Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
10 Món đặc sản Cần Thơ
15-04-2013, 02:44 PM
Bài viết: #2
RE: 10 Món đặc sản Cần Thơ
dq xin thêm chút chút mời bà con xem thêm vậy

Nằm giữa dòng sông Hậu hiền hòa, khu du lịch Phù Sa được xây dựng với rất nhiều đặc trựng sông nước vùng ĐBSCL và gần gũi với thiên nhiên. Chỉ khoảng 10 phút ngồi xuồng máy đi từ bến Ninh Kiều - Tp.Cần Thơ đã đến với khu du lịch Phù Sa, du khách sẽ được hòa mình trong khoảng không gian tươi đẹp với 30ha rừng bần và bầu không khí trong lành trên cồn Ấu thơ mộng.
[Hình: attachment.php?aid=5471]
Đi trên sàn đạo bao quanh khu du lịch dài khoảng 2km, khách đến với Phù Sa sẽ đi từ thú vị này đến thú vị khác bởi đây là khu du lịch sinh thái được thiết kế rất khác biệt vời rất nhiều khu du lịch sinh thái miệt đồng bằng. Ấn tượng đầu tiên khách cảm nhận là những chiếc xuồng nhỏ xinh rọng nước có đàn cá lội tung tăng, đặt dọc theo đường đi là hồ sen nhỏ và những chiếc lu nhỏ đặt chính giữa gợi về một miền quê ấm áp. Trong khu du lịch có những hàng cọ rợp mát tạo nên khung cảnh nên thơ và lạ mắt. Đi dạo trong khu du lịch, khách có thể dừng chân thưởng thức những cây kem mát lạnh, ngọt ngào. Đến khu nuôi cá sấu, với 3000đ mua mồi câu, khách sẽ được tiếp cận cảm giác sờ sợ xen thích thú và có những tràng cười sảng khoái khi cấu sấu. Bạn cũng có thể thuê xuồng bơi trên những lạch nhỏ vào rừng bần với giá 10.000đ/giờ và vui đùa với những chú khỉ tinh nghịch nhảy nhót kêu la chí chóe.

Điểm khác biệt nổi bật của Khu du lịch Phù Sa so với nhiều khu du lịch sinh thái khác ở khu vực ĐBSCL là tại đây khách có thể tham gia vào những trò chơi có cảm giác mạnh. Chẳng hạn như trong trò ca-nô kéo dù, người chơi sẽ được bay bổng trên trời cao, ngắm nhìn dòng sông Hậu mênh mang và Tp.Cần Thơ từ độ cao hàng chục mét với giá vé 120.000đ. Khu du lịch Phù Sa còn có các dịch vụ lái mô-tô nước, ca-nô dã ngoại, lướt ván để khách có thể lướt quanh cồn Ấu và tham quan dòng sông Hậu.
Khi đã mệt nhoài với những trò chơi đầy hào hứng và những điểm tham quan thú vị, khách có thể ghé khu ẩm thực ăn bánh xèo “Bà Mười Xiềm” và các thứ bánh dân dã khác như bánh đúc, bánh tét, bánh cúng. Đặc biệt hơn, bạn có thể khám phá công dụng của hơn 20 loại rau dùng để ăn kèm với bánh xèo qua bản “thuyết minh” ngắn gọn trên bàn ăn. Sắp tới, khách sẽ được thưởng thức bánh xèo nhân cải mầm hay nhân nấm kim châm, vừa lạ vừa có giá trị dinh dưỡng cao.
Nhà hàng của Khu du lịch Phù Sa được bố trí trong nhiều ngôi nhà gỗ rải trong khuôn viên. Đây là những ngôi nhà rường cổ được Ban Giám đốc khu du lịch mua tận miền Trung về và sửa chữa và lắp lặt. Ẩm thực nơi đây có nhiều món ăn độc đáo như lẩu bần, gỏi gà trộn rau lang, thịt cá sấu, gỏi bông điên điển, gỏi bông lục bình…
[Hình: attachment.php?aid=5472]
Nếu thấm mệt sau khi đi dạo để chơi, ăn uống, khách có thể thuê lều, thuê võng nằm tòn ten nghe đờn ca tài tử. Khách phương xa còn có thể nghỉ đêm ở Phù Sa với những căn phòng tiện nghi với mức giá 250.000đ đến 280.000đ/phòng. Nhiều cơ quan, đoàn thể cũng chọn nơi đây làm điểm sinh hoạt dã ngoại và sinh hoạt truyền thống, nơi phòng khánh tiết 300 chỗ và sinh họat dã ngọai, đốt lửa trại.
Một trong những nét hấp dẫn của Phù Sa là trong những tum nhà lá nhỏ, các sinh viên thoăn thoắt tay đưa làm nên những sản phẩm du lịch dễ thương như máy bay, đồng hồ, mũ nón với những chiếc nơ xinh xinh hay chiếc đuôi sam ngộ nghĩnh bằng lá dừa.

Phong Điền, là một huyện tỉnh Cần Thơ

Phong Điền trên sông
Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều”
Đó là câu ca truyền miệng của khách thương hồ về cảnh mua bán tấp nập của chợ nổi Phong Điền, một trong những chợ buôn bán trái cây lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, với đầy đủ các loại sản vật như cam, quít, xoài, vú sữa, xa bô, mận, ổi, sầu riêng, măng cụt, ....
Chợ nổi Phong Điền nằm ngay ngã ba sông, một nhánh từ Cần Thơ vào, một nhánh rẽ đi Cầu Nhiếm và một nhánh xuôi về Trường Long (thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ), cách thành phố Cần Thơ khoảng 17km. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng khi mặt trời vừa chớm mọc và đến 7-8 giờ là lúc mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần.
Từ tờ mờ sáng, những người dân quê đã hối hả chở theo các loại sản phẩm từ vườn nhà ra chợ bán. Ngoài ra, còn có ghe của thương lái từ vùng trên đổ xuống, miệt dưới ngược lên đưa hàng của phố thị và đặc sản của miền xa về nhóm họp làm cho chợ nổi trên sông càng thêm tấp nập. Thiên nhiên và vạn vật như bừng tỉnh giấc bởi tiếng khua nước của những mái chèo, tiếng nổ của các loại động cơ, tiếng ghe xuồng va chạm vào nhau, tiếng gọi chào, nói cười rộn rã của khách đi chợ xen lẫn tiếng í ới ngã giá bán mua…
Trong chợ nổi có các ghe hàng bán những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất như: xuồng, ghe, lá lợp nhà, dao, cuốc, rựa; các dụng cụ đánh bắt thủy sản như: chài, lưới, lờ, lọp… ; các sản phẩm của nghề đan đát như: thúng, rổ, nong, nia, sàng, sịa, cần xé… và các loại hàng bách hóa tổng hợp trong và ngoài nước. Len lỏi khắp nơi là những xuồng “vàm” bán đủ thứ thức ăn: hột vịt lộn, bún nước lèo, bún thịt nướng, cháo lòng, gỏi vịt, hủ tiếu, cà phê…
Hiện nay, trên chợ nổi còn có các dịch vụ mới như: trạm xăng dầu nổi có sức chứa vài ngàn lít bán cho tàu ghe tiệm sửa cân, sửa máy, tiệm may nổi phục vụ nhanh cho khách hàng… mặt hàng nào ở phố chợ có thì cũng đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho những khách hàng mua bán trên sông.
Đặc trưng cách mua bán ở chợ nổi là sang chuyến: ghe qua ghe, xuồng qua xuồng đã phát sinh một loại dịch vụ mới là “đò”. Đó là những xuồng hoặc ghe nhỏ dùng để chở khách đi chợ, dễ dàng len lỏi, xuôi dọc trên chợ. Dịch vụ này lúc nào cũng đắt khách vì ghe lớn đậu giữa sông, lúc cần lên bờ phải kêu đò, một số tiểu thương và khách hàng trên bờ muốn mua hàng dưới chợ nổi cũng phải kêu đò.
Ngoài ra, còn có hàng chục tàu đò, vỏ lãi đậu sẵn sàng đưa du khách tham quan chợ nổi. Chủ tàu đò thường là người địa phương nên có thể kiêm luôn vai trò thuyết minh, hướng dẫn khách. Sau khi tham quan, mua sắm ở chợ nổi, du khách có thể xuôi theo rạch Trà Niền đến thăm mộ nhà thơ yêu nước – Cử nhân Phan Văn Trị, hoặc theo câu hò Cần Thơ về thăm thôn xóm, vườn cây ăn trái, hòa cùng cuộc sống bình dị nhưng ấm nồng tình làng nghĩa xóm của bà con nông dân ở các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Lạc… là vùng kinh tế vườn nổi tiếng từ xưa đến nay:
“Hò ơ…
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba
Mặc piyama khăn rằn quấn cổ
Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ
Muốn cùng em thố lộ đôi lời
Cấy cày cực lắm em ơi
Theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no”.
Nét độc đáo, riêng biệt và nổi bật của chợ nổi là hình thức “bẹo hàng”. Trước mỗi mũi ghe thường cắm hoặc gác ngang một cây sào dài, bên trên treo lủng lẳng những hàng hóa mà chủ nhân muốn bán. Hình thức “bẹo hàng” này là một nét văn hóa giao thương độc đáo chỉ có ở chợ nổi, không ồn ào, vồn vã, không níu kéo khách nhưng lại có sức thu hút kỳ lạ. Khách mua phải nhìn cây “bẹo” mà tìm hàng.
Không giống như ở chợ trên bờ, những ghe hàng trên chợ nổi không nhất thiết phải quy tập từng khu theo loại hàng. Đặc biệt nhất là hình thức “bẹo lá bán ghe”. Nếu gặp chiếc ghe “bẹo” một tấm lá lợp nhà nghĩa là người chủ muốn bán chiếc ghe ấy. Các ghe bán hàng dạo thì thay hình thức “bẹo” hàng bằng âm thanh của những chiếc kèn. Có người bấm kèn bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có người vừa chèo vừa dùng chân đạp lên kèn (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).
Ghe hàng len lỏi vào bến đậu của các ghe lớn với nhiều loại tiếng kèn khác nhau làm cho các khu chợ thêm huyên náo. Hiện nay, ở chợ nổi có những hình thức “bẹo hàng” hiện đại hơn như những bảng hiệu, hộp đèn, áp phích, băng rôn của các ghe hàng, các cửa hàng nổi…
Đối với những người mua bán ở chợ nổi, chiếc ghe dùng để chở hàng hóa cũng là căn nhà di động. Mọi hoạt động mua bán, sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên ghe. Khoảng không gian tuy hẹp nhưng cũng đủ gói ghém những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Khi chiều về, nhàn nhã sau một ngày bon chen mua bán hoặc rong ruổi trên sông nước tha phương, những khách thương hồ tụ họp lại bên tách trà, ly rượu cùng nhau đờn ca tài tử. Một lớp Nam ai, vài câu vọng cổ quyện trong tiếng đờn kìm, đờn ghi ta ngân vang trên sông nước hữu tình, làm cho lòng người mềm lại. Theo gió đưa xa, tiếng mẹ ru con vừa da diết, thiết tha vừa ẩn chứa nỗi nhớ niềm thương về một chốn quê xa.
Ngày nay, dẫu đường bộ đã đến tận những vùng nông thôn hẻo lánh của thành phố Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhưng các chợ trên sông vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục họp tan theo con nước lớn ròng – một nét văn hóa đặc sắc của người dân miền sông nước đồng bằng.

Khác với chợ nổi Cái Răng chỉ buôn bán nông sản là chủ yếu, chợ nổi Phong Điền phong phú hơn. Trong chợ có các ghe hàng bán những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất như: xuồng, ghe, lá lợp nhà, dao, cuốc, rựa; các dụng cụ đánh bắt thủy sản như: chài, lưới, lờ, lọp… ; các sản phẩm của nghề đan đát như: thúng, rổ, nong, nia, sàng, sịa, cần xé… và các loại hàng bách hóa tổng hợp trong và ngoài nước. Ngoài ra , chợ còn bán cả thức ăn thứ thức ăn: hột vịt lộn, bún nước lèo, bún thịt nướng, cháo lòng, gỏi vịt, hủ tiếu, cà phê…

Bánh xèo Hàng Bàng
[Hình: attachment.php?aid=5470]
Bánh xèo Cái Sơn-Hàng Bàng.
Bánh xèo không phải là đặc sản riêng của Cần Thơ nhưng rất nhiều người biết đến món bánh này tại xứ “gạo trắng nước trong”. Mấy năm nay bánh xèo Hàng Bàng được rất nhiều người biết đến vì ngon mà rẻ. Khi có bạn bè, người thân ở xa đến chơi, nhiều người Cần Thơ mời món bánh xèo Hàng Bàng vừa nghe đã thấy lạ lẫm...
Trong khi nhiều nơi đổ cái bánh xèo to, thêm thắt đủ kiểu thì bánh xèo Hàng Bàng vẫn giữ được cách làm truyền thống: bánh mỏng tan, giòn rụm, nhân thịt vịt xiêm và thịt heo được bằm kỹ và chế biến vừa đủ ăn và đậu xanh, củ sắn. Giá mỗi cái bánh 10.000-15.000 đồng. Tại quán khoảng 50-60 khách ăn nhưng có khá nhiều người thích mua về cho cả nhà thưởng thức. Lúc cao điểm, 10 bếp nổi lửa đổ bánh xèo vẫn không phục vụ kịp. Nhiều người thưởng thức món bánh tấm tắc: bánh ngon giống với bánh xèo tuổi thơ ở quê của mình!
Bánh xèo Hàng Bàng là tên thực khách đặt cho dễ gọi, dễ nhớ bởi quán nằm trên đường vào khu Cái Sơn-Hàng Bàng (cách cầu Cái Sơn khoảng 300 mét). Ban đầu, quán chỉ mở nhỏ bán cho người dân xung quanh. Nhưng nhờ làm ngon, tiếng lành đồn xa và có được cái tên do thực khách gọi nên địa chỉ ăn uống này nhanh chóng lan rộng, được nhiều người biết đến. Bánh xèo không thể ăn ít rau. Dĩa rau trên bàn vừa vơi đi một nửa, chị chủ quán đã “châm” thêm cho đầy vun lên để khách ăn thỏa chí. Rau được rửa sạch sẽ, khách ăn không “ngượng miệng”.
Nhiều người đến thưởng bánh xèo Hàng Bàng như để tìm lại hương vị món ăn của mẹ làm...năm xưa!


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (15-04-2013 02:47 PM), langtrang (15-04-2013 10:12 PM), baothai (16-04-2013 11:04 AM), ANH THƯ (26-04-2013 01:53 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: 10 Món đặc sản Cần Thơ - dieuquang - 15-04-2013 02:44 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS