Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL
16-06-2018, 08:43 PM
Bài viết: #1
NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL
NÚI TÀ LƠN

Núi Tà Lơn (người Khmer gọi là núi Bokor) cách thị xã Kampot tỉnh Kampot khoảng 10km về hướng Taây Nam. Đây là nơi hành hương, tham quan và vui chơi của Vương quốc Campuchia. một dãy núi, mà đỉnh cao nhất có chiều cao là 1.080 m. Theo những dấu tích còn lại, thì hàng triệu năm trước, có thể núi Tà Lơn nằm sâu dưới đáy là biển. Rồi vì một tác động nào đó, khiến nó vươn mình ra khỏi biển như ngày nay. Bằng chứng là trên đỉnh núi có vô số khối đá bị nước biển ăn mòn, và cát ở nơi ấy cũng thật là trắng mịn.
Nhìn chung, khí hậu ở đây khá là mát mẻ. Tuy nhiên vào mùa khô, thời tiết trên đỉnh thường là "ngày nóng, đêm lạnh". Do vậy, cây cảnh trên đỉnh núi không thể cao lớn vì đất thiếu phân (đất thường lẩn cát đá) và thiếu nước (nhất là vào mùa khô). Đặc biệt, ở đây có nhiều cây bá tùng (lá của cây bách và cây tùng trên một cây), cỏ (mảnh và nhọn), địa lan .
Bắt đầu từ năm 1917, người Pháp đã xây dựng ở đây các công trình, như nhà thờ, chùa chiền, nhà nghỉ, sòng bạc;...mà ngày nay phần lớn đã trở thành hoang phế. Trong thập niên 1990, người ta đã ví Tà Lơn (Bokor) như là "một nơi kỳ lạ nhất trên thế giới" và là "thành phố ma" vì vẻ hoang tàn và kỳ bí của nó.
Đối với một số người Việt và người Khmer, thì đây còn là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại. Tượng nữ thần Dì Mâu (gọi theo người Việt), chùa Năm Thuyền (Wat Sampov Pram),...đều là nơi được đông đảo người Khmer đến cúng bái. Ở thế kỷ 19-20, một số người Việt đã chọn ngọn núi ấy làm nơi tu luyện, hoặc đến vãn cảnh. Trong số đó có Nguyễn Thành Đa (Cử Đa, đạo hiệu là Ngọc Thanh), Giáo chủ đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Ngô Văn Chiêu khai sáng đạo Cao Đài., nghỉ dưỡng và hành hương. Nhiều công trình đang được xây dựng tại đây( trong đó ngoài doanh nhân Sáu cò gốc người Vn, còn lại là các anh tàu nắm hết, trong đó có một con đường trải nhựa rộngdo ông sáu hợp tác cùng nhà nước.
Tài liệu lịch sử và địa lý Campuchia, cao nguyên Bokor do người Pháp phát hiện và xây dựng thành nơi nghỉ dưỡng từ khi thực dân Pháp mới đặt chân sang Đông Dương, tương tự như việc phát hiện các khu vực Sa Pa, Đà Lạt của Việt Nam. Di tích của thời kỳ Pháp thuộc còn lại ở Bokor là một khách sạn - casino khá hoành tráng, một ngôi nhà thờ với một tháp chuông mái nhọn tương tự như nhà thờ Sa Pa, một tháp nước và một số nền móng tàn tích của các kiến trúc dân dụng khác.
[Hình: attachment.php?aid=13885]

Về phía Vương triều Monivong của Campuchia, năm 1908 nhà vua cũng cho xây dựng nơi này một ngôi chùa, gọi là chùa Năm Thuyền, vì chùa toạ lạc ở địa điểm có 5 ghềnh đá tự nhiên hình mũi thuyền. Thế nhưng, không hiểu vì sao người Pháp lại không quy hoạch và phát triển Bokor thành khu dân cư như Sa Pa hay Đà Lạt, mà chỉ khai thác cao nguyên này một thời gian rồi bỏ hoang từ năm 1917. Cũng theo lời người hướng dẫn du lịch, thì có lẽ chính quyền thực dân Pháp không khai thác Bokor vì địa hình quá hiểm trở, người Pháp chỉ xây dựng đường đất lên núi từ các lối mòn của dân bản địa, trong khi đây là con đường đèo độ dốc cao, hơn 1.000 mét với rất nhiều khúc quanh rất gắt, kiểu “cua tay áo, cùi chõ”.
Cao nguyên Bokor chỉ mới “hồi sinh” từ khi Nhà nước Campuchia quy hoạch khu vực này thành khu du lịch vào năm 2008 và doanh nhân Sok Kun trúng thầu xây dựng, khai thác Bokor. Trong vòng 5 năm, Sok Kun đã đổ vào đây hàng trăm triệu USD để xây dựng con đường đèo dài 32km với hai làn đường bê-tông nhựa phẳng phiu và hàng chục km đường trên cao nguyên nối liền các điểm trong khu du lịch. Trên đường đèo còn có một điểm nhấn là tượng đài thánh nữ Jamao tại một mặt bằng hiếm hoi ở khoảng nửa đường. Thánh nữ Jamao được người dân Campuchia tôn sùng như một vị thần có quyền năng mang đến sự bình an, may mắn cho mọi người. Những nơi thờ cúng Jamao thường là ở các vị trí hiểm trở, nguy hiểm trên các con đường thiên lý trên đất nước Chùa Tháp. Người đi đường ngang qua các nơi thờ Jamao thường dừng lại thắp hương, cầu nguyện để được thượng lộ bình an.
Trên cao nguyên Bokor, rộng 140.000 ha, doanh nhân Sok Kun đã xây dựng một khu resort 5 sao với những khu khách sạn, casino, nhà hàng tiệc cưới… đồng thời phục chế các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc còn để lại. Không chỉ thế Oknha Sok Kun còn có tham vọng xây dựng Bokor thành một thành phố du lịch kiểu như Đà Lạt với một Trung tâm hội nghị quốc gia và 3.000 căn hộ biệt thự. Điều này đã được quy hoạch trong dự án lâu dài và quy mô nhất của người giàu nhất Vương quốc Campuchia hiện nay.

[Hình: attachment.php?aid=13886]
Khuliên hợp KS giải trí massage, casino…của ông Sáu Cò

[Hình: attachment.php?aid=13887]
[Hình: attachment.php?aid=13888]
bên ngoài khu ks

[Hình: attachment.php?aid=13889]
[Hình: attachment.php?aid=13890]
[Hình: attachment.php?aid=13891]
[Hình: attachment.php?aid=13892]

Chú thích thêm:
Trước nay, ngành du lịch Campuchia hầu như chỉ duy nhất tuyến Phnom Pênh - Seam Reap, thăm thủ đô xứ Chùa Tháp và khu đền cổ Angkor, kỳ quan thế giới nổi tiếng. Bước sang năm 2013, du lịch Campuchia lại có thêm tuyến “xuống biển, lên núi” thăm thành phố biển Sihanoukville và cao nguyên Bokor, một địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng mới được đưa vào khai thác từ đầu năm nay. Điều lý thú là cả hai địa chỉ du lịch độc đáo, Angkor và Bokor, đều do một nhà đầu tư người Campuchia gốc Việt quản lý, kinh doanh: Công tước (Oknha) Sok Kun, Nghị sĩ Thượng viện Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Campuchia, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sokimex. Sok Kun còn có cái tên Việt Nam rất dân dã là: Ông Sáu Cò. Công tước Neak Oknha Sok Kong, Nghị sĩ Thượng viện Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Campuchia, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sokimex, có hai quốc tịch VN và CPC. Sok Kong còn có cái tên Việt Nam rất dân dã là ông Sáu Cò. Sáu Cò có bố mẹ đều là người Việt, sinh ra ở Prey Veng, thời Khmer đỏ cầm quyền, năm 1975 ông chạy về Đồng Tháp làm ruộng, năm 1979 (tham gia lực lượng quân tình nguyện VN?) sang lại CPC sinh sống và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh... Ông là một trong 10 người giàu có nhất Campuchia, riêng lãnh vực du lịch là trùm số 1, tập đoàn của ông bao phủ những địa danh nổi tiếng như Siêm Riệp Ongkor, Sihanouk Ville, cao nguyên Bokor...
[Hình: attachment.php?aid=13893]

Ông Sáu Cò - Oknha Sok Kun là người giàu nhất Campuchia có lẽ không phải là không có cơ sở. Chỉ cần lướt vào địa chỉ internet của Tập đoàn Sokimex, hoặc vào Google gõ các từ Sok Kun, Sokimex hay Angkor, Bokor sẽ khai thác được vô số thông tin về nhà đầu tư này. Bởi lẽ Sok Kun chính là người được Chính phủ Campuchia giao quyền khai thác du lịch ở kỳ quan thế giới Angkor. Tại đây, ông đã trúng thầu việc quản lý di tích, bán vé vào cổng khu di tích đền cổ và phục vụ nghỉ dưỡng cho du khách quốc tế ở khu khách sạn 5 sao Seam Reap. Với việc quản lý khai thác hai khu Angkor và Bokor, ông Sáu Cò – Oknha Sok Kun thực sự đã là “trùm du lịch” ở Vương quốc Campuchia. Nhưng vẫn chưa hết, Sok Kun còn đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khách sạn 5 sao ở vị trí “đắc địa” nhất tại trung tâm thủ đô Phnom Pênh: ngã tư sông Mekong - Tonle Sap, tức “quảng trường sông 4 mặt”, đối diện khu Hoàng cung Vương quốc Campuchia…

( còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL - dieuquang - 16-06-2018 08:43 PM
RE: NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL - dieuquang - 16-06-2018, 08:58 PM
RE: NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL - dieuquang - 16-06-2018, 09:12 PM
RE: NÚI TÀ LƠN-SIHANOUKVILL - dieuquang - 16-06-2018, 09:25 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS