Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mong Minh Ký Sự
09-07-2012, 12:34 AM
Bài viết: #21
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 15 : Bờ Y và Atapue :105km

[Hình: attachment.php?aid=2245][Hình: attachment.php?aid=2246][Hình: attachment.php?aid=2247][Hình: attachment.php?aid=2248][Hình: attachment.php?aid=2249][Hình: attachment.php?aid=2250][Hình: attachment.php?aid=2251][Hình: attachment.php?aid=2252][Hình: attachment.php?aid=2253][Hình: attachment.php?aid=2254]

Các bạn thân mến,

Bài ca con cá nhiều khi cũng hiệu nghiệm,thậm chí giửa 2 kẻ bất đồng ngôn ngử.Tui nhìn từ xa cái cảnh bà xã “nói tiếng Lào” với anh cán bộ hải quan nước bạn mà trong lòng lo lắng.Hôm qua tui viết “anh ta nói tiếng Việt…”là theo lời bà xã kể lại chứ vào thời điểm đó tui chỉ đoán chừng thôi ,anh Lào biết tiếng Việt.Rồi bổng thấy bà xã hối hả trở lại,miệng cười, nói trở về dưới xin tấm giấy xanh,lẹ lên ,sắp Tết Lào,họ nghĩ thì mình cũng …nghĩ đi.Vậy là tui phải vội vã quay đầu xe,chở bà xã trở lại phía Việt Nam,xin tấm giấy xanh.

Giấy xanh là giấy tạm xuất con Deahan qua Lào,lệ phí là 150.000đ,ngay khi đó bà xã cũng tranh thủ đổi 500.000 Kip với giá gần 2.7 (chợ đen 3.0).Có giấy xanh,phía Lào cấp cho giấy đỏ (tạm nhập 20 ngày),thấy bên cạnh bộ phận hải quan Lào còn có 1 phòng bán bảo hiểm,để khỏi rắc rối khi lưu thông trên đất triệu voi,tui nói bà xã mua một cái bảo hiểm cho chắc ăn,80.000 Kip(nhờ các giấy này nên không bị rắc rối khi một lần bị công an giao thông Lào “hỏi thăm”).Trên đường trở lại phía Lào chúng tôi vội tấp vào cột mốc biên giới chụp ảnh.

Đúng 09h53’ mọi thủ tục hoàn tất,tui tranh thủ chộp 1 ảnh kỷ niệm với các “cán bộ” này,1 anh vội nghiêm nghị thoái thác,anh còn lại thì có vẻ miễn cưỡng,nhưng vẫn cho chụp.

Bây giờ,mọi việc trở nên nhẹ nhàng;nhưng cái con Deahan thì lại nặng nề len lỏi qua khoảng hở của hàng trăm xe tải,xe gỗ đang chờ thủ tục nhập Việt Nam.Bà xã phải lội bộ còn tôi điều khiển xe mà hai chân lúc nào cũng sẳn sàn trên mặt đất để chòi chòi qua các khoảng hẹp mặt đường,bên dưới những súc gỗ to đùng được ràng rịt bằng những sợi xích sắt bự chảng.Nhìn thấy chúng bà xã không dấu sự lo ngại về một trường hợp đứt xích bất ngờ,tai nạn đã từng xãy ra tại Tp HCM năm nào.Cuối cùng chúng tôi cũng thoát ra khỏi cái đoàn xe “dồn cục” xếp hàng chờ qua cửa khẩu,mà hiện giờ đang có dấu hiệu “hạ trại ngủ đêm”,khi chiều nay là bắt đầu Tết Lào!Thiệt là may cho chúng tôi.

Từ đây đến Attapeu còn đúng 105km,chúng tôi hoàn toàn không biết gì về con đường này.Trước khi đi đã hỏi thăm ông bạn già 2 Ường (Cần thơ) và Ông 3 Chuông (Phú Kiết ,Tiền giang) về đường đi nước bước bên “Lèo”.Ông Ường thì đã từng “xuyên Đông Dương” bằng xe đò hồi đầu năm 2012.Ông Chuông thì nhiều năm công tác ở Pakse.Cả 2 đều nói đường đi tốt, chẳng có gì phải lo.Tôi tin 2 Ông bạn già.Nhưng cái thông tin “nghèo nàn” đó chẳng làm tôi yên tâm,nhất là khi nó xuất phát từ mấy ông,vốn chỉ đi Lào bằng xế “bự”,đông người.

Bây giờ,lúc 10h16’,vừa qua khỏi biên giới khoảng 1km,tui “xin phép” bà xã dừng xe để bước vào “thăm”buội rậm ven”rừng” vài phút,rồi nổ máy tiếp tục đi sâu vào đất Lào.

Trước đây,tui cứ nghĩ rằng từ Bờ Y trở đi con đường sẽ rất vắng,thỉnh thoảng lắm mới có xóm làng.Nhưng bây giờ,sau khi vượt qua vài khúc cua đầu tôi mới thấy mình đang đi qua một khu rừng già bạt ngàn,vắng hơn cả cái “rất vắng” mà mình tưởng.Khoảng mươi cây số đầu,còn gặp vài xe gỗ ỳ ạch lên dốc về hướng Bờ Y,sau đó thì chẳng còn thấy nửa.Có 2 xe gắn máy chở đôi,chạy cặp nhau ,vượt qua mặt chúng tôi rồi mất hút sau vài khúc cua.Mấy chiếc xế xịn gặp ở cửa khẩu thì chắc đã chạy trước rồi,còn một chiếc xe khách 12 chỗ là chưa thấy qua mặt.

Tui mãi miết chạy và ngày càng thấy vắng.Không một bóng nhà lẽ loi nào huống gì bản làng hay xóm nhỏ.Cái vắng của rừng già nơi đất lạ nó làm mình hơi bị “lạnh”,nhưng tiếng máy nổ ngọt ngào của con Deahan kèm cái ấm áp của “người bạn đường” phía sau lại khiến cái “lạnh” đó trở nên “cảm giác” vô cùng.Cái “cảm giác”mà chỉ có chúng tôi,giờ phút này ,trên cái xứ sở hoàn toàn xa lạ,giửa cánh rừng già dày đặc,có lúc như đổ ập từ trên triền cao, xuống con đưởng nhỏ uốn lượn quanh co,đang thật sự cảm nhận như là một trãi nghiệm hiếm hoi trong đời.Thậm chí tôi còn muốn la lên “quá đã bà xã ơi,quá đã…

Không có những đèo cao như ở Trường Sơn bên nhà,nhưng nhiều con dốc đổ xuống từ một triền núi nào đó (có lẽ đấy là những đèo chưa kịp đặt tên,hoặc cũng không cần đặt tên!), rất dài.Vì đường không có xe nào khác,nên ít nhất là 2 lần,tui tắt máy,đạp lút cần số cho ở vị trí tách bộ ly hợp,rồi thả dốc,khi thì dùng thắng,khi thì “buông” nhả cần số nhẹ nhàng, cứ thế tôi cho con Deahan “tuôn” xuống,uốn, lượn, qua ,lại theo con đường,nhìn đồng hồ thì thấy xe đã vượt gần 5km mà không cần nổ máy!Thiệt là đã!

Thật ra trên đường,chúng tôi luôn bắt gặp những ngôi nhà nhỏ ven đường,tại mỗi đầu cầu hay tại những khoảng cách gần 10 cây số,cất rất vững chắc bằng gỗ tốt(xứ của rừng mà!),chắc chắn đây là những nhà dành cho người lở đường trú nắng,đụt mưa.Và tui cũng dám chắc chắn rằng,những ngôi nhà này không có ai sử dụng.Một lần tui đã nói vui với bà xã,lở xe có bị hư,mình có thể vào ngủ trong các ngôi nhà này rồi chờ…người tới cứu!

Tới đây tui bổng nhớ hồi sáng,trước khi tới Bờ Y,giửa núi đồi bao la,tui ngồi “chơi” dưới một rảnh đất nhỏ và cười ha…ha…ha…Thú thật đó là một quyết định kịp thời,nếu không,giửa khung cảnh rừng núi bao la này,nếu có “nhu cầu” đột xuất tui cũng phải rán “nín”chứ không dám tìm chỗ mà ngồi “chơi” như thế đâu.Bởi vì khu rừng Hạ Lào này,cùng với rừng Bắc Campuchia và Sa Thầy bên Kontum chỉ là một khu rừng liên tục.Tầm hoạt động của cọp,của gấu,báo lửa…trong phạm vi vài trăm cây số là chuyện bình thường.Hôm qua,khi nhắc đến cọp Sa Thầy là nói chơi,vì cọp nào dám vượt qua một khoảng trông mênh mông để xuống quốc lộ khi có xe cộ qua lại,dù vắng.Còn ở đây thì khác,rừng già nhiều chỗ như “chồm” ra đường,nhiều giờ liền không xe qua lại.Cướp đường có loại “cướp cơ hội” thì mãnh thú cũng có loại “cơ hội” khi thình lình “lạc lỏng” xuống chốn dân cư,huống hồ đây là giửa rừng già.Thú thật,ảnh rừng rậm chộp được trên đoạn đường này đều là “tác phẩm” của “người bạn đồng hành” ngồi phía sau.Chỉ có bả mới “quởn” mà chộp bằng chế độ sport.Tui thực sự không muốn dừng lại để chụp cảnh đẹp như hồi ở bên nhà.Sau này “sếp” chê tui nhác.Hi hi,thà nhác còn hơn …đái trong quần.Nếu gặp dã thú,chắc cũng giống như cái cảnh con thỏ “sống”được cho vào chuồng cọp,hay cái cảnh một nhóm vịt con đang run rẫy ép sát vào nhau,rất tội nghiệp, trong chuồng Trăn, ở Thảo Cầm Viên thành phố HCM dạo nào,nhằm duy trì cái gọi là “bản năng” bắt mồi của “mãnh thú”.Ôi cái sự “dã man” dù là mang “nhản hiệu”nào thì cũng không thể che đậy đựợc cái bản chất “ác độc” của nó!Tệ hơn nửa,cái “ác độc” đó được “lên chương trình’ biễu diễn tại chốn công cộng mà đối tượng phần lớn là trẻ em!

Các bạn thân mến,

Những gì tui vừa kể hoàn toàn không cường điệu và các bạn không thể ngờ rằng cái đoạn đường này,cái đoạn đường không nhà cửa,không bản làng,thậm chí không bóng người , chạy xuyên qua rừng già bạt ngàn Hạ Lào nó dài đến 52km!Thiệt sự,52 cây số ngồi trên xe đò đông người,yên tâm ngắm nhìn rừng núi chập chùng xung quanh thì chỉ có cảm giác thú vị.Còn 52 cây số mà “chỉ có 2 người” nhong nhong trên con đường xa lạ,quả thật thú vị hơn gấp nhiều lần,vì nó pha trộn giửa cái cảm giác ngạc nhiên về sự phong phú tài nguyên,cái đẹp hoang dã của núi hoang rừng vắng và cái “lạnh” mình vì chẳng thấy bóng ai.

Các ban thân mến,

Mọi diễn tả lúc này cũng chỉ có giá trị “lý thuyết”,biết nói sao khi tôi chỉ có thể …thế thôi.Mai này,khi con đường trở nên tấp nập,thì cái cực khổ,cái vất vả,cái “lạnh mình”hôm nay,của chúng tôi,sẽ chỉ là quá khứ,không lập lại.Chừng đó,cái trãi nghiệm này,với chúng tôi,mới thật sự không dễ gì tìm lại.

12h25’.

Chúng tôi tới ngôi nhà đầu tiên có thể tạm nghĩ chân,vì bà xã than trưa nắng quá,đang bị nhức đầu,đó là trạm cân.Mượn đở 2 cái ghế ngồi tạm,cho đở nắng chứ không đở nóng.Bây giờ chúng tôi mới thấy cái nóng của Lào thật sự ấn tượng.Trạm đang có 2 nhân viên,chẳng biết tiếng Việt lẫn tiếng Anh nên chỉ nói bằng tiếng Tay.Chúng tôi cứ vào nghĩ đại,chứ đi tiếp biết có nhà cửa gì không.Tuy vậy,vẫn phải đi sau khoảng 20 phút nghĩ.Và cũng may mắn là cách đó không xa chúng tôi thấy có một quán tạp hóa,càng may hơn khi gặp chủ là một thanh niên Việt Nam,đây là cây số 52,nửa đường đi Attapeu.Chúng tôi chọn 2 lon Coca,giá 12.000đ tiền Việt/lon.Bà xã lấy ra 2 ổ bánh mì mua ở Plei-Kần,ăn với xút xít,cũng xong bửa trưa đầu tiên trên đất Lào.Lúc này thì chiếc xe khách duy nhất,loại 12 chỗ,mà chúng tôi gặp ở cửa khẩu,chất đầy nhóc người,dừng lại,thả xuống 2 thanh niên Việt,mặt mày bặm trợn,vác xuống một máy bơm nước,nghe nói họ đi vào rừng …

13h15.

Chúng tôi tiếp tục đi,từ bây giờ đường sá đã có nhà cửa,dù thưa thớt,thỉnh thoảng có chợ nhỏ,vài tiệm, quán có chữ Việt.Đặc biệt khi gần tới Attapeu thì 2 bên đường là những “đồn điền” cao su bạt ngàn của Tập đoàn HAGL,những cây cao su non đã đến thế chỗ cho các quần thể cây gỗ đã tồn tại từ bao đời trước đây!Một cơ ngơi mới của “lâm tặc” đang hình thành trên đất Lào.

14h45’,12-4-2012.

Chúng tôi tới Attapeu,chấm dứt cuộc hành trình trong ngày đầu tiên trên đất nước triệu voi đầy thú vị!


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (09-07-2012 01:54 PM), dieuquang (11-10-2012 05:52 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 02:31 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 08:53 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 10:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 11:47 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - ngoclam1974 - 31-05-2012, 10:02 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 02-06-2012, 01:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 07:30 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 09:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:09 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:14 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-06-2012, 10:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 13-06-2012, 03:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-06-2012, 10:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:06 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:36 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 08-07-2012, 12:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 09-07-2012 12:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 09-07-2012, 04:01 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 12:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:18 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-07-2012, 08:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 11-07-2012, 12:26 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 13-07-2012, 08:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 15-07-2012, 12:04 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:28 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:29 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:19 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:21 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:23 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 23-07-2012, 03:35 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:52 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:43 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:48 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-08-2012, 03:41 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 01:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-09-2012, 12:31 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS