Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
PHÁT HIỆN MỚI VỀ....
25-07-2013, 05:39 PM
Bài viết: #1
PHÁT HIỆN MỚI VỀ....
PHÁT HIỆN MỚI VỀ PHẬT GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tấm bản đồ này, ông Trần Hữu Phước sưu tầm được tại khu vực núi rừng “Thất sơn huyền bí”.

[Hình: attachment.php?aid=6274]
Cách đây không lâu, trong dịp đến thăm nhà nghiên cứu Trần Hữu Phước – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam, qua việc thẩm định minh văn trong tấm bản đồ cổ vẽ trên da thú của ông, tôi hết sức vui mừng phát hiện được một di tích văn vật quan trọng có liên quan đến việc du nhập và truyền bá tư tưởng Phật giáo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long thời cổ đại.
Tấm bản đồ này, ông Trần Hữu Phước sưu tầm được tại khu vực núi rừng “Thất sơn huyền bí” thuộc địa phận tứ giác Long Xuyên – nơi phát tích nổi tiếng của nhiều tôn giáo ở miền Tây Nam Bộ. Trong dân gian gọi đây là vùng “Bảy núi”: núi Trà Sư, núi Két, núi Đội Bà Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng và núi Cô Tô.
Trong bức bản đồ cổ này có nhiều điều bí ẩn về khoa học lịch sử cần được sự khám phá của các nhà nghiên cứu, như: Đây là bản đồ của tiểu lục địa Ấn Độ cổ xưa hay của những vương quốc Phù Nam, Chân Lạp một thời vang bóng? Bản đồ được vẽ ngay tại bản địa hay do những vị giáo sĩ, cao tăng, những nhà hàng hải, thương nhân từ đất nước Thiên Trúc hay vùng Viễn Tây La Mã mang đến Đông Nam Á theo con đường mậu dịch trên biển?

Một điều có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu Phật sử là, trên bản đồ được khắc dày đặc minh văn bằng hai loại cổ tự kết hợp đan xen: Pali và Sanskrit, loại hình chữ viết Brahmi gốc Ấn Độ. Trong đó, nổi bật hai câu kim ngôn quý giá của đức Phật Thích ca trong cuộc thuyết pháp đầu tiên cho 5 môn đệ tại vườn Lộc Uyển, sau khi Ngài đắc đạo lúc tròn 35 tuổi. Nếu tính niên đại theo “Miến Điện Phật truyền” được nhiều nước chấp nhận, đến nay thời gian đã trôi qua 2.587 năm. Tôi xin được chép hai câu Phật ngôn trong tấm bản đồ này để cống hiến quý độc giả:

[Hình: attachment.php?aid=6275]
Chữ cổ:
Phiên âm:
1. Ỳe dharmà hetu prabhavà tesam hetum Tathàgato avaca yesañca yo nirodho Evam vàdi Mahàmano.
2. Dukkham dukkhasamutpàdo dukkhasaca atikkamo airo atthamgikomaggo dukkho pasama gàmiko.
Dịch nghĩa:
Các Pháp nào hằng phát sinh từ nguyên nhân. Như Lai đã thuyết về nguyên nhân của các Pháp ấy. Ngài cũng đã thuyết về sự diệt và phương pháp để diệt Pháp ấy. Đức Đại Sa môn hằng thuyết giáo như vậy.
Sự khổ, nguồn gốc của sự khổ. Thấy sự khổ, nỗi thống khổ, hành giả chấm dứt sự khổ bằng bát chánh đạo.
Hai câu kim ngôn trên đây là bài Pháp lịch sử của đức Phật mở đầu cho sự nghiệp 45 năm đi hoằng dương Phật pháp. Nó xác lập quan điểm lý luận về nhân sinh và đạo đức trong việc hình thành cơ sở của giáo lý Phật giáo. Giới nghiên cứu Phật học đặt tên bài Pháp đầu tiên này là “Chuyển Pháp luân” (Dhammacakka).
Tư tưởng cốt lõi của “Chuyển Pháp luân” là luận về thuyết “Tứ diệu đế”, còn được gọi là “Tứ chân đế” hay “Tứ thánh đế”, bao gồm 4 nội dung: “Khổ đế” (giải nghĩa những nỗi khổ trên đời), “Tập đế” (phân tích nguyên nhân gây ra nỗi khổ của con người),“Diệt đế” (trình bày phương pháp diệt khổ) và “Đạo đế” (hướng dẫn con đường đi đến sự giải thoát). Đây là giáo lý cơ bản, là nguồn cội của Phật học. Thế nên các vị Thiền sư thông tuệ đã gọi Đức Phật Thích Ca là “Phật bảo” và Tứ diệu đế là “Pháp bảo”.
Giá trị tinh hoa của thuyết “Tứ diệu đế” đã được Đức Phật giảng giải cho môn đệ thấu triệt trong Kinh Tạp A hàm (Samyutta Nikaya). Ngài nói: “Ta giảng cho các ngươi nghe những điều gì? Ta giảng về sự khổ, những nguyên nhân của sự khổ, sự diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Những điều ta giảng có lợi cho các ngươi, vì nó dẫn dắt các ngươi đi đến chỗ giải thoát”. Trong Pháp Cú kinh, đức Phật còn xác định rõ: “Con đường cao thượng nhất là Bát Chánh Đạo. Chân lý cao nhất là Tứ Diệu Đế”.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những câu kim ngôn của đức Phật đã được phổ cập và truyền bá sâu rộng trong kho tàng kinh điển Phật giáo. Nó còn được khắc trên vàng (Ấn Độ, Miến Điện, Lào, Việt Nam); trên bia, tượng và phù điêu đá (Việt Nam, Lào, Ấn Độ); trên bia bằng đất sét nung (Miến Điện).
Giờ đây, thêm một phát hiện rất có ý nghĩa. Ông Trần Hữu Phước là người trước tiên và vùng đất Bảy Núi là nơi đầu tiên đã góp phần cống hiến thêm cho kho tàng Phật học một cổ vật độc đáo – đó là một phần của bài Pháp “Chuyển Pháp luân” của đức Phật được khắc trên tấm bản đồ xưa bằng da thú. Theo đoán định của một số nhà nghiên cứu, đây có thể là loại da thú rừng (như nai, hoẵng). Sự kiện này xưa nay chưa hề thấy trong nước ta cũng như ở nước ngoài.

[Hình: attachment.php?aid=6276]
Ảnh thu nhỏ tấm bản đồ cổ khắc trên da thú.
Đối chiếu với minh văn ghi Phật ngôn trên lá vàng khai quật được ở Gò Xoài – Long An vào tháng 3/1987, minh văn ghi Phật ngôn trên da thú của ông Trần Hữu Phước sưu tầm có một số dị biệt sau đây:
- Minh văn khắc trên vàng gồm 4 câu, trong đó có 2 câu là Phật ngôn, 2 câu còn lại không phải Phật ngôn. Hai câu minh văn khắc trên da thú là Phật ngôn trong kinh điển.
- Minh văn trên vàng là cách viết chuẩn bằng chữ hoa. Minh văn trên da là kiểu chữ đứng thông thường, được cách điệu hóa.
- Minh văn trên da được thực hiện theo lối viết giữ khoảng cách giữa đoạn văn này với đoạn văn kia từ một đến hai phân thay cho cả ba dấu: phẩy (,), chấm phẩy (Wink và dấu chấm hết câu (.). Đặc biệt, người viết còn chú ý đến nghệ thuật khắc chữ. Cứ mỗi chữ đầu của hàng dưới được chuyển dịch sang bên trái 15 ly so với hàng trên, thành hình vòng cung, tạo cho người đọc có cảm giác hai câu Phật ngôn như vầng nhật nguyệt.
Qua sự thẩm định minh văn trên tấm bản đồ da này, có điểm tương đồng với những cổ tự được khắc trên các bia ký chữ Brahmi ở vùng Trung và Nam Ấn Độ (như các ký Gujara, Rastrakuta…), nên tôi đoán niên đại minh văn có thể vào khoảng thế kỷ thứ 7, 8 sau Công nguyên.
sưu tầm dựa theo Thái Văn Chải (Tiến sĩ Minh văn học)


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (25-07-2013 09:24 PM)
25-07-2013, 05:45 PM
Bài viết: #2
RE: PHÁT HIỆN MỚI VỀ....
MỜI XEM 8 KỶ LỤC VỀ PHẬT GIÁO VN NĂM 2013

8 kỷ lục Phật giáo năm 2013 do Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM tuyên bố vào tối 17/5, tại CLB Lan Anh, quận 10, TP.HCM.

1. Trường Phật giáo đào tạo nhiều Tăng Ni sinh nhất:

Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại TP. Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận, đến nay (năm 2011), Học viện đã đào tạo được 7 khoá cử nhân Phật học, 1 khóa học đào tạo từ xa và 1 khóa học đang tiếp tục học tới năm 2016.

[Hình: attachment.php?aid=6277]
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

2. Tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá saphire lớn nhất: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc.

Pho tượng Phật bằng đá ggọc Corindon có chứa 80-90% Saphire, tượng cao 3,45m, nặng 31 tấn (phần thân tượng nặng 13 tấn, phần bệ tượng nặng 18 tấn), tạo tác Đức Phật Thích Ca đang ngồi kiết già theo tư thế nhập định 49 ngày dưới cây bồ đề.

3. Tượng Phật nhập Niết- bàn bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam: Chùa Hội An - Bình Dương.

Tượng Phật được làm từ đá quý có chứa nhiều chất liệu Corindon (Saphire) màu xanh dương đậm, tượng có chiều dài 4,2m, nặng trên 46 tấn, khi hoàn thiện, trọng lượng pho tượng Phật còn lại khoảng 35 tấn.

4. Ngôi chùa sản xuất phim Phật giáo nhiều nhất: Chùa Hoằng Pháp, H.Hóc Môn, TP.HCM.

Chùa đã phát hành 17 bộ phim, trong đó có 4 bộ phim ký sự, 7 bộ phim truyện, 6 bộ phim hoạt hình… xoay quanh chủ đề về Phật giáo.

5. Kênh truyền hình sản xuất và phát sóng nhiều chương trình về chủ đề Phật giáo Việt Nam: Kênh truyền hình An Viên - AVG.

An Viên đã xây dựng được gần 20 chương trình như: Dưới bóng Bồ Đề, Chùa Việt Nam, Đâu là đúng, Ngày An Viên, Sống yêu thương, Thiền, Xưa và Nay, Hiểu và Thương, Phim truyện Phật giáo, Vườn yên tĩnh, Phim tài liệu Phật giáo… thời gian phát sóng các chương trình về chủ đề Phật giáo là 2g/ngày.

6. Người biên tập và biên soạn kinh sách Phật giáo nhiều nhất: TT.Thích Thích Nhật Từ.

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã viết 28 cuốn sách, đồng chủ biên 8 cuốn sách, biên dịch và biên soạn hơn 100 đầu sách cùng các tác giả khác…

7. Người đọc sách nói Phật giáo nhiều nhất: Bà Nguyễn Hướng Dương.

Bà Nguyễn Hướng Dương, Giám đốc "Quỹ từ thiện sách nói dành cho người mù", sau tai nạn bất ngờ mất đôi chân năm 25 tuổi, đã dành thời gian và công sức để đọc sách nói dành cho người mù.

Số lượng đầu sách bà đọc chủ đề Phật giáo hiện tại là 200 quyển.

Một số cuốn sách mà bà đã đọc như: Chìa khóa dẫn đến giác ngộ (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa); Tâm kinh những bài học về trí tuệ (Đức Đạt Lai Lạt Ma); An lạc từ tâm (HT.Thích Thánh Nghiêm); Trọn một đời tôi (HT.Thích Thanh Từ); Phật pháp cứu đời tôi (TT.Thích Chân Tính)…

8. Bộ sưu tập tem về đề tài Phật giáo nhiều nhất: Ông Nguyễn Đại Hùng Lộc.

Đây là bộ sưu tập tem của ông Nguyễn Đại Hùng Lộc, TP.HCM, được sưu tập công phu trong 10 năm. Bao gồm 24 khung tem theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng cộng có 384 trang khổ 23x29mm.

Tổng cộng có gần 2.400 vật phẩm bưu chính thuộc 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có nhiều tem hiếm, tem dị bản (error), bì thư thực gửi quý hiếm, bản in thử (proof), bản in đặc biệt (epreuve de luxe), block tem đặc biệt…


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (25-07-2013 09:25 PM)
25-07-2013, 05:50 PM
Bài viết: #3
RE: PHÁT HIỆN MỚI VỀ....
NHỤC THÂN CỦA HÒA THƯỠNG GỐC VIỆT TRÊN ĐẤT THÁI

Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch.

Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các Hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.

[Hình: attachment.php?aid=6278]
Nhục thân của HT.Thích Phổ Sái .

Được biết, gia đình Hòa thượng Thích Phổ Sái đã sang Thái từ rất lâu, không rõ là khi nào. Bản thân ngài được sinh ra tại Bangkok vào ngày 9/8/1900. Sổ sách gia phả không ghi lại họ cha mẹ đầy đủ của Hòa thượng. Chỉ biết tên của thân phụ ngài được ghi lại theo cách phiên âm của người Thái là Cuôi, còn thân mẫu tên Năng Thẹp.

Theo phong tục của người Thái, người con trai phải xuất gia ít nhất một lần trong đời để báo hiếu cha mẹ, thời gian có thể là một tuần, một tháng, vài tháng hoặc lâu hơn. Ngài cũng theo phong tục ấy mà đến tu tại chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom) vào năm 12 tuổi.

Sau một năm, Hòa thượng xin sư trụ trì chùa cho hoàn tục, quay về với gia đình. Tuy hoàn tục nhưng ngài vẫn chăm lo công việc cho nhà chùa. Cứ như vậy, sau 7 năm, tư tưởng Phật giáo đã dần đi sâu hơn vào tâm trí. Đến năm 20 tuổi, ngài xin được xuất gia trở lại.

[Hình: attachment.php?aid=6279]
Điện thờ tôn trí nhục thân HT.Thích Phổ Sái.

Thầy Thích Nhuận An (Tăng sinh Việt Nam học tại Thái Lan) cho hay: "Năm 1926, Hòa thượng Thích Phổ Sái được bổ nhiệm đến trụ trì tại chùa Khánh Vân (Wat Upai Ratchabumrung). Đây cũng là nơi Hòa thượng trụ trì cho đến khi viên tịch. Sau khi Hòa thượng Thích Phổ Sái viên tịch được 100 ngày (năm 1958), đệ tử của ngài nằm mơ thấy ngài về báo mộng, nói thử mở quan tài ra xem.

Đệ tử đem chuyện kể với chư Tăng trong chùa. Sau một hồi bàn luận, chư Tăng nhất trí nếu ngài đã báo mộng vậy thì cứ mở ra xem. Khi mở ra thì thấy thi thể của ngài còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy nên quyết định không hỏa táng nữa. Nhà chùa dùng rượu để xoa bóp thi thể cho mềm ra rồi dựng thi thể của ngài ngồi dậy rồi đưa lên gian thờ. Đến nay nhục thân của ngài vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại đây".

Theo đó, những Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước khi đã đến Thái Lan mà nghe kể về nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái thì không thể không đến bái lễ. Nhục thân của ngài cũng là một trong những minh chứng lịch sử về sự hiện diện của An Nam Tông trên đất Thái.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (25-07-2013 09:29 PM), langtrang (26-07-2013 03:23 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS