Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Rong chơi Đất Mũi theo đường Nam Sông Hậu (2)
16-10-2012, 12:00 PM
Bài viết: #1
Rong chơi Đất Mũi theo đường Nam Sông Hậu (2)
“ Nước Việt Nam ta hình chử S,trải dài từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau”.Bài địa lý học từ lúc còn ở “ trường làng” đã dạy như thế và nó đã ăn sâu trong đầu của chúng ta từ những năm tháng xa xưa ấy.Thực sự điểm cao nhất trên bản đồ địa lý là Lủng Cú,thuộc tỉnh Hà Giang.Ải Nam Quan thì thuộc tỉnh Lạng Sơn,nằm ở một vĩ độ thấp hơn,đó chỉ là khởi đầu của con đường Xuyên Việt từ Bắc vào Nam ,là cửa ngỏ từ hàng ngàn năm trước của ta thông sang Tàu, là nơi Sứ bộ “hòa bình” 2 bên qua lại và cũng là nơi chính yếu mà quân xâm lược Tàu đã nhiều lần vượt qua để thôn tính nước ta.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại cho đời một tuyệt phẩm , đó là Trường ca “Con đường cái quan”.

Tôi đi từ ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
Chia đôi một họ trăm con đã lên đường
Năm mươi người ngược núi rừng
Ðã dựng vòng biên ải
Năm mươi người trẩy theo sông tới khơi chừng
Tôi theo người vượt quan san
Ơi,ơi người ơi Ơi,ơi người ơi
Rẽ lối mòn gìn giữ quê hương ngăn dường giặc Hán
Tôi chưa về Ải Chi Lăng
Ơi,ơi người ơi Ơi,ơi người ơi
Dưới chiến bào người thấy băn khoăn thương ai đầu nguồn...

Đáng lý tôi chỉ trích 2 câu đầu thôi,nhưng như thế thì rất thiếu sót, nên tôi xin chép lại toàn bộ “đoản khúc 2” của bản trường ca, để thấy rằng Con đường cái quan đã không những bắt đầu từ Ải Nam Quan với cột mốc địa dư cụ thể mà còn khởi phát từ thời Lạc Long Quân huyền thoại!
Trước năm 2009,tôi vẫn còn nghĩ Ải Nam Quan đang nằm đâu đó ở miền cực Bắc đất nước và mong rằng sẽ có ngày đến thăm.
Năm 2008,tôi và bà xã đã theo một tour du lịch xuyên Việt bình dân,có tới cửa khẩu Hửu Nghị,chụp vài tấm ảnh kỷ niệm trên đường ranh biên giới.Đâu ngờ rằng khi đó mình đang đứng cách Ải Nam quan không xa, phía Bắc đường ranh này! Như vậy,chúng tôi đã “xém” tới được “Ải Nam Quan” mà không hay.

[Hình: attachment.php?attachmentid=89142&d=1350295443]


Còn mũi Cà Mau,nằm ở cực Nam tổ quốc,không ai có thể chiếm được,vậy mà không đến thăm,mai mốt lỡ theo Ông theo Bà thì chỉ biết tự trách mình thôi.Cho nên,dự định một chuyến đi bụi về đất Mũi nó cứ “lộn xộn” trong lòng!

[Hình: attachment.php?attachmentid=89131&d=1350294827]

Rời Tp Long Xuyên lúc 06h30' sáng ngày 17-02-2012.


Ngày 17 tháng 2 năm 2012,gia đình bên Ngoại của bà xã có tổ chức một buổi họp mặt gia tộc tại quê ở Cần thơ.Vậy là chúng tôi chuẩn bị con “chiến mã Daehan 2 bánh Hàn quốc” và lên đường lúc 6h30 sáng về dự .Rồi sau đó,sẽ đi tiếp Cà Mau!

[Hình: attachment.php?attachmentid=89141&d=1350295084]



Cái Răng , Ba Láng ,Vàm Xáng , Phong Điền
Anh thương em thì cho bạc cho tiền,….
Đừng cho lúa gạo,xóm riềng cười chê!

Đó chính là Ba Láng của ca dao mà nhiều người chúng ta đã biết.Nhà Ngoại của bà xã tui nằm “bên kia” con sông này.
Sông Ba Láng không lớn ,rộng chưa tới 200 mét,trước năm 1975 là vùng xôi đậu,bên này sông là “Quốc gia” bên kia sông là “lộn xộn”đi chơi bên đó lạng quạng có khi bị “hỏi thăm”,bởi cả 2 phía.Vì lở quen Bà xã nên tui cóc sợ,rất nhiều lần “qua sông”; may mắn chưa bị hỏi thăm lần nào.
Năm 1980, ‘sa cơ lỡ vận” ,chúng tôi dắt thằng con 5 tuổi về đây tá túc .Có lần đi buôn lậu vải từ Châu Đốc về Sài gòn,sau khi bán mấy cây vải tại chợ An Đông,lãi được ít tiền,ra Xa cảng Miền Tây,về Cần Thơ ,tới nơi thì đã quá nửa đêm, tui phải “quá giang” xe chở rác về tới cây số 9,rồi lội ra mé sông Ba Láng.Giờ đó đâu còn ghe xuồng gì ,tui cởi áo quần,vo lại một cục,dấu đôi dép dưới buội dừa nước rồi cầm quần áo,đưa lên khỏi đầu,lội qua sông .
Ba Láng,với tôi thật nhiều điều đáng nhớ.

[Hình: attachment.php?attachmentid=88571&d=1349267435]


Bây giờ Sông Ba Láng đã xây cầu, nằm trên tuyến đường Cần thơ – Hậu Giang,tôi không còn phải lội nửa!Xe gắn máy chạy thẳng về tới nhà Ngoại.
THANK YOU
[-] minhmong được 4 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (17-10-2012 02:31 PM), baothai (19-10-2012 01:28 AM), quangvu (23-10-2012 07:30 PM), MyHang (07-11-2012 11:17 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
Rong chơi Đất Mũi theo đường Nam Sông Hậu (2) - minhmong - 16-10-2012 12:00 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS