Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NGỦ VỊ HƯƠNG
27-01-2017, 06:21 AM
Bài viết: #1
NGỦ VỊ HƯƠNG
Năm loại hương liệu đó là:

1. Hồi hương hay đại hồi
2. Đinh hương
3. Quế
4. Hồ tiêu mộc Tứ Xuyên (Sichuân)
5. Hột thì là

HỒI HƯƠNG
Illicium verum
Gia đình: Illiciaceae
[Hình: attachment.php?aid=13192] [Hình: attachment.php?aid=13193]
[Hình: attachment.php?aid=13194]

Đại hồi, hồi, vị hay hồi hương, bát giác hương vị có hình ngôi sao 08 cánh như 08 cái sừng có mùi thơm nồng đặc biệt.

Tên khoa học của hồi hương là Illicium verum thuộc gia đình Illiciaceae ( Illicere: lôi cuốn, dáng dấp. Verum: thật- La Tinh). Tên gọi thông thường:
Anh Pháp Trung Hoa Nhật Triều Tiên
Chinese anise anis étoilé ba jiao (bát giác) dauuikyo taehoihyang
Indian anise
Badian anise


Người Anh có vẻ lọng cọng về xuất xứ của hồi hương khi gọi tên loại thảo mộc này. Khi thì họ nghĩ nó gốc gác Trung Hoa vì hồi hương Trung Hoa rất nổi tiếng. Khi thì gốc gác Ấn Độ. Khi thì xuất xứ Badian (Iran), một quốc gia Hồi giáo.

Những tên gọi Hồi hương, Đại Hồi cho thấy lý lịch Hồi Giáo của nó. Hai nước sản xuất nhiều hồi hương trên thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Chữ hồi hương có nghĩa là hương liệu của người Hồi. Đại Hồi gợi lên Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), một đế quốc rộng lớn ở Tây Á, đông nam Âu Châu, Bắc Phi, ven Hắc Hải và dọc theo dãy Caucasus. Những tên gọi này cho thấy xuất xứ Hồi Giáo của cây hồi hương mặc dù hồi hương nổi tiếng là hồi hương ở Yunnan ( Vân Nam- vùng có nhiều tín đồ Hồi Giáo), Fukian (Phúc Kiến), Kwangtung (Quảng Đông), Kwangsi (Quảng Tây). Các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn ở Bắc Bộ cũng có hồi hương.

Cây hồi hương cao từ 5 - 15 m. Hoa màu trắng vàng hay hồng nhạt. Trái có nhiều hột và có hình ngôi sao từ 07 đến 08 cánh. Người ta thường lẫn lộn hồi hương Illicium verum của Trung Hoa với hồi hương Nhật Bản Illicium anisitum có anisatin hayshikimitoxin, độc chất dùng để sát cá. Chất anisatin gây rối loạn thần kinh.

Hồi hương hay vị được dùng trong nấu nướng, trong kỹ nghệ xà bông, nước hoa và dược phẩm. Trong nồi nước lèo phở của người Việt Nam lúc nào cũng có quế, gừng và hồi hương. Dầu lấy từ hột hồi hương màu vàng nhạt và có hương thơm đặc biệt. Trái hồi hương dùng để ngậm cho thơm miệng và thơm hơi thở. Hương thơm của hồi hương cũng được dùng trong bánh ngọt.

Hồi hương được dùng làm rượu Asinette, Pastis, Pernods. Bột hồi hương dùng để làm nhang thơm.

Hột hồi hương được dùng như thuốc tiêu, gây trung tiện, kích thích, chặn đứng chứng tiêu chảy. Nếu dùng quá liều lượng có thể ảnh hưởng đến thần kinh dẫn đến tình trạng bị co giật, run rẩy. Hột hồi hương có tinh dầu được cấu tạo bởi anathole, phellandrene, cineol, estragol, carbohydrates, tannins, quinic acid, shikimic acid C 7 H 10 O 5. Các nhà sản xuất dược phẩm dùng shikimic acid của hồi hương làm thuốc ngừa cảm cúm gia cầm và cảm cúm heo. Đó là TAMIFLU nổi tiếng vào năm 2009.

Hoa hồi hương kết hợp với đường phèn dùng để trị ho, cảm cúm. Y học cổ truyền Ấn Độ tin rằng hồi hương có khả năng trị chứng bất lực sinh lý và áp huyết thấp.

Hồi hương Nhật Bản Illicium anisatum có anisatin rất độc nên không dùng trong việc nấu nướng hay sản xuất dược phẩm mà dùng để làm nhang. Hồi hương ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Hoà Bình mang tên khoa học Illicium griffihiicũng có độc chất anisatin nên không dùng trong nấu nướng.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
NGỦ VỊ HƯƠNG - dieuquang - 27-01-2017 06:21 AM
RE: NGỦ VỊ HƯƠNG - dieuquang - 27-01-2017, 06:24 AM
RE: NGỦ VỊ HƯƠNG - dieuquang - 27-01-2017, 06:26 AM
RE: NGỦ VỊ HƯƠNG - dieuquang - 27-01-2017, 06:28 AM
RE: NGỦ VỊ HƯƠNG - dieuquang - 27-01-2017, 06:30 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS