Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CON MẮT CÒN LẠI
17-10-2015, 03:25 PM (Được chỉnh sửa: 24-10-2015 06:09 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
CON MẮT CÒN LẠI
MỜI BÀ CON NGHE XEM QUA PPS NHỮNG CON MẮT CÒN LẠI CỦA NS TRỊNH CÔNG SƠN,
MÃI SAU NÀY , DQ NHỜ NGHE ĐƯỢC MỘT SỐ BÀI GIẢNG LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NÉT ĐẠO TRONG NHẠC TRỊNH VÀ TRONG NHỮNG VẦN THƠ CỦA THI SĨ BÙI GIÁNG, THẤY MỞ RỘNG ĐƯỢC CÁI HỒN THỰC TRONG NHẠC VÀ THƠ CỦA HAI VỊ NÀY.
BÀ CON NHÀ MÌNH NHIỀU VỊ RẤT THÍCH THƠ , NHẠC NHƯNG CHẮC CŨNG CHÚT THOÁNG QUA XEM, NGHE , THƯỞNG THỨC THEO CÁCH BÌNH THƯỜNG, NAY MỜI NGHE VÀ ĐỌC PHẦN SAU PPS NHÉ.


.ppsx  DQ - CON MẮT CÒN LẠI.ppsx (Kích cỡ: 6.82 MB / Tải về: 300)

NHỮNG BÀI SAU DQ, TỔNG HỢP TỪ CÁC NGUỒN WEB PHẬT GIÁO.

CON MẮT CÒN LẠI
Thi sĩ Bùi Giáng xuất khẩu thành thơ, ông sống trong cõi giới riêng ông, trong hư tưởng mông mênh lạ kỳ, nên lời thơ có khi rất bỡ ngỡ xa lạ, khó hiểu. Cố hiểu, ráng hiểu cũng chưa chắc đúng ý. Thôi thì cứ theo cảm nhận mà hiểu.

Đi tu thứ nhất ở chùa,
Thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang.

Dược Sư thơ mộng vô vàn,
Sầu lên vút tận mây ngàn tần thân.

và trong bài Mắt buồn in ở tập Mưa nguồn năm 1963
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con

Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Văn Cao, Nguyễn Tuân là những thiên tài Việt Nam, rất hạp nhau và chơi với nhau, bất chấp tuổi tác chênh lệch. Những ý tưởng gặp nhau, thầm hiểu, im lặng vẫn hiểu. Có những điều Trịnh Công Sơn định nói bằng ca từ thì Bùi Giáng đã nói trước bằng thi ca. Ta có thể nói bài nhạc CON MẮT CÒN LẠI, Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng cùng sáng tác vẫn được.
[Hình: attachment.php?aid=11733]

Ý vô cùng quan trọng, không có ý thì thân và khẩu đâu có hành động!

Con Mắt Còn Lại

Còn hai con mắt khóc người một con.
Còn hai con mắt một con khóc người.
Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi.
Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp.
Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai.
Tình trong hai tay một hôm biến mất.
Con mắt còn lại là con mắt ai.
Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài.
Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người.
Con mắt còn lại nhìn một thành hai
Nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ.
Con mắt còn lại ngờ vực tình tôi.
Cuồng điên yêu thương cuồng điên nỗi nhớ
Con mắt còn lại nhìn mây trắng bay
Con mắt còn lại nhìn tôi bùi ngùi.
Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người.
Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm.
Nhìn em ra đi lòng em xa vắng.
Con mắt còn lại là đêm tối tăm
Con mắt còn lại là đêm nồng nàn.

Bài con mắt còn lại, gồm 24 câu, chia làm ba khổ.

Khổ một
Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi
Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp
Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai
Tình trong hai tay một hôm biến mất
Con mắt còn lại là con mắt ai
Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài
Trong nhà Phật có năm thứ mắt: nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn… Phàm phu chúng sinh đều có nhục nhãn và tuệ nhãn, tuệ nhãn hiển thị, thấu thị nhiều hay ít, thấp hay cao là tùy ở sự tu tập, chuyển hóa khổ đau của mỗi chúng sanh. Ai mà có Định có Tuệ có tu tập nghiêm chỉnh đàng hoàng thì có mắt tuệ (tuệ nhãn) thấy biết hết, dự cảm chuyện tương lai, đoán việc như thần. Tuệ nhãn ở nơi chúng sinh có và sáng từng lúc, lúc nào có tu, có thao thức nghĩ đến vận mệnh của quê hương và đạo pháp, thì lúc đó đôi mắt rực sáng, có nhiều vị lãnh tụ cũng có đôi mắt này. Còn lúc nào vong thân quên lãng, sống say chết mộng thì mắt chỉ còn thấy mờ mờ, một con mà thấy sáng vẫn quý hơn hai con mà mờ. Thôi thì khóc người một con thôi, khóc cả hai con bị dư nước mắt, mà còn phải dự phòng nữa chứ.
Câu một câu hai là nhục nhãn.
Câu ba bốn năm sáu là nhìn bằng mắt tuệ (tuệ nhãn), có tuệ nhãn nên mới biết nhìn lại mình, xếp bằng ngồi quán chiếu “nhìn tôi lên cao, nhìn tôi xuống thấp”. “Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai, tình trong hai tay một hôm biến mất“.Thật Ngộ Vô thường. Có khi nào lên cao mãi mà không xuống thấp, có cuộc tình nào mãi ấm nồng mà không phai lạt, cứ ngỡ cứ tưởng chồng mình con mình vợ mình tài sản mình, là mãi mãi thuộc về mình, luôn khư khư nắm chặt trong tay, nhưng đùng một cái một hôm biến mất.
Câu bảy câu tám,trong đau thương mất mát hụt hẫng vô vọng, bỗng lóe lên một vầng sáng, trong vầng sáng đó có một con mắt từ bi nhìn mình, mời gọi mình. Mắt ai ? Phật lấy mắt từ bi (từ nhãn thị chúng sinh) mà nhìn mọi loài chúng sinh. Ngài thương chúng sinh đang chìm trong bể khổ và thở dài. “Con mắt còn lại là con mắt ai, con mắt còn lại nhìn tôi thở dài“.

Khổ hai
Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn một thành hai
Nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ
Con mắt còn lại ngờ vực tình tôi
Cuồng điên yêu thương cuồng điên nỗi nhớ
Con mắt còn lại nhìn mây trắng bay
Con mắt còn lại nhìn tôi bùi ngùi
Nguyên nhân của khổ đau là từ một mà nhìn thành hai. Tâm ban đầu (Sơ Tâm) con người dễ thương lắm, trong veo không phân biệt người thân kẻ sơ, chưa phân biệt như các bé thơ nên nhìn ai cũng cười, cũng quơ tay đòi ẵm, nhưng đến khi ý thức lớn mạnh, biết phân biệt người lạ kẻ quen thì không còn một nữa, mà đã hóa thành hai. Chân tâm, Phật tánh, bản thể chân như, tự tánh thanh tịnh. Sống với tự tánh thanh tịnh, cái đẹp bên trong, mới biểu hiện cái đẹp bên ngoài. Bởi không sống với vô phân biệt trí nên mới thấy một thành hai, khi thì nhìn em yêu thương, khi thì nhìn em như thú dữ. Bởi sống trong ngã chấp, ngã ái nên sợ mất, sợ mất nên cuồng điên yêu thương, cuồng điên nỗi nhớ.
Yêu mà chân thật thì luôn tỉnh táo, để nhận diện chấp nhận ưu khuyết điểm. Cuồng điên khi yêu, khi tỉnh lại giật mình, sợ hải mong đó chỉ là mộng. Nhớ mà cuồng điên thì khi tỉnh lại chắc gì còn nhớ nữa. Biết tu tâm một chút, biết đời vô thường một chút,biết tìm an trong cái hổn loạn một chút. Như vậy cuồng điên nào chi phối? Bốn câu này là nhìn bằng mắt thịt (nhục nhãn).
Nhận diện niềm đau nỗi khổ, một không thành hai nữa, mà ta là ta mà ta chẳng phải là ta ( tuệ nhãn)

Khổ ba
Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm
Nhìn em ra đi lòng em xa vắng
Con mắt còn lại là đêm tối tăm
Con mắt còn lại là đêm nồng nàn.

Thực tính của cuộc đời vốn là không. Đây không phải là không ngơ, là trống không, mà nhìn sắc thấy có không, nhìn không thấy có sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, tất cả chỉ là nhân duyên hòa hợp giả có giả không.Vượt thoát tất cả mọi ý niệm đối đãi. Nhìn đời là Không, nhìn em hư vô, nhìn em bóng nắng. Tuyệt quá ! Nhìn được như vậy tức là nhìn bằng mắt trí tuệ. Nhìn em hư vô, nhìn em bóng nắng.

Từ hư vô của Tây phương khác với từ Không của Phật giáo Không và hư vô là hai phạm trù khác nhau. Hư vô trong ca từ Trịnh Công Sơn là ám chỉ, còn đó mất đó, nắm trong tay rồi một hôm biến mất, như vậy hư vô đây là vô thường. Đi giữa sa mạc hay đi vào vùng nhiều đồi cát nóng, những ngày nắng gắt, mắt ta thấy có hiện tượng như sóng dợn,lóm đóm lao xao, nhà Phật gọi là hoa đóm, để chỉ cho những hiện tượng mong manh sanh diệt đổi dời của vũ trụ nhân sinh, cứ tưởng thật mà chẳng thật chút nào, Trịnh Công Sơn gọi hoa đóm là bóng nắng. Thấy em là hư vô, là bóng nắng thì em có rời ta thì cũng nhẹ nhàng từ tâm thôi, vì sự đời vốn như vậy ( tuệ nhãn).

Chỉ tiếc vô cùng cho hai câu kết: ”Con mắt còn lại là đêm tối tăm, con mắt còn lại là đêm nồng nàn“.

Dĩ nhiên “mắt” là để nhìn, để “thấy”! Và, nhiều loại con mắt là để thấy nhiều … kiểu khác nhau. Nói khác đi là để nhìn dưới nhiều “quan điểm”, không bám chặt lấy quan điểm của mình là đúng còn người thì sai . “Thấy” như thế nào là một chuyện hệ trọng. Thấy thế nào sẽ dẫn tới nghĩ suy, nói năng, hành động thế đó! Thấy sai sẽ suy nghĩ, hành động sai. Cho nên Quán Thế Âm bồ tát mới có nghìn mắt nghìn tay mà trên mỗi bàn tay đều có một con mắt!
Thấy và biết liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một! Thấy vậy mà không phải vậy, không phải vậy mà vậy! Thấy có thể dẫn đến cái biết, nhưng biết không ở chỗ cái thấy. Bởi thấy do mắt còn biết thì do… “não”! Thấy và biết có khi xa lơ xa lắc dù cũng căn đó cũng trần đó! Vậy mới có xung đột, mười người mười ý, mới có “điên đảo mộng tưởng”! Biết rộng dễ thấy rộng , nhìn xa trông rộng, biết ít dễ thấy hẹp, thiên kiến, thiển cận.

Trong Bát chánh đạo thì Chánh kiến ở vị trí số một! “Kiến” mà không chánh thì dễ lệch lạc! Chánh kiến rồi mới có chánh tư duy! Không thì cứ loay hoay không lối thoát hoặc hý luận chẳng tới đâu! Mắt thịt chỉ là một cấu trúc của “tứ đại” giúp ta thấy – mà không giúp ta biết. ! Mắt thịt không có lỗi! Căn trần gặp nhau tạo ra “tướng” thì cái tướng cũng không có lỗi! Chính cái tâm ta nhiễu sự, “dán” vào cái tướng đó mới thành cái “tưởng”, mới sinh sự. Mà sinh sự thì sự sinh, cho ra cái tâm “điên đảo mộng tưởng”.

Tuệ nhãn là con mắt thứ ba, con mắt bất nhị, con mắt nhìn rõ chân không mà diệu hữu, vô thường, vô ngã. Tuệ nhãn có khi là đủ để “giải thoát”. Giải thoát cho mình và giải thoát cho người. Đủ để dừng chân, đủ để quay đầu lại. Đủ để vượt qua “bờ bên kia”. Tủm tỉm cười một mình. Ung dung. Tự tại.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (18-10-2015 03:55 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
CON MẮT CÒN LẠI - dieuquang - 17-10-2015 03:25 PM
RE: CON MẮT CÒN LẠI - dieuquang - 17-10-2015, 05:01 PM
RE: CON MẮT CÒN LẠI - dieuquang - 17-10-2015, 09:49 PM
RE: CON MẮT CÒN LẠI - dieuquang - 18-10-2015, 03:38 PM
RE: CON MẮT CÒN LẠI - dieuquang - 18-10-2015, 08:40 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS