Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
05-02-2013, 07:20 AM
Bài viết: #21
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
TẾT 2013 NÊN DQ TAM 5 MƯỢN CHỔ NÀY GỬI DẨN CÁC HÌNH ÃNH LIÊN QUAN TẾT 2013 ĐẾN GQ NHÉ.
ảnh chộp mới nhất.

[Hình: attachment.php?aid=4640]

[Hình: attachment.php?aid=4641]

[Hình: attachment.php?aid=4642]

[Hình: attachment.php?aid=4643]

[Hình: attachment.php?aid=4644]

[Hình: attachment.php?aid=4645]


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-02-2013 08:38 AM), MyHang (05-02-2013 09:43 AM), langtrang (10-02-2013 08:05 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 01:59 PM)
05-02-2013, 09:55 AM
Bài viết: #22
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
Cám ơn Anh Hai rất nhiều,những bài thơ về hoa Mai hay quá, đôi lúc nghỉ Hoa Mai rất nhiều ý nghĩa và chỉ có Tết mới có nhiều hoa Mai để mình ngắm và nhà nào cũng có sự hiện diện của Hoa Mai.Năm nào gia đình em cũng đi Hội Hoa Xuân Tao Đàn và đường hoa Nguyễn Huệ , phải công nhận các nghệ nhân VN tài thật mỗi năm đều có những đặc điểm mới , không khí Sài Gòn mấy ngày nầy thật thích . em mếm Sài Gòn tự thỏa nào , Sài gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi
Thân chúc Gia đình Anh Chị nhiếu sức khỏe , hạnh phúc ,thật nhiều may mắn và niềm vui trong năm mới
Riêng Thiếu tá Quốc Bảo , quản lý trang Gốc quê , Dì chúc Thái Gia trang nhiều sức khỏe ,luôn hạnh phúc và thành đạt nhiều hơn trong công việc, phát tài phát lộc nhé
THANK YOU
[-] MyHang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-02-2013 10:32 AM), dieuquang (05-02-2013 08:32 PM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:00 PM)
05-02-2013, 08:39 PM
Bài viết: #23
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
[Hình: attachment.php?aid=4649]

[Hình: attachment.php?aid=4650]

[Hình: attachment.php?aid=4651]

[Hình: attachment.php?aid=4652]


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (06-02-2013 10:27 AM), baothai (08-02-2013 02:03 AM), langtrang (10-02-2013 08:05 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:00 PM)
05-02-2013, 08:47 PM
Bài viết: #24
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
MỜI XEM MỘT PHONG TỤC XƯA NHUNG RẤT HAY.

Chỉ còn vài ngày nữa là tết cổ truyền của người Việt đến, khắp nơi nơi đã rộn ràng bao sắc xuân. Cây cối đang đâm chồi nảy lộc, chim én chao nghiêng báo mùa xuân về. Trong không khí mừng xuân mới, chợt nhớ câu thành ngữ “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”.

Câu thành ngữ là lời răn dạy những bậc hiếu tử phải biết lễ nghĩa ở đời, phải luôn khắc cốt nghi tâm công lao trời bể của bậc phụ mẫu để rồi dù có đi đâu cũng luôn nhớ ngày này để về thăm mẹ, thăm cha. Tuy còn nhiều dị bản (Mồng một ăn tết nhà cha/ Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy; Mồng một tết mẹ, tết cha/ Mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy…). Nhưng dù có nói theo cách nào đi nữa thì câu chuyện lễ nghĩa ở đây cũng chỉ xoay quanh trong “ba ngày tết” (Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết). Đây là khoảng thời gian chủ chốt, là tiêu điểm của các hoạt động hướng về cái Tết cổ truyền thiêng liêng của dân tộc ta (Sang ngày mồng 4, mồng 5 chẳng hạn, không khí tết vẫn còn nhưng cảm xúc và ý nghĩa của nó đã giảm đi nhiều). Cha là người dưỡng dục ta (Công cha như núi Thái Sơn), là hiện thân của “họ hàng bên nội”, còn mẹ là người cù lao chín tháng mười ngày sinh ra ta (Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra), là hiện thân của “họ hàng bên ngoại”. Công cha, nghĩa mẹ cao rộng trời bề nên dù có đi đâu xa thì ngày tết vẫn phải về sum họp và chúc tết ba mẹ.

Theo tục xưa truyền lại thì sáng ngày mồng một vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Theo thông lệ, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khoẻ và những điều tốt lành. Ông bà, cha mẹ bên nội cũng chúc tết lại con cháu kèm theo những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều gọi là cho lộc con cháu để con cháu lấy may.
[Hình: attachment.php?aid=4655]

Đến mồng hai Tết, vợ chồng con cái lại sang chúc tết bên nhà ngoại. Nghi lễ chúc tết cũng tương tự như bên nhà nội. Sau những nghi thức trang trọng, đầm ấm và thân tình như thế, ông bà cha mẹ con cháu thường quây quần, sum họp bên nhau cùn thưởng thức bữa cố tết đông vui. Nghi thức chúc và ăn tết ngày đầu xuân bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người dân Việt, đặc biệt là tuổi thơ về hạnh phúc gia đình đầm ấm, có trên có dưới, đầy đủ, viên mãn. Nếp sống đẹp ngày Tết thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại – cái gốc sinh thành và giáo dưỡng mình nên người.
[Hình: attachment.php?aid=4654]

Sang ngày mồng ba, người Việt thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo. Với tinh thần tôn sư trọng đạo, người Việt quan niệm Nhất tự vi sư, bán tự vi sư nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy – để tỏ lòng tri ân người có công khai tâm cho con người bằng trí thức, bằng chữ.
[Hình: attachment.php?aid=4653]

Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy là môt phong tục tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời xưa. Đây là nét văn hóa đã được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ. Việc giữ gìn, bảo tồn phong tục này trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt là việc làm cần thiết bởi cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, mỗi quan hệ tôn ti trật tự trong gia đình đã có nhiều thay đổi. Nhiều người con vì mải mê làm việc kiếm tiến mà quên đi cha mẹ, không những vậy có những kẻ vì danh lợi mà đối xử tàn tệ với cha mẹ. Tết cha, tết mẹ phải ở cái tâm bởi không tâm thì dù quà cao cỗ đầy cũng không bằng một chén rượu nhạt hay miếng trầu thơm!


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (06-02-2013 10:28 AM), baothai (08-02-2013 02:03 AM), langtrang (10-02-2013 08:05 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:02 PM)
05-02-2013, 08:51 PM
Bài viết: #25
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
và mời xem thêm ít chuyện thật ngắn xuân:

RỖI
Này bà, năm nay chúng nó bảo khó khăn không về được. Bà nhớ đừng mua hạt dưa đấy.
- Ừ, răng đâu mà cắn ông nhỉ - bà cười móm mém.
- Khỏi mua lôtô, bầu cua, cờ tướng... mất công.
- Ừ, tay đâu mà chơi ông nhỉ - giọng bà nghèn nghẹn.
- Khỏi ngâm kiệu, hành. Đừng nấu bánh chưng chi cho mệt. Hàng xóm cho là đủ ăn rồi.
- Vậy mình làm gì cho hết tết ông nhỉ? - mắt bà hoe hoe.

TẾT THẦY
Bố ạ, mỗi năm con thích nhất được nhìn thấy bố trong ngày mồng 3 tết.
Bố hôm ấy khác hẳn thường ngày. Không còn vẻ bệ vệ quyền uy. Không xế hộp sang trọng, không cặp samsonite kiểu cách.
Bố hôm ấy dậy sớm hơn bình thường. Bố không mặc những bộ vét đắt tiền mọi khi mà chọn một chiếc sơmi giản dị. Bố chải tóc rẽ ngôi ngay ngắn rồi dắt chiếc xe máy cũ ra khỏi nhà dù tay lái bố không còn vững.
Bố đi chúc tết thầy.

TINH KHÔN
Sau một vòng thám thính, Chuột Nhắt báo cáo với Chuột Chù:
- Đại ca ơi, tết năm nay "vả" rồi, gia chủ toàn cất đồ ăn trong tủ lạnh, ở ngoài chỉ còn hai bịch hạt dưa khác loại hớ hênh.
- Có còn hơn không! - Chuột Chù tặc lưỡi.
- Mà em nghe lũ gián đồn loại hạt dưa nhuộm màu có hóa chất gây bệnh đó đại ca. Chắc mình ăn loại không màu cho nó lành.
- Chớ có mà dại dột. Tao chưa thấy thằng nào chết vì màu, nhưng khối đứa chết vì thuốc tẩy.

TỘI NGHIỆP
Một bầy chim én vừa tung cánh vào trời xanh vừa tự hào chíu chít:
- Phía dưới bao người đang ngóng đợi chúng ta, những sứ giả của mùa xuân mang niềm vui đến muôn nhà.
Bất giác chúng trông thấy vài con chim vật vã bay loạng choạng như sắp đứt hơi bèn lấy làm kinh ngạc:
- Này, mùa xuân ấm áp đẹp tươi sao các bạn lại tả tơi đến thế?
Một chú chim xơ xác thều thào:
- Chúng tớ là chim phóng sinh. Sáng giờ được phóng năm lần rồi.

THẤT SỦNG
Sầu Riêng than thở với Măng Cụt:
- Chúng ta là loại trái cây sang quý, suốt năm bao người thòm thèm. Thế mà tết đến lại phải chịu cảnh ra rìa, nhìn lũ quê mùa Cầu, Dừa, Đủ, Sung lên ngôi, thật mất mặt.
Măng Cụt ngáp dài tự thán:
- Ai biểu tên chúng ta đẹp quá làm gì!
Ở quầy hàng gần đó, Tiêu hóng chuyện nãy giờ quay sang nói với Điều:
- Hic, tưởng chỉ có chúng ta hẩm hiu, ế ẩm.

TIẾC
Khuya rồi mà con bé vẫn thút thít, mẹ nó dỗ dành:
- Đừng khóc nữa để ông bà ngủ, mẹ hứa sang năm sẽ mua nhiều đồ đẹp cho con!
Hôm sau bà mua về thật nhiều áo quần đẹp cho con bé.
Mẹ thấy vậy áy náy:
- Năm nay chúng con chẳng biếu bố mẹ nhiều, tiền đâu mà mẹ...
Bà khoát tay:
- Bố mẹ có để dành một ít, con đừng lo.
Trở về phòng, bà nói với ông:
- Biết vậy hồi xưa bọc vàng cả hàm ông nhỉ!

NO
Cuối năm rồi mà cha vẫn biệt tăm. Ngày nào mẹ với nó cũng ngóng ra biển, mong một cánh buồm quen.
Đêm. Gió thốc mạnh vào mái tranh mang theo cát mịt mù. Nó vừa ăn cơm vừa lừa cát, tưởng tượng như lừa xương cá, mắt cay cay nhớ cha.
Rồi cha nó cũng về khi những cây đào ven biển lác đác nở hoa. Quà cho nó là con cá to nhất.
Nó ăn không kịp nuốt, rồi mắc nghẹn, nước mắt ứa ra:
- Cha ác lắm, đi lâu chi rồi cho con ăn cá thiệt to, con nghẹn chết!

VÀNG
Đêm. Chị lao công vừa cặm cụi quét đường vừa canh cánh nỗi niềm tết khó. Bất chợt chị trông thấy một vật bằng vàng dưới chân bèn nhặt lên, tay run run, ánh mắt khấp khởi.
Một lúc sau có đôi nam nữ đến gần chị dáo dác tìm quanh:
- Nãy giờ cô có nhìn thấy sợi dây chuyền nào không ạ? - cô gái cất tiếng hỏi nhưng chị lắc đầu, nén chặt sự áy náy.
Cô gái thẫn người rồi bưng mặt khóc vì đó là kỷ vật của mẹ cô.
- Có phải cái này không? - chị lao công vờ cúi nhặt dưới vệ đường.
Đón sợi dây, cô gái cảm ơn rối rít. Nhìn họ vui vẻ rời đi, chị thanh thản nhủ thầm: "Ăn tết bằng nỗi buồn của người khác cũng không vui".

HỨA
Trong khuôn viên trường mù có hai thằng bé đang chơi bài. Những quân bài được làm dấu phân biệt một cách khéo léo. Vừa chơi chúng vừa chuyện gẫu:
- Người ta nói má tao đẹp lắm mày ơi!
- Ừ, biết rồi, nói hoài.
- Đẹp như hoa hậu luôn!
- Đẹp thì sao, đẹp mà có bao giờ muốn rước mày về không?
Thằng bé kia quăng bài xuống đất, nước mắt chan hòa:
- Má tao hứa sang năm đón tao về mà!
Nói xong nó òa khóc vì nhớ ra má nó đã hứa vậy từ rất lâu rồi.

HOA MỸ
Sinh nhật cô gái, chàng trai tặng cô một đóa hồng tuyệt đẹp. Tiếc thay, không phải hoa thật.
Cô gái tỏ vẻ thất vọng:
- Đến hoa tặng em anh cũng chọn hoa giả, thì tình yêu của anh liệu có thật chăng?
- Hoa thật sẽ úa tàn, còn tình yêu anh dành cho em vĩnh viễn thắm tươi như bông hoa này, em ạ!
Họ kết hôn, rồi sau đó chia tay vì chàng trai phản bội.
Bông hoa vẫn thắm tươi.
Lẽ tự nhiên, sự dối trá bao giờ cũng có vẻ ngoài đẹp đẽ.

BẤT NGỜ CUỐI CÙNG
Lần thứ ba thấy anh cười, nàng không thể kiên nhẫn hơn:
- Anh làm gì tủm tỉm suốt thế?
- À... chả là... hôm trước anh nói dối bố mẹ không về được em ạ. Anh muốn dành cho các cụ một bất ngờ.
- Anh ác thế, khéo các cụ buồn.
- Vậy mới bất ngờ chứ! Mà sao tàu chậm thế nhỉ, sắp giao thừa rồi...
Điện thoại anh bỗng reo, phía bên kia giọng mẹ anh sốt ruột:
- Con đi đâu khóa cửa cả ngày, bố mẹ định làm con bất ngờ cũng không được!
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (06-02-2013 10:57 AM), baothai (07-02-2013 06:44 AM), langtrang (10-02-2013 08:06 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:08 PM)
06-02-2013, 11:03 AM
Bài viết: #26
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
Xem những truyện Xuân ngắn có vui , có sâu sắc nhiều ý nghĩa làm mình phải nghỉ suy , Cuối cùng không gi cao quý hơn tình cảm Cha mẹ giành cho con cái .Cám ơn Anh Hai rất nhiều
THANK YOU
[-] MyHang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-02-2013 06:44 AM), dieuquang (07-02-2013 02:21 PM), langtrang (10-02-2013 08:06 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:08 PM)
06-02-2013, 04:26 PM
Bài viết: #27
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
NHỮNG PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ…. Từ già đến trẻ ai cũng biết, ngày tết trong nhà ít nhất cũng phải có cành hoa, bánh chưng, chai rượu…

1. Tống cựu nghinh tân
Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, cùng hàng xóm vệ sinh nhà thờ, đường xóm, tắm giặt, mua sắm quần áo mới và mọi thứ thức ăn, vận dụng trong ngày tết.
Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi, không cãi cọ nhau, không vứt rác bừa bãi, không nghịch ngợm, trách phạt nhau…. Đối với hàng xóm láng giềng, trong năm cũ có điều gì không hay không phải đều xuý xoá hết, tất cả mọi người dù lạ dù quen, sau phút giao thừa đều niềm nở, vui vẻ và chúc nhau những điều tốt lành.

2. Lễ rước vong linh ông bà
Chiều 30 tháng Chạp, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị các thức ăn và trái cây được xếp thành mâm cỗ để dâng lên bàn thờ. Đây là dịp cả gia đình quây quần tưởng nhớ đến vong linh ông, bà, tổ tiên… và cùng nhau kể chuyện năm cũ, ước nguyện năm mới.

3. Xông nhà (hay “xông đất”)
Người Việt ta có tục xông nhà rất thú vị. Đầu năm mới mà người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm đó. Vì thế, những ai “nặng vía” thì phải chú ý vì nếu lỡ đến nhà ai sớm, mà trong năm đó người ta gặp chuyện gì không may sẽ “đổ” tại mình “vía không tốt”. Và trong những ngày giáp Tết, gia chủ sẽ tìm người nào “nhẹ vía” và hợp tuổi với chủ nhà để nhờ xông đất. Cũng có khi không tìm được ai, chủ nhà sẽ tự mình xông nhà cho chính họ.
Đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ra ít khách, không ai dám đi đến nhà khác sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

4. Hái lộc
Sau những giờ phút đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi hái lộc. Hái lộc thường diễn ra tại các đình, chùa. Khi đến đây, mỗi người sẽ hái một cành cây non và mang về nhà như một sự “rước lộc”. Bởi ai cũng hy vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.
[Hình: attachment.php?aid=4656]

5. Chúc thọ, chúc Tết
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm làng giềng, bạn bè thân thích, đồng thời chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Người nào thích điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất, luôn hướng tới sự tốt lành và kiêng nói tới những điều rủi ro hoặc xấu xa.
Chúc thọ của người Việt trong ngày đầu năm mới thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử. Đó là dịp để mỗi người con, người cháu bày tỏ tình cảm, lòng hiếu thảo, kính yêu đến ông bà, cha mẹ và những người xung quanh.
Trong những ngày Tết, làng xóm, bạn bè nô nức đến thăm nhau, chúc nhau sức khỏe, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phát tài tài phát lộc… Đây cũng là dịp gắn kết mọi người với nhau, những cái bắt tay dường như đã xóa hết sự hiểu lầm, hờn giận của năm cũ và mời nhau ly rượu nồng ấm để hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới.
[Hình: attachment.php?aid=4657]

6. Lì xì
“Lì xì” nguyên là chữ “lợi thị” (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Ông bà cha mẹ sẽ chuẩn bị một ít tiền cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng trông rất bắt mắt để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích và dành những lời chúc hay nhất đến bọn trẻ như hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn…
[Hình: attachment.php?aid=4658]

7. Quà tết, lễ tết
Đi chúc Tết kèm theo những món quà, giỏ quà là điều vô cùng quý, đặc biệt là những ngày trước Tết. Bởi dù to hay nhỏ món quà ấy đều thể hiện mối ân tình, sự biết ơn và tôn kính.
Các cụ ngày xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, vì vậy chúng ta không nên lạm dụng quà Tết, lễ Tết để thể hiện “cho được” tình cảm của mình với người thân, bạn bè, làng xóm… Tình cảm phải thực từ tâm, những lời chúc ý nghĩa, ly rượu thơm nồng chan chứa tình cảm, cái bắt tay hay vòng tay siết chặt… tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết cổ truyền dân tộc.

8. Khai nghề
Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày mồng Một, tất cả “ Tứ dân bách nghệ” đều chọn ngày “khai nghề”, nếu mồng Một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu, riêng khai bút thì giao thừa xong chọn giờ hoàng đạo thì bắt đầu.

Mùng 1 Tết (10/2, chủ nhật, Đinh Mùi): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Đông.

Mùng 2 Tết (11/2, thứ 2, Mậu Thân): Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Bắc (Tài thần).

Mùng 3 Tết (12/2, thứ 3, Kỷ Dậu): Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Nam (Tài thần).

Mùng 4 Tết (13/2, thứ tư, Canh Tuất): Không lợi xuất hành. Có thể mở hàng, đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Tây Nam (Tài thần).

Mùng 5 Tết (14/2, thứ 5, Tân Hợi): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Tây Nam (Tài thần).

Mùng 6 Tết (15/2, thứ 6, Nhâm Tý): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Tây.

Mùng 7 Tết (16/2, thứ 7, Quý Sửu): Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Tây (Tài thần).

Mùng 8 Tết (17/2, chủ nhật, Giáp Dần): Không lợi xuất hành, đi lễ. Có thể mở hàng. Nếu cần xuất hành chọn hướng Đông Nam (Tài thần).

Mùng 9 Tết (18/2, thứ 2, ất Mão): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Đông Nam (Tài thần).

Mùng 10 Tết (19/2, thứ 3, Bính Thìn): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Đông.

Qua liệt kê ở trên có thể thấy:
Ngày tốt cho xuất hành, gặp mặt đầu năm: mùng 1 (10/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2).
Ngày tốt cho mở hàng, giao dịch ký kết đầu năm: Mùng 1 (10/2), mùng 4 (13/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 8 (17/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2). Ngày tốt mở hàng nhiều, báo hiệu sự khởi sắc của nền kinh tế, tuy chưa rõ rệt.
Ngày tốt cho cúng tế, đi lễ đầu năm: Mùng 1 (10/2), mùng 2 (11/2), mùng 3 (12/2), mùng 4 (13/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 7 (16/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2).

9. Kiêng không hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết
Tục này nguyên từ bên Tàu, trong “ Sưu thần kỳ” có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày tết, ta bắt chước và đến nay vẫn nhiều người theo tục này.

10. Cúng giao thừa ngoài trời
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.
[Hình: attachment.php?aid=4659]

11. Mâm ngũ quả
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả cúng gia tiên. Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.
Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Mâm ngũ quả ngày Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới. Mỗi loại quả được lựa chọn để sắp xếp trong mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa riêng nhất định:
Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
Quả phật thủ giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.
Táo: có nghĩa là phú quý.
Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.
Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Nải chuối như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Quả trứng gà như hình đào tiên: lộc trời.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
Xoài có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật.
Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Mâm ngũ quả miền Trung
Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!

Mâm ngũ quả miền Nam
Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi: “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.
[Hình: attachment.php?aid=4660]

Nó thể hiện sinh động cho ý tưởng, triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


File đính kèm Thumbnail(s)
                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-02-2013 06:45 AM), langtrang (10-02-2013 08:06 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:15 PM)
07-02-2013, 06:46 AM
Bài viết: #28
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
Cám ơn Dượng Hai đã post những bài viết hay về Tết làm cho con nhớ Tết quê nhà quá đi thôi...


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (07-02-2013 02:21 PM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:15 PM)
07-02-2013, 02:26 PM (Được chỉnh sửa: 08-02-2013 05:08 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #29
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
TẾT QUÝ TỴ CẬN KỀ DQ GÓP THÊM CÂU CHUYỆN CƯỜI CHÚT CHƠI VỀ MÂM NGỦ QUẢ:

Kiêng cữ vào Ngày Tết

Tết đến nhà nào cũng đủ thứ kiêng cữ

Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền

Mua chuối: sợ làm ăn khó "ngóc"

Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng

Mua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'

Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên

Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng

Mua táo: sợ rồi… bón cả niên


Dưa thì cũng sợ dây dưa mãi

Bánh tét sẽ bị rách cả năm


Bởi vì vận số sẽ long đong

Trái tắc lại càng nên kiêng đấy

Bế tắc mọi điều xui cả năm

Bánh ít không được ăn ngày Tết

Cử gì đây nữa…. thôi thì :
“Quyết định sắm 1 mâm hoa quả như năm ngoái để cúng Giao Thừa năm Nhâm Thìn 2013 nầy cho cái thân gìa.
Năm nay cúng tết không phải chỉ cho riêng mình hưởng mà thằng con nhỏ cũng có phần…

Hồi xưa nghe thiên hạ biểu sắm Mãn Cầu- Dừa- Xoài- Đu Đủ để cúng, nên làm theo cũng mong được Cầu Vừa Xài Đủ.
Cúng hoài liên tiếp mấy năm, không thấy Vừa Đủ gì hết, năm nào cũng thiếu hụt.
Sau đó phải thay đổi chiến lược, mua Mãng Cầu , Xoài, Tulipe & Bagage(xe đạp). Ý là muốn Cầu Xài Líp Baga !
Cũng không thấy kết quả gì , mà còn thiếu hụt nặng thêm.
Năm nầy dứt khoát không nghĩ đến tiền ($$$$) nữa.
mà chơi bạo, sẽ lập 1 mâm trái cây sau đây để cúng:
MĂNG Cụt - VÚ Sữa- Trái VẢI- SẦU Riêng.
Kệ nghèo thì nghèo, ít ra cũng được :…….
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (08-02-2013 02:08 AM), langtrang (10-02-2013 08:06 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:17 PM)
08-02-2013, 02:35 PM (Được chỉnh sửa: 08-02-2013 05:10 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #30
RE: MỪNG XUÂN QUÝ TỴ
NÀO MỜI XEM HỘI HOA XUÂN TAO ĐÀN 2013

[Hình: attachment.php?aid=4661]

[Hình: attachment.php?aid=4662]

[Hình: attachment.php?aid=4663]

[Hình: attachment.php?aid=4664]

[Hình: attachment.php?aid=4665]

[Hình: attachment.php?aid=4666]

[Hình: attachment.php?aid=4667]

[Hình: attachment.php?aid=4668]

mời xem tiếp sau


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (10-02-2013 08:06 AM), Hoang Oanh (16-02-2013 02:17 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS