Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
BỆNH TRẦM CẢM?
01-07-2015, 05:56 AM (Được chỉnh sửa: 01-07-2015 09:09 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
BỆNH TRẦM CẢM?
MỘT CĂN BỆNH NGHE QUA BÌNH THƯỜNG NHƯNG SỰ THẬT THÌ :

Ước tính cứ 10 bệnh nhân trầm cảm nặng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thì đến 4 người muốn tự sát và một người đã thử quyên sinh nhưng thất bại. Đây là bệnh khá phổ biến hiện nay.

BỆNH DỄ ĐƯA ĐẾN HÀNH ĐỘNG TỰ SÁT

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 4 sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Trong đó, rối loạn trầm cảm là vấn đề lớn trong lĩnh vực tâm thần học, là bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao tại nhiều nước trên thế giới, như Mỹ gần 10%.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu quốc gia năm 2002 cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ đến gần 4% dân số. Đây là con số rất đáng quan tâm. Cơ chế bệnh sinh của trầm cảm có nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó liên quan đến tâm lý được nhấn mạnh, ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết tại hội thảo liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm diễn ra ở Hà Nội ngày 29/6. Triệu chứng của bệnh có thể bao gồm cảm thấy buồn và vô vọng, không thích thú với những hoạt động như trước đây, có vấn đề về giấc ngủ hoặc lúc nào cũng mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể. Thực tế nhiều người không hề nghĩ đây là biểu hiện của bệnh.

Trong suy nghĩ của nhiều người, không ai đi khám vì buồn chán đời mà chỉ đi khám bệnh thực thể. Bệnh nhân đến khám cũng không tin trầm cảm là bệnh. Một số người hiểu nhầm trầm cảm chỉ là việc ai đó cảm thấy buồn hoặc không có động lực hay lười biếng. "Thực tế trầm cảm là một bệnh phức tạp và nghiêm trọng gây ra bởi sự mất cân bằng các chất sinh hóa ở trong não và có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài", thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm, chuyên gia của Basic Needs, một tổ chức phi chính phủ tại Anh nói.

Hậu quả của bệnh có thể rất nặng nề. Khả năng người bị trầm cảm tự tử khá cao. Khoảng 15% bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời và khoảng 4% bệnh nhân chết do tự sát. Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về việc tự sát ở những bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, các bác sĩ ước tính cứ 10 bệnh nhân trầm cảm nặng thì 4 người có ý tưởng, suy nghĩ tự sát và một đã thử tự sát nhưng thất bại.

Điều trị trầm cảm bằng thuốc và bằng liệu pháp tâm lý. Điều trị bằng thuốc thường hiệu quả, khoảng 65% bệnh nhân điều trị thành công bằng thuốc và khá dễ dàng cho y bác sĩ. Bệnh nhân thường thích điều trị bằng thuốc vì đơn giản, không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhân có tác dụng phụ do thuốc như buồn nôn, cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoa mắt, cảm thấy mệt mỏi… Các tác dụng phụ sẽ giảm dần theo thời gian, có thể bác sĩ phải đổi thuốc nếu các tác dụng phụ nhiều và gây khó chịu cho bệnh nhân. Một hạn chế quan trọng nữa là khi dừng uống thuốc, các triệu chứng có thể quay trở lại.

Phương pháp điều trị thứ hai là tâm lý trị liệu. Bệnh nhân nói chuyện với y tá, nhà tâm lý, cán bộ công tác xã hội, bác sĩ… để học những cách mới, hiệu quả hơn khi suy nghĩ và các hành động mới. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân gặp gỡ với nhà trị liệu trong khoảng 45 phút một lần mỗi tuần, trong vòng khoảng 2 tháng.

Vì vậy, điểm yếu của phương pháp này là đòi hỏi nhiều công sức và thời gian từ cả bệnh nhân lẫn nhà trị liệu so với điều trị bằng thuốc. Nếu thực hiện chính xác, khoảng 75% bệnh nhân có thể thành công với tâm lý trị liệu và hầu như không có khả năng tái phát.

"Biện pháp tâm lý thực chất là những câu nói trong từng tình huống, giúp hỗ trợ tư duy tích cực, hợp lý hơn để người bệnh không có những suy nghĩ tiêu cực. Đơn giản như việc bỏ thuốc, ai cũng biết là cần phải bỏ nhưng không phải ai cũng bỏ được. Có thể nói đó là thuốc giảm đau tinh thần, người bệnh cần được hướng dẫn, tự tập luyện", thạc sĩ Tâm chia sẻ.

Tại nước ta, hiện nay bệnh nhân trầm cảm thường chỉ được kê thuốc, ít người được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý. Chỉ có một số bệnh viện áp dụng liệu pháp tâm lý này kèm thêm điều trị bằng thuốc. Từ năm 2009-2011, điều trị trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại cộng đồng được tiến hành thử nghiệm tại Đà Nẵng và Khánh Hòa. Bước đầu cho những kết quả khả quan. Các bệnh nhân được kết hợp liệu pháp tâm lý có sự cải thiện tốt hơn trong mọi lĩnh vực: trầm cảm, lo âu, chức năng sức khỏe thể chất và cảm xúc.

Biểu hiện rối loạn trầm cảm là buồn chán kéo dài ít nhất 2 tuần, người bệnh cảm giác không có năng lượng, không thích thú với việc gì kể cả việc ngày xưa thích, không ăn, không gặp gỡ bạn bè… Nếu buồn chán vài ngày thì không gọi là trầm cảm. Nhiều người cho rằng trầm cảm không cần thiết phải điều trị vì tự nó sẽ qua đi. Không được điều trị thành công thì khả năngTÁI PHÁT bệnh trong tương lai là rất cao, khoảng 50%.( khi gặp trường hợp nặng óc phải nghĩ nhiều dễ bị lại, dq)

DẤU HIỆU TRẦM CẢM

Muốn biết tự kỷ với trầm cảm có gì khác nhau không, biểu hiện ra sao, cái nào nghiêm trọng hơn?
Luôn sợ giao tiếp với người khác, ít nói hoặc ăn nói lắp bắp, lủng củng. Thích làm việc một mình, không thích ai xen vào công việc cũng như cuộc sống. Trong lúc ngủ, luôn có những suy nghĩ tiêu cực như chán đời, muốn tự sát. Vậy bị trầm cảm hay tự kỷ? Cách điều trị ra sao?

Tự kỷ và trầm cảm là hoàn toàn khác nhau, trong đó:

Tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc đương đầu với cuộc sống hằng ngày của một cá nhân. Ở dạng nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Nếu nhẹ, người bị trầm cảm có thể được chữa trị không cần dùng thuốc.

Đối chiếu với những thông tin TRÊN ,NÊN đến bệnh viện tâm thần hoặc khoa thần kinh của một bệnh viên trung ương nào đó để được các bác sĩ khám và chẩn đoán xem có mắc chứng trầm cảm hay không. Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sẽ cho phác đồ điều trị phù hợp. Yên tâm, bệnh trầm cảm có thuốc chữa và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu tin tưởng làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

NHỮNG HIỂU LẦM TAI HẠI

Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến về bệnh trầm cảm và những lý giải khoa học, thực tế về tình trạng này.

Tưởng tượng: Lao động vất vả đánh bay trầm cảm

Cứ 6 người thì có một người từng bị trầm cảm tại thời điểm nào đó trong đời, vì vậy, có nhiều lời thêu dệt về cách chữa và chứng bệnh phổ biến này. Một trong số những điều này là: Hãy lao vào công việc và bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Với các trường hợp buồn phiền vừa phải, cách này thực sự hữu ích nhưng trầm cảm là một loại khác. Làm việc quá sức thậm chí có thể là một dấu hiệu bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở nam giới.

Tưởng tượng: Trầm cảm không phải là một bệnh thực sự

Trầm cảm là một bệnh y khoa và nguyên nhân hàng đầu gây mất khả năng làm việc ở người trưởng thành Mỹ. Nó dễ nhầm lẫn với sự buồn phiền thông thường. Các bằng chứng sinh học về bệnh này có thể được nhìn thấy qua quét não - phương pháp thể hiện các mức độ hoạt động bất thường. Các hóa chất quan trọng trong não cũng thể hiện sự mất cân bằng ở những người trầm cảm.

Sự thật: Đàn ông trầm cảm khó phát hiện hơn

Khi một người đàn ông bị trầm cảm, những người thân yêu của anh ta và ngay cả bác sĩ khám cho anh ta có thể cũng không nhận ra bệnh. Đó là vì nam giới ít có khả năng nói về những cảm giác của họ hơn so với phụ nữ - và một số đấng mày râu trầm cảm không biểu lộ sự buồn rầu, chán nản. Thay vào đó, nam giới có thể tỏ ra dễ bực bội, giận dữ hay bồn chồn. Họ thậm chí có thể bỗng nhiên gây bạo lực với những người khác. Một số đấng mày râu cố gắng chống chọi với trầm cảm thông qua các hành vi liều lĩnh, uống rượu hay nghiện ngập.

Tưởng tượng: Trầm cảm chỉ là tự thương thân

Theo văn hóa, chúng ta thường ngưỡng mộ sức mạnh và tinh thần cứng rắn và nhanh chóng dán nhãn cho những ai lùi bước là ủy mị, hèn nhát. Nhưng những người bị bệnh trầm cảm không lười biếng hay đơn giản là cảm thấy xót thương cho chính mình. Họ cũng không thể "tỏ ý chí" để đuổi bệnh trầm cảm đi. Trầm cảm là một bệnh y khoa - một vấn đề sức khỏe liên quan tới những thay đổi trong não. Giống như các bệnh khác, nó thường được cải thiện bằng biện pháp điều trị thích hợp.

Thực tế: Bất cứ ai cũng có thể bị trầm cảm

Nhà thơ hay hậu vệ của đội bóng, kẻ nhút nhát hay người bạo dạn, bất cứ ai từ bất cứ dân tộc nào cũng có thể mắc trầm cảm. Bệnh này phổ biến thứ hai ở phụ nữ cũng như nam giới nhưng phụ nữ mắc trầm cảm thường dễ phát hiện và dễ tìm kiếm sự trợ giúp hơn. Nó thường được chú ý ở những người ở độ tuổi 18-20 hay 20-30 nhưng khởi phát có thể ở bất cứ tuổi nào. Những cú sốc trong cuộc đời có thể gây ra trầm cảm nhưng cũng có khi chỉ khiến người ta buồn phiền, chán nản nhất thời.

Thực tế: Bệnh trầm cảm len lỏi từ từ

Bịnh trầm cảm xảy ra rất chậm cho nên đôi lúc bệnh nhân không nhìn ra được những dấu hiệu của nó vì những triệu chứng trầm cảm tăng từ từ. Một ngày xấu nào đó - như mọi ngày khác, bạn bắt đầu bỏ việc, bỏ học hay trốn khỏi các hoạt động xã hội. Một hình thức trầm cảm nhẹ, gọi là dysthymia, có thể kéo dài nhiều năm như một bệnh mãn tính - chỉ như tình trạng phiền muộn có thể lặng lẽ phá hoại dần công việc và các mối quan hệ của bạn. Trầm cảm cũng có thể trở thành một bệnh trầm trọng, làm người ta mất khả năng làm việc. Nếu được điều trị, nhiều người cảm thấy đỡ hẳn trong 4-6 tuần.

Tưởng tượng: Chữa trầm cảm là phải dùng thuốc cả đời

Thuốc chỉ là một trong những cách được sử dụng để điều trị trầm cảm. Kêu gọi sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn sẽ phải chịu áp lực phải lấy thuốc kê đơn và uống liên tục. Thực tế, các nghiên cứu cho rằng "liệu pháp trò chuyện" hiệu quả tốt như thuốc cho những trường hợp trầm cảm nhẹ đến trung bình. Ngay cả khi bạn sử dụng các thuốc chống trầm cảm, chắc chắn không phải là kéo dài cả đời. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định thời gian nào có thể dừng thuốc.

Tưởng tượng: Những người trầm cảm thì hay khóc

Không phải luôn như vậy. Một số người không khóc hoặc thậm chí tỏ ra buồn thảm khi họ bị trầm cảm. Thay vì vậy, họ có cảm xúc "trống rỗng" và có thể cảm thấy vô giá trị hay vô dụng. Ngay cả không có các triệu chứng xúc động mạnh, không điều trị trầm cảm có thể khiến người bệnh không có được cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, thậm chí phá hủy gia đình họ.

Thực tế: Tiền sử gia đình không phải là số mệnh

Nếu có ai đó trong phả hệ gia đình bạn từng bị trầm cảm, bạn cũng có thể mắc bệnh này. Nhưng khả năng bạn không mắc cũng khá cao. Những người có tiền sử gia đình mắc trầm cảm cần chú ý tới các dấu hiệu sớm của bệnh này và có hành động tích cực ngay - cho dù là học cách giảm stress, chăm tập thể dục, tư vấn tâm lý hay áp dụng cách điều trị chuyên sâu khác.

Tưởng tượng: Trầm cảm là một phần của lão hóa

Hầu hết mọi người đương đầu với thử thách của tuổi tác mà không trở nên trầm cảm. Nhưng khi điều này xảy ra, nó có thể bị bỏ qua. Người già có thể giấu nỗi buồn của họ hay có các triệu chứng mơ hồ, khác biệt: chán ăn, tình trạng đau, nhức nặng hơn, thói quen ngủ thay đổi. Các vấn đề về sức khỏe có thể gây ra trầm cảm ở người già - và trầm cảm có thể phục hồi chậm hơn từ những người từng bị nhồi máu cơ tim hay trải qua phẫu thuật.

Thực tế: Trầm cảm mô phỏng chứng mất trí

Ở người già, trầm cảm có thể là căn nguyên gốc rễ của vấn đề về trí nhớ, sự lẫn lộn và trong một số trường hợp là ảo giác. Người chăm sóc và các bác sĩ có thể nhầm lẫn các vấn đề này là triệu chứng của mất trí nhớ hay sự suy giảm trí nhớ liên quan tới tuổi già. Phần lớn các trường hợp người già trầm cảm có thể điều trị bằng thuốc. Liệu pháp tâm lý cũng hữu ích, đặc biệt cho những người không thể hay không muốn dùng thuốc.

Tưởng tượng: Trò chuyện sẽ làm bệnh nặng thêm

Nhiều người trầm cảm từng được khuyên không "day đi day lại" bệnh của mình bằng cách trò chuyện về nó. Thực tế ngày nay có bằng chứng cho thấy việc trao đổi theo hướng dẫn với nhà chuyên môn có thể giúp mọi việc tốt hơn nhiều. Những hình thức trị liệu tâm lý khác nhau có thể giúp điều trị trầm cảm bằng cách giải quyết những kiểu suy nghĩ tiêu cực, cảm giác vô thức hay các trục trặc trong quan hệ. Bước đầu tiên bạn nên làm khi nghi ngờ mình hay người thân trầm cảm là trò chuyện với một chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Thực tế: Suy nghĩ tích cực rất hữu ích

Những lời khuyên cũ "tập trung vào mặt tích cực" thực sự hữu ích trong thực hành để xóa bỏ trầm cảm. Nó được gọi là liệu pháp nhận thức hành vi - giúp người bệnh học những cách suy nghĩ và hành vi mới. Từ đó, hành vi, "độc thoại" tiêu cực được nhận ra và thay thế với những ý nghĩ lạc quan và tâm trạng tích cực hơn. Dùng độc lập hay kết hợp với thuốc, liệu pháp nhận thức hành vi đều hiệu quả với nhiều người.

Tưởng tượng: Thiếu niên có biểu hiện chán nản, không hạnh phúc là tự nhiên

Mặc dầu nhiều thanh thiếu niên có tính khí thất thường, hay cãi lại và tò mò về "những mặt trái" thì sự buồn phiền hay cáu kỉnh không phải là bình thường với teen. Khi cảm giác bất hạnh kéo dài hơn hai tuần, đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm - tình trạng mà cứ 11 thanh thiếu niên thì có một em mắc phải. Các dấu hiệu khác cho thấy teen cần sự trợ giúp bao gồm: triền miên buồn chán hay cáu kỉnh ngay cả với bạn bè, nói không thích thú với những hoạt động họ vốn yêu thích hay đột nhiên học hành sa sút.

Thực tế: Tập thể dục là phương thuốc tốt

Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên, cường độ vừa phải có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm và hiệu quả tốt chẳng khác gì một số loại thuốc dành cho những người trầm cảm nhẹ và vừa. Tập luyện cùng một nhóm người hay tập với bạn bè sẽ càng làm tăng hiệu quả.

Tưởng tượng: Trầm cảm khó chữa

Thực tế là hầu hết những người tích cực điều trị trầm cảm đều cải thiện tình trạng. Một nghiên cứu lớn do Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ thực hiện, cho thấy, 70% bệnh nhân trầm cảm hết triệu chứng nhờ thuốc - mặc dù có thể không phải ngay với loại thuốc đầu tiên họ dùng. Nghiên cứu cho thấy cách điều trị tốt nhất là kết hợp giữa thuốc và liệu pháp trò chuyện.

Thực tế: Không phải cứ buồn phiền chán nản là trầm cảm

Một số sự kiện trong đời có thể gây đau buồn hay thất vọng nhưng không trở thành bệnh trầm cảm. Đau buồn là cảm xúc thông thường sau cái chết, việc ly dị, mất công việc hay bị chẩn đoán mắc bệnh nan y. Đầu mối cần thiết để xác định bệnh và việc điều trị: Nỗi buồn kéo dài liên tục, từ ngày này sang ngày khác không chấm dứt. Khi tâm trạng buồn phiền của một người chỉ do các yếu tố bên ngoài như thời tiết, sự cố..., họ thường sẽ dễ quên và vui lên sau một thời gian ngắn.

Thực tế: Hy vọng về ngày mai tươi sáng hơn là có thật

Trong cơn trầm cảm, người ta nghĩ chẳng có hy vọng nào về cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự tuyệt vọng này là một phần của bệnh, không phải là thực tế. Nhờ điều trị, suy nghĩ tích cực dần dần thay thế các suy nghĩ tiêu cực. Chất lượng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn sẽ được cải thiện khi trầm cảm lui dần. Và những người từng tìm tới chuyên gia tư vấn cho liệu pháp trò chuyện, được trang bị các kỹ năng đương đầu với stress sẽ nhanh thoát khỏi trầm cảm hơn.

CHÚ Ý

GHI CHÚ SAU DO KINH QUA THỰC TIỂN, DQ XIN CHO BIẾT THÊM MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU:

- Thuốc chống trầm cảm TÂY Y thường chỉ có tác dung sau 6 tháng. Thường kèm theo các biến chướng phụ không mong muốn như . suy gan , thận, nhất là ảnh hưởng tim mạch , một số thuốc gậy ra loạn nhịp tim > VÌ THẾ nếu bác sỉ cho toa DQ đề nghị tìm cách xem cách thức hường dẫn và thành phần của thuốc để TỰ MÌNH quyết định : RẤT QUAN TRỌNG.( phải theo dõi kỷ khi dùng thuốc kẻo bệnh chưa dứt lại thêm bệnh khác Nguy hơn, thực tế dùng thuốc không chỉ dùng một thứ thuốc mà có thể hợp ngay căn bệnh )

- KHI DÙNG THUỐC TÂY Y: thời gian đầu uống thuốc người bệnh dễ có triệu chứng trầm cảm nặng hơn khi chưa quen thuốc > VÌ THẾ DỄ GÂY Ý MUỐN TỰ TỬ!!!

-KHI BỆNH NHÂN LÀ NGƯỜI LỚN TUỔI : Cần luôn có một người lớn kèm bên theo dõi, người này phải có chút hiểu biết tâm lý, hoặc là người mà bệnh nhân tin tưởng hoặc thương yêu nhất. Người này cần khích lệ & tránh cho bệnh nhân gặp THÊM những vấn đề có thể tăng stress.

- Càng nên CỐ GẮNG cho người bệnh hòa nhập vào một tập thể có thể làm bệnh nhân vui lạc quan hơn.
- Chú ý: người bệnh thường KHÔNG thích tiếp xúc đám đông , người chăm sóc nên để ý việc này để kéo người bệnh hoa nhập lại đám đông.

- Theo kinh nghiệm nên : TÌM thầy, nơi CHÂM CỨU như Viện y học dân tộc khai bệnh và KIÊN NHẨN CHÂM LÂU DÀI > khi nào ngũ ngon lại được thì kết quả Tốt rồi đấy . dq quên nói bệnh Trầm cảm kéo theo MẤT NGŨ nặng uống thuốc ngũ đôi khi không ép phê!!!.

Ngoài ra có triệu chứng BỐC HỎA ; việc này rất thường xảy ra ( đôi khi cả trong giấc ngũ).
Cái triệu chứng bốc hỏa chỉ có Châm Cứu mới công hiệu mà thôi ( ngày nay châm cứu tại bệnh viên được thay kim mỗi lần châm, không còn như xưa kim châm dùng nhiều lần, kim sử dụng một lần khoảng 8 ngàn một bịch 8 cây .)

- Và thêm hiệu pháp Tâm Lý> nếu người bệnh theo đạo nào thì nên sinh hoạt thêm nhờ đức tin hổ trợ. ex: đi chùa để nghe câu kinh kệ , tiếng chuông, khung cảnh... > có thêm kết quả tốt.dq

MONG BÀI NÀY HỬU ÍCH CHO BÀ CON KHI XEM QUA.
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (02-07-2015 08:01 AM), baothai (02-07-2015 10:57 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
BỆNH TRẦM CẢM? - dieuquang - 01-07-2015 05:56 AM
RE: BỆNH TRẦM CẢM? - langtrang - 02-07-2015, 08:02 AM
RE: BỆNH TRẦM CẢM? - dieuquang - 06-09-2015, 09:02 PM
RE: BỆNH TRẦM CẢM? - dieuquang - 10-04-2017, 04:21 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS