Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
SỬA CHUA yaourt
03-08-2013, 05:51 AM (Được chỉnh sửa: 03-08-2013 05:53 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
SỬA CHUA yaourt
[Hình: attachment.php?aid=6321]

Sữa chua được sản xuất qua quá trình lên men sữa nước bằng các chủng vi khuẩn sinh axit lactic, chuyển sữa từ dạng lỏng sang dạng sệt, với các thành phần đạm, béo không no, các vitamin và khoáng chất dễ hấp thu, có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, các nghiên cứu đã cho thấy sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa: Giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón; Cân bằng hệ vi khuẩn ruột; Và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Sữa chua - sự lựa chọn lý tưởng cho hệ tiêu hóa 1
Sữa chua giúp cải thiện nhu động ruột và chức năng tiêu hóa cho cả người bị tiêu chảy và người bị táo bón. Các thành phần vitamin, khoáng chất và vi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn, đảm bảo sức khỏe và nhu động cho hệ tiêu hóa. Tạp chí Sinh hóa Dinh dưỡng của Hoa Kỳ, số ra tháng 1/ 2013 phát hiện một loại đạm rất giàu trong sữa chua có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men giúp tăng tạo và duy trì lớp dịch nhày bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch nhày này có tác dụng như một lá chắn giúp tăng khả năng bảo vệ ruột non khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào màng ruột. Chất đạm trong sữa chua cũng giúp phục hồi lớp dịch nhày bảo vệ vốn đã bị mất do các tác nhân vi sinh, lý, hóa xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Và, cũng thông qua vai trò tăng tạo dịch nhày, sữa chua giúp bảo vệ và phục hồi các tuyến tiêu hóa.

Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi thuộc các chủng sinh lactic có khả năng liên kết với các vi nhung mao của ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ tính năng này, các vi khuẩn có lợi tranh chấp các vị trí gắn vào niêm mạc ruột của các vi khuẩn có hại, đồng thời chống lại việc xâm nhập của vi khuẩn có hại vào lớp dịch nhày bảo vệ ruột. Chính vì vậy, vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp giảm nguy cơ và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học và Bệnh lý tiêu hóa số 48, năm 2003 cho thấy, với người sử dụng kháng sinh, tỷ lệ bị tiêu chảy thường chiếm khoảng 39%. Nguyên nhân chính của tiêu chảy được xác định là do kháng sinh gây loạn khuẩn, một phần do độc tố của vi khuẩn hoặc thành phần của thuốc gây ra các phản ứng viêm tại ruột. Nghiên cứu này thực hiện trên 202 đối tượng sử dụng kháng sinh, trong đó, nhóm được sử dụng thêm sữa chua có tỷ lệ bị tiêu chảy thấp hơn 50% so với nhóm không dùng sữa chua. Các nghiên cứu gần đây của Đại học tổng hợp Washington, Hoa Kỳ cũng cho thấy vi khuẩn trong sữa chua giúp giảm thời gian bị tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn sinh lactic trong sữa chua giúp tăng kháng thể bề mặt niêm mạc, đồng thời làm giảm các quá trình viêm ở ruột non, giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng sữa chua đều đặn có thể phòng chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng do xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (chiếm tới trên 90% nguyên nhân gây bệnh). Ở người trưởng thành hoặc trẻ em sử dụng đều đặn sữa chua, độ pH thấp do tác dụng của axit lactic trong sữa chua hạn chế sự phát triển của Helicobacter Pylori. Đồng thời, các vi khuẩn sinh lactic trong sữa chua cũng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter Pylori giúp hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày hành tá tràng do xoắn khuẩn này gây ra.

Sử dụng sữa chua giúp cải thiện cả chức năng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Sữa chua giúp gia tăng miễn dịch dịch thể IgA cần thiết cho quá trình chống lại bệnh tật. Sử dụng sữa chua làm tăng số tế bào tiết IgA, đồng thời cũng tăng sản xuất IgA. Lưu ý là trên 80% nguồn tiết IgA nằm trên suốt chiều dài của ruột non. Các vi khuẩn sinh lactic giúp tăng sinh các tế bào này và kích thích chúng tiết IgA. Đại thực bào, một trong những yếu tố bảo vệ xuất hiện đầu tiên khi có các tác nhân xâm nhập cũng được được vi khuẩn sinh lactic trong sữa chua kích hoạt, tăng sản xuất interleukin bảo vệ. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện khả năng chống các yếu tố sinh ung thư nếu sử dụng sữa chua đều đặn. Khả năng bảo vệ đường tiêu hóa và ức chế vi khuẩn có hại được cho là cơ chế chính giúp sữa chua chống lại bệnh tật.

Hầu hết tác dụng của sữa chua là do các vi khuẩn sinh lactic tạo ra. Trong tự nhiên, ít có sản phẩm dinh dưỡng độc lập nào hoàn hảo về các thành phần dinh dưỡng. Vì vậy, mặc dù sữa chua có nhiều tác dụng tự nhiên, nhưng để tăng cường hiệu quả sử dụng của nó, người ta đã nghiên cứu bổ sung thêm các vi khuẩn sống, có lợi (thường được gọi là probiotics) vào nhiều loại sữa chua. Lượng vi khuẩn sinh lactic tự nhiên dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày, dịch mật, và các men tiêu hóa nên tỷ lệ vi khuẩn khi tới ruột bị giảm đi đáng kể. May mắn là vi khuẩn bổ sung thường có tỷ lệ sống khi tới ruột cao hơn nhiều. Các vi khuẩn bổ sung thường được bảo vệ bởi 1 đến 2 lớp màng bao bọc để tránh môi trường toan ở dạ dày, kiềm ở hành tá tràng, và các men tiêu hóa, trước khi được giải phóng ở ruột nên tỷ lệ sống sót khi di chuyển tới ruột rất cao. Các thử nghiệm lâm sàng bổ sung vi khuẩn có lợi probiotics cho thấy số lượng các vi khuẩn tìm thấy trong phân của bệnh nhân tăng lên. Hiệu quả của sử dụng probiotics trong điều trị tiêu chảy và một số bệnh lý liên quan được cải thiện rõ ràng.

Bên cạnh việc bổ sung vi khuẩn sống probiotics, việc sử dụng prebiotics (là những chất xơ không tiêu hóa được nhưng lại là thức ăn cho probiotics sinh trưởng và phát triển) cũng làm tăng hiệu quả sử dụng của sữa chua. Việc sử dụng prebiotics vừa có tác dụng củng cố và hỗ trợ cho sự phát triển của probiotics, vừa là yếu tố giúp tăng nhu động ruột tránh táo bón và hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu. Trong tự nhiên prebiotic có nhiều ở cám gạo, đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám, hành, chuối, tỏi, atiso, nho… Sản phẩm prebiotics thường gặp có độ dài cấu trúc khác nhau bao như scFOS, FOS, GOS, Inulin nhìn chung đều có lợi cho chức năng tiêu hóa. Căn cứ vào mục đích sử dụng mà các loại prebiotics khác nhau được lựa chọn để bổ sung vào sữa chua hoặc thực phẩm. Với thành phần không nhiều chất xơ, việc bổ sung thêm prebiotics sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng của sữa chua lên rất nhiều.

theo BS.Ths. Nguyễn Đức Minh

TUY NHIÊN NÊN CHÚ Ý



Cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách, nó sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng như bạn mong muốn. Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng được nhiều chị em tin dùng, tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý thì không chỉ không phát huy được tác dụng của sữa chua mà còn gây hại cho sức khỏe.

Sai lầm thứ nhất:

Ngày nay trên thị trường không chỉ bày bán các sản phẩm sữa chua mà ngày càng xuất hiện nhiều các loại nước sữa chua. Nhiều người vẫn cho rằng các loại nước sữa chua cũng giống như sữa chua nhưng hoàn toàn không phải thế. Nước sữa chua cũng giống như các sản phẩm nước giải khát, hàm lượng dinh dưỡng của nó chỉ bằng 1/3 hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa hay sữa chua.

Sai lầm thứ hai:

Cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua sẽ thấy lạnh bụng. Và lời khuyên là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.

Sai lầm thứ ba:

Có quan niệm cho rằng sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa tuy nhiên trên thực tế hàm lượng dinh dưỡng của hai loại là như nhau nhưng sữa chua dễ được hấp thụ và tiêu hóa hơn.

Sai lầm thứ tư:

Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn ví dụ như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao tuy nhiên nếu kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày và nặng nhất có thể gây chết người.

Sai lầm thứ năm:

Ăn sữa chua khi đói sẽ tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày. Chính vì vậy lời khuyên là sau dùng bữa tối 1 đến 2 tiếng rồi ăn sữa chua sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Sai lầm thứ sáu:

Sữa chua tốt cho sức khỏe , tuy nhiên trong các trường hợp bị tiêu chảy, tiểu đường và trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên ăn sữa chua.

Vậy ăn sữa chua sao mới đúng cách?

Sữa chua đúng là cần thiết cho sức khỏe, nhất là loại trong thành phần có thêm vi sinh hữu ích, vì bên cạnh tác dụng nhuận trường, lực lượng vi sinh là phương tiện an toàn cho cơ tạng còn rất nhạy cảm của trẻ em để tương tranh với hàng trăm chủng loại vi sinh độc hại lúc nào cũng chực chờ trong khung ruột.

Dùng sau bữa điểm tâm

Thầy thuốc ủng hộ cách dùng sữa chua có vi sinh là hoàn toàn có lý vì kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng truy lùng bệnh nguyên của bạch cầu và thực bào trong cơ thể của trẻ thường dùng món này được cải thiện thấy rõ. Trong môi trường ô nhiễm như ở nước ta, có được thuốc quý như thế còn muốn gì hơn. Đáng tiếc là nhiều bà mẹ vẫn chưa có thói quen cho con ăn sữa chua hay có dùng nhưng không đúng cách.

Thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm là rất mong manh. Các thành phần này rất dễ thất thoát nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày. Chúng thậm chí hao hụt rất nhanh trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, khi trẻ bị căng thẳng (chẳng hạn trong giai đoạn mới vào nhà trẻ, vào trường học hay thường khi chỉ vì thay đổi cách ăn uống). Chính vì thế mà trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.

Kế đến, nhiều người vẫn tưởng cứ cho trẻ ăn sữa chua lúc nào cũng tốt. Đáng tiếc là như thế thì sẽ uổng tiền. Vì sữa chua nếu muốn nên thuốc thì phải chứa một lượng rất lớn vi sinh để một phần trong đó sống sót sau khi lội qua nước chua của dạ dày.

Ăn tối thiểu 4 tuần liên tục

Quan trọng hơn nữa, nếu muốn tái lập quân bình vi sinh trong đường ruột thì cần ăn sữa chua mỗi ngày, một lần trong ngày là được rồi nhưng tối thiểu phải 4 tuần liên tục. Trong thời gian đó, càng khéo hơn nữa nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng dồi dào chất xơ từ rau cải, mễ cốc. Dù là trẻ con hay người lớn, dùng sữa chua theo kiểu ngẫu hứng thì chỉ làm vui lòng nhà sản xuất.

Riêng với trường hợp trẻ dùng thuốc kháng sinh nhiều ngày thì sữa chua, cho dù có ăn mỗi ngày mấy hũ, cũng không đủ để phục hồi khung ruột vì bệnh nhi thường cần không dưới 10 tỉ vi sinh loại Lactobacillus hay Bifido mỗi ngày. Trong trường hợp này nên dùng thuốc có men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu dùng chung với sữa chua càng hay. Quan trọng là nếu pha nước thì phải với nước lạnh.

Thêm một điểm quan trọng cho người tiêu dùng là đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Khẩu vị chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất. Chuyện đó không ăn nhằm gì với thành phần vi sinh trong sản phẩm. Muốn biết sữa chua tốt hay không chỉ có một cách đơn giản là kiên nhẫn dùng ít tuần xem trẻ có khỏe hay không. Khỏe thì dùng tiếp, không khỏe thì tìm biện pháp khác hay hỏi ý kiến của thầy thuốc.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (03-08-2013 06:28 AM)
03-08-2013, 06:00 AM
Bài viết: #2
RE: SỬA CHUA yaourt
CÁCH LÀM YAOURT

Yaourt (sữa chua) là món ăn bổ dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già. Vì vậy, nếu có điều kiện nên tự làm yaourt và dự trữ tại nhà vì yaourt rất dễ làm và không mất nhiều thời gian để thực hiện

Nguyên liệu

- Sữa

- Khuẩn lactic:hủ yaourt cái

Cách làm

1. Dùng sữa đặc:

Chuẩn bị:

- 1 lon sữa đặc

- 1 lon sữa bò nước sôi
- 2 lon sữa bò nước nấu chín để nguội
- 1 hũ yaourt 175g làm cái


[Hình: attachment.php?aid=6322]

Khui hộp sữa đặc cho vào bát và đổ vào 1 lon sữa bò nước sôi rồi khuấy lên cho đều.

Đổ tiếp thêm 2 lon sữa bò nước nấu chín để nguội.

Hũ yaourt cái đổ ra chén, khuấy cho tan đều, và đổ vào chung với sữa, khuấy lại cho đều.

Múc hỗn hợp trên đổ vào các hũ đựng và đậy nắp lại cho chặt.

Tiếp đó đặt các hũ này vào 1 cái nồi to hơn.

Nấu 1 ấm nước nóng khoảng 70oC và chế nước này vào cho nước ngập tới cổ của những hũ yaourt.

Sau đó dùng nắp đậy kín nồi đựng, để 4 giờ cho yaourt đặc. Xếp các hũ này vào tủ lạnh.

2. Dùng sữa tươi:

Chuẩn bị:

- 1500ml sữa tươi

- 15 muỗng cà phê đường

- 1 hũ yaourt 175g làm cái

Nấu sôi sữa tươi, nhớ canh đừng trào, hoặc cho vào microwave cho ấm nóng.

Cho đường vào, khuấy cho tan đường.

Cho yaourt cái vào rồi khuấy đều cho tan hềt hũ cái với đường là được.

Lưu ý lúc khuấy sữa thì khuấy theo 1 chiều.

Cho vào hũ, đậy nắp lại sắp vào 1 nồi lớn, chế nước nóng cao khoảng 2/3 cái hũ rồi đậy nắp nồi lớn lại.

Khoảng 4-5 giờ, nước nguội thì bật đun lại trên bếp cho ấm lại nước rồi sau đó để thêm 4-5 giờ nữa là được.

Lưu ý khi sử dụng:

Không ăn sữa chua khi đang đói, vì sữa chua có độ pH thích hợp nhất để vi khuẩn lên men lactic phát triển. Tốt nhất, nên ăn sữa chua 2-3 giờ sau khi dùng thức ăn khác.

Không dùng sữa chua quá hạn sử dụng vì thành phần dinh dưỡng và độ pH của sữa biến đổi, không tốt cho sự hấp thu.

Không nên làm chín sữa chua trước khi sử dụng, điều đó cũng không tốt. Các loại vi khuẩn lactic trong sữa phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 40-50 độ C. Khi nấu chín, các tác dụng kể trên mất đi, đồng thời sữa bị vón, mất mùi vị thơm ngon đặc trưng của sản phẩm này.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (03-08-2013 03:48 PM), baothai (04-08-2013 08:31 AM)
04-08-2013, 08:35 AM
Bài viết: #3
RE: SỬA CHUA yaourt
Cám ơn Dương Hai nhe. Con định tìm công thức để làm yao-ua Việt thì Dượng cho công thức. Lâu nay con chỉ làm loại của Mỹ, ăn không ngon bằng của mình. Chợt thèm yao-ua VN, nhưng chưa có công thức. Hôm nay con có thể trổ tài món này rồi.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (07-08-2013 03:53 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS