Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
KHÔNG ĐỀ
27-06-2018, 05:21 AM
Bài viết: #7
RE: KHÔNG ĐỀ
THƯƠNG YÊU MẤT MÁT LO SỢ
Norman Fischer

Phản ứng đầu tiên của chúng ta về sự mất mát, khó khăn hay đau đớn là không chịu đầu hàng điều đã xảy ra. Những điều đó dường như quá tiêu cực, quá sai lầm, và chúng ta không muốn đầu hàng. Chúng ta không thể suy nghĩ và cảm nhận một cách khác, và đó là nguyên nhân thật sự đưa đến khổ.

Hiền tại, nhiều người trong chúng ta trải qua những suy tư và cảm nhận không yên vì chúng ta đang ở trong một thời buổi khó khăn. Nhiều người bị mất việc, mất tiền, mất nhà, mất niềm hy vọng. Và nếu bản thân chúng ta không mất những thứ đó, chúng ta cũng phải tiếp cận với những đau khổ của người khác về những mất mát đó. Hàng ngày chúng ta đọc và nghe về tất cả những điều đó trên các phương tiện truyền thông và mạng lưới toàn cầu. Tất cả chúng ta cùng thở trong bầu không khí lo âu và mất mát.

Như Chogyam Trungpa nói về những cái nhọt. Một cái nhọt sẽ gây đau đớn và nhức nhối,và một cái nhọt như vậy có thể nổi lên trên bề mặt của sự mất mát. Chúng ta thường không muốn những cái nhọt đó và tìm cách ngăn chận. Và nếu không thể ngăn chận, chúng ta tìm cách che khuất nó và không muốn chà xát, đụng chạm vào nò. Một cái nhọt đau nhức không có gì là vui, nhưng nó có giá trị. Trumpa Rinpoche gọi cái nhọt đau nhức là lòng từ bi chưa phát triển, lòng từ bi tiềm tàng. Sự mất mát của chúng ta, vết thương của chúng ta có giá trị đối với chúng ta vì nó có thể đánh thức chúng ta đến với tình thương và hành động thương yêu.

Khi sự mất mát hoặc điều phiền muộn xảy ra, chúng ta cảm thấy bị xáo trộn và hoang mang. Chúng ta vẫn kỳ vọng sự việc sẽ luôn luôn xảy ra như chúng đã xảy ra, coi những điều đã xảy ra đó là một sự tự nhiên như không khí chúng ta hít thở. Rồi bỗng nhiên nó không xảy ra đúng như kỳ vọng và chúng ta hoang mang. Chúng ta chưa tin hẳn rằng sự việc lại xảy ra như vậy.

Và sau khi cơn hoang mang lắng xuống, sự sợ hãi và thất vọng bắt đầu kéo đến. Chúng ta băn khoăn về tương lai không chắc chắn mà chúng ta kiểm soát được quá ít. Chúng ta dễ dàng bị rơi vào trạng thái tê liệt do tuyệt vọng, sống trong tình trạng cảm nhận yếu ớt và không được chuẩn bị như đứa trẻ trong một thế giới ác nghiệt và không thân thiện. Cảm giác sợ hãi có thể làm tối tăm cái nhìn của chúng ta, làm cho chúng ta có thể nghi ngờ về sự hữu ích, về khả năng sống còn của chúng ta trong thế giới khó khăn này, chúng ta nghi ngờ về ý nghĩa, về mục đích của đời sống.

Đó là lúc chúng ta cảm thấy như bị chà xát lên cái nhọt đang đau đớn. Cảm nhận về sự mất mát, thất vọng và sợ hãi thật là khủng khiếp và chúng ta ghét nó, nhưng nó chính là điều chúng ta cần. Nó là cái phôi của lòng từ bi cần được khuấy động để sinh ra. Dĩ nhiên, sinh ra là đau đớn.

Trong thời buổi này, nhiều người ở trong tình cảnh như vậy không có tâm trí để tu tập. Nhưng chính lúc ấy là thời gian tốt nhất để tu tập, vì động năng quá rõ ràng. Tu tập không phải là một sự kén chọn hay lọc lừa lối sống. Không còn là chuyện lựa chọn mà là chuyện sống còn. Lợi ích lớn lao của việc tu tập được thấy rõ ràng nhất trong thời gian này. Mỏi mệt với mọi cố gắng để xoay chuyển tình cảnh, thất bại trong những phương cách làm giảm sự bực bội và xuống dốc tinh thần, không gì tốt hơn là ngồi xuống, trên một chiếc ghế hay một tọa cụ, đối diện với tình trạng hiện tại của chính mình. Ngồi và cảm nhận về thân. Cố gắng ngồi thẳng và nghiêm chỉnh. Theo dõi hơi thở. Cũng cần lưu ý rằng những tư tưởng và cảm giác quấy rầy đang hiện diện trong tâm. Chúng ta không phải ngồi để tống xuất những niệm tưởng đó hoặc để che dấu chúng bằng những chiêu bài lạc quan hay khích lệ. Chúng ở đó, tất cả mọi con ma nơi chúng ta, tất cả những vấn đề tiêu cực không ngừng khơi lên trong tâm chúng ta. Tâm của chúng ta là một bảo tàng viện của những thứ tiêu cực. Chúng ta đang ngồi yên lặng và thở trong bảo tàng viện tiêu cực đó. Không làm gì khác. Chúng ta không thể sửa chữa bất cứ một điều gì-tình trạng nằm bên ngoài sự sửa chữa. Dần dần chúng ta sẽ thấy rằng những niệm tưởng tăm tối và những cảm giác khắc khoải là như thế-niệm, tưởng. Chúng là những vật trưng bày trong viện bảo tàng tiêu cực, nhưng không nhất thiết là những thứ có thật bên ngoài. Sự minh sát đơn giản này-rằng niệm tưởng và cảm thọ là niệm tưởng và cảm thọ-nhẹ nhàng nhưng sẽ tạo ra sự thay đổi. Chúng ta tiếp tục ngồi, tiếp tục chú tâm vào thân và tâm, và chúng ta theo dõi mọi thứ với tâm phản biện “niệm, niệm, thở, thở”. Cuối cùng, chúng ta sẽ có thể ra khỏi viện bảo tàng để bước đi trong ánh sáng mặt trời.

Đối diện, chấp nhận, khoan hòa với niệm tưởng và cảm thọ tiêu cực, biết rằng chúng không phải là toàn thể thực tại, không phải là chúng ta. Đó là sự tu tập đưa đến kết quả và lợi ích nhất, không phải là cảm nhận an lạc hay hợp nhất.

Sổ nhật ký tu tập cũng có thể mang lại nhiều lợi ích. Ghi nhanh một chữ hay một câu đáng chú ý mà chúng ta đọc được hay nghe được. Thỉnh thoảng đọc lại những chữ hay câu này và chọn những chữ hay câu làm cho chúng ta chú ý. Những chữ hay câu này trở thành những lời nhắc nhở hàng ngày cho chúng ta. Khi có thời gian, hãy ngồi xuống với cuốn sổ (thực hành điều này một cách có kỷ luật, ở một thời điểm nhất định nào đó mỗi ngày, là tốt nhất), chọn một gợi ý, viết nhanh, không gò bó trong mười đến mười lăm phút, viết không rời khỏi giấy, bất cứ điều gì hiện ra trong trí, bất kể là vô lý hay không thích đáng. Bằng cách đó, chúng ta làm rỗng đi cái tâm đang cuốn xoáy của mình. Chúng ta tự chữa lành sự biểu lộ tiêu cực của mình. Việc này có thể là một sự giải trí và cũng là một sự tu tập.

Một cách khác để đối diện nhẹ nhàng hơn với niệm tưởng và cảm thọ trong những lúc khó khăn là chia sẻ với người khác. Nếu cảm thấy lo sợ hay tuyệt vọng trong những lúc như thời gian khó khăn hiện tại, chúng ta có thể biết chắc rằng chúng ta không đơn độc. Chắc chắn có nhiều bạn bè và người thân trong gia đình có cùng cảm giác đó với chúng ta. Thay vì tìm cách quên lặng những lo âu làm cho chúng nẩy nở như những chồi mầm trong căn phòng tối tăm của tâm tư khép kín, hoặc ray rứt than phiền chỉ làm tăng thêm sự khốn khổ, tốt nhất chúng ta nên chia sẻ và trao đổi với người khác.

Bảy tỏ và lắng nghe, không ý kiến, không tranh luận, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những loại niệm tưởng và cảm thọ khởi lên trong những tình huống khó khăn. Mục đích không phải là xua đuổi những niệm tưởng và cảm thọ đó. Khi bị mất mát hay gặp khó khăn, thông thường chúng ta cảm thấy buồn phiền, lo sợ, thất vọng, bối rối, nhụt chí v.v..Những cảm thọ này kết nối chúng ta với người khác, họ cảm nhận chúng giống như chúng ta cảm nhận chúng. Bên cạnh sự xoa dịu, sự chia sẻ này cho chúng ta một cái nhìn mới để những niệm tưởng kia không có được hoàn cảnh thuận tiện và trở thành những bóng ma xô đẩy chúng ta.

Trở lại việc tu tập thiền quán, chúng ta nói đến sự tu tập căn bản. Khi ngồi, trên ghế hay trên tọa cụ, chúng ta để tâm vào hơi thở và thân thể, đến những niệm tưởng và cảm thọ trong tâm, có thể cả những tiếng động, sự tĩnh lặng, và những sự việc mà chúng ta nhìn thấy. Chúng ta nhận biết cái nền tảng nhất của mọi sự: chúng ta đang sống. Chúng ta là một con người đang hiển lộ, đang sống, đang thở. Chúng ta có thể thực sự cảm nhận điều này-cảm nhận cảm giác đang sống. Chúng ta có thể dừng lại trong cảm nhận nền tảng đó, là bản chất của đời sống, của ý thức, là nền tảng của mọi sự. Không đòi hỏi, không tìm kiếm. Cái đó ở ngay đó, một món quà đã sẵn ở đó cho chúng ta. Nó sẽ không kéo dài mãi mãi, nhưng ngay bây giờ, nó ở đây, toàn hảo, trọn vẹn. Và chúng ta đang chia sẻ nó với mọi thứ khác hiện hữu một cách trọn vẹn, căn bản và đẹp đẽ. Cho dù những khó khăn và thách thức, chúng ta đang là, chúng ta đang hiện hữu trong thế giớ rạng rỡ này với những người khác, với cây cối, bầu trời, nước, ngôi sao, mặt trời, mặt trăng. Nếu chúng ta ngồi đó đủ lâu và đều đặn, chúng ta sẽ cảm nhận điều này, cho dù trong những thời điểm tối tăm nhất của chúng ta.

Và trên cơ sở của kinh nghiệm này, chúng ta sẽ suy nghĩ khác hơn về cuộc sống của chúng ta. Điều gì thật sự là quan trọng? Những kỳ vọng và sự nghiệp xã hội của chúng ta thật sự có bao nhiêu giá trị? Điều gì thật sự là đáng kể? Điều gì là căn bản của đời sống con người?

Vâng, chúng ta đang sống.

Để thương yêu và được thương yêu. Vâng, chúng ta thương yêu, và chúng ta có thể thương yêu sâu đậm hơn. Và nếu chúng ta thực hiện điều đó, chắc chắn những người khác sẽ đáp ứng, sẽ thương yêu chúng ta hợn.

Bất kể trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn có thể tử tế và nhận sự tử tế từ người khác.

Một khi vượt qua được nọc độc của tính tiêu cực, chúng ta sẽ suy nghĩ một cách rõ ràng hơn về điều gì có ý nghĩa hơn và điều gì ít ý nghĩa hơn trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta sẽ thấy rằng cho dù trong hoàn cảnh nào chúng ta đều có thể tham dự trong những sự việc có ý nghĩa nhất. Chúng ta sẽ thấy rằng trong bức tranh lớn của đời sống, chúng ta có đủ những thứ chúng ta cần và có đầy lòng biết ơn-và vô số việc phải làm đặt nền tảng trên sự biết ơn này.

Không ai muốn những khó khăn xảy đến trong cuộc sống của mình. Phần lớn những cố gắng trong đời sống bình thường hàng ngày của chúng ta là tìm cách tránh né những bất hạnh về tài chánh, sức khỏe, tình yêu, và tâm lý. Những bất hạnh này dường như ẩn náu khắp nơi chung quanh chúng ta. Không ai có thể biết chắc điều gì sẽ tạo ra sự bất trắc, không vui. Vả lại những điều bất hạnh không thể không xảy ra trong đời sống con người, và tránh né không chịu đón nhận những bất hạnh khi chúng xảy đến là việc làm không thực tế.

Thời buổi khó khăn nhắc nhở chúng ta điều gì là quan trọng-điều gì là nền tảng, đẹp đẽ, và có giá trị hơn trong cuộc sống. Những giai đoạn khó khăn nhất sẽ mở ra những điều tốt đẹp nhất nơi chúng ta. Sự thừa mứa về thành công và may mắn sẽ đem đến những rắc rối, làm cho cuộc sống của chúng ta phức tạp với sự phân biệt và chọn lựa. Chúng ta thích và cố tìm đến đời sống đó, nhưng thật sự nó chỉ làm giảm đi niềm vui của chúng ta. Nó làm cho chúng ta đánh giá thấp những gì chúng ta đang có. Nó làm cho đầu óc phê phán của chúng ta phát triển, và chúng ta luôn luôn hoài nghi một cách nào đó về bất cứ điều gì tốt đẹp mà chúng ta đang có, sẵn sàng chối bỏ chúng khi có một thứ gì khác mà chúng ta cho là tốt hơn, có thể là một chiếc điện thoại di động mới, hay một người tình mới.

Khi có ít hơn, chúng ta đánh giá cao hơn, mở lòng hơn với sự vui thích và hưởng dụng, biết phê phán nhẹ nhàng và tán dương bằng một tấm lòng đơn sơ sự việc đang xảy ra, những sự việc đang hiện hữu một cách đơn sơ và đầy tính chất đạo đức. Mặt trời buổi sáng và mặt trăng buổi tối.

Tôi nhớ một người bạn tên Gil đã qua đời. Anh sang Ấn Độ để giúp những người dân quê nghèo khó bằng việc chăm sóc chuyên môn về mắt. Anh bị sốc khi dần dần khám phá ra rằng những người dân làng nghèo túng, không được học hành đó sống hạnh phúc và khôn ngoan hơn anh và những người bạn giàu có và học thức của anh ở San Francisco. Đó là lúc Gil bắt đầu hướng về con đường tâm linh.

Hồi tưởng lại, chúng ta có thể thấy rằng mấy mươi năm trôi qua trong việc không ngừng phát triển sự giàu có và cơ hội đã đặt nền tảng trên một sự thèm khát say mê, chan chứa, và ngây thơ về những sản phẩm vật chất. Sự thèm khát đó tạo nên một cồn cát mà trên đó chúng ta kỳ vọng chiếm hữu-từ đó chúng ta đánh mất mọi cảm thức về sự cân bằng và quên đi hầu như toàn bộ cách tổ tiên chúng ta và phần lớn thế giới vẫn còn sống theo. Những chiếc bong bóng kinh tế được tạo ra do sự hồ hởi đó đã chứng tỏ không vững vàng chút nào.

Hầu hết các nhà chuyên môn về kinh tế tiên đoán sau một thời gian hai ba năm trì trệ, nền kinh tế sẽ trở lại tăng trưởng mạnh. Nhưng giả sử họ không tiên đoán đúng. Giả sử chúng ta đã đạt đến những giới hạn trên một hành tinh giới hạn, và chúng ta sẽ ở trong tình trạng suy thoái lâu dài. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong tương lai, chúng ta không có bảo hiểm sức khỏe tốt, những chiếc xe tốt, nhà cửa, và năng lượng dồi dào?

Nếu một tình huống như vậy xảy ra, có thể nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng do những kỳ vọng bị sụp đổ, và có thể nó sẽ đưa đến một sự hỗn loạn và bạo hành ở khắp mọi nơi, một thứ ác mộng mà chúng ta xem thấy nhiều trong phim ảnh hay tiểu thuyết.

Hoặc nó cũng có thể đem đến điều ngược lại – hạnh phúc hơn, chia sẻ hơn, khôn ngoan hơn, tâm mở rộng hơn. Sẽ có nhiều người chăm sóc vườn tược, làm thức ăn, làm ruộng, chăm sóc cho người khác hơn. Một lối sống chậm rãi, chân thành, thực tiễn, và tiến đến một cái chết ở nhà với chung quanh là bạn bè và những người trợ giúp về tâm linh, thay vì chết trong những bệnh viện với kỹ thuật y khoa cao cấp, những máy móc tối tân được những nhà chuyên môn điều khiển.

Tuy nhiên, khả năng này sẽ không xảy ra. Các nhà kinh tế có thể đúng khi nói rằng sự việc sẽ trở lại chỗ chúng ta gọi là bình thường sau một thời gian, có thể một hoặc hai năm. Nhưng cho dù thế nào, hình dung và tán dương một cuộc sống đơn giản, thanh đạm hơn này – và có thể sống với cuộc sống đó – sẽ là một thực tập lành mạnh.■
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 22-04-2018, 03:13 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 28-04-2018, 10:56 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 10-05-2018, 06:02 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 22-06-2018, 05:58 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 22-06-2018, 06:11 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 27-06-2018, 05:14 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 27-06-2018 05:21 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 27-06-2018, 05:30 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 09-07-2018, 10:10 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 09-07-2018, 11:07 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 09-07-2018, 11:14 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 11-07-2018, 04:30 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 25-07-2018, 08:38 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 25-07-2018, 08:40 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 25-07-2018, 08:43 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 25-07-2018, 08:45 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 25-07-2018, 08:50 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 01-08-2018, 07:37 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 07-08-2018, 12:51 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 07-08-2018, 01:02 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 14-08-2018, 09:43 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 14-08-2018, 09:48 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 20-08-2018, 07:45 AM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 16-09-2018, 09:23 PM
RE: KHÔNG ĐỀ - dieuquang - 16-09-2018, 09:28 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS