Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHẤT ĐỘC TRONG THỨC ĂN
20-10-2012, 05:36 AM
Bài viết: #1
CHẤT ĐỘC TRONG THỨC ĂN
THỰC PHẨM MÀ CẢNH BÁO ĐỦ THỨ CÓ LẺ CHỈ CÒN NHỊN ĂN THÔI NHƯNG BIẾT ĐỂ GIỚI HẠN NHỮNG MÓN ĐÃ LỞ KHOÁI KHẨU VẪN HƠN, OK??

THỰC PHẨM NHIỂM ĐỘC
Tại cuộc họp ngày 19/10, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, kết quả kiểm tra 45 mẫu cá tại các chợ ở một số địa bàn trọng điểm phát hiện 14/45 mẫu chứa hàm lượng histamine vượt ngưỡng cho phép. Riêng tại TP HCM, đoàn kiểm tra lấy 12 mẫu cá thì có 10 mẫu nhiễm chất nói trên.

Cục trưởng Nguyễn Như Tiệp cho hay, histamine ở nồng độ thấp vẫn gây ngứa ngáy, dị ứng; cao hơn thì gây ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. "Điều nguy hại là chất này rất bền nhiệt, nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn giữ nguyên tồn dư nên rất độc cho người tiêu dùng", ông Tiệp nói.

Cũng theo ông, kiểm tra cho thấy 55% mẫu nhiễm histamine đều xuất phát từ các chợ bán lẻ, chủ yếu trên cá thu, cá ngừ. Với chất này, thời gian bảo quản càng lâu, nhiệt độ càng tăng thì tồn dư độc hại ướp trong cá sinh ra càng lớn. 54/50 mẫu cá qua kiểm tra cũng phát hiện chất urê dùng ướp cá, giúp cá tươi lâu. Hàm lượng phát hiện ở mức thấp, song Cục này khuyến cáo, nếu lạm dụng urê quá nhiều để giữ tươi cá, hải sản sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Trong khi đó, Cục Thú y cho biết, kiểm tra 40 mẫu thịt bò khô tại TP HCM và Hà Nội cho thấy, 20 mẫu nhiễm Ecoli (trong ngưỡng giới hạn), 3 mẫu nhiễm chất tạo màu sudan và một mẫu nhiễm salmonella. Tất cả các cơ sở sản xuất bò khô đều không đảm bảo yêu cầu về bao gói nhãn mác. Còn về chất sudan, Cục này đang chờ Bộ Y tế xác định về ngưỡng cho phép trong thực phẩm vì Bộ Nông nghiệp chưa có văn bản quy định sudan được sử dụng trong thực phẩm không.

Ngoài bò khô, kết quả thanh, kiểm tra còn phát hiện một mẫu măng khô chứa lưu huỳnh và sunfite vượt ngưỡng cho phép (500 ppm). Độc tố tự nhiên cyanite trong măng tươi cũng được phát hiện với hàm lượng cao. Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng măng tươi, hoặc phải chế biến kỹ ở nhiệt độ cao để tránh chất cyanite sản sinh tự nhiên trong loại măng này. Ngoài ra, kiểm tra 182 mẫu hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc phát hiện 2 mẫu lựu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, rau quả chứa nhiều hóa chất độc hại không hoàn toàn xuất phát từ biên giới mà có yếu tố nội địa. Vì vậy, công tác thanh kiểm tra các lô hàng trong nước cần được tăng cường. Ông Phát yêu cầu các Cục, Vụ nhanh chóng chọn ra những nhóm thực phẩm có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao để tập trung giám sát và công bố cho người tiêu dùng biết.

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng, rau quả nội địa lâu nay đều được kiểm tra thường xuyên theo chương trình giám sát chung. Cục đã chỉ đạo hai trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật rà soát 50 loại hóa chất có nguy cơ trên rau củ quả, địa bàn cả nước và sớm có kết quả công bố.

Cũng theo ông Hồng, qua kiểm tra, kết quả nhìn chung cho thấy hơn 50% mẫu rau quả nhiễm vi sinh vật, 25% có độc tố tự nhiên và 25% nhiễm các hóa chất (chủ yếu trong quá trình bảo quản).


KỶ NGHỆ ÉP TRÁI CÂY CHÍN NHANH

Để mít, sầu riêng chín nhanh, người ta bơm hóa chất vào cuống. Với xoài, chuối thì ngâm quả vào dung dịch đã hòa với nước. Các loại trái cây khác thì phun hóa chất như phun sương.
Những năm trước, các loại trái cây thường được ủ chín bằng phương pháp thủ công như ủ bằng rơm, lúa… Cách làm này nay đã dần đi vào “quên lãng”, thay vào đó người ta sử dụng một loại hóa chất đang bán trôi nổi trên thị trường.


Chín vàng sau một đêm

Ngày trước, nêu thắc mắc với một số người bạn ở huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận), là những chủ vựa mít ở huyện này, sao ủ mít giỏi thế? Một vựa mít đủ các loại, trái già có, trái non có nhưng trái nào cũng được ủ chín sau khi chủ vựa thu gom từ các hộ trồng mít về. Câu hỏi này mới đây đã được sáng tỏ: các thực phẩm hiện nay đều chín nhờ hóa chất.

Đi thực tế ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh, là vùng trồng mít nhiều nhất tỉnh, thăm dò được biết ở thị trấn Đức Tài có một cửa hàng vật tư nông nghiệp bán kèm hóa chất này nhưng không phải ai cũng mua được, chỉ có người quen thường mua thì chủ cửa hàng mới bán.

Tuy chưa đến vụ mít nhưng anh T. - người được nhờ mua dùm - đến cửa hàng này mua chai hóa chất ủ trái cây chín vàng không gặp trở ngại gì vì lúc nào cửa hàng cũng có. Qua tìm hiểu được biết, chai hóa chất không chỉ ủ mít mà có thể sử dụng ủ đủ thứ loại trái cây như: chuối, xoài, rầu riêng, sapôchê (hồng xiêm), nho, cà phê, chôm chôm, măng cụt, bơ… Công dụng của sản phẩm này được quảng cáo là làm cho trái cây chín nhanh, chín đều, chín đồng loạt và có màu sắc đẹp hơn so với chín tự nhiên hoặc ủ theo cách thủ công.

[Hình: attachment.php?aid=3160]
Anh Đ. - một người đã có nhiều năm làm nghề buôn mít ở thị trấn Đức Tài - tiết lộ, bí quyết làm cho mít, sầu riêng chín nhanh, múi mít, sầu riêng có màu vàng bóng cực bắt mắt đó là pha một lượng hóa chất này với nước ở mức độ nhất định, sau đó dùng vật nhọn đâm thủng cuống và bơm trực tiếp vào cuống mít hoặc sầu riêng. Chỉ qua ngày hôm sau trái cây sẽ chín đồng loạt 10 trái như 10.

Đối với chuối và xoài thì pha 10 - 25 ml (nếu muốn chín nhanh thì pha đậm hơn) cho 1 lít nước sau đó nhúng chuối hoặc xoài vào dung dịch đã pha với nước, khoảng 3 đến 5 phút vớt ra để khô, sau đó ủ qua đêm trái sẽ chín vàng. Đối với các loại trái cây khác cũng pha như trên nhưng phun sương cũng sẽ chín vàng tương tự.


Không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tẩm” hóa chất để trái cây chín vàng bắt mắt. Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” cũng bằng hóa chất này. Việc sử dụng hóa chất để ép chín và bảo quản trái cây khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.


Anh Đ. còn tiết lộ một loại hóa chất khác giống như viên thuốc, to bằng đồng tiền xu. Loại hóa chất này làm cho bắp chuối to hơn bình thường. Một viên hóa chất này pha với nước rồi phun trực tiếp vào bắp chuối trên cây, sau đó dùng rơm bó lại bằng túi nylon, vài ngày sau bắp chuối từ 2 kg có thể to lên 5 kg. Mỗi gói chỉ có giá 15.000 đồng nhưng phun được 10 bắp chuối. Hai loại hóa chất này hiện đang được sử dụng rất nhiều ở huyện Đức Linh.

Nhiều nông dân còn gọi hóa chất để làm bắp chuối to hơn bình thường là viên độc GA4, loại này bên dưới nhãn hiệu ProGibb T98 có một dòng chữ Gibberellic Acid 1g.96%. Tên của nhà sản xuất được ghi trên vỏ bao bì là “BIOCHEMICAL PRODUCTS”. Thành phần của thuốc được in “GA4 - A7 + 6BA”.

Những hóa chất cực độc

Loại hóa chất dùng ép trái cây chín nhanh ngoài vỏ chai ghi do Công ty TNHH sinh học HPH, ở thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. Dung dịch trong chai có thể tích 0,5 lít, có dạng lỏng sệt, màu vàng như dầu ăn, mùi rất khó chịu. Trong thành phần của chai hóa chất này ghi là được sản xuất từ chất Ethephon (là chất dùng để kích thích mủ cao su).

Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng dùng Ethephon để kích thích cây cao su và chỉ có 12 công ty đăng ký, không có tên Công ty HPH hay Viện Sinh học nhiệt đới. Đặc biệt, hóa chất này cũng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo Quyết định 867/BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y tế. Theo đó, các nghiên cứu khoa học về độc tính của Ethephon chỉ ra rằng chất này gây kích ứng mắt khiến mắt xót, đỏ. Hóa chất này còn tác động trực tiếp lên da gây ăn mòn, sưng tấy và đỏ da.
[Hình: attachment.php?aid=3161]
bơm hóa chất ngày hôm sau sẽ chín

Theo Thông tư số 10/ 2012/TT - BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam thì hoàn toàn không thấy có hoạt chất GA4 trong danh mục được lưu hành.

Trong phần danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng chỉ có hoạt chất Gibberellic acid (GA3) được phép lưu hành để kích thích sinh trưởng các loại cà phê, lúa, bông vải… Tuy nhiên, dù cho phép hoạt chất GA3 được lưu hành nhưng người sử dụng luôn được khuyến cáo sử dụng đúng liều lượng, không vượt 0,15mg/kg đối với trái cây và phải cách ly từ 5 đến 7 ngày mới được thu hoạch sản phẩm.

Hiện trong danh mục chỉ có Công ty Hóa phẩm Thiên Nông đăng ký hoạt chất Gibberellic acid (GA3) kích thích sinh trưởng. Đối với viên GA4 (dùng để kích thích bắp chuối to hơn bình thường) không nằm trong danh mục được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, nên cần phải có cơ quan chức năng kiểm định thì mới biết được độc hại của loại hóa chất này.


ĐÂY LÀ ĐIỀU LÀM DQ TUY HẢO TRÁI CÂY NHƯNG DẦN CŨNG CHẠY TRÁI NỘI KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC LẮM.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
CHẤT ĐỘC TRONG THỨC ĂN - dieuquang - 20-10-2012 05:36 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS