Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
10 NƠI BẨN HƠN BỒN CẦU
21-09-2013, 03:13 PM
Bài viết: #1
10 NƠI BẨN HƠN BỒN CẦU
10 NƠI BẨN HƠN BỒN CẦU

Đá viên, bàn phím máy tính, điện thoại di động... những thứ ta vẫn cầm, thậm chí cho vào miệng mỗi ngày thật ngạc nhiên lại là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ ngồi của bồn cầu.

1. Đá viên

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện tại rất nhiều quán ăn nhanh ở Mỹ phát hiện ra rằng, 70% đá lạnh được phục vụ tại những nơi này chứa nhiều vi khuẩn hơn nước trong nhà vệ sinh của nhà hàng.

2. Sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh công cộng chứa khoảng 2 triệu con vi khuẩn trên 1 inch (2,54 cm) vuông. Trong khi con số này tại bệ ngồi bồn cầu chỉ là 50 con.

3. Bàn làm việc

Trung bình bàn làm việc có nhiều vi khuẩn hơn toilet tới 400 lần. Người ta tìm thấy hơn 33% bề mặt văn phòng có chứa virus Parainfluenza vốn gây ra các bệnh về hô hấp.

4. Bàn phím máy tính

Bàn phím chứa nhiều vi khuẩn hơn chỗ ngồi bệ xí tới 200 lần. 10% các nhân viên văn phòng không bao giờ lau chùi bàn phím của mình.

5. Điện thoại di động

Thiết bị này chứa nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu tới 10 lần và có thể gây nguy hiểm vì chúng tiếp xúc với miệng của người sử dụng. Một người đàn ông tại Uganda từng bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết do virus ebola gây ra do ăn cắp một chiếc điện thoại di động có chứa vi khuẩn này.

6. Menu nhà hàng

Các quyển thực đơn nhà hàng chứa nhiều vi khuẩn hơn bệ ngồi của bồn cầu đến 100 lần. Phần lớn con vi khuẩn này không nguy hiểm nhưng một số có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.

7. Thớt

Các loại thịt sống thường chứa lượng lớn các loại vi khuẩn Fecal vốn được tìm thấy nhiều trong phân. Trung bình các bề mặt thớt chứa vi khuẩn Fecal nhiều hơn toilet tới 200 lần.

8. Bàn chải đánh răng

Nấm mốc có thể phát sinh 2 giờ sau khi nhà vệ sinh được dội nước, và những loại nấm mốc này, bao gồm cả những vi khuẩn Fecal, đều dễ dàng tìm thấy ở trong bàn chải răng.

9. Thảm

Với hơn 200.000 con vi khuẩn trên mỗi inch vuông, thảm chứa nhiều vi khuẩn hơn toilet tới 4.000 lần. Con người làm rơi ra 1,5 triệu các tế bào da chết mỗi giờ, và đã nuôi sống những vi khuẩn đang tồn tại trong thảm.

10. Miếng bọt xốp rửa bát

Vật dụng này bẩn hơn bồn cầu nhà vệ sinh đến 200.000 lần với 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông. Những con vi khuẩn ở đây có thể gây ra hội chứng Guillain Barré, có thể dẫn tới sự tê liệt ở một số bộ phận trên cơ thể.

VÀ XEM THÊM

Bàn phím máy tính

Một nghiên cứu của Hội sinh học Anh năm 2008 với 33 chiếc bàn phím được chọn ngẫu nhiên cho thấy nhiều chiếc có không ít vi khuẩn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Có những chiếc chứa nhiều vi khuẩn hơn gấp 5 lần bệ toilet và chứa 150 lần lượng vi khuẩn có thể chấp nhận được.

Vì thế nên thường xuyên khử trùng bàn phím bằng khăn tẩm cồn, cũng nên làm sạch luôn cả chuột máy tính và bàn làm việc của bạn.

Điện thoại bàn và điện thoại di động

Bấm phím điện thoại bằng tay bẩn và vô số nước bọt bắn vào khi nói chuyện qua điện thoại biến vật dụng này trở thành ổ chứa vi trùng. Vào năm 2007, một công ty điện thoại di động ở Anh đã phát hiện bên trong chiếc điện thoại di động ô nhiễm hơn nhiều các vật dụng gia đình khác.
Có thể giảm nguy cơ này bằng cách đựng điện thoại di động trong những bao có chất sát trùng để thường xuyên khử khuẩn.
Ngoài ra, hãy chú ý đừng để bác sĩ nha khoa vừa gọi điện vừa xử lý răng cho bạn.

Tường phòng tắm

Bức tường phòng tắm quanh năm ẩm ướt có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Mùi ẩm mốc trong phòng tắm cũng có thể gây hại cho sức khỏe khi chúng ta hít thở vì thế cần thường xuyên khử trùng cho vùng này.
Có thể giảm thiểu độ ẩm và sự ướt át bên trong phòng tắm bằng cách lắp đặt một quạt thông gió và loại bỏ các vật thấm hút nước như thảm và chậu cây. Cần kiểm tra để đảm bảo không có vòi nước hay ống dẫn nước nào bị rò rỉ. Ngoài ra, nên đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước để tránh nước và vi trùng bắn ra xung quanh.

Điều khiển TV

Vừa nhấm nháp đồ ăn vừa cầm điều khiển chuyển kênh khi xem TV là sở thích của nhiều người. Nhưng dầu mỡ từ khoai tây chiên, pizza hay bỏng ngô có thể khiến bề mặt chiếc điều khiển của bạn trở thành môi trường yêu thích cho vi khuẩn sinh sôi.
Cách tốt nhất để giữ điều khiển sạch là bọc nó trong một túi nhựa trong suốt, để ngăn các bụi bẩn, mảnh vụn bám vào giữa các phím bấm. Với cách này, bạn cũng dễ làm sạch hơn với khăn lau khử trùng hay một miếng giấy thấm chút cồn.

Nắm đấm cửa

Chúng giúp bạn vào tất cả các phòng trong nhà và cũng là nơi để vi trùng có thể xâm nhập vào gia đình bạn. Nên thường xuyên lau nắm đấm cửa bằng nước xà phòng hay khăn sát trùng, đặc biệt là nấm đấm cửa phòng tắm và bếp.

Thớt

Cuộc tranh cãi về việc thớt gỗ hay thớt nhựa vệ sinh hơn vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, thớt nhựa sẽ dễ dàng làm sạch hơn khi chà kỹ bằng bọt biển, xà phòng và nước nóng. Thớt gỗ có những khe hở rất nhỏ và những kẽ nứt có thể giữ ẩm và những vi khuẩn gây hại từ đồ ăn bạn thái, nhất là khi bạn dùng thớt để cắt thịt sống.
Nếu bạn thích dùng thớt gỗ hơn, nên 3 tháng một lần quét một lớp mỏng dầu khoáng lên bề mặt để ngăn độ ẩm tích tụ bên trong. Không được dùng dầu thực vật để phết lên vì nó có thể bị thiu sau một thời gian. Để ngăn nước thấm vào bên trong thớt, đừng bao giờ ngâm thớt trong nước, chỉ dội nước khi rửa sạch thớt và phơi khô ngay.
Ngoài ra, nên thường xuyên khử trùng thớt bằng cách chà xát mặt thớt bằng giấm hay nước oxy già.


Giẻ lau bếp và miếng xốp rửa bát

Miếng giẻ nhỏ có thể gây hại nhiều hơn bạn nghĩ. Khăn lau bếp và giẻ rửa bát giúp bạn làm sạch bát đĩa lại là một trong những thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn.
May thay, các nhà khoa học từ Maryland (Mỹ) đã phát hiện rằng quay vi sóng các vật dụng này có thể giết tới 99,99% vi khuẩn tồn tại trong đó, và khoảng 99% men và nấm mốc.
Cần chú ý là nhiệt chứ không phải bức xạ giết chết các mầm bệnh. Chú ý là miếng bọt biển hay khăn lau phải được làm ướt trước khi đặt vào lò vi sóng. Ngâm các vật dụng này trong nước đặt trong một chiếc bát chịu nhiệt và quay vi sóng 1-2 phút.
Không bao giờ cho vào lò vi sóng miếng bọt biển hay khăn khô hoặc các vật chà nồi bằng kim loại vì có thể gây cháy nổ. Ngoài ra cần luôn đảm bảo khu vực bồn rửa bát và nơi chế biến thức ăn cũng được khử trùng thường xuyên.

Tủ lạnh

Hầu hết các loại thực phẩm đều được đưa vào tủ lạnh, từ súp, nước quả hay các dung dịch khác, thậm chí cả các loại đồ ăn đã không còn dùng được nữa cũng được để hết ngày này qua ngày khác trong đó.
Nhiều người còn hiếm khi làm sạch tủ lạnh nhà mình, biến nó thành nơi lý tưởng khiến các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh và làm ô nhiễm các thực phẩm tươi sống khác. Cần đảm bảo nhiệt độ của tủ lạnh luôn ở giữ khoảng 1,7-3,3 độ C để ngăn sự phát triển của vi khuẩn và giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Làm sạch tủ lạnh mỗi tuần một lần, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nền nhà

Chúng ta đi lại trên đó, bọn trẻ nghịch ngợm, bò toài, chơi với vật nuôi cũng ở đó. Bạn cần giữ cho nền nhà sạch sẽ bằng cách bỏ giày dép và bít tất bẩn, ướt ở ngoài cửa, đồng thời hút bụi và quét nhà ít nhất 2 ngày một lần. Bạn cũng nên lau sàn nhà thường xuyên. Nếu bạn không thích các chất tẩy rửa hóa học, thử lau nhà với baking soda và giấm trắng hòa cùng nước nóng. Khi nền nhà khô sẽ không có bất cứ mùi nào còn vương lại.

Ôtô

Bên cạnh việc chở người thân, con cái hay bạn bè, chiếc xe của bạn còn chuyên chở cả những vị khách không mời. Các nhà nghiên cứu phát hiện nội thất của ôtô chứa 300-400 loại vi khuẩn, ở tất cả các nơi từ vô lăng điều khiển tới thảm trải sàn, ghế ngồi...
Bạn hãy nghĩ về những thứ bạn chuyên chở trong xe của mình (từ đồ ăn nhanh tới hàng tạp hóa, kể cả rác) để nhận ra "vị khách không mời" của bạn đến từ đâu. Nên phun thuốc khử trùng và để thoát khí ra khỏi chỗ ngồi và thảm thường xuyên, đồng thời rửa tay sau mỗi lần lái xe.
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-09-2013 08:01 PM), baothai (22-09-2013 09:58 AM)
14-10-2013, 11:56 AM
Bài viết: #2
RE: 10 NƠI BẨN HƠN BỒN CẦU
11 thứ không bao giờ nên xả xuống bồn cầu

Những thứ rất nhỏ như khăn giấy, bao cao su, phân mèo, đầu lọc thuốc lá, chỉ tơ nha khoa, dầu mỡ… có thể gây tắc nghẽn nghiêm trọng nếu bạn xả chúng vào bồn cầu.
1. Khăn giấy ướt vệ sinh

Việc sử dụng "khăn giấy ướt", một phụ kiện phòng tắm của phụ nữ đang ngày càng phổ biến. Chúng đang được bán trên thị trường ngang với giấy vệ sinh, nhưng loại khăn giấy ướt này đang gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Trong khi thực tế, loại khăn giấy ướt này cũng không khá hơn so với khăn lau sạch.

Có những thứ bạn tiện tay thả xuống bồn cầu lại gây tắc nghiêm trọng cho hệ thống xử lý nước thải.

2. Bao cao su

Chúng dường như nhỏ và tương tự giấy vệ sinh, nhưng những vật liệu latex này gây hại cho bể tự hoại và nhà máy xử lý nước thải. "Tôi đã xuống đường cống ngầm ở trung tâm London và nhìn thấy những gì xuất hiện như là con cá trên bề mặt. Những chiếc bao cao su nổi lềnh bềnh, đầy bọt khí. Điều này thật khủng khiếp", một kỹ thuật viên hệ thống thoát nước nói với The Guardian.

3. Bông, gạc, tăm bông

Đúng, chúng chỉ là bông? Có vẻ như chúng rất nhỏ và sẽ bị ướt sũng khi bị thấm nước, sau đó cuối cùng sẽ bị phân hủy trong các đường ống, nhưng điều này không phải. Cuối cùng, chúng quận lại bên nhau trong những phần uốn cong của đường ống, gây tắc nghẽn nghiêm trọng.

4. Thuốc

Bạn sẽ vứt số thuốc thừa vào bồn cầu? Nhiều người cảm thấy như họ đang làm những điều an toàn bằng cách bỏ chúng vào bồn cầu, nhưng thực sự rất nguy hiểm. Các loại thuốc này sẽ tiêu diệt vi khuẩn, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, và có thể có tác động khủng khiếp với động vật hoang dã ở phía hạ nguồn.

5. Khăn giấy

Đây là điều vô cùng lãng phí và việc tái sử dụng khăn ăn/khăn vải là tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng khăn giấy, nên biết rằng chúng không được thiết kế để phân hủy trong nước như giấy vệ sinh. Việc xả chúng vào bồn cầu có thể gây ra vấn đề lớn.

6. Đầu lọc thuốc lá

Chúng không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu khi nổi trên mặt nước bồn cầu, mà còn chứa đầy đủ hóa chất vô cùng độc hại và cuối cùng sẽ ngấm vào hệ thống cung cấp nước. Ngoài ra bạn đang lãng phí nước để xả đi những mẩu thuốc lá rất nhỏ!

7. Băng keo

Chúng được làm từ nhựa không phân hủy, do đó sẽ thật khủng khiếp đối với môi trường và có thể gây tắc nghẽn nghiêm trọng trong các hệ thống xử lý nước thải.

8. Chỉ tơ nha khoa

Mặc dù chỉ là những sợi dây, nhưng chỉ tơ nha khoa không phân hủy. Khi bị xả vào bồn cầu, nó có thể quấn xung quanh các vật khác trong đường ống, làm tình trạng tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng.

9. Chất béo, dầu, mỡ

Đây là một trong những khó khăn, và tất cả mọi người từng làm điều đó ở thời điểm nào đó, nhưng thực tế bạn không bao giờ nên đổ chất béo nấu ăn vào hệ thống cống. Khi nóng, chất béo có thể tồn tại ở dạng lỏng, nhưng ngay sau khi mỡ này chạm cống, nó nguội đi và đông lại, trở thành sáp gây tắc ống. Vì thế, bạn hãy cạo nó vào thùng rác, hoặc nếu nó là mỡ thịt xông khói sạch, hãy lưu nó trong một cái bình để tái sử dụng.

10. Phân mèo

Phân mèo được cấu thành từ đất sét và cát, là hai thứ bạn không bao giờ nên xả xuống bồn cầu. Chưa kể chất thải của mèo chứa chất độc và ký sinh trùng mà chúng ta không nên để chúng ngấm vào nguồn nước.

11. Tã dùng một lần

Tã dùng một lần được làm từ chất tổng hợp độc hại được thiết kế để nở ra khi ngấm nước. Khi bạn xả nó xuống bồn cầu, ngay lập tức nó sẽ bị tắc trong đoạn ống uốn cong hình chữ U, và gây ra một trở ngại khủng khiếp cho bồn cầu.
Theo Care2
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (15-10-2013 07:36 AM), MyHang (16-10-2013 03:29 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS