Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
17-05-2013, 09:18 AM
Bài viết: #1
Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu. Khuất Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.
[Hình: attachment.php?aid=5641]


Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.

Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.

Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.

Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.


Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu - một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.

Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.

Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu.

Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này.

Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học.

Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.


File đính kèm Thumbnail(s)
   

Batting EyelashesHãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.Batting Eyelashes
THANK YOU
[-] langtrang được 5 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (17-05-2013 10:09 AM), baothai (18-05-2013 04:16 AM), dieuquang (19-05-2013 10:34 AM), Hoang Oanh (20-05-2013 08:08 AM), Tám Phước (02-06-2014 02:34 PM)
17-05-2013, 09:38 AM
Bài viết: #2
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Tết Đoan Ngọ còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau là một trong những ngày Tết truyền thống tại Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ, ngày của sự tri ân

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng Năm là một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ tiên do đó trong số các vật phẩm dâng cúng không thể thiếu bánh tổ (tổ tiên). Đặc biệt, đây còn là ngày lễ thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam, đó là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.

Ăn rượu nếp và các loại quả có vị chua, chát để cho bệnh tật tiêu trừ, trùng độc, sâu bọ sẽ chết…
Nếu như mồng 7 tháng Giêng là ngày tế mẫu với câu ca:

“Mồng Bảy trong tiết tháng Giêng

Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời

Anh em Bách Việt ta ơi

Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường

Ấy ngày hội tế Mẫu Vương

Người sinh nòi giống Nam phương đó mà”

thì cứ đến gần ngày mồng 5 tháng 5 dân gian lại nhắc nhau bằng câu ca dao:

“Tháng Năm nhớ Tết Đoan Dương

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.

Tết Đoan Ngọ còn là ngày lễ thể hiện tính nhân văn giữa người với người, sự biết ơn của con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo nên có tục học trò đi tết thày, con rể đi tết bố mẹ vợ… Trong dân gian có câu ca dao rằng:

“Mồng 5 ngày Tết không đáo đến cửa nhà thờ

Còn hiếu trung chi nữa mà chờ rể, con”.

Dân gian còn cho rằng vào ngày này, các loài rắn đều lẩn trốn đi hết nên mới có câu thành ngữ “len lét như rắn mồng 5”.

Vì sao Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ?

Với người Việt, Tết Đoan Ngọ là thời điểm giữa năm, thời tiết chuyển mùa nên dễ sinh bệnh dịch, do đó có các nghi thức trừ tà, tránh bệnh như tắm nước lá mùi, treo cây ngải cứu trừ ma quỷ, đeo "bùa tui bùa túi", nhuộm móng tay, móng chân rồi uống các nước giải độc (nấu từ lá ích mẫu, vối, cối xay, gừng…), uống rượu xương bồ, ăn rượu nếp và các loại quả có vị chua, chát để cho bệnh tật tiêu trừ, trùng độc, sâu bọ sẽ chết… Cho nên tết này còn gọi là Tết giết sâu bọ, là một nghi thức nhằm cân bằng âm dương.

Một số nghi thức trong Tết Đoan Ngọ của người Việt cũng mang dấu ấn của văn hóa nông nghiệp, có thể thấy qua một số tục lệ như tục khảo cây lấy quả được tiến hành đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa). Một người leo lên cây, một người đứng dưới gốc cầm dao tra hỏi tại sao cây ra ít quả (hoặc không ra quả), nếu cứ như vậy sẽ bị chặt hạ. Người trên cây giả giọng van xin, hứa trong mùa tới sẽ ra thật nhiều quả. Sau đó người ở dưới hỏi số lượng quả mà cây sẽ sinh trưởng, người phía trên đại diện cho cây trả lời nhiều hay ít tùy theo loại cây và ước vọng của người trồng…

Đoan Ngọ là tết Ta hay Trung Quốc?

Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm lẫn Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất phát từ việc tưởng nhớ đến cái chết của Khuất Nguyên - một vị quan của nước Sở cách đây hơn 2.000 năm. Chính vì thế mà nhà thơ trào phúng Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ) từng viết rằng: “Cái cụ Khuất bên Tàu/ Chết từ hồi tam tổ/ Có quan hệ gì ta/ Mà sao phải ăn giỗ/ Mồng 5 khỏe ăn càn/ Mồng 6 ốm nhăn nhó/ Có lỡ chết bỏ đời/ Thì lại cho tại số”.

Ngay người Trung Quốc đến nay vẫn chưa thống nhất trong việc giải thích nguồn gốc của ngày tết này, có người cho rằng một số lễ tết của Trung Quốc như mồng 2/2 âm lịch (Lễ Đầu Rồng), mồng 5/5 (Tết Đoan Ngọ)… liên quan đến sự sùng bái thiên văn thời nguyên thủy. Cụ thể là chòm sao Thương long, vào ngày hạ chí mọc ở chính nam (thuộc dương vị) nên có tục tế Thương long, đây là phát khởi của Tết Đoan Ngọ.

Theo sách Các ngày lễ tết và sự bắt nguồn của các ngày lễ tết ở Trung Quốc cho biết, trước thời Tần, Hán thì ngày Tết Đoan Ngọ không cố định vào ngày mồng 5/5 mà vào ngày hạ chí, ngày dương khí cực thịnh nên còn được gọi là Tết Đoan Dương…

Thực ra Tết Đoan Ngọ có từ trước khi xảy ra câu chuyện của Khuất Nguyên, và xuất phát từ văn hóa của cộng đồng người Bách Việt cổ mà người Lạc Việt, tổ tiên của chúng ta là một bộ phận cấu thành của cộng đồng đó.

Chúng ta có thể thấy được điều này từ chính tên gọi của Tết Đoan Ngọ. “Đoan” nghĩa là “nhất”, “Ngọ” được hiểu giữa trưa vì thế Tết Đoan Ngọ thường được cử hành vào giữa trưa. Nếu theo thuyết âm dương ngũ hành thì nước ta nằm ở phương Nam, vùng đất nóng nên “Ngọ” được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa và trong một ngày thì dương khí cao nhất là giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày); trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng).

Trong một năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng giữa năm, tức tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ, đây chính là thời điểm giữa năm vì thế trong dân gian nó còn được gọi là Tết giữa năm.

Điều thú vị là nếu xét theo âm lịch mà Việt Nam, Trung Quốc… vẫn đang sử dụng như hiện nay thì giữa năm phải là một ngày của tháng 6 âm lịch chứ không thể ngày là ngày mồng 5 tháng 5 được. Vì vậy nguồn gốc của ngày giữa năm mồng 5 tháng Năm chính là theo một loại lịch cổ của người Bách Việt được xây dựng trên cơ sở văn hóa nông nghiệp.

Batting EyelashesHãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.Batting Eyelashes
THANK YOU
[-] langtrang được 6 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (17-05-2013 10:09 AM), baothai (18-05-2013 04:17 AM), dieuquang (19-05-2013 10:34 AM), Hoang Oanh (20-05-2013 08:11 AM), Tám Phước (02-06-2014 02:34 PM), ANH THƯ (03-06-2014 09:02 AM)
18-05-2013, 04:21 AM
Bài viết: #3
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Wow, mới đó mà đến mùng 5 tháng 5 rồi. Mau thiệt. Cám ơn Cậu Lăng đã chia sẻ bài nầy để chúng ta còn có thể nhớ về nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (19-05-2013 10:34 AM), Hoang Oanh (20-05-2013 08:11 AM), Tám Phước (02-06-2014 02:34 PM)
20-05-2013, 10:36 AM
Bài viết: #4
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Mùng 5 tháng 5 quê mình còn gọi là Tết đoan ngọ, nhà nào cũng làm mâm cổ cúng ông bà, mà món dân miền tây hay làm là bánh xèo. Ngày này các con cháu tụ họp về nhà để cùng làm món ăn trước cúng ông bà sau là con cháu quây quần bên nhau ăn uống như tết nữa năm.
Cô Oanh nhớ khi còn nhỏ ngày này được mặc quần áo mới, các cô chở con về quê ngoại cúng mùng 5 tháng 5, trẻ nhỏ tha hồ chơi đùa chia từng nhóm như NGÀY XƯA THÂN ÁI, ký ức tuổi thơ mà anh Lam Điền và Cô Oanh đã từng có được, đến giờ vẫn ko quên.
Nhớ nhất là giữa 12g trưa, các cháu mở mắt ngó lên nhìn mặt trời để suốt năm ko bị đau mắt.
Nhớ bác năm, má và các cô chuẩn bị bầm thịt vịt, tôm.. măng xào chín kèm giá củ sắn làm nhưn rồi cùng nhau đỗ bánh xèo, chắc tại khi chiên trên chảo nghe xèo xèo nên gọi là bánh xèo chăng? các chị lặt rau sau nhà, nào là lá xoài non, lá cách, đọt lụa, lá bằng lăng, lá chùm ruột, rau húng nhũi, quế, húng cây dấp cá..., tụi nhỏ hay chạy vào bếp xin những cái bánh chảo đầu tiên ăn, mà đâu có cho, vì phải đổ cúng trước rồi mới cho ăn, nhìn những cái bánh vàng ươm béo ngạy thơm lừng, đứa nào cũng phát thèm. Cô Oanh hay lén đến bên rỗ rau lấy trái dưa leo non chạy ra trước ăn mát cả ruột, nhưng nào được yên, mấy đứa em gặp xin cắn miếng thế là hết trơn, lại rình rình ko ai để ý lấy bù 2, 3 trái nữa.Đứa này thấy đứa kia ăn cũng bắt chứơc lấy ăn, báo hại đến khi ăn xắc ra thì chỉ còn vài trái dưa nằm khuất trong rau thôi, khi bị tra hỏi đứa nào lấy ăn, cô Oanh le lưỡi, chạy ù ra ngoài mất tiêu.
Giờ đây mỗi mùng 5 tháng 5 ko còn như xưa, tụi cháu đâu có được cùng nhau vui chơi nên ra gặp nhau đâu biết mình bà con.
Mùng 5 tháng 5 năm nào cả nhà Cô Oanh cũng sắp xếp về Long Hậu, mấy anh chị em tụ họp về mỗi đứa một món và luôn có món bánh xèo do mấy cô em dâu đỗ cúng ông bà. Xong dọn ra 4 bàn mới đủ vì giờ đây con cháu phát triển theo cấp số nhân mất rồi. Đám nhỏ giờ cũng ko còn háo hức đòi ăn như xưa, được vui chơi tắm sông, leo cây hái trái mà chỉ thích chơi trò chơi điện tử thôi. Đâu rồi ký ức tuổi thơ???

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (21-05-2013 10:46 AM), Tám Phước (02-06-2014 02:34 PM), ANH THƯ (03-06-2014 09:08 AM)
21-05-2013, 09:21 AM
Bài viết: #5
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Mùng năm tháng năm theo tục lệ miền tây phải có bánh xèo , mà chị Oanh nè ! bánh xèo quê mình ngon quá , nhất là có bông Điên Điển ,lên Sài Gòn ăn bánh xèo cũng nhiều thương hiệu như "Bánh Xèo ăn là ghiền" hay "Bánh Xèo Mười Xiềm "nhưng em không thấy ngon .Mà Mùng 5 tháng 5 ở Sài Gòn chỉ thấy rộn ràng nhất ở phố Người Hoa ,còn các nơi khác cũng bình thường, làm mình nhớ quê ghê nhất là những ngày Tết như thế nầy
THANK YOU
[-] MyHang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (21-05-2013 10:47 AM), Hoang Oanh (24-05-2013 04:23 PM), Tám Phước (02-06-2014 02:34 PM)
22-05-2013, 09:55 AM
Bài viết: #6
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Hôm mùng năm bá xã QB đổ bánh xéo để ăn Tết Đoan ngọ theo truyền thống VN


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (24-05-2013 04:23 PM), Tám Phước (02-06-2014 02:35 PM)
22-05-2013, 03:28 PM
Bài viết: #7
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Tốt quá rồi , luôn duy trì bản sắc dân tộc Việt . Hoan hô
THANK YOU
[-] MyHang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (23-05-2013 04:04 AM), Hoang Oanh (24-05-2013 04:23 PM), Tám Phước (02-06-2014 02:35 PM)
23-05-2013, 04:07 AM
Bài viết: #8
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Dạ dù hiện tại sống ở Mỹ, là công dân Mỹ, mang quốc tịch Mỹ, nhưng vẫn là người Việt nam muôn năm, cho nên cả nhà chỉ nói tiếng Việt và cùng giữ gìn bản sắc Việt.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (24-05-2013 04:23 PM), Tám Phước (02-06-2014 02:35 PM)
23-05-2013, 06:41 PM
Bài viết: #9
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Xin chào tất cả,
Hổm rày bận "Theo dấu Người Tình" suốt từ Sài gòn xuống Sa đéc, Vàm Cống , Cần thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến tre, Mỹ Tho lại phải lochinhr sửa ảnh thi để giựt chiếc Vespa Lx 125, nên chẳng ghe thăn Gocque, không ngờ đã mùng 5 tháng 5! Nghĩ mà ghê, nhanh thật.
minhmong.
THANK YOU
[-] minhmong được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (24-05-2013 07:35 AM), MyHang (24-05-2013 08:43 AM), Hoang Oanh (24-05-2013 04:18 PM), Tám Phước (02-06-2014 02:35 PM)
24-05-2013, 04:22 PM
Bài viết: #10
RE: Ngày Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)
Chúc anh Minh giật được chiếc xe Vespa Lx 125 để lấy le ngày mùng 5 tháng 5 cùng bà con gocque, oach lắm đó anh Minh ạ.
Rảnh rỗi cho bà con xem hành trình THEO DẤU NGƯỜI TÌNH CỦA ANH với nhé. Chúc vui khoẻ, may mắn và hạnh phúc thật nhiều

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 1 thành viên cám ơn cho post này:
Tám Phước (02-06-2014 02:36 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS