Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 1 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU: TẠI SAO GỌI LÀ VÀM CỐNG ?
29-10-2011, 05:48 PM
Bài viết: #9
RE: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU: TẠI SAO GỌI LÀ VÀM CỐNG ?
2.3/ Giả thiết thứ ba Theo ý kiến của nhà văn Sơn Nam : Nếu như Vàm Cống là từ ghép giữa “ Vàm” và “ Cống” như một số địa danh khác trong vùng như Vàm Đinh, Vàm Nao….thì ở Vàm Cống trước đây phải có một cái “Cống”. - Vậy cái Cống đó nằm ở đâu ??? Xác định được vị trí cái Cống đó thì ta có thể giải mã được địa danh “Vàm Cống”. Từ giả thiết nầy nhiều năm qua tôi đã tìm kiếm và xác định được hai cái cống xây dựng rất lâu để củng cố cho giả thiết nầy :
2.3a. Một cái cống được đặt tại bờ bến phà phía An Giang ( tại cua vòng từ bến phà đi Cần Thơ, Rạch Giá ) Nên phía kia bờ bến phà phía An Giang gọi là Vàm Cống, rồi từ đó tên gọi cho bến phà bên bờ Lấp Vò cũng là Vàm Cống, lâu dần cả hai phía bến phà Vàm Cống đều có tên gọi là Vàm Cống.
2.3b. Một cái cống rất to, được xây dựng rất lâu ( Khoảng năm 1925 lúc làm đường liên tỉnh 8- nay gọi là quốc lộ 80 – và trong thời gian mở bến phà Vàm Cống) Đó là Cống Cái Sơn ( hiện nay là cầu Cái Sơn gần UBND Thị Trấn Lấp Vò, cách chợ Vàm Cống khoảng 2Km )
Khi nói đến cống Cái Sơn trong giả thiết 2.3b,chắc rằng sẽ có nhiều bạn thắc mắc:
- Tại sao giữa“ Vàm” và “ Cống” lại cách xa nhau như thế ( gần 2 km ) như thế giả thiết có thuyết phục không ?
Tôi xin được lý giải cho giả thiết nầy như sau :
1.Chúng ta thử hình dung lại khung cảnh của vùng địa danh Vàm Cống trong thời điểm đầu thế kỷ XX đến năm 1925 (Giả sử chỉ là chợ Vàm chứ chưa phải là chợ Vàm Cống ).Đến năm 1925 hoặc trước đó vài năm trong thới gian người Pháp cho mở đường liên tỉnh 8( nay là quốc lộ 80 ) và mở bến bắc cho hành khách qua lại trên sông Hậu, lúc mở đường họ cho đặt một cái cống lớn ( Cống Cái Sơn ) trên đường liên tỉnh 8, lúc đó người dân trong dùng chỉ biết làm « ống bọng » bằng cây tre, cây dừa hoặc cây cau( còn gọi là bọng tre, bọng dừa, bọng cau ....) cho nước chảy thông thương hai bên bờ mương .thì việc đặt một cái cống lớn của Pháp( cống Cái Sơn ) là điều mới lạ đối với người dân địa phương ,người dân khắp vùng rủ nhau đên đó xem bến bắc mới, xem đường mới mở, xem cái cống to với lượng nước tràn vào cống qua đường liên tỉnh 8 mang nước ngọt từ dòng kinh xáng Lấp Vò vào đồng ruộng và các kinh nhánh khu quanh khu vực cho người dân trong khu dân cư và chợ có nước sạch ăn uống, sinh hoạt. Hàng ngày nước vào ra hai lần theo con nước lớn ròng giữ được vệ sinh môi trường cho tòan khu vực. Thời điểm đó người dân ở các địa phương Hội An, Mương Kinh,Lấp Vò, Vĩnh Thạnh,Định Yên.... muốn ra Vàm có cầu bắc đi sang bờ kia của sông Hậu phải qua Cống nên Vàm có cái Cống ( hay Vàm Cống )là một giả thiết có thể chấp nhận được.Sau đó người dân liền gọi chợ mới xây gần cái cống này là “Chợ Cống”.“Chợ Vàm Cống”.....( như tài liệu đã ghi ).
2.Chúng ta cũng thấy cống Cái Sơn cũng có những « đặc điểm » mà tài liệu xưa đã nhắc tới như :
- Cống Cái Sơn vừa làm thủy lợi thông ra sông, tạo đường nước thông thoáng để dân trong khu dân cư và chợ có nước sạch ăn uống, sinh hoạt. Hàng ngày nước vào ra hai lần theo con nước lớn ròng giữ được vệ sinh môi trường cho tòan khu vực.
-Cống Cái Sơn ngày xưa còn được nối với con Rạch khá to chảy từ cầu Kinh( Chỗ cây xăng Anh Năm Tuôi ngoài Vàm Cống) nối với Sông Hậu Giang và cống Cái Sơn. Con Rạch nầy được đào song song với quốc lộ 80 vừa lấy đất đấp lộ , vừa dẫn nước lưu thông để người dân trong vùng sử dụng (rạch nầy hiện nay vẫn còn, mặc dù đã bị bồi đấp làm cho rạch bị thu nhỏ hơn và một số đoạn đã bị san lấp trong những năm gần đây nhưng vẫn còn vết tích của con rạch ngày xưa (Từ trường PTTH Lấp Vò 1 đến cống Cái Sơn)
Tóm lại, với các giả thiết mà tôi thu thập trong những năm qua,cùng với các tư liệu mà tôi đã trình bày bên trên, thì địa danh Vàm Cống tôi đang nghiêng về hai giả thiết :
- Nếu địa danh Vàm Cống có tên gọi trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX ( khoảng năm 1901 đến năm 1907 ) thì tôi nghiêng về giả thiết thứ hai ( Hình ảnh của lượng nước đổ vào đầu kinh xáng Lấp Vò như nước chảy vào trong một cái cóng ( Cóng chứ không phải là Cống ) nên địa danh được ghép giữa Vàm và Cóng được gọi là Vàm Cóng sau đó được gọi trại đi, lâu dần trở thành là Vàm Cống).
- Nếu địa danh Vàm Cống có tên gọi trong khoảng 1921 đến năm 1927 thì tôi nghiêng về giả thiết 2.3b. ( Nếu như Vàm Cống là từ ghép giữa “ Vàm” và “ Cống” thì địa danh Vàm Cống bắt nguồn từ Một cái « cống » rất to, được xây dựng rất lâu ở gần « Vàm » - Khoảng năm 1925 lúc làm đường liên tỉnh 8- nay gọi là quốc lộ 80 – và trong thời gian mở bến phà Vàm Cống- Đó là Cống Cái Sơn - hiện nay là cầu Cái Sơn gần UBND Thị Trấn Lấp Vò, cách chợ Vàm Cống khoảng 2Km –
Trên đây là những suy nghĩ của tôi về địa danh Vàm Cống mà tôi đã trăn trở rất nhiều năm để ghi chép và và trả lời khi các du khách hoặc bạn bè hỏi đến địa danh của quê hương mình, để trả lời cho câu hỏi – Tại sao gọi là Vàm Cống ???. Caubaxuan

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU: TẠI SAO GỌI LÀ VÀM CỐNG ? - caubaxuan - 29-10-2011 05:48 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS