Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
10 DẤU HIỆU LẠ Ở MÓNG TAY
01-07-2013, 03:16 PM
Bài viết: #1
10 DẤU HIỆU LẠ Ở MÓNG TAY
10 DẤU HIỆU LẠ Ở MÓNG TAY> CẦN CHÚ Ý.

1. Móng tay màu trắng – Bệnh gan hoặc viêm gan

2. Móng tay vàng, dầy, mọc chậm – Bệnh phổi và các bệnh liên quan đến phổi

3. Móng tay vàng và nổi gân màu đỏ - Bệnh tiểu đường

4. Móng tay một nửa trắng một nửa hồng – Bệnh thận

5. Móng tay ngày càng đỏ - Bệnh tim

6. Móng tay màu xám hoặc trắng – thiếu máu

7. Bề mặt móng tay lõm hoặc nhăn – Viêm khớp

8. Móng tay dầy, phì đại – Bệnh phổi

9. Móng tay xuất hiện tia đỏ không theo quy luật – Bệnh lupus

10. Dưới móng tay xuất hiện tia màu tím thậm – Khối u ác tính
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (03-07-2013 02:47 AM)
01-07-2013, 03:17 PM
Bài viết: #2
RE: 10 DẤU HIỆU LẠ Ở MÓNG TAY
XEM THÊM

Phương pháp tự nhiên giúp móng chắc khỏe, không còn ố vàng và ngăn chặn bệnh nấm móng.

1. Hỗn hợp dầu ô liu và nước chanh

Một muỗng cà phê dầu ô liu trộn với một vài giọt nước cốt chanh sẽ tạo ra phương pháp điều trị móng tại gia cực dễ dàng, hiệu quả. Sử dụng ít nhất hai lần một tuần sẽ giúp bạn biến chuyển móng tay giòn, dễ nứt mẻ của mình.
8 mẹo trị móng tay giòn, khô 1
Chữa móng khô dễ gãy bằng dầu oliu và nước chanh hiệu quả.

Massage hỗn hợp vào móng tay của bạn 1 cách kỹ lưỡng, để cho nó thẩm thấu hoàn toàn, sau đó hãy đeo 1 đôi găng tay mềm vào và để cho hỗn hợp này tạo ra sự kì diệu trong đêm hôm đó.

2. Tinh dầu tràm trà và Vitamin E

Một muỗng cà phê tinh dầu tràm trà với một vài giọt vitamin E sẽ không chỉ giúp bạn có móng tay khỏe mạnh hơn mà còn ngăn ngừa nấm móng tay cũng như điều trị thành công bất kỳ nhiễm trùng nào.
8 mẹo trị móng tay giòn, khô 2
Tinh dầu tràm trà còn giúp ngừa nấm móng tay chân.

Thoa hỗn hợp này tương tự như trên 1 cách càng thường xuyên càng tốt và sẽ không mất nhiều thời gian để bạn có thể thấy được hiệu quả.

3. Massagebằng kem dưỡng

Tất cả những gì bạn cần là một chút kiên nhẫn, chỉ cần một vài phút trong ngày. Hãy lấy một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm, kem dưỡng móng hoặc dầu thực vật tùy chọn. Thoa sản phẩm trên mỗi móng tay, massage nhẹ nhàng và triệt để tất cả các kẽ móng tay.
8 mẹo trị móng tay giòn, khô 3
Hàng tuần mát xa bằng kem dưỡng giúp móng chắc khỏe hơn.

Sản phẩm này sẽ bổ sung thêm độ ẩm và làm mềm lớp biểu bì, trong khi massage giúp cải thiện lưu thông máu, làm cho móng tay của bạn chắc khỏe hơn, và thậm chí dài hơn nếu thực hiện lâu dài.

4. Muối biển
8 mẹo trị móng tay giòn, khô 4
Mặt nạ muối biển giúp trả lại móng tay xinh xắn.

Trộn hai muỗng cà phê muối biển loại tốt với 2 giọt cà phê nước chanh hoặc dầu (dầu trầm hương, dầu nhựa thơm và dầu mầm lúa mì). Đổ hỗn hợp này vào một bát nước ấm, sau đó ngâm tay của bạn và giữ cho chúng được ngâm trong khoảng 10 đến 15 phút. Lặp lại hai lần một tuần.

5. Tinh dầu vitamin E

Vitamin E dưới dạng viên nang dầu hoặc ống là một thành phần tuyệt vời cho bất cứ công thức làm đẹp tại gia nào. Thêm nó vào hỗn hợp chăm sóc tóc và da của bạn nhưng cũng đừng quên sử dụng nó trên móng tay của bạn!
8 mẹo trị móng tay giòn, khô 5
Mát xa bằng tinh dầu vitamin E cho kết quả mĩ mãn.

Nhẹ nhàng massage vào buổi tối chỉ với một vài giọt dầu này sẽ giúp cải thiện tình trạng móng tay của bạn rất nhiều, làm cho chúng khỏe mạnh hơn với mỗi lần sử dụng.

Đeo găng tay làm móng tay cho kết quả tốt hơn, nhanh hơn, nhưng hãy nhớ rằng đây không phải là một phương thuốc thần kỳ và phải mất một thời gian để thấy được hiệu quả.

6. Ngâm bia

Bia, dầu ô liu và giấm táo có thể không phải là những thành phần bạn muốn chọn cho thức uống yêu thích của mình, nhưng lại là một phương thuốc tuyệt vời cho móng tay giòn.

Làm ấm một phần tư chén dầu ô liu, trộn nó với lượng giấm táo tương tự và một nửa cốc bia. Bây giờ ngâm móng tay vào hỗn hợp này, giữ trong khoảng 15 phút, thế là xong.

7. Nước ép chanh

Những chất tẩy màu móng loại mạnh thường sẽ khiến móng tay của bạn cảm giác vô cùng khô, thậm chí còn góp phần khiến cho chúng sứt mẻ, bong tróc và vàng ố. Phương pháp khắc phục chung và hoàn toàn tự nhiên cho vấn đề này thật ra rất đơn giản: nước chanh!
8 mẹo trị móng tay giòn, khô 6
Phương pháp giúp khôi phục móng ố vàng trở nên trắng sáng bằng nước cốt chanh,

Ép nước ra, nhúng một miếng bông vào, sau đó xoa đều mỗi móng tay. Tiếp tục massage số nước còn sót lại trên móng tay, để khô, sau đó rửa sạch tay bằng nước ấm. Móng tay của bạn sẽ trông tốt hơn nhiều, màu vàng ố cũng sẽ hoàn toàn biến mất!

8. Mặt nạ thảo dược
Đổ một cốc nước sôi từ từ qua một muỗng cà phê gồm hoa cúc và trà bạc hà, để ngâm trong một giờ rưỡi, sau đó lọc các loại thảo mộc đi và trộn một nửa thìa cà phê dầu ô liu và hai muỗng canh bột mì. Trộn đều và thoa lên móng tay của bạn, để trong nửa giờ, rồi sau đó rửa sạch.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (03-07-2013 02:47 AM)
01-07-2013, 03:19 PM
Bài viết: #3
RE: 10 DẤU HIỆU LẠ Ở MÓNG TAY
XEM TIẾP

Các dấu hiệu trên móng tay cần lưu ý

Sức khoẻ con người có thể được nhận biết qua rất nhiều biểu hiện bên ngoài như sắc mặt, màu da, niêm mạc và các hoạt động thể chất khác - "trông mặt mà bắt hình dong" song ít ai biết rằng: chúng ta còn có thể nhận biết tình trạng sức khoẻ của bản thân mình qua các biểu hiện trên móng tay.



Với nhiều người, đó đơn giản chỉ là một kỉ lục, song, sự thực là móng tay có thể phản ánh tình trạng sức khoẻ của mỗi người, có thể giúp phát hiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng viêm nhiễm và thậm chí giúp nhận biết sớm tình trạng bệnh tình của các bệnh nhân.

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, móng đã được hình thành. Móng được cấu tạo từ keratin - một thành phần protein được tìm thấy trong da và cả tóc của chúng ta. Cấu tạo nên bộ móng của chúng ta gồm rất nhiều phần: lớp sừng (nail plate) là phần cứng nhất bên ngoài cùng của móng với tác dụng bảo vệ; lớp da bao quanh móng; lớp da bên dưới lớp sừng, lớp biểu bì...

Trung bình, móng có thể mọc dài thêm từ 2 - 3mm/ mỗi tháng (với móng chân là 1mm/tháng).

Phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể

Một bộ móng chắc khoẻ sẽ phản ánh tình trạng dinh dưỡng đầy đủ của cơ thể. Những thứ chúng ta ăn hàng ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như cho móng tay. Những dinh dưỡng cần thiết giúp móng khoẻ mạnh cũng là những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm: axit béo omega 3, các loại prôtêin và sắt. Các biểu hiện trên móng tay có thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như: chất sắt, biotin và protein.

Ví dụ như khi bị thiếu sắt, móng tay sẽ thể hiện rõ màu sắc phần biểu bì trên móng rất nhợt nhạt. Khi tình trạng thiếu sắt trở nên nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng có tên khoa học là koilonychia khiến cho móng tay phát triển thay đổi hình dáng, móng trở nên mỏng hơn và bị lõm.

Báo hiệu nguy cơ tổn thương móng

Khi tình hình sức khoẻ yếu, biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng (leukonychia) trên lớp sừng của móng. Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy. Trong một vài trường hợp bị thương tổn, móng có thể xuất hiện các vệt nhỏ có màu sẫm trên bề mặt móng (hiện tượng này có tên khoa học là onycholysis). Chúng hình thành do hiện tượng chảy máu bên dưới lớp móng. Liệu tình trạng bệnh lý nào đó có thể khiến cho các mạch máu trở nên yếu và rất dễ bị tổn thương như vậy? Khi các mạch máu bên trong lớp biểu bì bên dưới lớp móng bị vỡ, gây chảy máu, máu tích lại tạo thành các vệt có màu đỏ hoặc thẫm bên dưới lớp móng.

Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể gặp phải một trong các vấn đề như dị ứng, nhiễm khuẩn, bệnh vảy nến hoặc do ung thư.
Móng tay cũng phản ánh tình trạng sức khỏe.

Phản ánh tình trạng lo lắng và stress

Không ít người thường cắn móng tay khi bị căng thẳng và điều đó được xem như một thói quen. Theo kết quả một cuộc điều tra khoảng 50% số trẻ nhỏ từ 10 - 18 tuổi có thói quen gặm móng tay. Càng lớn lên, thói quen này dần được từ bỏ. Khi ở vào độ tuổi 18 - 22 tuổi, số người có thói quen cắn móng tay giảm xuống còn 23%, và đến 30 tuổi, hầu hết mọi người đều từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên, nó có thực chỉ là một thói quen như nhiều người vẫn nghĩ? Thực chất đó là một hành động thường xảy ra khi hệ thần kinh bị căng thẳng, khi một người cảm thấy bồn chồn hoặc bị stress...việc cắn móng tay rất có hại. Đôi khi nó gây trầy xước lớp biểu bì ở móng tay, gây nhiễm trùng cho ngón tay và cả đường miệng.

Báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng

Hiện tượng sưng tấy, đỏ và ngứa ở vùng da quanh móng tay là một dấu hiệu cho biết có vấn đề đang xảy ra với cơ thể bạn. Cụ thể thì đó có thể là triệu chứng của việc bị nhiễm khuẩn, nấm... Loại khuẩn phổ biến nhất mà nhiều người dễ mắc phải đó là staphylococcus và các khuẩn gây ra mụn cóc trên tay. Các trường hợp nhiễm khuẩn này không phải là vấn đề lớn đối với sức khoẻ, song nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó có thể khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

Các bác sĩ cũng cảnh báo: Ngoài việc giữ vệ sinh móng sạch sẽ, bất cứ khi nào phát hiện thấy các dấu hiệu lạ trên móng tay như: móng trở nên dày, sần sùi và thay đổi màu sắc bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để phát hiện nguyên nhân và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây hại cho sức khoẻ. Vi khuẩn và đôi khi cả virut cũng có thể tấn công các vùng da quanh móng, gây ra hiện tượng gãy móng, hoặc thối móng... Tình trạng này có thể lây lan từ người này sang người khác, và để điều trị, các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm lạnh hoặc sử dụng hoá chất để diệt khuẩn.

Báo hiệu các vấn đề khác

Có 5 dấu hiệu thay đổi trên móng mà bất kỳ ai cũng đều cần phải lưu ý, bởi nó có thể khiến cho tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu này bao gồm: tình trạng thay đổi màu sắc bất thường, long móng, sần sùi, xuất hiện hiện tượng lõm và phát triển theo hình dạng lạ...

Các nghiên cứu cho thấy: các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. Các vết rỗ trên bề mặt móng (khiến bề mặt móng không trơn, phẳng) có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Khi nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới gãy móng, tổn thương lớp biểu bì. Và các đường viền màu sắc lạ: chẳng hạn như trên bề mặt móng xuất hiện một đường viền xẫm màu bên dưới bề mặt lớp móng, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thay đổi sắc tố da.

Theo Health news
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (02-07-2013 08:16 AM), baothai (03-07-2013 02:46 AM)
02-07-2013, 08:24 AM
Bài viết: #4
RE: 10 DẤU HIỆU LẠ Ở MÓNG TAY
Ngày xưa khi học tiểu học hễ thấy móng tay bạn nào có HẠT GẠO là nói xui lắm thế nào cũng sụt hạng, móng tay có màu tím nói là thiếu máu ở tim... khi lớn lên qua sách báo cũng biết đó là bệnh lý, nay đọc tài liệu này mới hiểu rõ hơn. Các dấu hiệu trên móng tay quan trọng chúng ta hãy chú ý để điều chỉnh chế độ ăn uống và quan tâm đến sức khoẻ để SỐNG SAO CHO KHOẺ nhé bà con.

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 2 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (02-07-2013 09:06 PM), baothai (03-07-2013 02:46 AM)
03-07-2013, 02:50 AM
Bài viết: #5
RE: 10 DẤU HIỆU LẠ Ở MÓNG TAY
Phụ nữ ngoại quốc thường thích đeo móng giả vì vậy bệnh ở móng tay cũng thường xảy ra do nhiểm khuẩn và thường xuyên mài dũa móng để đắp bột. Phụ nữ VN tại hải ngoại cũng bắt chướt đeo móng giả, tuy không nhiều, nhưng nếu để móng thiệt thì vẫn đẹp hơn.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS