Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
01-07-2013, 03:49 PM (Được chỉnh sửa: 01-07-2013 03:51 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
MỜI ĐỌC CÂU CHUYÊN SƯU TẦM CÓ THỂ ĐỌC ĐỂ SUY NGẨM

MỌI THỨ ĐỀU NHẤT

Khi thiền sư Banzan đang đi ngang một khu chợ, thiền sư nghe một mẩu đối thoại giữa anh hàng thịt và khách hàng.

“Cho tôi miếng thịt ngon nhất anh có,” người khách hàng nói.

“Trong tiệm tôi mọi thứ đều nhất,” anh hàng thịt trả lời. “Chị chẳng tìm ở đây được miếng thịt nào mà không nhất.”

Nghe những lời này, Banzan tức thì giác ngộ.

Bình:

• “Mọi thứ đều nhất” tức là tâm không còn phân biệt. Tất cả chúng sinh đều như nhau—đều là Phật đang thành. Phải có tâm Phật mới “thấy” và “sống” được điều này.

Cho nên, Phật dạy từ tâm. Từ tâm với tất cả mọi người–thân sơ, tốt xấu.

Kinh Từ Tâm viết:

Tấm lòng nhân ái bao la,
Thật là thuần khiết, thật là cao thâm.
Hướng về tất cả chúng sinh,

Thương người quen lẽ tất nhiên,
Cũng thương những kẻ chưa quen bao giờ.
Xóa đi ngăn cách thân sơ,

Đủ lòng độ lượng, đủ lòng thương yêu.
Với người mưu hại đủ điều,
Bất nhân ác cảm gây bao hận thù.

Với người oán ghét bao đời,
Nguồn thương yêu ấy làm vơi tị hiềm.

Không những là yêu thương tất cả mọi người, mà là tất cả mọi loài, tất cả mọi sinh linh.

• (Và yêu tất cả mọi người không có nghĩa là tin tất cả mọi người. Trong đời sống hàng ngày, đôi khi ta phải thực tế trong việc tin người và dùng người. Nhưng yêu mọi người thì được. Cũng như bố mẹ có thể yêu tất cả các đứa con như nhau, nhưng tin mỗi đứa, và do đó hành xử với mỗi đứa, có thể khác nhau).

• Ở vào mức cao nhất, Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán-tự-tại thực hành trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, soi thấy [tất cả] là Không, Ngài liền vượt mọi khổ nạn.” Tất cả là Không, tức là không còn phân biệt cái gì hơn cái gì.

• Ở một góc nhìn khác, thì không có gì là rác cả. Tất cả mọi thứ trên đời đều có thể dùng được vào việc nào đó. Tất cả mọi người trên đời đều có thể dùng được vào việc nào đó.

• Anh hàng thịt: Đối với Phật gia cấm sát sinh, thì có lẽ bán thịt là nghiệp tội nặng nhất nhì trên đời rồi. Vậy mà một lời nói của anh hàng thịt cũng “bật công tắc đèn” cho một thiền sư giác ngộ. Vậy thì, lời nói có thể giúp ta giác ngộ có thể đến từ bất kỳ ai. Ta không thể có thái độ kỳ thị, coi thường lời nói của ai, vì họ dốt, hay là người xấu, là kẻ thù, là kẻ tội lỗi, là người khác đạo… Bất kỳ lời nói đến từ đâu, từ ai, đều có thể làm cho ta giác ngộ, vào đúng lúc.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (02-07-2013 01:16 AM)
01-07-2013, 03:50 PM
Bài viết: #2
RE: MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
MỘT GIỌT NƯỚC

Một thiền sư tên Gisan bảo một đệ tử trẻ mang đến cho thiền sư một gàu nước để làm nguội bớt nước trong bồn tắm của thầy.

Cậu đệ tử mang nước đến, và sau khi làm nguội bồn tắm, đổ ra đất tí nước còn lại trong gàu. “Đồ ngu!” thiền sư mắng cậu đệ tử. “Tại sao con không dùng nước đó để tưới cây? Con có quyền gì mà phí phạm dù chỉ một giọt nước trong chùa này?”

Cậu học trò trẻ đạt được Thiền ngay lúc đó. Cậu đổi tên thành Tekisui, có nghĩa là một giọt nước.
.
Bình:

• Không phí nước thì phải rồi. Nhưng tại sao cậu học trò bị mắng về phí phạm nước lại đạt ngộ được ngay?

Dĩ nhiên là vì ta không phải là cậu này, và chẳng có giải thích của chính cậu ở đây, nên ta chỉ có thể phỏng đoán mà thôi.

Khi ta phí một tí nước thay vì dùng nó để tưới cây, cây cối bị mất tí nước đó. Nghĩa là, một hành động nào của ta cũng ảnh hưởng đến các thứ quanh ta.

Và hành động nhỏ của ta có thể có ảnh hưởng lớn đến điều gì đó. Ví dụ: chỉ cần vô y’‎ đạp lên một miếng cơm rơi trên nền nhà, ta có thể giết chết cả mười con kiến đang cố tha miếng cơm đó. Đạp miếng cơm là chuyện nhỏ, nhưng mười mạng sinh linh bị giết là chuyện lớn, ít ra là đối với các bạn bè kiến còn sống.

Một giọt nước là khá nhiều nước cho một cây xương rồng nhỏ. Cho nên không thể dùng cách đo lường của ta để nói việc của ta có ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến thế giới của ta.

Tất cả mọi sự trong thế giới liên hệ chặt chẽ với nhau như thế. Hiểu được liên hệ chặt chẽ giữa mọi thứ trong thế giới như thế tức là hiểu được mọi thứ trên thế giới lệ thuộc lẫn nhau mà sinh, mà sống, mà chết. Tức là hiểu được pháp nhân duyên—mọi sự đều là nhân duyên, đều do liên hệ chằng chịt giữa nhiều điều với nhau mà sinh ra.

Hiều được nhân duyên là hiểu được toàn bộ tinh yếu Phật pháp—vì sao nhân duyên đưa đến khổ cho con người, làm sao để chận đứng nhân duyên đó để dứt khổ. Đây là pháp Thập Nhị Nhân Duyên.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (02-07-2013 01:16 AM)
01-07-2013, 03:54 PM
Bài viết: #3
RE: MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
CHẲNG CÓ GÌ HIỆN HỬU

Yamaoka Tesshu, lúc còn là một thiền sinh trẻ, thăm hết thiền sư này đến thiền sư nọ. Chàng đến thăm Dokuon ở chùa Shokoku.

Muốn chứng tỏ là mình đã ngộ, Yamaoka nói: “Tâm, Phật, và mọi sinh linh, rốt cuộc, đều không hiện hữu. Bản chất thật của mọi hiện tượng là không. Không có đạt đạo, không có ảo ảnh, không có thánh nhân, không có phàm phu. Không có bố thí, không có nhận bố thí.”

Dokuon, đang hồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Đột nhiên Dokuon lấy ống píp tre đánh Yamaoka. Chàng thiền sinh tức giận.

“Nếu không có gì hiện hữu,” Dokuon thắc mắc, “vậy thì cơn giận này đến từ đâu?”
.

Bình:

• Chàng thiền sinh trẻ Yamaoka này về sau thành thầy của Thiên hoàng.

• Nói rằng mọi sự “có” tức là “chấp có”, nói rằng mọi sự “không có” là “chấp không”. Cả hai chấp đều là chấp.

Con đường Phật pháp là “trung đạo” (đường giữa)—có mà là không, không mà là có (sắc bất dị không, không bắc dị sắc—sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc).

Có đó mà mất đó. Đóa hoa hôm nay thấy đây, ngày mai có thể héo tàn rủ chết.

Con người của ta hôm qua đã chết rồi, và hôm nay đã là một người mới. Sinh tử sinh tử nối tiếp từng sát-na ngắn ngủi trong dòng sống. Trong bài Tái sinh trong nguồn sáng, chúng ta có nói: “Mỗi giây đồng hồ, từ 200 ngàn đến 3 triệu tế bào trong cơ thể chúng ta chết đi và được thay thế bằng tế bào mới. Sau một giây đồng hồ, ta đã là con người mới với ngần ấy tế bào mới. Đời ta là một chuỗi của vô lượng cuộc tái sinh như thế, cũng như một đường kẻ thẳng chỉ là một chuỗi các điểm chấm nằm sát nhau.”

Đó là chuyển dịch liên tục, thay đổi liên tục. Đó là “vô thường” (không cố định, không thường hằng).

• Cô Bình hôm qua rất là sừng sộ, dữ dằn. Nhưng có thể cô Bình đó đã chết rồi và cô Bình hôm nay là một cô Bình mới có thể đầy yêu thương và nhân ái. Cho nên đừng lấy hình ảnh cô Bình hôm qua để đối xử với cô Bình hôm nay.

Thái độ rộng mở như vậy gọi là “vô chấp”.

Vì thế gian “vô thường”, nên ta cần “vô chấp.”

• (Đối với mọi người phần bên trên là đủ, phần này chỉ thêm cho người rất vững về lý luận. Người chưa thật vững về lý luận thì không nên đọc, hoặc nếu đọc vì tò mò thì sau khi đọc xong hãy quên ngay đi).

Khi chúng ta nói “mọi sự đều là Không” (tạm thời dùng chữ “Không” viết hoa), thì Không đây không có nghĩ là không có, mà là bản tính thật của mọi sự, với cái tên là Không.

Thí dụ dễ hiểu nhất là nước và sóng. Đứng nhìn biển ta thấy sóng—sóng là hiện tượng vô thường, biến hiện từng giây đồng hồ, sóng sinh ra rồi sóng tan, để con sóng mới đến… Sóng thì phù du vô thường, nhưng nước thì luôn luôn ở đó. Sóng là “hiện tượng” vô thường (non-permanent phenomenon), nước là “bản tính” thường hằng (permanent essence).

Thí dụ cao hơn: Hãy tưởng tượng vũ trụ là một khoảng Không vĩ đại. Từ khoảng Không đó mọi thứ sinh ra – cây cỏ, trái đất, tinh tú, tôi, bạn…–và khi sự gì chết đi thì lại trở về với khoảng Không đó. Mọi sự có sống có chết là hiện tượng vô thường (non-permanent phenomenon). Khoảng Không chẳng bao giờ thay đổi đó là bản tính thường hằng (permanent essence).

Suy tưởng mức cao hơn: Tất cả mọi thứ trong vũ trụ mà ta có thể tưởng tượng được đều là phù du vô thường (non-permanent phenomenon) hay “tương đối” (relative), và đều được sinh ra từ một cái nền vĩ đại thường hằng (permanent essence) hay “tuyệt đối” (absolute)–cái thường hằng vĩ đại này là Không, là Thượng Đế, là Allah, là Tuyệt Đối.

Đó là liên hệ giữa tương đối (relative) và tuyệt đối (absolute) mà mọi triết thuyết đông tây đều cố gắng khai triển.

Mọi tương đối đều từ Tuyệt Đối mà ra và luôn luôn nằm trong Tuyệt Đối.

Nhà Phật nói rằng mọi sự là Không, từ Không mà đến, và lại trở về Không là như thế. Đây là chữ Không của Bát Nhã Tâm Kinh.
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (02-07-2013 01:16 AM), Hoang Oanh (02-07-2013 08:01 AM)
02-07-2013, 08:08 AM
Bài viết: #4
RE: MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
Hôm nay đọc bài MỌI THỨ ĐỀU NHẤT, TÂM đã sáng hơn, mới hiểu rõ về ý của bài hát ĐOÁ HOA VÔ THƯỜNG của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (02-07-2013 09:05 PM)
02-07-2013, 09:35 PM
Bài viết: #5
RE: MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
DQ MẠO MUỘI GỬI TIẾP CHỦ ĐỂ ĐƠN GIẢN > MỜI XEM

Ý NGHĨA BA CÁI LẠY TRONG PHẬT GIÁO

Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn, bảo vệ sơn hà xã tắc, và tổ tiên dòng họ tiếp nối. Dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Trung Hoa, nên việc lễ lạy, từ hình thức đến nội dung, từ lễ tổ tiên ông bà ở nhà cho đến lễ lạy Trời, Phật, Thánh, Thần ở đình, chùa, lăng, miếu cũng đều bị ảnh hưởng theo.

Hầu hết các tôn giáo đều có lễ lạy nhưng với nghi thức và ý nghĩa khác nhau. Với Phật Giáo, ý nghĩa và cách thức lễ lạy khác với các đạo giáo khác. Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Tại xứ này ngày xưa, dân chúng thường bày tỏ lòng tôn kính chân thành đến một người nào đó họ ngưỡng mộ kính mến bằng cách quỳ xuống sát đất, đặt trán mình lên chân của vị ấy. Đức Phật là vị Đạo Sư, là bậc giác ngộ được tôn kính đặc biệt tại xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Lúc đức Phật còn tại thế, mỗi lần nghe pháp hay thưa thỉnh việc gì, chư Tăng thường chắp tay lạy ba lạy rồi thưa hỏi hay ngồi nghe pháp. Đức Phật mặc nhiên chấp nhận cung cách này như là một tục lệ có từ lâu đời của xã hội Ấn Độ. Tuy vậy Ngài cũng không đặt thành nghi thức lễ lạy mà để tùy tâm các đệ tử. Sau khi Phật Niết Bàn, hình thức lễ nghi và sự tôn kính ấy vẫn được duy trì trong các hàng đệ tử của Ngài. Sự duy trì hình thức ấy với mục đích là luôn luôn xem đức Phật như còn tại thế. Chư Tăng mỗi khi tụng kinh ôn lại lời Ngài dạy, phải mặc áo cà sa tức áo mầu hoại sắc trang nghiêm, lạy Phật ba lạy. Hàng đệ tử tại gia cũng theo quý chư Tăng lạy Phật như thế.

Tại sao lại lạy ba lạy mà không lạy hai lạy, bốn lạy hay năm lạy? Ba lạy chính là lễ lạy ba ngôi quý báu tức Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Người đời thường xem vàng, bạc, kim cương, hột xoàn, dollars, và danh lợi thế gian là quý báu. Nhưng thực tế cho biết những thứ này không đem lại hạnh phúc chơn thực, không cứu được con người thoát khỏi sinh lão bệnh tử. Nhưng với ba ngôi quý báu Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng có năng lực dẫn dắt con người thoát khỏi mọi phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi.

Phật là Giác, là thức tỉnh ra khỏi giấc ngủ mê. Đức Phật là người đã giác ngộ và giải thoát hoàn toàn. Ngài là một bậc đạo sư, một người chỉ lối dẫn đường cho mọi chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vì thế người Phật tử lạy cái lạy đầu tiên là để tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ và nhớ ơn Phật, cùng là thề nguyện sẽ theo gương Ngài mà tu hành để về bến giác. Pháp là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi bằng chữ, gọi là Kinh và Luật. Còn Luận là những lời bàn luận của các vị Bồ tát, đệ tử của Phật để làm sáng tỏ thêm những lời Phật dạy. Vì thế người Phật tử lạy cái lạy thứ hai là lạy Pháp bảo nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến những lời dạy của Phật, những lời dạy mà, nếu chúng ta thực hành sẽ có công năng đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bến bờ giải thoát. Tăng là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà xuất gia đi tu, giữ đầy đủ giới luật của Phật đặt ra, với mục đích tu hành giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh. Vì thế cái lạy thứ ba là lạy Tăng Bảo, từ các vị Thánh Tăng xuất thế đến các vị Tỳ Kheo trụ thế tu hành chân chính, đạo đức trong sạch, và giới luật trang nghiêm, để tỏ lòng thành kính và biết ơn những vị này đã sống đời sống lý tưởng, đã hy sinh gia đình tiền của và danh vọng, đã xem tiền bạc châu báu như rắn độc, danh lợi như đôi dép rách, sắc đẹp như cạm bẫy, ăn ngon mặc đẹp như xiềng xích trói buộc, để tình nguyện thay Phật dẫn dắt chúng sinh trên đường đạo.

Ngoài ý nghĩa lễ lạy Phật, Pháp và Tăng nêu trên, ba cái lạy cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi qúy báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh, vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt (Phật tánh), đồng một pháp tánh từ bi và bình đẳng (Pháp tánh), và đồng một đức tánh thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tánh).

Về cung cách lạy cũng có nhiều thứ. Người Ấn Độ cũng như Trung Hoa có nhiều cách lễ lạy khác nhau. Riêng Phật giáo Việt Nam thường lạy theo phương cách "Ngũ thể đầu địa", tức là làm thế nào cho hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất. Đây là một phương cách lạy tôn kính nhất trong tất cả các cung cách lễ lạy. Khi lễ lạy, người Phật tử đứng ngay thẳng, hai chân khép sát vào nhau, hai bàn tay chắp sát lại nhau cho khít theo thế hiệp chưởng (không phải thế hình búp sen) tiêu biểu cho sự nhất tâm. Khi lạy Phật có người để hai tay trước ngực lạy xuống. Cũng có người đưa hai tay lên trán rồi mới lạy xuống theo phương cách ngũ thể đầu địa, tức là khi lạy phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cúi lưng xuống đặt trán mình lên trên hai lòng bàn tay. Đối với phụ nữ, thường là quì thẳng lưng rồi lạy, chứ không đứng, vì hình thể đặc biệt của phụ nữ, khác với nam giới nên thế đứng thẳng trông hơi lộ liễu.

Trong đạo Phật bao giờ sự và lý cũng phải viên dung. Về sự thì như trên chúng tôi đã trình bày. Chúng ta lạy Tam Bảo với tất cả thân tâm thành kính nhớ ơn, thành kính nhớ ơn Phật, thành kính nhớ ơn Pháp, và thành kính nhớ ơn Tăng. Thế còn cái tâm của chúng ta trong khi lạy phải như thế nào? Nghĩ ngợi gì? Tưởng nhớ đến ai, đến cảnh gì, vật gì? Hay là để tâm không nghĩ ngợi, không cầu mong điều gì? Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta hãy nhớ lại bài kệ "Quán Tưởng" mà chúng ta thường tụng trước khi đảnh lễ:

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo tràng như Đế Châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.

Đã được dịch ra là:

Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời,
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,
Cúi đầu xin thề nguyện quy y.

Như thế thì bản chất Phật và chúng sinh vốn là "không tịch" lặng lẽ, tạm gọi là chân tâm. Chỉ từ khi bắt đầu khởi niệm, là bắt đầu bị cuốn vào dòng vô minh, rồi thức mới hoạt động, mới suy nghĩ, mới phân biệt ra cái "ta" (năng) và cái "không phải ta" (sở), mới nảy sinh ra tình cảm yêu ghét, tạo nghiệp, trả quả, xoay chuyển trong vòng sinh tử không thấy đường ra.

Phật thương xót chúng sinh mê muội "... trong trí bồ đề mà không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc..." (Lời sám hối), mới dậy cho chúng sinh tu hành để chấm dứt cái vòng luẩn quẩn đó bằng cách trì giới, tham thiền, niệm Phật, trì chú, mục tiêu đều để giảm bớt sự hoành hành của con vượn tâm, con ngựa ý, giảm bớt những thói quen chấp trước, phân biệt, yêu ghét, từ từ đi tới định tâm. Khi tâm đã "định" thì trí huệ bát nhã mới có dịp hiển lộ, mới được hưởng mùi vị cam lồ của Phật Pháp. Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật. Nếu chỉ dậy con người ăn hiền ở lành thì nhiều tôn giáo khác đã làm, đức Phật thị hiện ra đời là dư, không có gì đặc biệt đáng được tôn là Đấng Đại Giác. Chính là vì Ngài đã "nhận" được cái tánh "không tịch" và tự mình dẫn đường cho chúng sinh trong suốt 49 năm, còn để lại kinh sách làm bản đồ cho đời sau nương theo tu tập mà trở lại được cái tánh "không tịch" ấy.

Kẻ nội thù dìm ta trong dòng vô minh chính là cái tâm sinh diệt suy nghĩ liên miên này. Cho nên nếu muốn báo đền ơn Phật, vâng lời Phật thì ít nhất là trong khi lễ lạy phải tuân theo lời Phật dạy, không suy nghĩ gì cả, chỉ theo dõi hành động mà thôi, lễ xuống thì chỉ biết là lễ xuống, đứng lên thì chỉ biết là đứng lên, chắp tay thì chỉ biết là chắp tay, v..v... không có nghĩ đến bất cứ ai, không tưởng nhớ đến bất cứ cái gì. Hễ một niệm tưởng dấy lên là ô nhiễm rồi, là hết "không tịch" rồi, là từ "nhất niệm vô minh" trôi lăn vào dòng vô minh miên viễn rồi.

Nói tóm lại, "Năng lễ, sở lễ tánh không tịch", nghĩa là người lạy và đấng mình lạy, thể tánh đều vắng lặng bình đẳng. Thật tướng vạn pháp đều thể hiện một cách bình đẳng, không phân biệt, không thấy có mình lạy và người để cho mình lạy. Nếu khi lạy mà tâm còn vướng mắc một chút xíu mong cầu, hay một chút tơ tưởng đến dòng họ tổ tiên, dù mỏng như một sợi tơ cũng không đúng phép. Tâm phải ở trạng thái thanh tịnh vắng lặng. Phật giáo Việt Nam đã thực hiện phép lý lạy này từ ngàn xưa, thiết tưởng không có phép nào đầy đủ ý nghĩa và hợp với lý Bát Nhã hơn.
THANK YOU
02-07-2013, 09:49 PM
Bài viết: #6
RE: MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
TÙY DUYÊN

Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệ và chấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.

Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta đều là những bài học làm tăng thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay thất bại.

Ngày mùa mà cái nóng oi bức nhất trong năm, cả vườn cỏ của thiền viện đã trở thành một thảm cỏ khô vàng.

"Phát dọn cho sạch sẽ đám cỏ này đi, thế này thì thật là khó coi quá!", chú tiểu nói.

"Đợi trời mát đã." Sư phụ vẫy vẫy tay, "Tùy thời".

Trung thu, Sư phụ lại mua về một bao hạt cỏ giống, gọi chú tiểu đem bao hạt giống này đi gieo. Gió mùa thu trỗi lên và cuốn đi những hạt giống vừa gieo. "Không xong rồi! Các hạt giống bị gió thổi bay đi cả rồi", chú tiểu kêu la.

“Thôi đi con, không sao đâu, hạt giống vẫn còn rất nhiều, gió cuốn đi cũng không mọc được.” Sư phụ nói, "Tùy tính".

Sau khi cơn gió đã lấy đi những hạt giống, tiếp theo lại có mấy chú chim đáp xuống mổ ăn. "Chết rồi! Hạt cỏ giống lại bị chim ăn hết rồi!", chú tiểu vừa nhảy vừa la.

"Không sao! Hạt giống còn nhiều, ăn không hết đâu!" Sư phụ nói, "Tùy ngộ".

Nữa đêm lại bị một trận mưa dữ dội. Vừa mờ sáng chú tiểu vội vã chạy vào phòng thầy: "Sư phụ, lần này thì xong thật rồi! Những hạt giống bị mưa cuốn trôi hết rồi"

"Trôi đến đâu, thì nó sẽ mọc ở đó." Sư phụ nói, "Tùy duyên".

Hơn nữa tháng sau, một vùng đất trơ trụi lúc trước giờ lại mọc lên những mầm cỏ non xanh biêng biếc, có một số ngốc ngách không hề gieo trồng nhưng vẫn mọc lên xanh rờn. Chú tiểu vỗ tay và vô cùng vui sướng.

Sư phụ gật gật đầu: "Tùy hỷ".

Cảm nhận cuộc sống:

Tùy duyên trong cuộc sống không có nghĩa là phó thác cuộc đời mình cho tự nhiên, cho xã hội quyết định. Không phải như những cành cây khô mặc tình cho dòng nước cuốn trôi, vùi dập để rồi một lúc nào đó dòng nước lại dạt chúng vào bờ, đây là sự biểu hiện vô ý thức, không định hướng. Mà tùy duyên là sự hòa mình vào tự nhiên để cải thiện tự nhiên, là sự dấn thân vào xã hội để góp phần điều chỉnh những hành vi xấu, bất thiện đang tồn tại trong xã hội.

Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệ và chấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống. Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta đều là những bài học làm tăng thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay thất bại. Với những kinh nhiệm ấy chúng ta sẽ vận dụng trong cuộc sống hiện tại và tương lai, sử dụng chúng để tiếp nhận và ứng đối với những gì đang và sẽ diễn ra. Những hiện tượng của cuộc sống, của xã hội đều là vô định tính.

Con người, xã hội và điều kiện cuộc sống luôn thay đổi và vận động, đây là sự tồn tại hoàn toàn hiện thực và khách quan. Bởi lẽ, mọi việc trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sắp đặt được, có những sự việc do mình thiết lập, nhưng cũng có những việc do điều kiện tự nhiên và nhân duyên kết hợp tạo nên. Vì thế, chúng ta không thể trốn tránh những gì đang diễn ra trong cuộc sống, ngược lại chúng ta phải đối diện, phải có bản lĩnh tiếp nhận và giải quyết trên cơ sở những điều kiện vốn có và đang diễn ra đó. Cần hòa mình vào quy trình cuộc sống để rồi từ đó phát huy và cống hiến cho cuộc sống những gì tốt đẹp mà mình đang có và xã hội đang cần. Cuộc sống là mãnh đất để chúng ta sống với chính mình và thực lý tưởng của chính mình. Đây chính là giá trị thực tiễn của sự "Tùy duyên".

Sự biểu hiện của nước là hình ảnh, là tấm gương của lối sống tùy duyên. Nước dù ở điều kiện nào, môi trường nào chúng vẫn thích ứng "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", dù thay đổi hình thức, tướng dạng nhưng không hề thay đổi bản chất của nó. Đây là tinh thần "Tùy duyên bất biến", tùy duyên là để thuận theo nguyên lý cuộc sống, bản chất cuộc sống; sống Đời mà không mất Đạo, với tinh thần này chúng ta có thể hiện hữu khắp nơi cùng chốn, hiện hữu trong từ ý niệm, hiện hữu trong từng cử chỉ hành vi. Nếu chúng ta có thể sống và vận dụng được tinh thần "Tùy duyên bất biến" thìchúng ta sẽ luôn luôn duy trì được ánh sáng của tự tâm, sẽ không bị những cám dỗ lôi kéo, không bị bất cứ hiện tượng sự vật nào làm cản trở hoặc đánh mất giá trị cuộc sống, con đường lý tưởng của chúng ta.
THANK YOU
03-07-2013, 06:32 AM
Bài viết: #7
RE: MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
MỜI ĐỌC TIẾP > DQ XEM XONG XIN GỬI LẠI CỦNG THAM KHẢO

THỜI GIAN

[Hình: attachment.php?aid=6184]
ảnh film In Time

Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!

Trong chúng ta hầu như ai cũng ném mình hay vong thân theo những sự vụ bên ngoài quá nhiều...

Khi thời gian bị bóc lột

Annie Dillard đã viết: “Cách chúng ta sử dụng thời gian trong ngày chính là cách chúng ta sống trong cuộc đời”. Chúng ta đã sống một ngày như thế nào? Chúng ta đã tận hưởng nguồn vốn thời gian đời mình như thế nào? Có chút luyến tiếc hay hối hận nào không khi ngoảnh lại tự hỏi như một nhà thơ: Ta đã làm chi đời ta?

Trong bộ phim “In Time” đang công chiếu, một phim khoa học viễn tưởng đem đến cho người xem cảm giác... ngột ngạt về sự bóc lột không đếm bằng tiền mà bằng thời gian: từng phút, từng giây. Trong phim, từ năm 25 tuổi, cái đồng hồ thời gian sẽ hiện lên trên cổ tay trái mỗi người. Bước vào đời, đi làm được trả công bằng thời gian, tiêu xài cũng tính bằng thời gian. Ăn một cái bánh, uống một ly nước, đi một chuyến xe..., tất thảy đều tính vào cái đồng hồ thời gian đó. Nhịp sống cứ thế mà trôi theo tiếng tích tắc của đồng hồ. Kịch tác gia kiêm đạo diễn Andrew Niccol đã hình dung ra một xã hội như thế. Ông đã bổ sung cảnh một bà mẹ tặng con mình một nửa thời gian để con được bữa ăn trưa, và khi không còn đủ thời gian để đón xe đi gặp lại con, bà đã chết trong tay người con đang đem thời gian về cho mẹ. Nếu cả hai mẹ con kịp chạm tay nhau sớm hơn một giây, “ngân sách” thời gian từ tay người con sẽ được chuyển qua tay người mẹ và bà đã không phải chết tức tưởi vì trước đó, gã bán vé xe đã nhất định không bán thiếu cho bà nửa giờ!

Khi bạn nhờ ai làm công việc gì đó, bạn cũng sẽ phải trả công anh ta bằng thời gian. Người xem rùng mình vì cái giá của thời gian: sự sống và cái chết. Ngân quỹ thời gian của mỗi đời người thì có hạn vậy mà chúng ta đã và đang lãng phí vốn thời gian từng ngày từng giờ. Hãy ngồi nhẩm tính: một đời người hưởng được bao nhiêu năm khỏe mạnh và hạnh phúc, bao nhiêu mùa xuân? Chúng ta đã dùng thời gian mình như thế nào? Bao nhiêu thời gian của chúng ta bị tước đoạt, lãng phí?

Trong cuộc khảo sát 2.500 nhân viên văn phòng trong mọi ngành nghề tháng 8, website Salary đã có được những con số thống kê đáng kinh ngạc:

73% số người tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn thừa nhận rằng: họ tiêu tốn khá nhiều thời gian cho những hoạt động không hề liên quan gì đến công việc, (và con số 73% hiện nay đã tăng 10%). Cụ thể số liệu đó như sau:

48%: Sử dụng internet vào việc riêng; 33%: Tán gẫu với đồng nghiệp; 30%: Dành cho các công việc làm thêm khác; 19%: “Buôn chuyện” qua điện thoại; 15%: Nghỉ giải lao hoặc ăn trưa quá lâu.

Vì đâu con người lại lãng phí thời gian? Theo họ thì hầu hết cảm thấy chán nản công việc họ đang làm và họ cảm thấy thời gian làm việc quá dài. Lương thấp và nhiều lý do khác như họ không cảm thấy thoải mái trong môi trường làm việc có quá nhiều áp lực được đưa ra minh chứng cho lý do khiến mọi người không muốn tập trung hoàn toàn công sức cho công việc, cụ thể số liệu khiến nhiều người ngạc nhiên, trong đó có 42% số họ thừa nhận lãng phí thời gian vì phải tham gia các buổi meeting, hội họp; 33% thời gian lãng phí cho các công việc liên quan đến thủ tục hành chính rườm rà…

Còn những nhà quản lý thì sao? Những nhà quản lý lãng phí thời gian quý giá thường không đủ thời gian làm những việc quan trọng cho doanh nghiệp, không sắp xếp được thời gian để phát huy sở trường và tiềm năng của mình. Họ thường xuyên ở trạng thái căng thẳng vì áp lực thời gian và không có thời gian chăm sóc cá nhân. Câu giải thích cửa miệng cho việc này là tại bận quá, tại họ không còn thời gian. Thay vào đó, họ chuyên làm những việc lặt vặt, làm thay những việc từ nhỏ đến lớn cho nhân viên, hoặc thời gian làm mọi việc bị động, phụ thuộc vào lịch làm những việc không quan trọng. Nhiều nhà quản lý không đủ thời gian giải bài toán quản lý thời gian của mình, trễ nải trong công việc hoặc từ chối nhận thêm việc theo trọng trách.

Ai đã đánh cắp thời gian của họ?

Không ai khác ngoài chính họ. Nhà quản lý lãng phí thời gian bởi không ở thế chủ động quản lý thời gian, quản lý chính cá nhân mình và cái giá của sự bị động chính là biến tài sản quý giá này thành chi phí của doanh nghiệp.

Họ không hề lập kế hoạch công việc hay lịch làm việc, mơ hồ mục tiêu, kết quả mong muốn, thời lượng, bắt đầu - kết thúc, độ ưu tiên. Với những công việc liên quan không thuộc trọng trách, vẫn không ủy quyền cho nhân viên thực hiện. Không hề thực hiện châm ngôn “Giờ nào việc nấy” - Làm đúng theo kế hoạch làm việc - Chưa kể các buổi họp triền miên dài lê thê không kết quả. Như đã nêu trên, những việc liên quan đến thủ tục giấy tờ, hành chính cũng “bóc lột”, vô tình hay cố ý làm cho quỹ thời gian chúng ta bị hao mòn, thất thoát đáng kể.

Trên bình diện quản lý vĩ mô, chúng ta đã từng thừa nhận “Tốc độ cải cách hành chính còn chậm, kết quả còn chưa đạt được so với mục tiêu chung đặt ra là “đến năm 2010 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại”

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, yếu kém nói trên có liên quan tới tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn, tính công khai, minh bạch của nền hành chính còn nhiều thách thức...

Thời gian là vốn quý của đời người

Người ta đã thử tính sơ bộ số thời gian bị mất do kẹt xe tắc đường riêng tại TP.HCM đã làm thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng (dự toán 2009) đến nay chắc phải cao hơn nhiều, chưa kể thiệt hại về sức khỏe do khói xe, do bực bội… Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói việc đơn giản hóa thủ tục hành chính giúp giảm được chi phí hành chính cả nước khoảng 30 ngàn tỷ đồng/năm. Chúng ta còn “bóc lột” thời gian của người khác đến bao giờ khi đã có nhận định rằng thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn đối với nhà đầu tư khi thâm nhập thị trường Việt Nam khi họ trung bình phải trải mất 44 ngày và trải qua 9 thủ tục để có giấy phép kinh doanh. Ở riêng hai chỉ tiêu này, Việt Nam bị xếp hạng lần lượt là 119 và 94.

Làm sao sử dụng ngân quỹ thời gian tốt nhất?

Một câu hỏi đơn giản là “Liệu việc đó có xứng đáng để tôi dành thời gian không?”. Theo Lama Surya Das thì: “Tự hỏi như thế sẽ giúp chúng ta chuyển đổi thời gian bị lãng phí thành thời gian được sử dụng một cách hữu ích. Tại sao chúng ta không tiết kiệm và đầu tư thời gian một cách cẩn thận như chúng ta đã làm đối với tiền bạc, vì thời gian có giá trị hơn và không thể thay thế được” NS. Giác Ngộ 188).

Trong chúng ta hầu như ai cũng đã lãng phí quỹ thời gian của mình vì đã ném mình hay vong thân theo những sự vụ bên ngoài quá nhiều mà không biết sống chánh niệm với thời gian. “Giờ nào việc đó”, phải gìn giữ vốn thời gian ít ỏi của đời người, đối diện với công việc một cách có ý thức, chủ động sống trọn vẹn mỗi phút giây hiện tại bây giờ và ở đây.

“Sử dụng các phương pháp tỉnh thức với giây phút hiện tại đã giúp tôi tỉnh giác và tìm thấy chính mình trong chuẩn mực thời gian của Đức Phật, hiện tại thiêng liêng, và sống trọn vẹn như thế mỗi ngày.”(Lama Surya Das, đã dẫn).

Ngày xuân, nhìn lại quỹ thời gian dần vơi đi, bạn còn gì mà phân vân. Hãy sống và làm việc với tất cả nhiệt tình, ta sẽ thấy niềm vui vì như ca từ trong một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!”

dq - sưu tầm


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (03-07-2013 12:28 PM)
03-07-2013, 12:33 PM
Bài viết: #8
RE: MỌI THỨ ĐỀU NHẤT
“Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!” Có làm việc với những người đã sống và làm việc ở các nước Châu Âu mới thấy họ rất quý thời gian và sắp xếp rất khoa học , Người VN mình còn phung phí quỹ thời gian vào những chuyện vô bổ rất nhiều , điển hình quán nhâu và Cafe tại VN quá nhiều và luôn đông khách
THANK YOU
[-] MyHang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (10-07-2013 10:03 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS