát sẽ bị chết.
Vì vậy, thầy không hề cường điệu khi nói vụ chặt hạ cây xanh mới đây ở Hà Nội.

Nhân đây, thầy xin nói về mối quan hệ giữa phóng sinh và dưỡng sinh.
Nếu cứ thả chim, thả cá mà không tính đến môi trường sống của nó thì không khác gì chúng ta giết nó, có thể giết tức thì, có thể giết lần mòn.
Người Phật tử chân chính phải hiểu phóng sinh là giúp hẳn cho một cuộc đời để sống, chứ không phải chỉ giúp thả ra khỏi chậu, khỏi lồng là xong. Phóng sinh theo kiểu chỉ thả ra khỏi chậu, khỏi lồng, mà quên đi đời sống của nó, như thầy đã phân tích trong các bài trước về phóng sinh, sẽ chắc chắn không có phước gì hết, vì thực có phóng sinh đâu, mà chỉ chuyển từ chỗ chết này sang chỗ chết khác mà thôi!
Như vậy, phóng sinh và dưỡng sinh phải đi đôi với nhau. Có khi dưỡng sinh thôi đã là phóng sinh. Còn phóng sinh thì không thể không có yếu tố dưỡng sinh.

CS MT: Kính bạch HT, xin HT nói rõ hơn ở điểm này?
HT TCK: Thầy lấy một ví dụ cho dễ hiểu.
Công viên Tao Đàn Q3 chẳng hạn, đâu phải là cơ sở phóng sinh, nhưng đạo hữu vào đó thấy trên những cây cao, trong những thảm cỏ, cơ man nào là chim chóc, côn trùng, bò sát, cả loài hữu nhủ như dơi, mèo hoang… Cả một thế giới động vật trong khu vườn đó. Phóng sinh đó chứ. Chim con đẻ ra là có tổ ở, loài bò sát thì có các bọng cây… Từ đó, chúng lớn lên yên bình, khỏe mạnh. Bây giờ chúng ta chặt cây đi, là xong đời bao nhiêu sinh vật. Công viên Tao Đàn là nơi dưỡng sinh mà cũng chính là nơi phóng sinh vì vậy.
Còn nếu thả chim vào một… khu nhà bê tông chẳng hạn, thì nó không thể sống dễ dàng với kiến trúc bê tông được, chưa nói đến việc trẻ em bắt được nghịch phá giết chết ngay khi vừa phóng sinh. Sự việc cụ thể trước mắt ta, rất dễ hiểu.

CS MT: Kính bạch HT, chặt hạ cây cũ trồng thay cây mới thì cũng là tạo môi trường cây xanh mới, có người lý luận như vậy.
HT TCK: Nhưng đã đại khai sát giới đối với sinh vật sống trên những cây bị chặt và tình trạng như thế kéo dài hàng chục năm, cho đến khi cây mới lớn lên. Vấn đề sát sinh là ở chỗ đó.

CS MT: Kính bạch HT, nhưng HT cũng đã từng đặt vấn đề làm cho mật độ sinh vật tăng trưởng bất thường ở một nơi nào đó là gián tiếp thúc đẩy việc săn bắt.
HT TCK: Đạo hữu cho rằng động vật sống trên cây tăng trưởng do sinh đẻ tự nhiên thuận lợi là tăng trưởng mật độ bình thường hay bất thường?

CS MT: Kính bạch HT, con nghĩ là bình thường, vì đó là tăng trưởng tự nhiên của sinh vật.
HT TCK: Cái quý là ở chỗ đó. Nếu tăng trưởng mật độ sinh vật bình thường tự nhiên thì đâu có vấn đề gì để lo ngại. Nói dưỡng sinh là phóng sinh cũng vì vậy.
Hơn nữa, bây giờ ai đó cầm súng săn đi trong thành phố chĩa lên cây mà nhắm bắn chim thì không tránh khỏi việc bị công an hỏi ngay. Cho nên phóng sinh bằng cách trồng và giữ gìn cây xanh là cách phóng sinh hay nhất. Còn ngược lại, chặt hạ cây cối đó là sát sinh, đại sát sinh!
Chúng ta nói ở đây là nhân vụ chặt hạ cây xanh với quy mô lớn ở Hà Nội. Vấn đề không chỉ nên được hiểu trong phạm vi thành phố, mà là trên toàn hành tinh. Phá rừng, đốt rừng là sát sinh.

CS MT: Kính bạch HT, như vậy suy ra trồng rừng cũng là phóng sinh?
HT TCK: Đúng vậy. Phóng sinh được hiểu gắn liền với dưỡng sinh là ở chỗ này. Trồng rừng là dưỡng sinh, tức là phóng sinh. Thay vì bỏ tiền ra mua chim cá mà thả, chúng ta có thể dùng tiền ấy trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ cây, trồng rừng, xóa đất hoang, đồi trọc xây dựng môi trường sống cho các sinh vật. Đó cũng là một cách phóng sinh thiết thực, phóng sinh quy mô, phóng sinh liên tục không kết thúc.

Trên sân thượng, hoặc trước sân nhà thay vì bỏ trắng, chúng ta có thể trồng nhiều loại cây, có hoa, có cảnh thì có bướm có chim, vừa đẹp nhà mà lại có phước phóng sinh, góp phần xây dựng môi trường xanh và đẹp, tuy là chỉ ở cấp độ nhỏ, nhưng nhiều nhà cùng thực hiện thì mảng cây xanh ấy không còn nhỏ.

CS MT: Kính bạch HT, nhưng khi cần thay cây xanh mới thì sao?
HT TCK: Thì cũng nên làm nếu thật sự cần thiết, nhưng phải làm từ từ, từng giai đoạn ngắn. Cơ quan chức năng nên chú trọng trồng cây tăng số lượng, thay vì tập trung vào việc “thay cây”.
Người Phật tử nên phóng sinh bằng việc trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh, nhất là những cây cổ thụ.
CS MT: Xin thành kính cảm ơn HT.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-04-2015 10:30 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: CHUYỆN TRỒNG CÂY NHỎ NHỎ MÀ KHÔNG NHỎ - dieuquang - 31-03-2015 05:05 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS