Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 3 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
GIA PHẢ HỌ LÊ
19-10-2011, 10:34 PM (Được chỉnh sửa: 14-12-2011 08:01 PM bởi caubaxuan.)
Bài viết: #1
GIA PHẢ HỌ LÊ
ĐÔI ĐIỀU MUỐN NÓI CỦA BAN BIÊN TẬP KHI VIẾT

GIA PHẢ CỦA GIA TỘC HỌ LÊ

Lê Phùng Xuân


Theo ước muốn của gia tộc từ lâu, mà gia tộc của chúng ta chưa thực hiện được - Đính kèm các tư liệu trang ( ) :
- Bản ý kiến của Ông Lê Tương Phò ngày 6/2/1961 và lưu văn của Ông Lê Tương Ứng ngày 15/12/1997,
- Ý kiến của Ông Nguyễn Ngọc Long ngày 14/02/1996….
- Những tư liệu về gia tộc mà ông Lê Tương Ứng đã sưu tập và góp nhặt nhiều năm gởi về cho chúng tôi,
- Các tư liệu khác……
Năm 1992, Tôi (Lê Phùng Xuân ) đã bắt đầu biên sọan và ghi chép Gia Phổ Ký tập 1 ( Chủ yếu là ghi chép các công việc đề xuất cho ngày họp mặt mùng ba tết tại Hòa Lạc và đề xuất ý kiến thành lập quyển gia phả của giòng họ ) Những ý kiến của Tôi đề xuất trong quyển Gia Phổ Ký tập 1 đã được nhiều người trong gia tộc đồng ý, hưởng ứng, … Nhưng đồng ý và thực hiện chỉ ở mức độ ban đầu , chỉ hưởng ứng việc tổ chức ngày họp mặt Gia Tộc Mùng Ba, còn về việc viết Gia Phả thì chỉ sau ngày Mùng ba là vẫn tiếp tục “U NHƯ KỶ”, không ai nhắc nhở gì đến việc viết Gia Phả cả…Tình trạng trên tiếp diễn suốt nhiều năm liền.( Riêng bản thân tôi vì lúc đó vừa tổ chức cho ngày họp mặt Mùng Ba Tết, vừa phải quán xuyến tất cả các khâu vận động tài chính, tổ chức họp mặt, thực đơn, tổ chức ăn uống ……Rồi còn những công tác ở trường, việc nhà,học thêm đại học…Nên cũng chưa khởi xướng mạnh mẽ việc viết Gia Phả.
Đến năm 1998, tình cờ tôi mua được quyển sách mẫu hướng dẫn cách viết Gia Phả xuất bản ở Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi sung sướng như bắt được vàng, vội vã mua và phô tô các trang viết mẫu gởi cho các chi tộc đại diện cho các nhánh, để mỗi chi tộc tiếp tục phô tô và điền vào các tư liệu, dán hình vào các ô qui định mà sách đã hướng dẫn. Liên tục trong 3 năm ( ba lần Họp Mặt ngày Mùng Ba Tết ) từ năm 1999 đến năm 2001, tôi đã tiếp tục phô tô các trang viết mẫu gởi cho các chi tộc, nhưng chẳng nhận lại được các trang gia phả riêng của từng chi tộc nào cả, ( Chỉ Có Chi Tộc của chú tám – Ông Lê Tương Ứng là có gởi về, có ghi chi tiết và dán hình đầy đủ ) Tôi cũng được thông tin thêm, dù chi tộc của Cô Út –Bà Lê Thị Kim Chi- không có gởi lại các trang viết chi tiết trong chi tộc cho ban Tổ Chức, nhưng cũng đã lập riêng cho Chi tộc của mình một quyển Gia Phả mới – Gia Phả họ Trần- Như thế cũng có những thuận lợi cho chúng tôi khi cần thiết bổ sung cho các chi tộc, thì có sẵn các dữ kiện, những tư liệu để bổ sung trong tương lai

Ngòai ra,Tôi cũng còn phải nhắc đến sự đóng góp tích cực củaChú Tám - Ông Lê Tương Ứng trong việc viết phục hồi lại Gia Phả, gia Tộc Họ Lê. Chú tám đã gởi lại cho tôi những tư liệu quí (Bản ý kiến của Ông Lê Tương Phò ngày 6/2/1961 và lưu văn của Ông Lê Tương Ứng ngày 15/12/1997) Chú Tám cũng đã viết những tư liệu về gia tộc mà chú đã tìm hiểu, ghí chép, góp nhặt nhiều năm gởi về cho chúng tôi, để bổ sung cho những tư liệu hiếm hoi mà tôi có được… Sau hơn mười năm chuẩn bị các tư liệu ( Từ năm 1992 đến 2008 )Tôi nhận thấy nếu kéo dài khâu chuẩn bị để viết gia phả nữa, thì sẽ không biết đến bao giờ mới khởi sự được, và Gia Phả của Giòng Tộc Họ Lê sẽ chẳng biết bao giờ mới có được.Thôi thì từng bước tiến hành, đến đâu hay đến đấy, rồi nhờ sự trợ giúp của các thành viên trong gia tộc góp ý, bổ sung và nghiên cứu biên tập tiếp.
Khi tự nguyện nhận trách nhiệm viết và phục hồi gia phả giòng họ Lê ở Định Yên ( Nay là xã Định An ) thì tôi rất lấy làm lo ngại, vì sợ sưu tập và biên tập không đầy đủ các chi tiết quan trọng của gia phả họ Lê , bởi vì thực hiện quyển gia phả nầy chúng tôi sẽ phải gặp những khó khăn sau :
( còn tiếp)

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 2 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (24-10-2011 07:42 PM), langtrang (11-11-2011 07:59 PM)
20-10-2011, 09:54 AM (Được chỉnh sửa: 14-12-2011 08:08 PM bởi caubaxuan.)
Bài viết: #2
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
* Viết về một nhánh họ trong gia tộc đã khó, nay viết và phục hồi lại gia phả của một giòng họ lâu đời đã sinh sống ở đây thì thật sự khó khăn.
* Viết và tìm hiểu về các thế hệ từ Nội Tổ (Ông cố )trở lên, sẽ càng gặp nhiều khó khăn vì tư liệu không có, chuyện kể về tổ tiên mình cũng không có, vì nhiều lý do : thất lạc trong chiến tranh, trong một thời gian dài trước đây,đời sống của người dân không ổn định do các tổ chức tôn giáo, chính trị ở địa phương luôn bất ổn….nên việc ghi chép lại các tư liệu trong gia tộc, càng không thể thực hiện được.
* Các thế hệ trước chúng tôi cũng chưa có thói quen ghi chép lại gia phả, sự kiện , các chi tiết trong gia tộc…
* Và việc biên tập, sưu tập và phục hồi gia phả cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do nhiều trụ cột trong gia tộc đã không còn nữa…
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, ghi chép và được nghe kể lại từ những người thân trong gia tộc, tôi cũng có một số cơ sở để viết, hoặc để làm tư liệu bổ sung cho thế hệ sau nghiên cứu, xác minh về gia tộc của chúng ta :
1- Gìòng họ Lê ở tại xã Định An ( trước kia là xã Định Yên – còn gọi là Định Yên Quốc) có một đặc điểm giống các đặc điểm của các giòng họ ở miền Bắc Trung bộ nước ta là sống tập trung theo một thôn, một khu vực…Giòng họ Lê từ những năm đầu của nửa thế kỷ XIX ( khỏang năm 1850 trở về sau ) đã sống thành một thôn trãi dài gần 1Km từ Cầu Bạch Đằng xuống tận rạch Mương Rỗ, tất cả mọi gia đình trong thôn đều mang giòng họ Lê- (đây cũng là một đặc điểm để ta nghiên cứu và có cơ sở để có thể kết luận rằng giòng họ Lê có nguồn gốc từ miền Bắc Trung bộ vào đây sinh sống.)

2-
Một truyền thuyết khác cũng kể lại rằng ( Do Ông hay Bà Lê Tương Phò hoặc ông Lê Tương Ứng kể lại ? ) Ngày xưa, hằng năm gần đến những ngày Tết Nguyên Đán, thì có một Bà Cô người Huế ??? (và là Một hay nhiều người ???) thường đi ghe bầu vào thăm, đồng thời gởi quà bánh sản vật của miền Bắc vào, khi về thì mua các đặc sản miền Nam để cúng Tết (hay về buôn bán ?? ) khỏang năm 1911 ??? thì bị chìm ghe, thân tộc ngòai miền Bắc không còn liên lạc với gia tộc họ Lê được nữa…( Chi tiết nầy rất quan trọng cần được xác minh nhiều người, để có thể khẳng định nguồn gốc của gia tộc )
3- Một truyền thuyết khác do Bà Nôi Nguyễn Thị Gấm kể lại cho má tôi là bà Nguyễn Thị Căn ( và nhiều người lớn tuổi ở Mương Rỗ kể lại ) Khu đất dưới mé sông ( nơi ban nhân dân ấp An Hòa ở hiện tại ) có tên gọi là Vườn Hoa ( Vườn Huê – Huê Viên ) Trước đây có Ông Quan Quít sống tại đây ; ông là người giàu có và thế lực thường hay chọc ghẹo phụ nữ đi xuồng ghe qua lại ( Ổng có một cái móc câu, phụ nữ đi xuồng, ghe một mình thì ông thường dùng móc kéo chiếc xuồng, ghe đó lại để trêu chọc…).Nếu không đề cập đến chi tiết chọc ghẹo phụ nữ của Ông Quan Quít, mà ta chỉ nghiên cứu đến chi tiết có một Ông Quan tên Quít và có một vườn Huê tại địa điểm khu đất đó mà nghiên cứu, thì ta thấy có một số nghi vấn cần được xác minh là:
- Ông Quan Quít đó thật sự có thực hay không???
- Có vườn hoa nào đã lâu đời được trồng tại dịa điểm trên không???
- Và mối quan hệ giữa Ông Quan Quít đó liên hệ với giòng tộc họ Lê như thế nào ???

4-
Một sự kiện khác cũng cần lưu ý trong khi viết về gia phả của gia tộc họ Lê là Ông Sơ của Lê Phùng Xuân ( Chồng của Bà Phạm Thị Tăng ) Tên họ là gì?, khi hỏi những người lớn tuổi cũng chẵng ai biết, tại sao khi chết lại chôn ở Kiều Hạ ( Sa Đéc ). Trong khi đó thì Bà Sơ -Phạm Thị Tăng - lại chôn ở đất Hòa Lạc của giòng họ Lê ( gần Mộ Ông Lê Văn Mẹo ). Để tiện việc phân tích nên từ đây trở về sau chúng tôi tạm gọi Ông Sơ của Lê Phùng Xuân là Lê Văn A ( Tạm gọi Ông là Lê Văn A vì đầu bảng chữ cái là chữ A và do Ông cũng là đầu mối để truy nguyên gốc tích giòng họ Lê, đồng thời cũng vì Ông là cha của Ông Lê văn Ban ( chữ cái B ).
( còn tiếp )

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (11-11-2011 07:59 PM)
20-10-2011, 06:32 PM
Bài viết: #3
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
Từ một số cơ sở ban đầu như trên, chúng tôi đã đặt ra nhiều giả thuyết về giòng tộc họ Lê ở Đất Hòa Lạc - Định Yên ).như sau :
1/.Tổ tiên giòng họ Lê là lưu dân, di cư vào miền nam sinh sống vào nhửng năm mở cõi Đất Phương Nam của của Nguyễn Hòang- Nguyễn Hữu Cảnh ??? Sinh sống lâu đời ở vùng Kiều Hạ - Sa Đéc . Sau đó, vì một lý do gì đó ( kinh tế, nội bô gia đình, chính trị, pháp luật??? nên đã rời Kiều Hạ về Định Yên sinh sống ???
- Tại sao chỉ có Bà Phạm Thị Tăng dẫn con Là Lê Văn Ban về Định Yên mà thôi, tại sao ông Sơ chết không chôn ở Định Yên,mà chôn ở Kiều Hạ???
- Ông Sơ có về Định Yên sinh sống hay không??,
- Tại sao lại có nhiều người họ Lê về sống trong cùng khu vực với Bà Phạm Thị Tăng, họ có mối quan hệ như thế nào với sự kiện nầy.???
Từ những nhận định trên, những nghi vấn đã đặt ra và lấy đó làm cơ sở , thì ta có thể đưa ra một số giả thuyết như sau :
a/Về kinh tế :
-Tổ tiên của Lê Phùng Xuân là di dân từ miền Bắc Trung bộ vào sinh sống ở Kiều Hạ được một vài thế hệ, đã trở thành gia tộc có vai vế trong xã hội, giàu có, muốn phát triển thêm cho giòng họ mình nên mua đất ở xã Định Yên -Nơi khu đất hoang trù phú (Thời gian khoảng năm 1850 ) , chạy dọc theo dòng sông Hậu từ Rạch Cái Xuất đến rạch Mương Rỗ - Và Ông Sơ của Lê Phùng Xuân (tạm gọi là Ông Lê văn A ) là người đi tiên phuông, Ông đã dắt vợ, cùng một người con là ông Lê Văn Ban ??? (Một câu hỏi khác đặt ra là ông A có mấy người con, chỉ một Ông Lê Văn Ban hay nhiều người con khác???) và một số con cháu trong gia tộc cùng về Định Yên Quốc để lập nghiệp . Nên những người cùng đi đều mang giòng họ Lê, đã được ông cấp tặng đất để sinh sống. ( Do đó vai vế của nhánh họ Lê Phùng Xuân có vai vế rất lớn so với những ngừơi trong gánh họ Lê trong khu vực)- Đây cũng là một đặc điểm để các thế hệ sau nghiên cứu khi viết về gia phả giòng họ Lê ở đất Hòa Lạc Định Yên.
( còn tiếp )

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 3 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (24-10-2011 08:01 PM), langtrang (11-11-2011 07:59 PM), Út Trang (12-11-2011 08:46 PM)
21-10-2011, 09:32 PM
Bài viết: #4
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
b/Về nội bộ gia đình :
-b1/ Bà Phạm Thị Tăng là dâu của giòng họ Lê (Tổ tiên của Lê Phùng Xuân là di dân từ miền Bắc Trung bộ vào sinh sống ở Kiều Hạ được một vài thế hệ, đã trở thành gia tộc có vai vế trong xã hội, giàu có ) Bà là người Vợ Lớn ( Hoặc vợ nhỏ ) Khi ông Lê Văn A chết ( Sự kiện nầy có thật vì ông Lê Văn A hiện nay còn chôn tại Kiều Hạ -Sa Đéc ). Vì lý do gì đó trong nội bộ gia đình, sự bất hòa của các người vợ khi ông chồng chung đã chết.
Bà đã dắt theo người con của mình là Ông Lê Văn Ban, cùng những người thân tín, người làm, những người bà con xa trong họ, về Định Yên mua đất, khẩn hoang để lập nghiệp, và chia đất cho những người cùng họ đi theo sinh sống.
-b2/ Ông Lê Văn A quê ở Kiều Hạ -Sa Đéc đã có gia đình, đi làm ăn xa, xuống Định Yên cưới bà Phạm Thị Tăng, mua đất lập cơ sở 2,sinh ra người con là Ông Lê Văn Ban, được một thời gian thì ông về Kiều Hạ , sau đó ông chết và chôn ở tại đấy?Bà Phạm Thị Tăng một mình nuôi con ( ông Lê Văn Ban ) khôn lớn lập gia đình cho con ( cưới bà Trần Thị Yên ) tạo dựng nên một gia tộc họ Lê mới ở đất Hòa Lạc -Định Yên????9 giả thuyết nầy chưa giải thích được một cách logíc về những người cùng họ Lê sinh sống trong khu vực chạy dài từ từ Rạch Cái Xuất đến rạch Mương Rỗ .
c/ Về mặt chính trị :
- Ông Lê Văn A quê ở Kiều Hạ -Sa Đéc có tổ tiên ở Miền BắcTrung bộ tham gia đội quân của Quang Trung- Nguyễn Huệ, có những chiến công trong việc truy đuổi Gia Long trong nhiều năm, lập gia đình ở vùng Kiều Hạ -Sa Đéc, đã được phong chức tước, quan phẩm hàm ...Khi Gia Long lập quốc thì tìm những người đã truy đuổi mình trước đây để trả thù, Tổ tiên ông Lê văn A bị truy sát, ông phải rời Kiều Hạ trốn về xã Định Yên để sinh sống, Ông đã dắt vợ, con và những người thân tín trong gia tộc ( họ Lê) về khẩn hoang,phát triển thành giòng họ Lê tại Định An ( Định Yên ) cho tới ngày hôm nay. Khi chết, theo nguyện vọng của ông muốn được chôn ở quê nhà, nên gia đình đã đem ông đi chôn ở Kiều Hạ- Sa Đéc. ( giả thuyết nầy còn một nghi vấn là chã lẻ ông và bà Phạm Thị Tăng chỉ có với nhau một người con duy nhất là ông Lê Văn Ban hay sao??)
- Ông Lê Văn A quê ở Kiều Hạ -Sa Đéc có tổ tiên ở Miền BắcTrung bộ tham gia đội quân của vua Gia Long -Nguyễn Ánh, đã có chiến công và một chức vụ nhất định trong các đội quân. Sau khi giải ngũ (hoặc còn trong quân ngũ ) đã lập gia đình với bà Phạm Thị Tăng ( người ở miền Nam???-Đậy cũng là một nghi vấn về nguồn gốc của bà Phạm Thị Tăng cần được các thế hệ sau xác minh rõ )
* Sau khi giải ngũ, Ông đã đưa vợ, con và những người thân tín trong gia tộc (họ Lê) về khẩn hoang, phát triển thành giòng họ Lê tại Định An (Định Yên ) cho tới ngày hôm nay.Khi chết, theo nguyện vọng của ông muốn được chôn ở quê nhà, nên gia đình đã đem ông đi chôn ở Kiều Hạ- Sa Đéc
* Còn trong quân ngũ,Ông đã đưa vợ, con và những người thân tín trong gia tộc (họ Lê) về khẩn hoang, phát triển thành giòng họ Lê tại Định An ( Định Yên ) cho tới ngày hôm nay.Còn Ông thì trở lại với quân đội, tham gia trong cuộc khẩn hoang mở đất và bảo vệ đất nước. Khi chết, tưởng nhớ công lao của Ông, nhà Nguyễn đã đưa ông về chôn tại Kiều Hạ -Sa Đéc. (Nếu tổ tiên của Ông, và bản thân của Ông có nhiều công lao thì có thể Ông cũng được Nhà Nguyễn phong Thần Thành Hòang ở đâu đó???-Đây cũng là một giả thuyết đặt ra, để các thế hệ sau có cơ hội sẽ xác minh tính chân thực của nó ( qua lý luận biện chứng theo quan niệm sử học hoặc qua điều tra thực tế ), bởi vì tôi quan niệm tất cả những gì ta chưa biết thì không thể cũng có khi là có thể, chỉ khi được xác minh thì sẽ được kết luận chính xác mà thôi, còn nếu ta không đưa ra những giả thuyết, thì các thế hệ sau chúng ta sẽ không có phương hướng để nhận định, không có những cơ sở để lý luận, và sẽ bỏ qua nhũng cơ hội khi nghiên cứu viết về gia phả giòng họ Lê ở đất Hòa Lạc Định Yên.
d/ Về mặt pháp luật :
Như tôi đã đề cập phần trên (Viết và tìm hiểu về các thế hệ từ Nội Tổ (Ông cố )trở lên, sẽ càng gặp nhiều khó khăn vì tư liệu không có, chuyện kể về tổ tiên mình cũng không có, vì nhiều lý do : thất lạc trong chiến tranh, trong một thời gian dài trước đây,đời sống của người dân không ổn định do các tổ chức tôn giáo, chính trị ở địa phương luôn bất ổn….nên việc ghi chép lại các tư liệu trong gia tộc, càng không thể thực hiện được.). Tuy nhiên chúng ta cũng phải đặt ra những giả thuyết - Về pháp luật - có thể xảy ra .Vì trong giai đọan mở cỏi đất phương Nam,. Lưu dân theo các cuộc di dân vê miền Nam, đều có nhiều thành phần trong xã hội : Tốt có, xấu có, thường dân có,quan lại có,những phú hộ khai hoang mở rộng đất đai để canh tác cũng có, những kẻ trốn tránh pháp luật cũng có, những người chống đối chế độ phong kiến cũng có, những nông dân bị các cường hào, ác bá chiếm đất đuổi đi có, những tù nhân bị lưu đày cũng có….
Như tôi đã đề cập phần trên, các giả thuyết về pháp luật chỉ xảy ra trong 2 trường hợp :
*d1/Ông Lê Văn A là lưu dân trong giòng người di dân thời mở cõi đất phương nam,Ông về sinh sống ở Định Yên khi ông thuộc nhóm người :
- Những người chống đối chế độ phong kiến .
- Những nông dân bị các cường hào, ác bá chiếm đất đuổi đi.

*d2/ Ông Lê Văn A là lưu dân trong giòng người di dân thời mở cõi đất phương nam,Ông về sinh sống ở Định Yên khi ông thuộc nhóm người :
- Trốn tránh pháp luật vì một lý do nào đó ?.
- Là giòng họ của những người lính đối lập bị lưu đày …

Trong nhiều giả thuyết mà tôi đã nêu ở phần trên, chắc rằng có người hỏi tôi tại sao tôi đưa ra nhiều giả thuyết và trong đó có một vài giả thuyết có vẻ hơi vô lý - Để làm chi vậy ???
Tôi xin trả lời :
- Vì chưa có chứng cứ nào xác minh cho nguồn gốc của gia tộc, nên tôi cố gắng đưa ra nhiều giả thuyết để các thành viên trong gia tộc và các thế hệ đời sau có dịp nghiên cứu vá xác minh thêm.
- Tôi quan niệm tất cả những gì ta chưa biết, thì không thể cũng có khi là có thể, chỉ khi được xác minh thì sẽ được kết luận chính xác mà thôi, còn nếu ta không đưa ra những giả thuyết, thì các thế hệ sau chúng ta sẽ không có phương hướng để nhận định, không có những cơ sở để lý luận, và sẽ bỏ qua nhũng cơ hội khi nghiên cứu viết về gia phả giòng họ Lê ở đất Hòa Lạc Định Yên
.

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 4 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (24-10-2011 08:01 PM), langtrang (11-11-2011 07:59 PM), Út Trang (12-11-2011 08:46 PM), behai (21-11-2011 08:50 AM)
23-10-2011, 12:54 PM
Bài viết: #5
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
Ngày Đám giỗ của Bà Sơ tổ chức tại nhà Dượng tư Võ Đông Sơ nhằm ngày 27/6 Âl/2008, tôi có đề cập đến nguồn gốc của gia tộc và người mà Dượng tư cúng giỗ là Bà Sơ. Tôi hỏi Dượng Tư và các thân tộc dự đám vậy bà sơ của chúng ta đang cúng có tên là gì???, Thì tất cả mọi người cũng chẳng ai biết tên bà Sơ là gì, chỉ biết rằng cúng Bà Sơ mà thôi. Hôm đó tôi mới nói tên bà Sơ của chúng ta là bà Phạm Thị Tăng và nguồn gốc của gia tộc chúng ta, mà tôi còn đang tìm hiểu, nghiên cứu, và tên họ ông Sơ của chúng ta là gì, đến giờ nầy cũng chẳng ai biết ( Biết rằng đám giỗ của Ông Sơ do Dượng Tư cúng vào ngày Mùng 10 tháng ba Âm lịch- Trùng với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương -). Cũng trong ngày hôm đó, nhiều người đã đề nghị gia tộc chúng ta cần phải về Kiều Hạ để truy nguyên về nguồn gốc gia tộc của mình. Nhưng khi tôi lên kế họach tổ chức chuyến đi về Kiều Hạ, thì nhiều người từ chối tham gia vì nhiều lý do tế nhị khác
Kế tiếp ngày đám giỗ của Ba tôi là Ông Lê Tương Phò ( Hôm 23 / 8Âl /2008) vừa qua, tôi có đề cập đến vấn đề trên, thì nhiều người cũng tham gia sôi nổi, nhưng kết quả cuối cùng thì cũng bị sựng lại,tổ chức chuyến đi về Kiều Hạ bị vỡ kế họach, như đám giỗ lần trước mà thôi
Ngày Chủ Nhật 28/ 09/ 2008, tôi chuẩn bị các tài liệu liên quan đến gia tộc và những nghi vấn, giả thuyết mà tôi đã nêu trên để vào nhà bác Sáu Lâm Văn Truyền ( Con của Bà Ba Lê Thị Sung ) người trưởng bối cao niên, có sức khỏe và trí nhớ tốt ( năm nay cũng đã 99 tuổi -Quý Sửu 1913-); để tìm hiểu thêm những dữ kiện, chi tiết về giòng tộc họ Lê.
Tôi quyết định lại “bắt cóc” Anh Tô Chim Huy và chỡ vào Bác Sáu Lâm Văn Truyền vào lúc 9h10 ngày 28/09/08. Sau hơn hai giờ thăm hỏi và đặt những câu hỏi nghi vấn với Bác Sáu Lâm Văn Truyền (những câu hỏi nghi vấn mà tôi đã nêu trên). Lúc đầu tôi cũng thật sự thất vọng vì tuy Bác lớn tuổi, trí nhớ tốt, nhưng họ Lê là họ bên ngoại của Bác Sáu, nên Bác Sáu cũng không nhớ nhiều, mối quan hệ và những kỷ niệm với bên ngọai ,Bác chỉ có thể nhớ lại, hình dung lại những kỷ niệm khi bà ngọai và mẹ còn sống ( Lúc bà ngoại là Trần Thị Yến và bà Ba Lê Thị Sung còn sống ) Nghĩa là chỉ diễn ra khi Bác còn nhỏ tuổi, mà năm nay bác đã 99 tuổi (Quý Sửu 1913), có nghĩa là mối quan hệ và những kỷ niệm đó mà Bác nhớ lại phải nằm trong khỏang thời gian cách nay gần 80 năm. Tuy nhiên qua những câu hỏi mà chúng tôi muốn biết được về nguồn gốc, tông tích của giòng họ Lê cũng đã hé lộ một phần chi tiết quan trọng. Nếu những chi tiết nầy là chính xác và có cơ sở lý luận biện chứng ( Chúng tôi sẽ kiểm chứng và tiếp tục nghiên cứu thêm ) thì một số giả thuyết ban đầu sẽ có thay đổi, bổ sung và điều chỉnh lại theo hướng mới khoa học và chân thực của nó.

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 5 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (24-10-2011 08:01 PM), langtrang (11-11-2011 07:59 PM), Út Trang (12-11-2011 08:46 PM), BAYQUOI (17-11-2011 03:48 PM), behai (21-11-2011 08:50 AM)
24-10-2011, 02:12 PM (Được chỉnh sửa: 24-10-2011 02:12 PM bởi behai.)
Bài viết: #6
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
Hay quá, cố lên "Cùm chưng". Cám ơn về những công sức đổ ra cho gia tộc. Tích phước, tích phước đấy.

HeartMẹ già hơn trăm tuổi
Vẫn thương con tám mươi
Heart
THANK YOU
29-10-2011, 07:27 PM
Bài viết: #7
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
(Tiếp tục )
Những chi tiết mà tôi tổng hợp được, theo tôi nghĩ cũng là rất quan trọng đó là :
- Ông Cố của Lê Phùng Xuân ( ông Lê Văn Ban ) có thứ họ trong gia đình là thứ Tám (Có nghĩa rằng ông có thể có 6 hoặc 7 anh chị ) và có thể còn nhiều em trai, gái nữa. Chi tiết nầy quan trọng bởi vì chúng ta có thể tìm xem trong những anh em của Ông cố, hy vọng sẽ có dấu hiệu gì về nguồn gốc gia tộc hay không ?
- Bà Cố Trần Thị Yên quê ở Kiều Hạ, còn quê của Ông cố hình như ở tại khu đất hiện tại của xã Định Yên ( Định An ) ? ( Cần xác minh lại quê gốc của Ông Cố, Ông Sơ có phải tại xã Định Yên hay không ??) Cũng có thể Ông Cố, Ông Sơ cùng quê với bà Cố đều ở Kiều Hạ cả thì sao ???
- Những thân nhân của giòng họ Lê ở Kiều Hạ theo nhận định ban đầu, là nơi dừng chân đầu tiên của tổ tiên giòng họ Lê ở Miền Nam, theo như Ông Lâm Văn Truyền thì là bà con bên Bà Ngọai của Bác Sáu,Ở đó Bác Sáu đều có nhiều người Cậu lớn – Bà con của bác ( Nghĩa là Quê hương của Bà Cố Trần Thị Yên ).
- Đám giỗ của Bà Phạm Thị Tăng, hiện tại do Dượng Tư Võ Đông Sơ cúng vào ngày 27/06Âl hằng năm, là không đúng ngày??? , mà phải cúng vào ngày Mùng 4 Tết (lời Bác Sáu Lâm Văn Truyền nói )vì ngày xưa lúc Bác Sáu còn trẻ, thì Bác Sáu theo Bà Ba ( Lê Thị Sung ) xuống vườn để đi đám giỗ của Bà Nội của Bà Ba vào ngày Mùng 4 Tết ( Tức là giỗ của Bà Phạm Thị Tăng ). Chi tiết nầy tôi đã liên lạc và hỏi với Dượng Tư Võ Đông Sơ ( và cả cô tư Lê Thị Hà ), thì được Ông và Cô Tư trả lời đám giỗ ngày mùng 4 Tết hằng năm Dượng Tư cũng có cúng, nhưng là đám giỗ phía ông bà của dượng tư ở Cái Dầu, còn đám giỗ bà Sơ Phạm Thị Tăng là ngày 27 tháng 6Âl. -Không biết chi tiết nào đúng ???, việc nầy cần có thêm ý kiến của các bậc trưởng bối, để xác định cho chính xác ngày đám giỗ của Bà Sơ.

Ngày Thứ Bảy 4/10/2008 nhằm ngày Mùng 6 tháng 9 Âl là ngày đám giỗ của Ông Cố Lê Văn Ban, do chú bảy Lê Lam Sơn cúng. Tôi có gặp Cô Tư Lê Thị Hà Năm nay đã 84 tuổi, để hỏi thêm những chi tiết về nguồn gốc giòng họ Lê, qua trao đổi với Cô Tư về những ý kiến của Bác Sáu Lâm Văn Truyền, thì Cô Tư có những kết luận khác, khá quan trọng ,nên tôi phải ghi ra đây để gia tộc của chúng ta cần phân tích và nghiên cứu thêm :
- Quê hương của Ông Sơ (tạm gọi là Ông Lê Văn A ) chính xác là ở Kiều Hạ, vì trước đây Cô Tư có theo Bà Ba và Bà Mười có xuống Kiều Hạ ( theo lời kể của Cô Tư thì đi Kiều Hạ từ Chợ Sa Đéc đi qua cầu sắt, đi bộ theo mé sông một lúc cũng không lâu lắm, khỏang 1,2 cây số… thì tới Mộ của Ông Sơ ). Lúc đó, Cô Tư cũng còn trẻ ( Cách nay cũng trên dưới 60 năm ) Cô Tư cũng không thể vào cúng và thăm mộ của Ông Sơ (tạm gọi là Ông Lê Văn A ) được vì bên trong đó có Việt Minh ở ( Gia đình bà bảy giữ mộ bảo như thế ). Nên cũng không biết mộ của ông Sơ lớn hoặc nhỏ như thế nào???, xây hình gì??? Và ở đâu.??? Cô Tư chỉ nhớ rằng : ở Kiều Hạ Cô Tư còn có Bác Chín Sành và Cô Bảy Vỏ Bình ( vì bà Bảy làm vỏ bình tích để bán, nên người ta gọi là Bà Bảy vỏ bình – con của bà Bảy Vỏ Bình là Bác Sáu Vàng nay đã chết, nhưng có thể tìm ra con cháu của Bác Sáu Vàng ở Kiều Hạ)-Đây là một chi tiết quan trọng để khi về Kiều Hạ tìm mộ của Ông Sơ, ta có thể hỏi thăm những cụ già về địa chỉ của Bà Bảy Vỏ Bình.-và một chi tiết khác ta cũng cần chú ý đến là ở Kiều Hạ có Cô Bảy và Bác Chín của Cô Tư Lê Thị Hà có nghĩa là nơi đó là quê nội của Cô Tư, khác với giả thuyết của Bác Sáu Lâm Văn Truyền ở Kiều Hạ là quê hương của bà Trần Thị Yên (Theo như những chứng từ mà tôi có được ngày 6/10/2008 thì bà Cố của Lê Phùng Xuân tên là Trần Thị Yên, chứ không phải là Trần Thị Yến.)
- Một ý kiến cũng rất quan trọng , mà tôi nghĩ rằng đây cốt lõi của những giả thuyết mà tôi đã nêu ở những trang trên: Theo như ý kiến xác định của Cô Tư Lê Thị Hà thì quê hương của Ông Cố Lê Văn Ban ở Kiều Hạ, còn quê của Bà Cố Trần Thị Yến có nguồn gốc ở Rạch Rắn –Sa Đéc- Chi tiết nầy làm cho tôi nhớ lại, trước đây Ba và Má tôi có nói quê gốc của ông bà ở Rạch Rắn –Sa Đéc, vì hiện nay ở Rạch Rắn vẫn còn bà con ở đó, còn địa danh Kiều Hạ, thì tôi mới được biết đến khỏang vài tháng nay.( phụ chú của người viết : địa danh Kiều Hạ ở vào khỏang cầu Sa Đéc đi vào Bình Tiên,đi ngã Tư gia 40 tuổi khỏang 2 - 3 Km, còn Rạch Rắn ở tại Nhà thờ gần tới nội Ô thị Xã Sa Đéc, trên đường đi gần tới Sa Đéc thì ta sẽ gặp Rạch Rắn trước ) . Đây là một chi tiết mà tôi nghĩ rằng khi xác minh tính chính xác của chi tiết nầy, thì nguồn gốc của gia tộc chúng ta sẽ hiện rõ dần và chúng ta sẽ phục hồi lại gốc tích của gia tộc một cách chính xác và khoa học.
Ngày 17/10/2008, Tôi có đến tìm gặp Cô Tư Lê Thị Hà để tìm hiểu và xác minh lại những tư liệu mà tôi đã phỏng vấn và ghi chép ngày 4/10/2008.Quả thật là tôi lại không ngờ, khi cô Tư rất quan tâm và hứng thú khi biết tôi đang biên tập lại những sự kiện quý báu của gia tôc, khi tôi hỏi thăm cô tư có khỏe không để có thể giúp tôi tìm hiểu những sự kiện và những chi tiết trong gia tộc; Nhất là những tư liệu về Ông Sơ ( tạm gọi là Ông Lê văn A ) thì cô tư bảo rằng có mầy ghi chép mệt thì có, chứ tao ngồi nói chuyện một chút mà có gì là mệt mỏi gì đâu
Cũng những câu hỏi mà tôi đã đề cập hôm trước, hôm nay tôi đặt lại và có mở rộng hơn thì cũng được Cô Tư Lê Thị Hà cho biết thêm một số tư liệu cũng tương đối quan trọng như sau :
* Tư liệu 1 : Đối với bên quê bà nội của Cô Tư tức là nơi sinh sống của bà Cố Trần Thị Yên là ở Rạch Rắn –Sa Đéc thì có những tư liệu mới như sau :
- Bà Cố Trần Thị Yên trong gia đình Thứ Hai ( Chị Lớn ) các người Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm không rõ nam nữ, có ai còn sống đến lúc lập gia đình không thì cũng không rõ. Chỉ biết có Ông Sáu là em ruột bà Cố Trần Thị Yên thì sống ở tại Rạch Rắn có các con là :
- Ông Ba Huê sống ở rạch Cần Xây- ngang quán Hải Bằng của ông Bảy Nghiệm sinh ra các cô chú là Thảnh, Chín Lê, út Chót.
- Ông Sáu Hùng.
- Ông Bảy Hào.
- Ông ( bà )Tám…..
Rất lâu rồi, nhánh gia tộc họ Lê ở Vàm Cống -Định An không còn liên lạc được với bà con bên bà Cố Trần Thị Yên ở Rạch Rắn. Nghe Cô Tư Lê Thị Hà nói thì con cháu của Ông Sáu (Ông Sáu là em ruột bà Cố Trần Thị Yên sống ở tại Rạch Rắn ) hiện nay cũng thất lạc, sống tứ tán nhiều nơi và mất liên lạc…
* Tư liệu 2 : Ông Cố Lê Văn Ban thứ tám ( Tám Ban ) có người anh trai Thứ Sáu sống ở tại Kiều Hạ có các con là:
- Bà Bảy Vỏ Bình còn gọi là bà Bảy Đỏ sống ở Kiều Hạ ( tôi đã nhắc đến ở phần trên ) tu theo đạo Thiền Lâm ( cạo đầu trọc ) có con là Bác Tư…..sống ở Thốt Nốt . Bác Tư nầy làm sui trai cưới vợ cho con là chị Ba Dễ , mà chị Ba Dễ là con của Bác Năm Bân ( cháu nội của Bà Ba Lê Thị Sung ) Nên khi đám cưới, hai bên mới nhìn nhau ra là bà con, vì bà nội của chú rễ là chị chú bác ruột với bà nội của cô dâu. Chỉ tiếc rằng hiện nay, chị Ba Dễ đã chết nên việc tìm về nhà của Bà Bảy Vỏ Bình còn khó khăn, vì nếu chị Ba dễ còn sống thì tìm nhà Bà Nội chồng của chị là Bà Bảy Vỏ Bình sẽ nhiều thuận lợi.Còn thủ dinh của Bà bảy ở Kiều Hạ là Bác Sáu Vàng, hiện nay đã chết, chỉ còn con cái sống ở nền nhà cũ.
- Bà Tám Tư ( em của Bà Bảy vỏ bình ) có chồng về sống ở Vàm Đinh Nước Xóay ( Long Hưng A ) gia cảnh và gia thế không rõ.
-Ông Chín Sành ( em của Bà Bảy vỏ bình ) có con sinh sống trước đây bằng nghề làm bánh men, rất nổi tiếng ở Sa Đéc

Từ những tư liệu trên tôi sẽ còn vào trong bác sáu Lâm Văn Truyền để tiếp tục xác minh thêm và hỏi thêm về một số nghi vấn khác.Mong bà con chờ đợi phần tiếp theo.
Trong thời gian chờ đợi xác minh về ngồn gốc của gia tộc họ Lê, tôi xin ghi lại các sự kiện, các tư liệu về gia tộc mà tôi đã sưu tầm và biên tập được, để bà con trong gia tộc xem bổ sung cho đầy đủ hơn.

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 3 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (11-11-2011 07:59 PM), Út Trang (12-11-2011 08:46 PM), BAYQUOI (17-11-2011 03:48 PM)
10-11-2011, 11:27 PM
Bài viết: #8
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
( tiếp tuc )
II.NHỮNG TIỀN NHÂN CỦA GIÒNG HỌ LÊ ( Thế hệ thứ ba )
Những tổ tiên của chúng ta chưa có tư liệu, nên sẽ tìm hiểu và bổ sung thêm, để ghi chép lại những người thân trong gia tộc, tôi xin tạm gọi:
-Thế hệ thứ nhất : ông Sơ và bà Sơ Phạm Thị Tăng.
- Thế hệ thứ hai : Ông Cố Lê Văn Ban và Bà Cố Trần Thị Yên.
- Thế hệ thứ ba : là con của Ông Lê Văn Ban và Bà Trần Thị Yên gồm:
*Bà Hai : Lê Thị Quí
( theo lời Kể của Cô Tư Lê Thị Hà )
Ông Hai tên là : Nguyễn................................ sinh năm....................... mất ngày......... tháng...... Âl năm……
Có các con là : -1/ Nguyễn Văn Thinh ( Bác Ba Thinh )
Các con là : a/- Nguyễn Ngọc Chẩn
b/ - Nguyễn Ngọc Bích
( Anh Tám Lem tên khai sinh là Chẩn hay Bích )
c/ - Mẹ của Bùi Thanh Tâm - Bí thư Đảng Ủy .Định-Yên
( Đ/c Bùi Thanh tâm là cháu ngọai Bác ba Thinh )
-2/ Bác Sáu Giảo ( bị điếc )
-3/ Bác bảy Lệ Nhơn (tên thường dùng )

*Bà Ba : Lê Thị Sung.
Ông Ba Tên là : Lâm................................ sinh năm....................... mất ngày Mùng 5 tháng 10Âl năm……
Có các con là : 1/Cô ba: Lâm Thị Hường (các con là : Chị Ba My, Anh Tư Gia, Anh Sáu, anh Bảy, chị Tám , anh Út Hòa )
2/ Bác Tư :Lâm Văn Cù (các con là : Anh Ba Liêm, anh Út Nha… )
3/ Bác Năm :Lâm Văn Bân - ở Kinh Ông Cò – Kinh Đòn Dông-Núi sập (các con là : Chị Hai Sương, chị Ba Dễ - nay đã mất (Dâu của bác Tư –Cháu nội dâu của Bà bảy Vỏ bình ở Sa Đéc- đây là một chi tiết quan trọng để tìm nhà của Bà bảy vỏ bình và mộ của Ông Sơ ) Anh Quoẳnl Săn,Chị Bảy Tiềm, Anh Út Hừng..) Hiện nay đều ở trong Kinh Ông Cò- Núi Sập
4/ Bác Sáu : Lâm Văn Truyền (Các con là: anh Bé…).

*Ông Sáu :Lê Văn Điển
Có các con là : 1/Cô Hai :Lê Thị Kim Anh ( Các con là Hai Côn, Ba Cam...ở Xóm Bún- Hòa Hảo)
2/ Bác Ba Sến ( nền nhà Ông Sáu ) con là Anh Hết.
3/Cô Tám : Lê Thị Chanh ( các con là chị Hai Bê,……(ở Cái Sắn) chị Ba Nghiệp…
*Ông Bảy : Lê Văn Bền
Có các con là : 1/ Cô Ba: Lê Thị Minh sinh năm 1922 năm Nhâm Tuất ( Có các con là : Anh Mĩnh, Anh Thum…)
2/ Cô Tư: Lê Thị Hà sinh năm 1925-Ất Sửu (Các con là Chị hai Đam,Chị ba Hừng, chị Tư Ửng, Anh Mừng, anh Ngon, chị Út Em.
*Ông Tám : Lê Văn Giai:
Có các con là :1/ Lê Công Bắc sinh năm 1929
2/ Lê Tấn Tài sinh năm 1931
3/ Lê Hữu Năng sinh năm 1933 (Còn gọi là Lê Văn Út)
( Cô Tư còn kể thêm : Ông Tám Giai từ thửơ nhỏ đã sống theo Pháp, có lần dẫn Tây về ruồng bố ở Định Yên ??? nên bà con không thích quan hệ, sợ sệt và ít thăm viếng nhau. Ngòai ra Ông Tám còn có con nuôi là Hai Muôn và Cô Hai Mum - Cô Hai Mum hiện đang sống ở nước ngòai )

*Ông Chín : Lê Văn Mẹo ( trong gia phả phần sau tôi sẽ ghi đầy đủ hơn trang 11 đến trang 13 và trang ……….)
*Bà Mười Lớn : Lê Thị Khuê ( theo lời kể của Cô Tư : thì bà Mười là vợ sau của Ông Mười , vợ trước sinh con là Bác Tư Kiết- Nhà Lầu bà con với dương Hai )
Ông Mười tên là : ................................ sinh năm....................... mất ngày......... tháng...... Âl năm……
_Theo lời kể của Cô Tư Lê Thị Hà.
Có các con là :
1/Cô Hai Hậu : ( Con là chú .......(.Đạo ) chết lúc trẻ.
2/Chú Ba Đại : ( Có con là cô Ba Lệ kinh doanh xe khách chợ Hòa lạc, và các cô chú khác….)
3/Cô Tư Hằng : ( Cũng chết lúc trẻ- đã có chồng con rồi ).
4/Chú Năm Chất : ( Có con là Hai On, Ba Đơ,Lê Ba....) Hiện gánh họ của chú Năm Chất sống ở Cái Dầu- Thị Đam.
5/Cô Út Chót : Chết lúc trẻ.

*Bà Mười Nhỏ : Lê Thị Cẩu ?? ( Theo lời kể của Cô Tư Lê Thị Hà.)
Có chồng người Hoa kiều, có một người con, con của bả Mười Cẩu chết lúc nhỏ và bà Mười cũng chết trẻ ( mộ chôn ở phần dất phía sau Liên tập đòan –ban Ấp An Hòa- đất do anh Sáu Ngon canh tác ).

*Ông Út : Lê Văn Tánh ( Lập nghiệp ở Cái Sắn )
Có các con là :1/ Chú Ba Be
2/ Chú Tư Hoa (có con là Chú Ba Chợt- Lê Công Thành -)
3/ Chú Bảy Cấp
4/ Chú Tám Tước
5/ Cô Út

( còn tiếp )

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 3 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (11-11-2011 07:59 PM), Út Trang (12-11-2011 08:46 PM), behai (21-11-2011 08:57 AM)
12-11-2011, 08:47 PM
Bài viết: #9
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
Anh Ba hay quá Dodgy

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng...
THANK YOU
16-11-2011, 09:10 PM
Bài viết: #10
RE: GIA PHẢ HỌ LÊ
III. CHI TỘC CỦA GÁNH HỌ ÔNG CHÍN : LÊ VĂN MẸO
( Theo tư liệu : Đôi điều nghe biết của Tám Ứng - Ông Lê Tương Ứng - vào năm 2000 lúc 72 tuổi -Được Lê Phùng Xuân đánh máy theo tư liệu đang cất giữ -)Đã viết vào năm 2000 như sau:
Lục huynh- Bách hóa lão nhân Lê Tương Phò- tuy không có cơ hội học cao nhưng lại là người giàu sáng kiến và rất thiết thực. Từ mấy mươi năm trước ( khỏang 1961 ) anh đã có nhiều chuẩn bị và kêu gọi thành viên góp công, thực hiện quyển GIA PHẢ cho cánh họ LÊ ở ấp Hòa Lạc, xã Định An ( xưa gọi là Định Yên ).
Vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan,quyển GIA PHẢ chưa thực hiện được.Tuy nhiên mấy năm gần đây các “ Chi nhánh Lê Văn Mẽo ” đã có điều kiện đáp ứng các sáng kiến trên.
Sáng kiến - Sáng giá nhất, rực rỡ nhất là “ ĐẠI HỘI MỒNG BA TẾT ”bắt đầu từ năm 1988 được duy trì đến nay ( và mãi mãi về sau theo lời hứa chung )-

Phần Trưởng huynh Lê Văn Ấu, phải nói là trụ cột của gia đình về mọi mặt. Lúc nhỏ được học sớm, ra đời làm việc sớm (Thơ ký cho Ông Huyện........... ở Định Yên, cùng trang lứa với cậu Phan Hảo Huệ ( Chín Huệ ), anh có uy tín, các chị em đều quí mến. Anh chủ trương bằng mọi giá phải lo cho “ Chú Ứng ” đi học đến nơi, đến chốn. (Tám Ứng không phụ lòng anh chị, học rất tốt ) Bảng tông chi về vườn đất là do anh lập, làm tài liệu cho Gia Phả sau nầy.Các chi nhánh khác đều có nhiều đặc tính tốt đáng ghi. ( Xem tài liệu của từng chi ).
HỌ LÊ VÀ CHỢ VÀM CỐNG


Khỏang thập niên đầu thế kỷ XX, phố chợ Vàm Cống có tường gạch lợp ngói xây xong, đó là 10 căn phố xưa nhất chỗ gia đình Ngọc Long đang ở (Nhà Lồng Chợ mới xây sau nầy ). Chợ được thành lập. Cạnh chợ có chành lúa Miên Thành của Ông Bang Oánh, biến thành dãy phố mới, trước nhà sách Đông Thành của Tô Túy Ngọc.
Ba tôi – ông Chín Lê Văn Mẹo - được Ông Hội Đồng Tông khuyến khích rời Định Yên lên chợ Vàm Cống lập nghiệp. Ngôi nhà lá khang trang của ông xây cất cạnh chành lúa, đối diện với nhà Túy Ngọc bây giờ. Giữa nhà và chợ là một cái mương khá lớn có cầu ván bắt ngang, nay bị lấp mất.
Về sau, khi PGHH mở mang chợ. Ông Chín mới dời nhà vào chỗ nhà của Phùng Xuân ở hiện nay.
Trở lại vấn đề lập nghiệp ở cạnh chành lúa. Ông Chín đi tiên phong đủ nghề, hễ có nhiều người bắt chước và cạnh tranh thì Ông chuyển sang nghề khác. đại để đó là tiệm cầm đồ, cho mướn xe đạp, tiệm hớt tóc ( nuôi anh bảy hớt tóc Lê Văn Sanh ) tiệm cà phê, buôn bán kẹo bánh, đi buôn lúa, hốt thuốc Bắc- nhà có nuôi con ngựa, cưỡi đi Lấp Vò bổ hàng, oai vệ lắm.
Chị Hai -Lê Thị Nhan là trưởng nữ, nhà đang sung, đeo vàng đỏ tay, bạn gái theo tôn là chị Cả, rộng rãi với bạn. Họ mối lái mới gặp Ông Tư Tợ ( Nguyễn Văn Bửu ) người hiền lành, công tử.
Chị Ba -Lê Thị Hảnh là người nhan sắc, có chồng xa, khá lanh lợi, giao thiệp rành hơn. từng dìu dắt cậu Tám Ứng đi học, đi thi, đi xin làm thầy giáo ở Long Xuyên….Cuộc đời tình duyên của chị gặp mẹ chồng khó, không may mắn..
Trưởng huynh- Lê Văn Ấu là trai đầu tiên nên được cưng lắm. Lúc đó đang mở quán kẹo bánh, bán thuốc điếu diêm quẹt v v. Ông chín bổ hàng về, anh Ấu còn bé ngồi trên giường lấy mấy ống diêm quẹt chọi nhau,vừa chọi vừa nói « Đá gà ! đá gà !». Bất ngờ que diêm nhô ra chạm vỏ, xòe lên…. « Cu cậu » hỏang hồn hết dám đá gà nữa ! Chừng lớn lên, đi học thế cho con Ông Hội Đồng Tông (Nhà nước mở trường, con nhà giàu không dám đi học, sợ bị bắt lính hay gì gì đó bất lợi, mướn người khác học thế ) Anh Ấu có hoa tay, cắt giấy cứng làm hình chiếu bóng, diễn tuồng Tề Thiên và nhiều tuồng khác. trẻ em vô cửa bằng diêm quẹt.
Chị Năm -Lê Thị Thám bám trụ ở chợ Vàm Cống. Chuyên bán hủ tiếu ngọt, rồi bán tạp hóa, hiền lành có hiếu. Ông Bang Oánh khen nết , cưới cho Tài Phú Chiêu ( Tô Lương Chiêu ) sanh ra cánh Túy Ngọc v.v.
Lục huynh- Lê Tương Phò giàu sáng kiến, có hoa tay, nhưng đi học cao không được vì lần nào cũng bị bịnh dai dẳng. Chính Anh điều độ em Ứng đi học mùa nước nổi những năm đầu tiên.
Khi Thanh Niên Tiền Phong họat động năm 1945 anh đứng ra đọc diễn văn, diễn kịch, anh em đều vui và xem như Anh Cả. Về già là đầu tàu cho cả Kiếng Họ. Rất cực với gia đình, nuôi em cháu, nay hưởng phước.
Thứ Bảy là Lê Tương Tiếp thuở nhỏ ( lối 5 hay 6 tuổi ) có chơi chung với Lê Tương Ứng. Sau đó anh Tiếp bịnh và qua đời....Ứng có nhớ lởm bởm gia đình có lo việc chôn cất.
Kỷ niệm còn nhớ là hai anh em, bán được khúc mía của Chị ba, « chôm » luôn một xu đó, ra rạp hát, mua một xu cốm hai miếng, chia nhau ăn ngon lành. Chừng về nhà bị’ « rầy » chứ không có bị đòn.
Thứ Tám - Lê Tương Ứng thì suốt đời lo học. Học chương trình Pháp, đến năm 1945 lở dở, bỏ học.Lấy sách nho của Ông Chín tự học. Sau nhờ đó thi Trung học, Tú tài 1, Tú Tài 2, Cử nhân giáo khoa....Cưới con ông Trương Văn Đức Trưởng Ty Tiểu học ( Sau làm Giám Đốc ) làm Giáo Sư hưởng lương bổng khá. Vì đổi đời, nghèo nhưng vẫn hạnh phúc.Phần lớn nhờ vào hai bên Nội Ngọai giúp đỡ, con có hiếu.
Thứ Chín là Út- Lê Thị Kim Chi . Suốt thời trẻ phục vụ cho cha mẹ. lớn thành gia đình với Trần Quang Kỉnh, người trẻ có đức độ, có cha mẹ, anh chị em hiền lành giúp đỡ, công ăn việc làm vững vàng, giao dịch khéo. Gia đình hạnh phúc.
Ủy thác các cháu Cấp cỡ “ Phùng Xuân” sớm hòan thành GIA PHẢ.

Vàm Cống, ngày 15-12-1997
Người Ghi Lê Tương Ứng
Hiện Ngu tại 43 Nguyễn Văn Lâu –Vĩnh Long

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 4 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (16-11-2011 10:33 PM), dzidzi (17-11-2011 12:03 PM), BAYQUOI (17-11-2011 03:48 PM), behai (21-11-2011 09:02 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS