Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mong Minh Ký Sự
04-09-2012, 12:31 AM (Được chỉnh sửa: 04-09-2012 03:24 AM bởi baothai.)
Bài viết: #49
RE: Mong Minh Ký Sự
Kính thưa Cậu Tám cùng quý bà con,




Cuộc rong chơi rồi sẽ đến hồi kết thúc.Con xin chân thành cảm ơn Cậu Mợ và quý bà con đã dành nhiều thời gian theo dõi cuộc rong chơi của tụi con.Hôm nay con xin gửi phần kết thúc.Mong rằng sẽ tiếp tục một thiên phóng sự mới với những hấp dẫn mới.

Kính chúc Cậu Mợ và quý bà con nhiều sức khỏe.

Kính,

Mong Phước Minh.


[Hình: attachment.php?aid=2830][Hình: attachment.php?aid=2831][Hình: attachment.php?aid=2832][Hình: attachment.php?aid=2833][Hình: attachment.php?aid=2834][Hình: attachment.php?aid=2835][Hình: attachment.php?aid=2836][Hình: attachment.php?aid=2837][Hình: attachment.php?aid=2838][Hình: attachment.php?aid=2839]





Về tới quê nhà.



11h05’,chúng tôi trở lại khách sạn,trả phòng.Mấy chú tiếp tân mang phụ hành lý ra xe,nhìn con Daehan đầy đất bụi,rồi nhìn mái tóc bạc trắng trên đầu tôi,họ nói gì đó bằng tiếng Khmer,rồi lắc đầu cười.Chắc là đang tự hỏi có thật ông già này cởi con xe cà tàng vượt mấy ngàn cây số xuyên Đông Dương hông?Mấy anh tài xế xe ôm cũng hỏi tôi mấy câu,tôi chỉ nghe 2 từ Việt Nam nên đành gạt đầu nói “Nhong tâu Việt Nam”(Tui về Việt Nam),rồi bắt tay từ giã họ,lên đường.

Chúng tôi len lỏi qua vài con phố nhỏ,chợt thấy 2 vị sư che dù đi khất thực.Hình ảnh ấy với ánh sáng ban mai rất đẹp,chúng tôi vội chụp lấy vài file ,rồi phóng xe ra đại lộ Monivong,quẹo trái chạy về hướng Việt Nam.Cuối cùng chúng tôi gặp lại đường Norodom ở chân cầu Monivong trên quốc lộ 1,vừa vượt sông Bassac.

Sau đó chúng tôi tiếp tục theo đại lộ Norodom đi về phía quê nhà.Tuy nhiên muốn cho chắc ăn,không để chạy nhầm đường mất thì giờ,tôi đã dừng lại một chốt đèn có anh CSGT,hỏi đại :“Bòn ơi,tâu na…tâu Vietnam?”(Anh ơi,đi đâu… đi Vietnam).Ha ha,anh ta đã chỉ rất nhiệt tình khi nghe cái câu hỏi (hổng biết đúng ,sai?)của tui.Sẳn dịp,tui cũng xin chộp một tấm ảnh kỷ niệm.

Chúng tôi ghé một quầy vịt quay,xá xiếu mua bánh mì và thịt để ăn dọc đường.Tình cờ bà xã lại gặp đồng hương,chị bán bánh mì là dân Long Xuyên,nhà ở cầu Cái Sơn,chị nói ở quê nghèo quá,đi qua đây thử vận,mà bán bánh mì tối ngày thì vận chắc cũng chẳng đổi được gì!Dân Thanh,Nghệ,Tỉnh..thì “tha hương” qua Lào,dân Nam bộ…thì “cầu thực” đất Nam Vang,hoặc trôi nổi lên Biển Hồ kiếm sống.Cuộc đời lưu lạc của đồng hương ,ôi cũng nhiều nỗi truân chuyên!

Từ hình ảnh của các vị sư khất thực,đến nét thiệt thà của chị Việt kiều bán hàng rong,rồi tình hình xã hội của các vùng đất mà mình đã qua,tôi chợt nghĩ đến một điều:bản chất chân thật của một tộc người được hình thành,phần lớn là do quá trình hấp thu cái tinh thần nhân ái,trung thực của một nền giáo dục nào đó.Ở các nước Myanma,Lào,Thái và Campuchia,Phật giáo Tiểu thừa được xem như là quốc đạo,từ thơ ấu,thanh niên đã được cha mẹ đưa vào chùa để học văn hóa và giáo lý nhà Phật.Cũng như nhiều tôn giáo khác,Phật giáo dạy con người sự trung thực và lòng bác ái,cho nên,từ rất nhỏ thanh niên các nước này đã thấm nhuần đức tính đó.Dẫu vẫn còn nghèo,nhưng Lào và Campuchia đã để lại trong tôi ít nhiều khâm phục về một xã hội,tuy không hoàn hảo,nhưng không quá nhiều tệ nạn,nhất là đất nước Lào,trộm cướp,giết người …không quá lộng hành.Chính lòng tham và sự dối trá là nguồn gốc của sự suy đồi về nhân cách,sự tuột dốc về đạo đức và sự sụp đổ về kinh tế!

11h36’.

Đường về quê đây rồi,quốc lộ số 2 sẽ dẫn chúng tôi về quê qua cửa khẩu Long Bình(An Phú). Vừa rời thủ đô Phnom Penh là chúng tôi bắt đầu vào địa phận tỉnh Kandal.Thật ra,Kandal là môt tỉnh đặc biệt,nó bao quanh hoàn toàn thủ đô,có nghĩa là nếu ra khỏi Phnom Penh theo bất cứ hướng nào ta cũng qua địa phận tỉnh Kan Dal .Tỉnh lỵ là thị xã Ta Khmau,nghĩa là “Ông Nội Đen”(hay là “Ông Ngoại Đen cũng được).

Khi tới Ta Khmau,tại quảng trường ngã 3,nơi có tượng “Ông Ngoại Đen”,quốc lộ chia 2 nhánh: nhánh 1,rẻ phải đi Ta Keo,về cửa khẩu Tịnh Biên,nhánh còn lại là quốc lộ 21,con đường này sẽ đồng hành cùng con sông Bassac,rất nhỏ so với nhánh Mekong,về tới Việt Nam qua huyện An Phú chảy về Châu Đốc,Long Xuyên,Cần thơ với tên là sông Hậu.Còn nhánh Mekong thì về Việt Nam qua cửa khẩu Vĩnh Xương,Tân Châu và mang tên sông Tiền.

Càng rời xa Phnom Penh thì đường sá,nhà cửa càng gần giống với Việt Nam,xen kẻ với những nhà sàn cao cẳng là những ngôi nhà mang dáng dấp Việt,thậm chí nhiều nhà gạch mới xây đã bê nguyên kiến trúc kiểu cọ rất Việt Nam.Từ đây về biên giới chỉ còn vài chục cây số,vật liệu xây dựng mua ở An Phú hoặc Châu đốc có khi còn rẻ và gần hơn mua ở Nam Vang!

Dọc đường chúng tôi gặp vài đám cưới,cũng lều rạp,cỗng cưới giống Việt Nam,cũng ca hát nhạc nhít rầm trời.

12h58’,như thường lệ,để tránh cái nắng “đứng bóng” và để nghĩ mệt,ăn trưa chúng tôi dừng tại một quán nhỏ bên đường.Về hình thức bên ngoài nếu cô chủ quán không nói tiếng Khmer thì ở đây y hệt một quán nước nhỏ ở vùng quê Nam bộ.

13h30,con Daehan lại tiếp tục đoạn đường còn lại trên đất Chùa Tháp. Con đường này,rõ ràng không quan trọng lắm nên rất ít xe lưu thông,nhất là khi về gần tới biên giới.Lúc này cái nỗi nôn nao về nhà ngày càng lớn,nó khiến tôi cảm thấy “con đường như dài ra,đi hoài không thấy tới!” Cứ đoán chừng sắp tới rồi lại …chưa.Vài ba bận như vậy thì cũng có lúc …tới nhà.Khoảng 15 giờ thì chúng tôi tới biên giới.

Từ xa nhìn thấy thanh chắn quen thuộc,chúng tôi biết sắp sửa về tới quê hương.Cửa khẩu Long Bình này chúng tôi đã đi qua hồi 2005,sau 7 năm vẫn chẳng có gì thay đổi,chưa có cái cơ ngơi bề thế như Tịnh Biên(An Giang) hay Xà Xía(Hà Tiên).Tuy nhiên,cái thay đổi lớn là những cơ sở kinh doanh chung quanh.Một biển quảng cáo cho cái Casino Crown có đủ thứ từ nhà hàng,khách sạn,Spa…đã nói lên cái công nghệ làm tiền ở vùng biên mậu xa xôi này.Mà nào chỉ có một Crown,xít vô trong tôi lại thấy thêm cái Grand Dragon,đồ sộ như một căn cứ trú ẩn của một tay trùm nào đó.Những khối nhà bê tông vừa chắc chắn vừa kín đáo khiến tôi có cảm giác người nào khi đã lọt vào đây thì sẽ không còn đường thoát khỏi!Tất cả chúng,cùng với các casino khác ở dọc biên giới phía Đông Campuchia này,đều chủ yếu hướng vào các đối tượng đến từ Việt Nam,từ các đại gia thành đạt cho đến vài quan chức đương quyền,từ những nghệ sĩ,chân dài lẫn những thanh niên nông thôn mới lớn,…Đã có quá nhiều thảm cảnh do các casino này mang đến cho nhiều gia đình người Việt,vì nó đã khai thác đúng cái…lòng tham!

Bà xã vào một tiệm tạp hóa,mua vài lon bia Angkor,cho hết mấy đồng riel cuối cùng trước khi chúng tôi xuống bến,chờ đò qua sông.

Giòng sông rộng khoảng trăm mét,là ranh giới tự nhiên giửa 2 quốc gia,nên chỉ mất chừng vài phút để chạy từ bờ này sang bờ kia.Một cơn mưa nặng hạt trút xuống ngay khi đò cập bến,như để rửa đi những bụi đường vươn bám mấy mươi ngày qua bên đất khách.Sau khi xong thủ tục tại biên phòng cửa khẩu Long Bình,chúng tôi đội mưa về ngay.

16h49’,chúng tôi tới xóm Chăm xã Đa Phước và 5 phút sau thì vượt cầu Cồn Tiên,bắc ngang 1 nhánh của Sông Hậu,chảy qua thị xã Châu Đốc.Ăn vội cho xong,mỗi người một tô mì “Vách tường”, tại khu Bồ đề Đạo Tràng,chúng tôi lại tiếp tục 55km cuối cùng về Long Xuyên.

19h30’ ngày 22-4-2012,bánh trước con Daehan chạm ngay thềm nhà,nơi mà vào lúc 09h30’ ngày 30-3-2012,nó cùng chúng tôi bắt đầu cuộc “rong chơi” suốt gần 4000 cây số,qua nhiều vùng đất quen và lạ,với nắng gió và bụi đường cùng biết bao những cảm xúc,trãi nghiệm tuyệt vời …không dễ gì có được!



Và,bây giờ,tuyệt vời nhất là đứa cháu Nội vừa nhào tới ôm Ông Bà sau 24 ngày 10 giờ xa cách.



Viết xong lúc 12h ngày 03-9-2012.

Mong Phước Minh.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 06:02 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 02:31 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 08:53 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 10:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 11:47 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - ngoclam1974 - 31-05-2012, 10:02 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 02-06-2012, 01:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 07:30 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 09:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:09 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:14 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-06-2012, 10:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 13-06-2012, 03:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-06-2012, 10:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:06 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:36 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 08-07-2012, 12:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 09-07-2012, 12:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 09-07-2012, 04:01 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 12:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:18 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-07-2012, 08:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 11-07-2012, 12:26 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 13-07-2012, 08:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 15-07-2012, 12:04 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:28 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:29 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:19 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:21 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:23 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 23-07-2012, 03:35 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:52 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:43 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:48 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-08-2012, 03:41 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 01:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-09-2012 12:31 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS