Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
16-01-2016, 03:41 PM
Bài viết: #1
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT & HƯ?

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.
Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt

PHÂN LOẠI & TÊN GỌI
Loài này được Miles Berkeley miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1843 như là Sphaeria sinensis[4]. Pier Andrea Saccardo chuyển loài này sang chi Cordyceps vào năm 1878[5]. Từ nguyên của tên khoa học xuất phát từ tiếng Latinh cord "dùi cui, gậy tày", ceps "đầu" và sinensis "từ Trung Quốc". Loài này được biết đến như là Cordyceps sinensis cho tới năm 2007, khi phân tích phát sinh chủng loài phân tử được sử dụng để sửa đổi phân loại của 2 họ Cordycipitaceae và Clavicipitaceae, với kết quả là tạo ra tên gọi cho một họ mới là Ophiocordycipitaceae và việc chuyển một số loài Cordyceps sang chi Ophiocordyceps[6].
Trong tiếng Tạng nó được biết đến như là དབྱར་རྩྭ་དགུན་འབུ་ (ZWPY: yartsa gunbu , Wylie: dbyar rtswa dgun 'bu, "hạ thảo(cỏ), đông trùng (sâu bọ)"), và đây là nguồn gốc của các tên gọi trong tiếng Nepal यार्शागुम्बा, yarshagumba, yarchagumba hay yarsagumba. Chuyển tự sang tiếng Bhutan là Yartsa Guenboob. Nó còn được biết đến như là keera jhar, keeda jadi, keeda ghas hay 'ghaas fafoond trong tiếng Hindi. Tên gọi tiếng Trung Dōng chóng xià cǎo (冬蟲夏草) nghĩa là "đông trùng, hạ thảo" (nghĩa là "sâu mùa đông, [trở thành] cỏ mùa hè"). Tên gọi tiếng Trung là dịch theo nghĩa đen của tên gọi gốc tiếng Tạng, được thầy lang người Tạng là Zurkhar Namnyi Dorje ghi chép lại lần đầu tiên trong thế kỷ 15. Trong ngôn ngữ thông tục tiếng Tạng thì Yartsa gunbu thường được gọi tắt là "bu" hay "yartsa".

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tên gọi của nó thường được viết tắt là chong cao (蟲草 "trùng thảo"), một tên gọi cũng áp dụng cho các loài Cordyceps khác, như C. militaris. Trong tiếng Nhật, nó được gọi là tōchūkasō (冬虫夏草).

THÀNH PHẦN
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...)

Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc quý của đông y, được khai thác khó khăn, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. [cần dẫn nguồn] Liều uống Đông trùng hạ thảo an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1 kg thể trọng.

Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu. Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.

Dưới đây là phần lược dịch và tóm tắt những TÁC DỤNG của đông trùng hạ thảo theo nghiên cứu công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế (International Journal of Medicinal Mushrooms):

– Hỗ trợ điều trị ung thư:
Các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy các bệnh nhân bị các chứng ung thư khác nhau được tiêm 6 gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hoá trị trong vòng 2 tháng đã làm giảm đáng kể kích thước khối u, trong khi đó, các bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp bức xạ hay hoá trị liệu thì bệnh trạng không chuyển biến đáng kể.

– Hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến thận:
Nhờ khả năng làm tăng nồng độ17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid trong cơ thể nên đông trùng hạ thảo có thể giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi chứng năng hầu hết các bệnh và triệu chứng liên quan tới thận như suy thận mãn tính, suy giảm chức năng thận, tổn thương thận, v.v.

– Tác động đến hệ miễn dịch:
Đông trùng hạ thảo không chỉ kích thích hệ miễn dịch mà còn, kỳ diệu thay, có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Năm 1996, các nhà khoa học đã thật sự kinh ngạc khi phát hiện chính loại dược liệu họ sử dụng bấy lâu để kích thích hệ miễn dịch (giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập và loại bỏ các chất gây hại trong cơ thể) cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch (vốn rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng – giữ cho nội tạng mới ghép không bị tổn thương).

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc điều tiết đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường:
Một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt là khả năng hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu của đông trùng hạ thảo. Thử nghiệm cho thấy, 95% bệnh nhân tiểu đường sử dụng 3gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày có sự chuyển biến trong lượng đường huyết, trong khi chỉ có 54% bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng các phương pháp khác có thay đổi.

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi:
Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hiệu năng sử dụng oxy trong cơ thể, cùng với các chiết xuất từ nó đã được chứng minh có thể giúp hỗ trọ điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả các bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), viêm phế quản, giúp ức chế cơn co khí quản,v.v.

– Công dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim:
Phân tích hoá học cho thấy đông trùng hạ thảo có adenosine, deoxy-adenosine, nucleotide adenosine và các loại nucleotide tự do khác,v.v. giúp giữ ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim.
Ngoài ra, các digoxin, hydrochlorothiaside, dopamine và dobutamine trong đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân suy tim mãn tính, như làm tăng các điều kiện chung về thể chất, sức khoẻ, chức năng tim cũng như về đời sống tình dục.

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan:
Gần như tất cả các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đông trùng hạ thảo và chức năng gan đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp tăng hiệu quả hoạt động của gan. Ngày nay, đông trùng hạ thảo thường được sử dụng trong điều trị sơ gan, viêm gan B, C mãn tính tại nhiều nước ở châu Á. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng kết hợp với một số loại nấm dược liệu khác để hỗ trợ cho lamivudine trong điều trị viêm gan siêu vi B.

– Hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục:
Đông trùng hạ thảo được sử dụng trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục cho cả nam và nữ, các trường hợp giảm ham muốn, bất lực, vô sinh. Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm trên các bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi kể cả phụ nữ và đàn ông đã có tuổi, và cả người già đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp phục hồi và hỗ trợ điều trị hầu hết các vấn đề liên quan đến chức năng sinh dục, sinh sản của cơ thể.

– Làm giảm lượng cholesterol trong máu:
Mặc dù tăng cholesterol trong máu thường không được coi là một bệnh, nhưng nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể đã bị rối loạn chức năng trao đổi chất và nguy cơ về tim mạch. Đông trùng hạ thảo đã được kiểm chứng là có tác dụng tốt trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu.

– Chống mệt mỏi:
Đông trùng hạ thảo làm gia tăng ATP (Ađênôzin triphôtphat — nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào) và oxy trong cơ thể giúp cho người sử dụng luôn khoẻ mạnh và không bị các triệu chứng mệt mỏi.

-Ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS:
Một công dụng tuyệt vời khác nữa của đông trùng hạ thảo đó là dùng để hỗ trợ điều trị HIV/ AIDS, trong đông trùng hạ thảo có nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs) có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus cực mạnh, Một trong những hoạt chất của nhóm này được các chuyên gia ở Mỹ dùng để bào chế thuốc chống bệnh AIDS và hiện nay đã được dùng ở những nước có tỷ lệ nhiễm HIV và suy giảm hệ miễn dịch cao như ở châu Phi.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo thường được dùng làm thuốc bổ dùng cho người gầy yếu, người mới khỏi bệnh hiểm nghèo.v.v. Những tác dụng khác của đông trùng hạ thảo vẫn đang được nghiên cứu và phát hiện thêm từng ngày.

[Hình: attachment.php?aid=11958]

[Hình: attachment.php?aid=11959]

CÁCH DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO để tác dụng của đông trùng hạ thảo đạt được là cao nhất

Có nhiều cách dùng đông trùng hạ thảo để bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh

Cách 1: Đông trùng hạ thảo hầm gà (hoặc vịt, bồ câu, chim cút)
– Nguyên liệu: 5-10g đông trùng hạ thảo, 1 con gà mái (1500g), 15g bột ngọt, 30g tiêu xanh, 30g gừng, 10g muối ăn, 100ml rượu vang, 2000ml nước.
– Phương pháp: Gà được làm sạch và loại bỏ nội tạng, sau đó cho các thành phần còn lại vào và đun lửa nhỏ trong vòng 2 giờ (có thể sử dụng nồi áp suất để rút ngắn quá trình hầm) là có thể sử dụng được.

Cách 2: Đông trùng hạ thảo hầm baba
– Nguyên liệu: Ba ba 1 con (bỏ đầu, chia thành 4 miếng), đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 10 quả (bỏ hột), hành (cắt đoạn), gừng (thái phiến), tỏi (đập dập) và gia vị vừa đủ.
– Chế biến: Ba ba cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch, cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Ăn trong ngày.

Cách 3: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
– Nguyên liệu: 50g đông trùng hạ thảo ngâm với 1.5 lít rượu trắng.
– Phương pháp: Ngâm đông trùng hạ thảo trong rượu khoảng 20-30 ngày, sau khoảng thời gian trên có thể dùng mỗi ngày từ 15-20ml .

Cách 4: Đông trùng hạ thảo hãm kiểu uống trà
– Dùng khoảng từ 1-2g đông trùng hạ thảo ngâm trong cốc nước nóng 60-70 oC khoảng 5 phút và uống rồi nhai hết cả xác.

Cách 5: Đông trùng hạ thảo nghiền bột nấu cháo
– Dùng từ 1-2g đông trùng hạ thảo xay nhuyễn và rắc lên bát cháo (hoặc có thể hầm cháo với những thực phẩm khác).

[Hình: attachment.php?aid=11960]

Trong thời gian gần đây, trên thị trường nước ta xuất hiện rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là “đông trùng hạ thảo” (ĐTHT) với giá rất rẻ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thực chất các sản phẩm ĐTHT đang được bán trong nước chỉ là một loại nhộng trùng thảo mà người Trung Quốc thường dùng làm canh nấu ăn hàng ngày.

Bài viết của GS Nguyễn Lân Dũng- Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam về cách phân biệt 2 loại trên.

NHẦM LẪN GIỮA 2 LOÀI NẤM?

Đông trùng hạ thảo là gì? Đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus.

Ngoài ra, còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3.500-5.000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... (Trung Quốc). Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...).
Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là dõng trùng thảo, ta dịch là nhộng trùng thảo (vì phát triển trên nhộng tằm). Theo sưu tập giống của chúng tôi, hiện đã có tới trên 5.000 chủng vi sinh vật, chúng tôi có sẵn chủng Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link và sẵn sàng cung cấp cho mọi đơn vị, nhưng đây là loài rất dễ nuôi (trên cơm và thêm hóa chất) nhưng giá trị dược liệu rất thấp và ở Trung Quốc bán giá rất rẻ, phải mua hàng cân để nấu canh.
Viện Vi sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã gửi cho chúng tôi chủng ĐTHT Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc., nhưng sau khi kiểm tra ADN chúng tôi thấy không phải nên không dám sử dụng. Bên cạnh đó, Viện này cũng có cho chúng tôi một chủng Cordyceps sinensis, nhưng rất tiếc khi kiểm tra lại ADN thấy chưa đúng nên chưa thể đưa vào sản xuất.
Chỉ là nhộng trùng thảo
Nhiều viện nghiên cứu công nghệ sinh học ở Trung Quốc đã từ lâu phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong ĐTHT và chứng minh được mọi dược liệu đều nằm trong phần “hạ thảo” chứ không hề có gì trong phần “đông trùng”. Vậy là họ đã có trong tay một của quý. Vì sao chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới?. Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi ĐTHT là vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm”, “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn”. Nhộng trùng thảo cũng là dược liệu nhưng đâu có giá trị có thể so sánh với ĐTHT và có thể mua rất rẻ tại Nam Ninh, Quảng Châu... Tôi rất ngạc nhiên khi không hiểu cơ quan quản lý nào đã cho phép gọi nhộng trùng thảo là ĐTHT. Tôi nghĩ chúng ta có đầy đủ các cơ quan nghiên cứu vi sinh vật học, có đầy đủ trang thiết bị để giải trình tự ADN giúp định tên chính xác các loài vi sinh vật.

Vậy vì sao các cơ quan quản lý không yêu cầu xác minh tên loài trước khi cho phép chuyển giao công nghệ (rất đắt), rồi sản xuất, lưu hành và tuyên truyền rộng rãi với tên thương phẩm là ĐTHT? Sản phẩm nuôi cấy nhân tạo ở Trung Quốc là các sản phẩm lên men với các nồi lên men lớn từ chủng Cordyceps sinensis (Berk.)Sacc. chứ hoàn toàn không phải là chủng Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Đây là chuyện quan trọng liên quan đến đông đảo người tiêu dùng, tôi trân trọng đề nghị Bộ KHCN cùng Bộ Y tế cần lập nhóm thẩm định với sự tham gia của Hội các ngành sinh học Việt Nam để tránh sự ngộ nhận của đông đảo người tiêu dùng.

Đông trùng hạ thảo thật rất hiếm, khó mua

Do ĐTHT thu nhặt từ thiên nhiên chỉ có hạn, môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT lại toàn là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi, cho nên càng ngày càng khan hiếm và khó mua. Vì đã chứng minh các hoạt chất đều tập trung trong nấm Cordyceps sinensis, nên nếu thấy con sâu khô nào đã rụng mất râu (chính là nấm Cordyceps sinensis), thì không còn tác dụng gì nữa. Thật tiếc khi có người đã gọi loài nấm nhộng trùng thảo Cordiceps militaris là ĐTHT.
Chúng tôi luôn bảo quản từ lâu chủng nấm này và cung cấp giống cho bất kỳ ai với giá chỉ khoảng... 5USD. Nhộng trùng thảo cùng chi với ĐTHT, nhưng khác loài và giá trị dược liệu thì hoàn toàn không thể so sánh được với ĐTHT. Cũng đã có đơn vị mua nhộng trùng thảo khô ở Trung Quốc rồi nghiền thành bột và đóng viên để tiêu thụ ở Việt Nam với tên thương phẩm là ĐTHT. Vì giá rất rẻ, nên ở Trung Quốc người ta mua với khối lượng lớn để dùng chứ không đóng viên nang hay viên nén với nhộng trùng thảo. Còn ĐTHT nguyên con với các tác dụng như nói trên thì rất đắt, mỗi 100gr khoảng 200 - 250 con (sâu + nấm) giá khoảng 100 triệu đồng.... Ngay người Trung Quốc cũng ít người dám mua và họ thường dùng loại dịch nuôi ĐTHT bằng con đường lên men.

Nhộng trùng thảo cùng chi với ĐTHT nhưng khác loài và giá trị dược liệu thì hoàn toàn không thể so sánh được với ĐTHT. Môi trường nuôi cấy rất rẻ tiền, chỉ cần trộn gạo với nước theo tỷ lệ 1:1, phân vào các bình tam giác rồi khử trùng, cấy giống, nuôi cấy trong phòng có nhiệt độ 20 - 250C với độ ẩm không khí khoảng 75 - 80%. Vậy mà nhiều người vẫn nhầm nhộng trùng thảo là ĐTHT”.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-05-2016 08:22 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - dieuquang - 16-01-2016 03:41 PM
RE: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - dieuquang - 16-01-2016, 08:45 PM
RE: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - dieuquang - 16-01-2016, 09:09 PM
RE: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - dieuquang - 03-05-2016, 06:35 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS